Nghiên Cứu So Sánh Các Quy Định Về Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam Với Pháp Luật Hình Sự Của Một Số Nước

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa

án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của BLHS năm 1999.

Thông tư liên tịch hướng dẫn khi áp dụng các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" (từ Điều 133 đến Điều 140, Điều 142 và Điều 143 BLHS) thì cần chú ý: Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả). Hậu quả đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội).

Để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và các thiệt hại phi vật chất). Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì được xác định như sau:

a) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả nghiêm trọng: a.1) Làm chết một người;

a.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

a.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

a.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ

61% đến 100%, nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a.2 và a.3 trên đây;

a.5) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31 % đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

a.6) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng [38].

b) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả rất nghiêm trọng:

Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 5

b.1) Làm chết hai người;

b.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61 % trở lên;

b.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

b.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b.2 và b.3 trên đây;

b.5) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;

b.6) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc hai đến ba điểm từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 này [38].

c) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:

c.1) Làm chết ba người trở lên;

c.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

c.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của tám người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31 % đến 60%;

c.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c.2 và c.3 trên đây;

c.5) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên;

c.6) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc bốn điểm trở lên từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 này;

c.7) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc hai điểm trở lên từ điểm b.1 đến điểm b.6 tiểu mục 3.4 này [38].

Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Có thể thấy, các hướng dẫn tại tông tư liên tịch nêu trên cụ thể hóa những vấn đề rất cơ bản trong việc xác định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Việc quy định một cách rõ ràng, cụ thể các khái niệm về xác định hậu quả của hành vi phạm tội này đã giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có cơ sở vận dụng, đáp ứng công tác đấu tranh đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội cưỡng đoạt tài sản nói riêng.

Đối với việc xác định phạm tội thuộc trường hợp "Có tính chất chuyên nghiệp" thì cũng giống như các tội xâm phạm sở hữu khác, hành vi này được

xác định là người phạm tội chủ yếu lấy việc cưỡng đoạt tài sản làm nguồn sống chính.

Trong lần sửa đổi BLHS năm 2009, các quy định về tội cưỡng đoạt tài sản không có gì thay đổi, thể hiện sự tương đối ổn định và phần nào đáp ứng nhu cầu của xã hội trong công tác đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này.


1.3 NGHIÊN CỨU SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC

1.3.1. Bộ luật Hình sự Nhật Bản

Bộ luật Hình sự của Nhật Bản được công bố ngày 24/4/1907 và có hiệu lực ngày 01/10/1908. Đây là một trong những bộ pháp điển cơ bản được cấu thành từ 06 văn bản luật. BLHS của Nhật Bản hiện hành được sửa đổi và bổ sung gần đây nhất là vào ngày 24/6/2011.

Bộ luật Hình sự của Nhật Bản gồm có 40 Chương và 264 điều khoản cụ thể. BLHS Nhật Bản không đưa ra các khái niệm tội phạm cũng như không phân loại tội phạm theo hành vi nguy hiểm của nó. Hình phạt chỉ được áp dụng đối với hành vi phạm tội do lỗi cố ý, trừ trường hợp pháp luật có những quy định riêng về vô ý phạm tội.

Trong phần 2 của BLHS quy định phần lớn các hành vi phạm tội và dấu hiệu của chúng và khác với luật pháp nhiều nước khác, tội phạm ở Nhật Bản không phân theo nhóm mà phân theo chương. Đối với các tội xâm phạm sở hữu, BLHS Nhật Bản phân chia thành các chương như Chương 36: Tội trộm cắp và cướp tài sản; Chương 37: Tội lừa đảo và hăm dọa; Chương 38: tội tham ô; Chương 39: tội liên quan đến vật bị trộm cắp…

Trong Chương 37: Tội lừa đảo và hăm dọa, quy định "Tội hăm dọa" tại Điều 249, cụ thể:

1. Người nào hăm dọa người khác để tống tiền thì bị phạt tù khổ sai đến mười năm.

2. Người nào bằng phương pháp của khoản trước mà thủ đắc lợi ích về mặt tài sản, hay nhờ người khác thủ đắc thì cũng bị phạt như khoản trước [22, tr. 39-40].

Như vậy, về cơ bản, trong BLHS của Nhật Bản cũng chỉ quy định việc xử lý đối với hành vi hăm dọa. Không có điều luật nào quy định về khái niệm tội danh cũng như giải thích chi tiết các về định lượng hay định khung hình phạt. BLHS của Nhật Bản cũng quy định đầy đủ và chặt chẽ các hành vi xâm phạm sở hữu và cũng có một số tội phạm giống và tương đồng với BLHS của Việt Nam. Tuy nhiên, so với BLHS của Việt Nam cũng có một số điểm khác như sau:

Thứ nhất, trong BLHS của Nhật Bản, tất cả những hành vi phạm tội trong BLHS của nói chung và xâm phạm sở hữu nói riêng không được các nhà làm luật đặt tên tội (tội danh) như trong BLHS của Việt Nam, các nhà làm luật chỉ mô tả hành vi phạm tội trong nội dung điều luật;

Thứ hai, không có các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt như trong BLHS của Việt Nam;

Thứ ba, khung hình phạt tối đa cho các tội phạm về chiếm đoạt tài sản trong BLHS của Nhật Bản nghiêm khắc hơn BLHS của Việt Nam;

Thứ tư, ngoài ra, có một số tội phạm đặc trưng khác với BLHS của Việt Nam có thể để các nhà làm luật nước ta tham khảo khi sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện BLHS, ví dụ: quy định về điện năng, quy định đặc biệt về tội phạm giữa những người trong thân tộc được quy định nay trong Chương tội trộm cắp và cướp tài sản hay Chương tội lừa đảo và hăm dọa.

1.3.2. Bộ luật Hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Quốc hội Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc) khóa V, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 01/7/1979, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1980 và dược

sửa đổi, bổ sung vào năm 1982 và năm 1987. BLHS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gồm hai phần là Phần chung và Phần các tội phạm và có tổng số 452 Điều luật [22, tr. 13.14].

Qua nghiên cứu BLHS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì thấy trong Chương V: tội xâm phạm tài sản có quy định về một số hành vi như cướp tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cướp giật tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản. Tuy nhiên, chỉ mô tả hành vi phạm tội trong nội dung điều luật, chứ không đặt tên tội danh của Điều luật.

Các quy định tại Chương V: tội xâm phạm tài sản cũng không thấy nêu hành vi nào là hành vi cưỡng đoạt tài sản hoặc hành vi tương tự hành vi cưỡng đoạt tài sản.

1.3.3. Bộ luật Hình sự Liên bang Nga

Bộ luật Hình sự Liên bang Nga được Đuma Quốc gia (Hạ viện) thông qua ngày 24/11/1995, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/1996. Đây là BLHS thứ tư của Liên bang Nga sau các Bộ luật năm 1922, 1926 và 1960. BLHS năm 1995 không phải là sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1960 mà là BLHS mới, có nhiều điểm khác biệt so với BLHS năm 1960. BLHS năm 1995 bao gồm phần chung và phần các tội phạm được sắp xếp trong 12 phần, 34 Chương và 352 Điều.

Trong BLHS Liên bang Nga, Các tội xâm phạm sở hữu (Chương 21) được quy định trong Phần VIII - Các tội phạm trong lĩnh vực kinh tế cùng với các tội xâm phạm lĩnh vực hoạt động kinh tế (Chương 22) và các tội xâm phạm quyền lợi tổ chức thương mại và tổ chức dịch vụ khác (Chương 23). Về các tội xâm phạm sở hữu, Bộ luật không phân biệt sở hữu hay sở hữu công dân như quy định trước đây (BLHS năm 1960 quy định các tội xâm phạm sở hữu có hai hình thức sở hữu với chính sách xử lý khác nhau). Đối với tất cả các tội xâm phạm sở hữu thì hình phạt tiền được áp dụng rộng rãi với tính cách là hình phạt chính, được lựa chọn với hình phạt khác như lao động bắt buộc, lao động cải tạo hoặc phạt tù. Nhìn chung, hình phạt đối với các tội

phạm kinh tế chủ yếu là hình phạt tiền, hình phạt tù ít được áp dụng và nếu có thì mức hình phạt cũng nhẹ.

Trong BLHS Liên bang Nga, tội Cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 163 - Chương 21, Các tội xâm phạm sở hữu. Điều luật quy định cụ thể như sau:

1. Cưỡng đoạt là yêu cầu người khác giao tài sản hoặc quyền đối với tài sản đó hoặc thực hiện hành vi khác mang tính chất tài sản bằng việc đe dọa dùng vũ lực hoặc hủy hoại hay gây thiệt hại cho tài sản của người khác hoặc đe dọa tiết lộ các thông tin có hại cho người bị hại hoặc người thân thích của họ hoặc các thông tin khác có khả năng gây thiệt hại đáng kể cho các quyền hay lợi ích hợp pháp của người bị hại hoặc thân nhân của họ.

- Thì bị phạt hạn chế tự do đến 03 năm hoặc bị phạt giam đến 06 tháng hoặc phạt tù đến 04 năm kèm theo phạt tiền đến 50 lần mức thu nhập tối thiểu hay mức lương hay khoản thu nhập khác của người bị kết án trong thời gian đến 01 tháng hoặc không kèm theo hình phạt đó.

2. Cưỡng đoạt tài sản:

a) Do một nhóm người có dự mưu thực hiện;

b) Được thực hiện nhiều lần;

c) Sử dụng vũ lực;

- Thì bị phạt từ 05 năm đến 10 năm, bị tịch thu tài sản hoặc không kèm theo hình phạt đó.

3. Cưỡng đoạt tài sản:

a) Gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân;

b) Do một nhóm người có tổ chức thực hiện;

c) Do người trước đây đã bị kết án từ 02 lần trở lên về tội chiếm đoạt hoặc cưỡng đoạt thực hiện;

d) Nhằm mục đích thu tài sản với số lượng lớn.

- Thì bị phạt từ 07 năm đến 15 năm kèm theo tịch thu tài sản [22, tr. 93-94].

Qua nghiên cứu quy định về hành vi này của BLHS Liên bang Nga có thể thấy điều luật có nêu khái niệm của tội cưỡng đoạt tài sản một cách khá chi tiết, mô tả tương đối rõ nét các hành vi bị coi là cưỡng đoạt tài sản, việc quy định như vậy tạo điều kiện thuận lợi khi vận dụng để xử lý hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, trong điều luật cũng có một số khái niệm chưa được quy định cụ thể, rõ ràng và nếu để vận dụng đúng đắn cũng cần phải có sự hướng dẫn chi tiết như "có khả năng gây thiệt hại đáng kể cho các quyền hay lợi ích hợp pháp của người bị hại", "tài sản với số lượng lớn".

Tóm lại, qua nghiên cứu khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam và nghiên cứu, so sánh với luật pháp một số nước trên thế giới, có thể nhận thấy: hành vi cưỡng đoạt tài sản là hành vi do người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản người khác bằng các hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu, người quản lý tài sản hoặc người khác có liên quan nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi này là một tội phạm được quy định trong BLHS,

Trong quá trình giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao và đa dạng, do có nhiều những cơ hội tiếp cận, tiếp thu tinh hóa, văn hóa nhân loại. Bên cạnh những mặt tích cực thì mặt tiêu cực của quá trình hội nhập đó cũng đã xâm nhập vào đời sống xã hội và để lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Những điều đó đã tác động xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận dân chúng, gây ảnh hưởng tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chính vì

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí