Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân. Nội dung của hai Pháp lệnh này một mặt khẳng định nguyên tắc Nhà nước kiên quyết bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, đồng thời bảo hộ tài sản riêng của công dân, chống lại mọi hành vi xâm hại đến tài sản của Nhà nước cũng như tài sản của công dân.
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa quy định cụ thể về tội cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 9), như sau:
1. Kẻ nào đe dọa dùng bạo lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản xã hội chủ nghĩa nhằm chiếm đoạt tài sản đó thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Chiếm đoạt tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt [43].
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân quy định về tội cưỡng đoạt tài sản riêng của công dân (Điều 7) như sau:
1. Kẻ nào đe dọa dùng bạo lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người công dân nhằm chiếm đoạt tài sản riêng của người đó thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm:
Có thể bạn quan tâm!
- Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 1
- Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 2
- Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam
- Nghiên Cứu So Sánh Các Quy Định Về Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam Với Pháp Luật Hình Sự Của Một Số Nước
- Các Dấu Hiệu Pháp Lý Đặc Trưng Của Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 2 Điều 135 Bộ Luật Hình Sự
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
b) Chiếm đoạt một số lớn tài sản hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác [44];
Có thể nhận thấy, lần đầu tiên pháp luật Nhà nước ta ghi nhận các tội xâm phạm quyền sở hữu là những tội phạm độc lập. Trong hai Pháp lệnh nói trên, tội cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và tội cưỡng đoạt tài sản của công dân quy định về hành vi khách quan giống nhau. Trong đó, mức hình phạt đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa nặng hơn so với hành vi cưỡng đoạt tài sản riêng công dân. Mặc dù chưa có hướng dẫn cụ thể về các vấn đề như "số lượng lớn", "tài sản có giá trị đặc biệt" hay "gây hậu quả nghiêm trọng khác", nhưng việc quy định các tình tiết này cũng đã phần nào đáp ứng được việc đấu tranh với loại tội phạm này.
Để giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật vận dụng đúng đắn các quy định của Pháp lệnh nêu trên; ngày 09/12/1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 185-CT/TW về tăng cường bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa đã hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với một số tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa; theo đó, tội cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 9) được hiểu như sau:
Cưỡng đoạt tài sản thông thường được hiểu là dùng mọi cách uy hiếp về tinh thần, dọa nạt sẽ làm hại đến quyền lợi của người giữ tài sản về mặt nhân thân, danh dự, tài sản... (như đòi phải giao tài sản nếu không sẽ dùng bạo lực, sẽ tung tin xấu, sẽ tố cáo một hành vi phạm pháp nào đó...), khiến người này vì sợ một điều gì hay sẽ xảy ra cho mình mà phải miễn cưỡng để cho lấy tài sản.
Mức uy hiếp cao nhất là "đe dọa dùng bạo lực" với đặc điểm khác so với tội cướp là ở chỗ tinh chất ít mãnh liệt hơn nhiều vì kẻ phạm tội không có ý định thực hiện ngay tức khắc lời đe dọa này: người bị hại biết rằng có thể không đưa ngay tài sản mà không nguy hại trực tiếp ngay đến tính mạng, sức khỏe của mình.
Trường hợp kẻ phạm tội dùng uy thế uy quyền thực sự của chức vụ trong quan hệ đối với người giữ tài sản xã hội chủ nghĩa để
đe dọa mà chiếm đoạt tài sản là tình tiết tăng nặng chuyển khung (khoản 2 điểm b) [10].
Có thể nói, tội cưỡng đoạt tài sản là một trong các tội phạm xâm phạm sở hữu được ghi nhận từ rất sớm trong pháp luật nước ta. Điều này chứng tỏ các nhà làm luật đã sớm nhận thức hành vi nguy hiểm của tội phạm này đối với xã hội nói chung, đối với việc bảo vệ chế độ sở hữu của nhà nước và của công dân nói riêng.
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật Hình sự năm 1999
Sau khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng…, nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, khuyết điểm trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương bị buông lỏng. Trong lĩnh vực lập pháp hình sự, các văn bản quy phạm pháp luật hình sự đơn hành đã không đủ cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nhận thức được vị trí, vai trò của pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; việc ban hành BLHS là vấn đề có tính tất yếu khách quan và cấp thiết, có ý nghĩa góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày 27/6/1985, tại kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa VII đã thông qua BLHS, có hiệu lực từ ngày 01/01/1986 (sau đây viết tắt là BLHS năm 1985) trên cơ sở pháp điển hóa những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta trước đây. Về việc phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu, BLHS năm 1985 đã kế thừa và kế thừa hầu hết các quy định của hai Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội
xâm phạm tài sản riêng của công dân. BLHS năm 1985 quy định tội Cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 130) thuộc Chương IV "Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa" và tội Cưỡng đoạt tài sản của công dân (Điều 153) thuộc Chương VI "Các tội xâm phạm sở hữu của công dân".
Điều 130 BLHS năm 1985 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, như sau:
1- Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản xã hội chủ nghĩa nhằm chiếm đoạt tài sản đó thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm [28].
Điều 153 BLHS năm 1985 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản riêng của công dân, như sau:
1- Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;
b) Tái phạm nguy hiểm [28].
Nguyên tắc chung về xử lý loại tội phạm này quy định trong BLHS năm 1985 nói chung không có gì thay đổi so với hai Pháp lệnh năm 1970, hành vi khách quan giống nhau nhưng hình phạt đối với tội cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa nặng hơn.
Nhìn chung, quy định về tội cưỡng đoạt tài sản trong pháp luật hình sự thời kỳ này tương đối ổn định. Qua các lần sửa đổi, bổ sung BLHS vào ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992 và ngày 10/5/1997 thì tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự nước ta không có thay đổi.
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 đến nay
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Thực hiện chủ trương tiến hành đổi mới toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, đất nước ta đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhập với các nước khác trong khu vực và quốc tế. Đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước đã có nhiều khởi sắc, được nhân dân và bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp. Trong tình hình mới, BLHS năm 1985, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung bốn lần, cũng đã bộc lộ những hạn chế như kết cấu một số Chương, Điều chưa phù hợp, khung hình phạt quá rộng nên dễ dẫn đến vận dụng tùy tiện, không đáp ứng được kịp thời, có hiệu quả trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định tội danh. Luật sửa đổi, bổ sung BLHS chỉ là biện pháp tình thế, BLHS cần phải được sửa đổi, hoàn thiện hơn nữa để góp phần giữ vững trật tự, an ninh xã hội trong thời kỳ này.
Xuất phát từ yêu cầu của xã hội, cùng sự gia tăng với tốc độ nhanh chóng của tội phạm khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế được xác lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Để đảm bảo sự bình đẳng của các thành phần kinh tế đòi hỏi Nhà nước ta phải có quan niệm bình đẳng về vấn đề sở hữu chung và sở hữu riêng. Việc phân định hai hình thức sở hữu để quy định thành hai khách thể bảo vệ độc lập là tài sản thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa và tài sản thuộc sở hữu công dân dẫn đến việc xác định chính xác tội danh là rất khó khăn, thiếu chính xác. Trong trường hợp người phạm tội chỉ có một hành vi chiếm đoạt duy nhất nhưng tài sản bị xâm hại lại bao gồm nhiều hình thức sở hữu đan xen, khi đó nên xử một tội hay nhiều tội đều không phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như quy định của pháp luật.
Hơn nữa, về dấu hiệu pháp lý, các tội đó tuy nằm ở hai chương khác nhau nhưng đều có cùng đặc điểm, tính chất, có chăng sự khác biệt chỉ là khách thể và đối tượng là tài sản chịu sự tác động của tội phạm thuộc sở hữu nhà nước hay của công dân và trong nhiều trường hợp, không phải lúc nào người phạm tội cũng có thể xác định được tài sản đó là của Nhà nước hay công dân.
Trước yêu cầu đó, ngày 21/12/1999, tại kỳ họp thứ VI, Quốc hội khóa X đã thông qua BLHS mới thay thế BLHS năm 1985, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2000 (sau đây viết tắt là BLHS năm 1999). BLHS năm 1999 ra đời đánh dấu một bước phát triển trong quá trình xây dựng pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Đây là sự đúc kết thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, thể hiện đường lối, chính sách hình sự của Đảng ta trong giai đoạn phát triển mới của đất nước cũng như đòi hỏi của xã hội trước xu thế hội nhập quốc tế. Tại đây, lần đầu tiên Nhà nước ta đã xóa bỏ ranh giới giữa sở hữu nhà nước và sở hữu của công dân trong chính sách hình sự của mình.
Bộ luật Hình sự năm 1999 đã nhập hai khách thể riêng được quy định tại Chương IV và Chương VI của BLHS năm 1985 thành một chương (Chương XIV) trong BLHS năm 1999 với 13 tội danh. Trong đó, tội cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và tội cưỡng đoạt tài sản của công dân được gộp vào quy định chung là tội Cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 135 BLHS năm 1999.
Điều 135 BLHS năm 1999 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản, cụ thể như sau:
1. Người nào thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, nếu bị kết án về tội cưỡng đoạt tài sản thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng [29].
Về hình phạt bổ sung: Điều 135 BLHS năm 1999 quy định áp dụng hình phạt bổ sung đối với người thực hiện hành vi phạm tội này như sau: "5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản" [29].
So với quy định của BLHS năm 1985 thì tội cưỡng đoạt tài sản không có sự khác biệt về hành vi khách quan cũng như cấu thành cơ bản của tội phạm. Về hình phạt, Điều 135 BLHS năm 1999 so với tội phạm quy định tại Điều 130 BLHS 1985 là tương đương nhưng so với Điều 153 BLHS 1985 thì nặng hơn (mức cao nhất là hai mươi năm tù, trong khi đó Điều 153 là mười năm tù). Về cơ cấu, tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 BLHS năm 1999 được cấu thành 05 khoản (Điều 130 và 153 BLHS năm 1985 chỉ có 03 và 02 khoản.
Có thể thấy tội cưỡng đoạt tài sản là một trong số các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Điều 135 của BLHS trên cơ sở ghép hai tội phạm đã được quy định tại Điều 130 (Tội cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa) và Điều 153 (Tội cưỡng đoạt tài sản của công dân) của BLHS năm 1985. So với BLHS năm 1985 thì Điều 135 của BLHS hiện hành có nhiều sửa đổi bổ sung, nhất là đối với các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, quy định cụ thể hơn, dễ áp dụng hơn. BLHS năm 1985 quy định hai tội danh khác nhau về cùng một hành vi cưỡng đoạt tài sản. BLHS năm 1999 quy định thành một tội cưỡng đoạt tài sản, không phân biệt tài sản xã hội chủ nghĩa hay tài sản công dân cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn mới.
Một vấn đề mấu chốt trong việc áp dụng quy định của BLHS năm 1999 về tội cưỡng đoạt tài sản là việc xác định như thế nào là "Gây hậu quả nghiêm trọng","Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và "Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" cũng như việc xác định phạm tội trong trường hợp nào thì bị coi là phạm tội "Có tính chất chuyên nghiệp".