Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam

định (có thể là tổ chức, pháp nhân hoặc cá nhân) nên chỉ tài sản nào có chủ sở hữu cụ thể mới là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu, còn tài sản vô chủ không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.

Thứ ba, tài sản phải có khả năng chuyển hóa được giữa các chủ sở hữu với nhau. Nếu không có khả năng này thì tài sản không thuộc đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội cưỡng đoạt tài sản nói riêng.

Ví dụ: Tác giả của tác phẩm âm nhạc, văn học nghệ thuật là chủ của các tác phẩm đó nhưng không thể chuyển đổi được, nên khi có hành vi xâm hại đến quyền tác giả thì không cấu thành tội xâm phạm sở hữu mà cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 170a BLHS.

Thứ tư, tài sản là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu là tài sản thông thường, có thể mua bán trao đổi được một cách hợp pháp những tài sản có tính chất đặc biệt hoặc Nhà nước cấm tư nhân mua bán trao đổi sẽ là đối tượng của các tội phạm khác quy định trong BLHS.

Ví dụ: hành chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì không cấu thành tội xâm phạm sở hữu mà cấu thành tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo Điều 230 BLHS.

1.1.2. Khái niệm hành vi cưỡng đoạt tài sản

Để có thể hiểu rõ hơn về hành vi cưỡng đoạt tài sản, cũng cần nghiên cứu, phân tích và làm rõ một số khái niệm có liên quan như khái niệm "tài sản"; khái niệm "chiếm đoạt"; khái niệm "đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác"; khái niệm "uy hiếp tinh thần"; trên cơ sở đó, đưa ra những đặc trưng thuộc về nội hàm khái niệm tội cưỡng đoạt tài sản.

"Tài sản", theo nghĩa Hán Việt là khái niệm dùng để "chỉ chung tiền bạc, của cải" 17, tr. 622; hoặc "tiền của, của cải nói chung" 9, tr. 734, 19, tr. 602; và là "của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng" 49, tr. 1483.

"Chiếm đoạt", theo nghĩa Hán Việt, chiếm là "lấy làm của mình"; "chiếm đoạt" là "dùng sức mạnh, thế lực mà lấy làm của mình" 9, tr. 142, 17, tr. 140;

chiếm là: "giữ lấy làm của mình", đoạt là cướp lấy, chiếm đoạt là "cướp lấy bằng võ lực hay quyền thế" 9, tr. 142, 19, tr. 108; chiếm đoạt còn được hiểu là "chiếm của người khác bằng cách dựa vào quyền hành, sức mạnh vũ lực" 49, tr. 1483.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Dưới góc độ pháp luật hình sự "chiếm đoạt tài sản" là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình 40, tr. 366 hoặc "hành vi cố ý chuyển biến một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc của một nhóm người hoặc cho người khác mà mình quan tâm" 1, tr. 230. Ở đây, khái niệm "quản lý" có thể hiểu là "trông coi, giữ gìn và theo dõi việc gì" 49, tr. 1363, "chủ tài sản" được hiểu bao gồm chủ sở hữu tài sản hoặc người được giao quản lý tài sản đó (thông qua giao dịch dân sự hoặc theo quy định của pháp luật được giao nhiệm vụ quản lý tài sản).

Hành vi chiếm đoạt tài sản có đặc điểm sau đây:

Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 3

Thứ nhất, xét về mặt khách quan, hành vi chiếm đoạt là hành vi làm cho chủ tài sản (người là chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền quản lý tài sản) mất hẳn khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình và tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trái pháp luật tài sản đó. Như vậy, chiếm đoạt xét về mặt thực tế là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất tài sản vừa tạo cho người chiếm đoạt có tài sản đó, quá trình này xét về mặt pháp lý không làm cho chủ sở hữu mất quyền sở hữu của mình mà chỉ làm mất khả năng thực tế thực hiện các quyền cụ thể của quyền sở hữu. Hành vi chiếm đoạt được thể hiện dưới những dạng hành vi cụ thể khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể giữa người chiếm đoạt với tài sản chiếm đoạt cũng như vào hình thức chiếm đoạt cụ thể.

Thứ hai, tài sản là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt đòi hỏi phải có đặc điểm là còn nằm trong sự chiếm hữu, sự quản lý, kiểm soát của chủ tài sản. Nếu tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu, sự quản lý, kiểm soát của

chủ tài sản (bị thất lạc) thì không còn là đối tượng của hành vi chiếm đoạt. Chỉ khi tài sản còn đang do chủ tài sản chiếm hữu thì mới có thể nói đến hành vi chiếm đoạt, mới nói đến hành vi làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản.

Thứ ba, xét về mặt chủ quan, chiếm đoạt là hành vi được người phạm tội thực hiện có chủ đích nên lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình. Những trường hợp lầm tưởng là tài sản của mình hoặc tài sản không có người quản lý đều không phải là trường hợp có hành vi chiếm đoạt.

Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản được coi là bắt đầu khi người phạm tội bắt đầu thực hiện việc làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản, để tạo khả năng đó cho mình. Khi người phạm tội đã làm chủ được tài sản chiếm đoạt thì lúc đó hành vi chiếm đoạt được coi là đã hoàn thành, người phạm tội coi là đã chiếm đoạt được tài sản. Dấu hiệu chiếm đoạt có thể là mục đích chiếm đoạt, là hành vi chiếm đoạt hoặc là chiếm đoạt được.

"Cưỡng đoạt", theo từ điển Tiếng Việt thì "cưỡng" là "bắt ép người khác làm điều người ta không muốn làm"; "cưỡng đoạt" là "chiếm đoạt bằng lối cưỡng bức"; "cưỡng bức" là "dùng vũ lực hoặc thủ đoạn dồn người khác vào thế bắt buộc phải làm, dù không muốn cũng không được" 9, tr.142, [17, tr 140.

Đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe dọa lo sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị dùng sức mạnh thể chất tấn công.

Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng ngoài việc đe dọa sẽ dùng vũ lực và thủ đoạn này sẽ uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản, như dọa sẽ nói cho vợ hoặc chồng của người bị hại về việc vợ hoặc chồng họ ngoại tình, dọa sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc vi phạm đạo đức của người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản...

Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, tuy có nhiều cách thể hiện khác nhau, song về cơ bản các quan điểm đều thống nhất về xác định nội hàm của hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm, Nhà xuất bản Cần Thơ xuất bản năm 2008, TS. Phạm Văn Beo cho rằng:"Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản" [1, tr. 159].

Trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học luật Hà Nội do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2002 thì tội Cưỡng đoạt tài sản được định nghĩa như sau:"Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản" [40, tr. 378].

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng:

Cưỡng đoạt tài sản là tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản sợ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản.

Nếu hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhưng không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội cưỡng đoạt tài sản, mà tùy từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi phạm các tội như: Bức tử quy định tại Điều 100 Bộ luật Hình sự; Cưỡng dâm hoặc cưỡng dâm trẻ em quy định tại các Điều 113, 114 Bộ luật Hình sự; cưỡng ép hôn nhân quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự [27, tr. 121].

Quan điểm khác lại cho rằng: "Cưỡng đoạt tài sản là việc người phạm tội với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn đe dọa sẽ

dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu người quản lý tài sản hoặc người khác có liên quan" [6, tr. 248]

Có thể nhận thấy, tuy có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng hành vi cưỡng đoạt tài sản thường được hiểu là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Dưới góc độ luật hình sự, hành vi cưỡng đoạt tài sản thực chất là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác với mục đích bắt người có tài sản lo sợ và phải tự nguyện chuyển giao tài sản cho người cưỡng đoạt.

Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải miễn cưỡng giao tài sản cho người phạm tội.

Điểm khác biệt của tội cưỡng đoạt tài sản so với các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt đó là sau khi người có tài sản bị đe dọa sẽ dùng vũ lực và các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần thì người có tài sản do lo sợ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nên sẽ tự nguyện chuyển giao tài sản cho người cưỡng đoạt. Phần lớn các tài sản sau khi đã được chuyển giao sẽ được thực hiện bằng một giao dịch dân sự, nên tài sản được chuyển giao sẽ được coi là hợp pháp nếu không có sự tố giác từ những người bị cưỡng đoạt.

Từ những phân tích trên đây, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những điểm hợp lý trong các khái niệm tội cưỡng đoạt tài sản và những vấn đề đã được thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm nghiệm, có thể hiểu về tội cưỡng đoạt tài sản bằng một khái niệm như sau: Tội cưỡng đoạt tài sản là một tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản người khác bằng các hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc

thủ đoạn uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu, người quản lý tài sản hoặc người khác có liên quan nhằm chiếm đoạt tài sản.

1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm cũng diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt là đối với các nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Chính sách pháp luật hình sự của nhà nước ta vì thế cũng có những thay đổi để phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật hình sự là hai phạm trù tuy khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Chỉ trên cơ sở xử lý các hành vi vi phạm pháp luật một cách nghiêm minh, đúng đắn, chính xác, khách quan, phù hợp với pháp luật thì mới đảo đảm công bằng xã hội. Nếu việc xử lý hành vi vi phạm không nghiêm minh, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm sẽ tạo tâm lý coi thường chế tài, nhờn pháp luật hoặc bi quan, chán nản, mất niềm tin vào công lý, khi đó mục đích của hình phạt không những không đạt được mà còn phản tác dụng.

Do vậy, cũng giống như các tội phạm khác, đường lối xử lý đối với tội cưỡng đoạt tài sản phải bảo đảm nguyên tắc mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo pháp luật; không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; qua đó giáo dục ý thức tuân thủ và tôn trọng pháp luật của người khác; đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện một Nhà

nước độc lập, tự chủ với một nền pháp luật đầy tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn lịch sử. Từ khi bắt đầu thành lập Nhà nước Văn Lang đầu tiên, trải qua các triều đại phong kiến, pháp luật hình sự nước ta ngày càng được củng cố, phát triển và hoàn thiện cho tới ngày nay. Do việc thu thập, chọn lọc các tài liệu lưu trữ có hạn chế nên việc nghiên cứu lịch sử các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, cũng như tội cưỡng đoạt tài sản nói riêng qua các thời kỳ cũng không thực sự đầy đủ; vì vậy, trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ cố gắng đề cập tới một số khía cạnh về sự hình thành và phát triển những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cưỡng đoạt tài sản, dưới những giai đoạn lịch sử mà kỹ thuật lập pháp hình sự nước nhà đạt trình độ phát triển, nổi bật nhất.

Nhận thức được vai trò của pháp luật hình sự trong việc bảo vệ chế độ sở hữu nhằm củng cố, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các chủ thể pháp luật khác, các triều đại phong kiến nước ta đã sử dụng hình luật để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu.

Dưới thời Lê Sơ mà đỉnh cao là triều đại của vua Lê Thánh Tông đã ban hành Quốc triều Hình luật (Bộ luật Hồng Đức), trong đó có gần 50 điều để thiết lập các quy định nhằm bảo vệ chế độ sở hữu phong kiến.

Liên quan đến hành vi cưỡng đoạt tài sản, tại Điều 436 của Bộ luật trên quy định: "Dọa nạt người để lấy của thì khép vào tội ăn trộm mà giảm một bậc. Dẫu sự dọa nạt không đáng sợ, nhưng người có của vẫn sợ mà phải đem cho thì người lấy của cũng phải như thế. Chưa lấy được của cải, thì xử 60 trượng, biếm hai tư" [47].

Có thể nói, mặc dù chưa có một khái niệm pháp lý rõ ràng, nhưng đây là những quy định đầu tiên trong hình luật nước ta mà trong đó, những dấu hiệu trong hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản đã được đề cập đến. Đặc biệt, nhà làm luật thời đó đã có những mô tả chính khá chính xác điều kiện thực tiễn của nước ta lúc bấy giờ. Hành vi cưỡng đoạt trong trường hợp

này được xác định nhẹ hơn tội ăn trộm thường, mục đích của việc ghi nhận tội phạm này là để bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể có nguy cơ bị tội phạm xâm hại.

1.2.1. Giai đoạn từ khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật Hình sự năm 1985

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước công nông non trẻ đã tích cực tiến hành công tác lập pháp nói chung và luật pháp hình sự nói riêng nhằm tăng cường việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, bảo vệ các thành quả của Cách mạng. Cùng với việc ban hành các Sắc lệnh về chống các loại tội phạm khác, đối với các tội xâm phạm sở hữu, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/02/1946 quy định về trừng trị tội phá hủy công sản; Sắc lệnh số 233/SL ngày 17/01/1946 về trừng trị tội phù lạm, biển thủ công quỹ. Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 hướng dẫn các Tòa án trừng trị một số tội phạm xâm phạm sở hữu như trộm cắp, cướp của, lừa gạt, bội tín. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật thời kỳ này cho thấy việc quy định tội cưỡng đoạt tài sản chưa được đề cập đến với tư cách là một tội phạm độc lập và chưa có sự định hình rõ nét.

Ngày 15/6/1956, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 267/SL trừng trị những âm mưu hoạt động phá hoại tài sản của Nhà nước, Hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa. Trong nội dung của Sắc lệnh này tuy chưa quy định tội cưỡng đoạt tài sản thành một tội phạm cụ thể, nhưng các hành vi khách quan của tội phạm này đã được đề cập và hướng dẫn về đường lối xử lý tương tự tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản.

Để từng bước hoàn thiện pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước và cụ thể hóa công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu trong tình hình mới, ngày 21/10/1970, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí