Các Dấu Hiệu Pháp Lý Đặc Trưng Của Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản

vậy, việc quy định tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam nhằm bảo vệ quyền sở hữu về tài sản cũng như ngăn chặn các tội phạm khác là rất quan trọng và cần thiết.

Tùy theo mỗi quốc gia có các quy định khác nhau và tùy từng thời kỳ lịch sử mà vấn đề này cũng được nhìn nhận khác nhau. Qua nghiên cứ u, tham khảo quy điṇ h trong pháp luâṭ hình sự m ột số nước trên thế giới và trong khu

vực cho thấy có nhiều v ấn đề mà chúng ta có thể tham kh ảo cho công tác xây

dụng pháp luật, cũng như công tác đấu tranh , phòng chống tội phạm đạt đươc̣

hiêu

quả hơn.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH


2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Dấu hiệu pháp lý hay dấu hiệu CTTP có tính chất đặc trưng và điển hình cho loại tội phạm ấy, nó phản ánh đầy đủ bản chất và dùng để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Do đó, việc làm rõ khái niệm và phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội cưỡng đoạt tài sản qua bốn yếu tố CTTP

- khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng định tội danh và xét xử được cụ thể, chính xác.

Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 6

Dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng đoạt tài sản là đặc điểm chung về mặt lập pháp cụ thể của các thuộc tính điển hình và chủ yếu hơn cả, đặc trưng cho tội cưỡng đoạt tài sản. Cũng như các tội phạm khác, tội cưỡng đoạt tài sản cũng có đầy đủ bốn yếu tố CTTP: Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản, mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản, chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản, mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản.

2.1.1. Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cũng tương tự như tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Nếu có quan hệ nhân thân thì không phải là những thiệt hại về thể chất (tính mạng, thương tật), mà chỉ có thể là những thiệt hại về tinh thần (như sợ hãi, lo âu), tuy có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không gây ra

thương tích cho người bị hại; tính chất và mức độ xâm phạm đến quan hệ nhân thân ít nghiêm trọng hơn so với tội cướp tài sản hoặc tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, về mặt khách thể, tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này phản ánh một cách đầy đủ nhất bản chất hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong đó quan hệ sở hữu được hiểu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt được tôn trọng và bảo vệ, hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ sở hữu. Chủ thể thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản bao giờ cũng nhằm vào tài sản nhất định của chủ thể nhất định, không phân biệt là thuộc hình thức sở hữu nào.

Nghiên cứu khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cũng cần nghiên cứu đến đối tượng tác động của tội phạm vì đây là "bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ" [40, tr. 71] hoặc "là vật thể của thế giới vật chất mà người phạm tội tác động đến khi thực hiện sự xâm hại các khách thể xã hội do pháp luật hình sự bảo vệ" [6, tr. 354].

Theo chúng tôi, đối tượng tác động của tội cưỡng đoạt tài sản là tiền, giấy tờ có giá như tiền hoặc vật có giá trị được đầu tư sức lao động của con người, tồn tại trong thế giới khách quan và thuộc quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức nhất định vào thời điểm tội phạm được thực hiện. Ngoài ra, tài sản thỏa mãn các đặc điểm trên chỉ trở thành đối tượng tác động của tội cưỡng đoạt tài sản khi không tài sản đó phải là loại tài sản đặc biệt, bị pháp luật cấm giao dịch thông thường. Ví dụ: Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự không phải là đối tượng của tội chiếm đoạt tài sản vì chúng là đối tượng của tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 230 BLHS).

2.1.2. Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản

Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản được thể hiện qua hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực và các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực ở đây tương tự hành vi đe dọa dùng vũ lực đối với tội cướp tài sản, hành vi đe dọa dùng vũ lực, đó là việc người phạm tội không dùng vũ lực mà bằng lời nói đe dọa sẽ dùng vũ lực đối với chủ sở hữu, người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người khác, nếu họ không giao nộp tài sản theo yêu cầu của người phạm tội.

Đe dọa dùng vũ lực có thể được thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc. Trong thực tế nếu có trường hợp người phạm tội đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu không giao tài sản cho người phạm tội nhưng người bị hại không sợ và không giao tài sản cho người phạm tội, sau đó người phạm tội đã dùng vũ lực đối với người bị hại là đã có sự chuyển hóa từ tội cưỡng đoạt tài sản sang tội cướp tài sản.

Nếu người phạm tội đe dọa sẽ dùng vũ lực và nói rõ ý định của mình buộc người có trách nhiệm về tài sản phải giao tài sản cho người phạm tội trong một thời gian nhất định, thì việc xác định hành vi phạm tội của họ sẽ dễ dàng hơn so với trường hợp người phạm tội đe dọa sẽ dùng vũ lực trực tiếp đối với người có trách nhiệm về tài sản hoặc đối với người khác để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội. Nếu xác định người phạm tội chỉ đe dọa sẽ dùng vũ lực chứ không có căn cứ cho rằng người phạm tội dùng vũ lực ngay tức khắc nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội, thì đó là hành vi cưỡng đoạt tài sản. Người phạm tội có thể đe dọa sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhưng cũng có thể đe dọa sẽ dùng vũ lực đối với người khác, chủ yếu là người thân của người có trách nhiệm về tài sản.

Như vậy, việc xác định tính chất của hành vi đe dọa sử dụng vũ lực về mặt thời gian có ý nghĩa quan trọng để phân biệt hành vi của tội cướp tài sản với hành vi của tội cưỡng đoạt tài sản. Nếu việc de dọa dùng vũ lực của người phạm tội làm cho nạn nhân hiểu là không thực hiện theo yêu cầu, vũ lực sẽ được sử dụng ngay đối với họ, thì đó là hành vi cấu thành tội cướp tài sản. Còn trong trường hợp người phạm tội không có ý thức sử dụng ngay vũ lực và nạn nhân cũng nhận thức như vậy thì hành vi đe dọa dùng vũ lực thuộc cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Do đó, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, khi xác định ranh giới hành vi đe dọa dùng vũ lực của tội cướp tài sản phải dựa vào những căn cứ khách quan, chủ quan của sự việc trên cơ sở đánh giá tổng hợp các tình tiết diễn biến của vụ án và xem xét một cách biện chứng các căn cứ đó.

Hành vi khác uy hiếp tinh thần, là hành vi sử dụng mọi thủ đoạn đe dọa gây thiệt hại danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc các lợi ích hợp pháp khác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, người khác nếu không thực hiện yêu cầu của người phạm tội. Đối tượng của hành vi đe dọa là những thiệt hại về tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp hoặc những thông tin, những bí mật đời tư... Những đối tượng này khác với đối tượng là tính mạng, sức khỏe con người ở hành vi nêu trên. Tuy nhiên, cả hai loại hành vi giống nhau về tính chất, đều có khả năng khống chế tinh thần của người bị đe dọa. Thủ đoạn đe dọa được thực hiện bằng mọi hình thức: hành động, lời nói, viết thư, gọi điện thoại, nhắn qua người khác... tác động đến đối tượng bị đe dọa với mục đích khống chế tinh thần.

Khác với một số tội như cướp tài sản hay công nhiên chiếm đoạt tài sản; hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội cưỡng đoạt tài sản có phần bị động hơn; thường thì chủ sở hữu hay người quản lý tài sản vì lo sợ mà miễn cưỡng giao tài sản cho người phạm tội.

Tội cưỡng đoạt tài sản là một tội có cấu thành hình thức, điều này được thể hiện ngay trong điều luật đó là "nhằm chiếm đoạt tài sản"; do đó, cũng như đối với tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, hậu

quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản, là tội phạm đã hoàn thành.

Nếu hậu quả chưa xảy ra thì cũng không vì thế mà cho rằng người thực hiện hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản ở giai đoạn chưa đạt, vì người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan đó là đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc đã dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm đến tài sản. Tuy nhiên, nếu người phạm tội chưa thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc chưa dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, thì hành vi phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội. Điều 135 BLHS không quy định trường hợp gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác là tình tiết định khung hình phạt, do đó nếu người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hại hoặc của người khác thì tùy từng trường hợp mà người phạm tội còn bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 BLHS.

Tóm lại, tội cưỡng đoạt tài sản có cấu thành hình thức, chỉ cần có một trong các hành vi nêu trên tội phạm đã ở giai đoạn hoàn thành. Việc người phạm tội có đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản hay không không phải là dấu hiệu định tội và cũng không phải là dấu hiệu để xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm này.

2.1.3. Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản

Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là chủ thể thường và rất đa dạng. Theo đó, bất kỳ ai nếu thỏa mãn đầy đủ yếu tố về năng lực TNHS, đạt độ tuổi chịu TNHS tương ứng với khung hình phạt và thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản thì đều là chủ thể của tội phạm này. Chủ thể của tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Công dân Việt

Nam là người có quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài là người mang quốc tịch nước khác và không mang quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam, những người này phạm tội cưỡng đoạt tài sản trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ bị truy cứu TNHS về tội này theo pháp luật Việt Nam.

2.1.4. Mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản

Cũng như đối với các tội chiếm đoạt tài sản khác, tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi đe dọa hoặc hành vi uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện nhằm chiết đoạt tài sản.

1) Về mặt lý trí, người phạm tội nhận thức rõ hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực và thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội (tức là họ nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện trên cơ sở những tình tiết khách quan), thấy trước hậu quả của hành vi đó (người phạm tội dự kiến được sự phát triển của hành vi, hành vi này tất nhiên sẽ gây hậu quả hoặc dự kiến hành vi có thể gây ra hậu quả) và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

2) Về mặt ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh, nghĩa là hậu quả của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích chiếm đoạt được tài sản của người khác. Người phạm tội biết tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác nhưng lại muốn chiếm tài sản đó để sử dụng, định đoạt theo ý chí của mình. Ở đây, người phạm tội mong muốn chiếm đoạt được tài sản vì lợi ích của chính mình hoặc bất kỳ người nào khác mà người phạm tội quan tâm; việc chiếm đoạt tài sản vì lợi ích của ai trong trường hợp này không có ý nghĩa trong việc xác định phạm tội.

Về bản chất, tội cưỡng đoạt tài sản có động cơ là tư lợi nhưng không có ý nghĩa quyết định đến tính chất nguy hiểm của tội phạm, không thể làm

thay đổi tính chất của hành vi, đồng thời càng không thể dùng để phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt. Mặc dù động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm hay nói cách khác là không có ý nghĩa quyết định tính nguy hiểm của hành vi, nhưng đối với tội phạm này, động cơ phạm tội có thể được cân nhắc và xem là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt.

Như vậy, có thể khẳng định đối với tội cưỡng đoạt tài sản, người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp với mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt được tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội là để chiếm đạt được mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản.


2.2. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN CỤ THỂ


2.2.1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật Hình sự

Đây là trường hợp phạm tội thuộc cấu thành cơ bản và là tội phạm nghiêm trọng. So với tội cưỡng đoạt tài sản riêng công dân quy định tại Điều 153 BLHS năm 1985 thì khoản 1 Điều 135 BLHS năm 1999 nặng hơn khoản 1 Điều 153 và bằng với khoản 1 Điều 130 BLHS năm 1985 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và hành vi cưỡng đoạt tài sản riêng công dân xảy ra trước 0h00 ngày 01/7/2000 mà sau ngày 04/01/2000 (ngày BLHS được Chủ tịch nước công bố) mới bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử thì không được áp dụng khoản 1 Điều 135 BLHS năm 1999 mà phải áp dụng khoản 1 Điều 153 và khoản 1

Điều 130 BLHS năm 1985.

Do khoản 1 Điều 135 BLHS năm 1999 là tội phạm nghiêm trọng vì có mức cao nhất của hình phạt là 05 năm tù. Nên theo quy định tại điểm d Mục 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội thì không xử lý về hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi; nếu vụ án

Ngày đăng: 07/12/2023