MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI cho tới nay và đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Nền kinh tế chuyển từ chế độ quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Tình hình chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững và ngày càng được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới, đời sống nhân dân được cải thiện.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu đã đạt được do tác động của nhiều nguyên nhân, đã phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực, đe dọa sự ổn định xã hội, ảnh hưởng đến sự nghiệp đổi mới của toàn dân. Qua thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy tình hình tội phạm nói chung, các tội xâm phạm sở hữu nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, gây ra hậu quả và tác hại lớn cho xã hội.
Trong các tội phạm xâm phạm sở hữu, hành vi cưỡng đoạt tài sản được coi là một trong những hành vi gây hậu quả hết sức nghiêm trọng, là vấn đề gây nhức nhối với toàn xã hội, tội phạm này vừa phổ biến, đa dạng về hình thức, đối tượng phạm tội lại vừa gây tâm lý hoang mang trong đại đa số bộ phận dân chúng, gây ảnh hưởng rất lớn tới trật tự an toàn xã hội. Cưỡng đoạt tài sản là tội phạm xâm hại nghiêm trọng tới cả quan hệ sở hữu và nhân thân, hành vi phạm tội thường được thực hiện một cách nguy hiểm, côn đồ, công khai với người bị hại, thể hiện ý thức coi thường pháp luật, kỷ cường xã hội.
Loại tội phạm này không chỉ tăng về số lượng mà cả diễn biến phức tạp về về đối tượng phạm tội. Phương thức, thủ đoạn phạm tội cũng ngày
càng tinh vi, xảo quyệt hơn, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng lớn. Tình trạng đó đã và đang gây ra không ít những khó khăn, thách thức đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng như trong chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh và phòng chống tội phạm, bảo đảm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội để góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù đã được các cơ quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, các Tòa án đã áp dụng các hình phạt nghiêm khắc đối với những người có hành vi phạm tội để đấu tranh, nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền, nên chưa được giải quyết một cách triệt để. Thực tiễn xét xử cho thấy văn bản pháp luật để các Tòa án áp dụng trong việc xét xử đối với loại tội này chưa đầy đủ, rõ ràng. Tình trạng đó đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác điều tra truy tố, xét xử cũng như trong chủ động phòng và đấu tranh chống tội phạm, gây ảnh hưởng đến việc phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm; gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Hơn nữa, do các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội cưỡng đoạt tài sản còn chưa minh bạch, chưa bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, nhất là thiếu quy phạm định nghĩa và một số quy định liên quan đến các yếu tố định tội và định khung hình phạt nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí không thống nhất trong nhận thức về dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý và thực tiễn định tội danh đối với tội phạm này. Do vậy, trong một số vụ án cụ thể đã có tình trạng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
Có thể bạn quan tâm!
- Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 1
- Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam
- Giai Đoạn Từ Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Năm 1985 Đến Trước Pháp Điển Hóa Lần Thứ Hai - Bộ Luật Hình Sự Năm 1999
- Nghiên Cứu So Sánh Các Quy Định Về Tội Cưỡng Đoạt Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam Với Pháp Luật Hình Sự Của Một Số Nước
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
tụng có nhận thức khác nhau về việc định tội và định khung hình phạt khi tiến hành xử lý hình sự đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản. Cá biệt, có trường hợp còn nhầm lẫn trong việc xác định tội danh, áp dụng không đúng pháp luật, thậm chí không làm sáng tỏ được ranh giới giữa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác hoặc không phân biệt được sự khác nhau giữa tội cưỡng đoạt tài sản với một số tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác trong Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 như: tội cướp tài sản (Điều 133), tội cướp giật tài sản (Điều 136); tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137)…
Để tiếp tục nghiên cứu một cách đầy đủ và làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận về cấu thành tội phạm (CTTP) này cũng như thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đối với tội cưỡng đoạt tài sản làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm này, việc tác giả nghiên cứu đề tài: "Tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ Luật học là cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới góc độ khoa học pháp lý, việc nghiên cứu về tội cưỡng đoạt tài sản đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo luật học như Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật- Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và một số cơ sở đào tạo khác. Trong đó phải kể đến một số giáo trình, sách chuyên khảo: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Chương XX - Các tội xâm phạm sở hữu trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân (2010); GS.TSKH Lê Cảm (chủ biên) - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2001, tái bản năm 2003 và 2007); GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên)- Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội (2001);
Bên cạnh đó, các vấn đề về lý luận và thực tiễn xét xử còn được nghiên cứu trong một số công trình nghiên cứu khoa học của Ths. Đinh Văn Quế - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Phần các tội phạm, Tập II: Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006; TS. Trần Minh Hưởng - Tìm hiểu Bộ luật Hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bình luận và chú giải - Chương IV: Các tội xâm phạm quyền sở hữu, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002; PGS.TS Phùng Thế Vắc (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm) - Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; TS. Cao Thị Oanh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) - Chương IV: Các tội phạm sở hữu, Nxb Giáo dục, 2010; ThS. Đinh Thế Hưng và ThS. Trần Văn Biên, Bình luận Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 - Chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Lao động, 2010;
Ngoài ra, còn phải kể đến một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Luật học chuyên ngành Tư pháp hình sự nghiên cứu về các tội xâm phạm sở hữu như Đỗ Kim Tuyến, Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001; Lê Thị Khanh, Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2002 và một số bài viết, nghiên cứu khác có liên quan như: TS. Nguyễn Ngọc Chí, Đối tượng của các tội phạm xâm phạm sở hữu, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/1998; TS. Trương Quang Vinh, Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999, Tạp chí luật học, số 4/2000...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, bài viết liên quan đến tội cưỡng đoạt tài sản thường tập trung đi sâu tới vấn đề lý luận về dấu hiệu định tội của tội cưỡng đoạt tài sản hoặc nhìn nhận vấn đề dưới góc độ tội phạm học, đấu tranh phòng ngừa tội cưỡng đoạt tài sản hoặc đấu tranh phòng ngừa tội xâm phạm tài sản trên một địa bản nhất định. Tuy nhiên,
dưới góc độ khoa học pháp lý, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử đối với tội cưỡng đoạt tài sản ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học.
Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của BLHS về tội cưỡng đoạt tài sản, cũng như đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội phạm này vẫn là vấn đề bổ ích và cần thiết trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, các dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý và thực tiễn xét xử đối với tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam, qua đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của BLHS năm 1999 về tội phạm này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và những vấn đề liên quan đến việc định tội danh, thực tiễn xét xử đối với tội cưỡng đoạt tài sản trong những năm gần đây với tư cách là tội phạm trong chương các tội xâm phạm sở hữu mà chưa có điều kiện nghiên cứu, phân tích.
4. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam như: Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người phạm tội; đồng thời đi sâu phân tích thực tiễn xét xử tội cưỡng đoạt tài sản trong thời gian từ năm 2008 - 2013. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong công tác xử lý, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS Việt Nam về xử lý loại tội phạm này.
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học; phương pháp so sánh, đối chiếu; phân tích quy phạm pháp luật, khảo sát thực tiễn; nghiên cứu, điều tra án điển hình…để phân tích và luận chứng các vấn đề khoa học cần nghiên cứu trong luận văn này.
6. Những đóng góp mới của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về hành vi cưỡng đoạt tài sản trong khoa học luật hình sự Việt Nam; phân tích thông qua nghiên cứu các số liệu thực tiễn xét xử sơ thẩm trên địa bàn toàn quốc từ năm 2008 - 2013 và các bản án hình sự cụ thể của một số Tòa án để đánh giá. Qua đó chỉ ra những mâu thuẫn, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành; các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó, cũng như các nguyên nhân để tìm ra giải pháp khắc phục, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS về tội cưỡng đoạt tài sản ở khía cạnh lập pháp hình sự và việc áp dụng trong thực tiễn.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận chứng khoa
học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng BLHS Việt Nam liên quan đến tội cưỡng đoạt tài sản, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống những tội này hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tội cưỡng đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các quy định về tội cưỡng đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Chương 3: Thực tiễn xét xử, một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về tội cưỡng đoạt tài sản.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1. Tài sản và quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề tài sản
Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 thì tài sản được hiểu bao gồm "vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản" [30, Điều 163], trong đó quyền tài sản là các "quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ" [30, Điều 181].
Tuy nhiên, dưới góc độ luật hình sự, đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, trong đó có tội cưỡng đoạt tài sản thì không phải lúc nào tài sản theo quan niệm của Bộ luật dân sự cũng được coi là đối tượng của tội phạm này; bởi vì, không phải tài sản nào người phạm tội cũng có thể chiếm đoạt được từ chủ tài sản. Tài sản là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói chung cũng như tội cưỡng đoạt tài sản nói riêng, phải thỏa mãn những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất, có giá trị và giá trị sử dụng, tài sản này là thước đo giá trị lao động của con người được kết tinh, đồng thời phải thỏa mãn được các nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần của con người hay nói cách khác, giá trị tài sản được tạo ra từ sức lao động của con người.
Thứ hai, tài sản phải có chủ sở hữu cụ thể với các quy định có tính chất pháp lý thể hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Hành vi phạm tội khi xâm phạm sở hữu phải tác động tới những tài sản đã được xác lập quyền sở hữu bằng những quy định pháp lý đối với một chủ sở hữu nhất
.....