Biểu Đồ Biểu Diễn Hiệu Quả Tt-Gdsk Nâng Cao Thực Hành Sử Dụng Nhà Tiêu Tại Xã Hòa Xuân


Số lượng (cái)57

47

31

26

10

60


50


40


30


20


10


0

Có NT.HVS NT đào nông NT dội nước NT đào thông

hơi


Không có NT


Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn hiệu quả TT-GDSK nâng cao thực hành sử dụng nhà tiêu tại xã Hòa Xuân

Kết quả Bảng 3.27, Hình 3.18 cho thấy Trước khi nghiên cứu: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại hai xã có tỷ lệ rất thấp và không có sự khác biệt với p>0,05. Sau 2 năm nghiên cứu: Số nhà tiêu hợp vệ sinh ở xã Hòa Xuân sau can thiệp tăng khá rõ rệt từ 17,2% tăng lên 28,1% (tăng 57 cái); nhà tiêu dội nước từ 2,3 tăng lên 4,2% (tăng 10 cái); nhà tiêu đào thông hơi từ 14,9 tăng lên 23,9% (tăng 47 cái), nhà tiêu đào nông giảm 31 cái (74,2%-68,3%); số hộ không có nhà tiêu giảm 26 hộ (8,6-3,6%). Ngược lại xã Ea Tiêu có sự thay đổi rất ít.

- Hiệu quả thực tế: Nhà tiêu hợp vệ sinh có hiệu quả thực tế là 56,6%; nhà tiêu đào thông hơi có hiệu quả 55,2%; không có nhà tiêu giảm so với xã Ea Tiêu đạt hiệu quả 47,1% và có sự khác biệt thống kê với p<0,05. Nhà tiêu đào nông có giảm và nhà tiêu dội nước có tăng so với xã Ea Tiêu nhưng chưa có sự khác biệt với p>0,05.



Bảng 3.28. Hiệu quả nâng cao hiểu biết của người dân về đường lây của các bệnh giun sau can thiệp ở xã Hòa Xuân so với xã Ea Tiêu


Chỉ số

Xã can thiệp (Hòa Xuân)

Xã chứng (Ea Tiêu)


%

khác biệt


p(1,2)


Trước CT


Sau CT (1)


Lần 1


Lần 2

(2)

Số hộ điều tra

524

524

460

460

Qua da

8,6

48,1

6,5

9,7

36,3

<0,001

Thức ăn nhiễm bẩn

25,2

78,3

27,2

32,6

47,7

<0,001

Uống nước lã

19,1

89,8

22,4

26,2

66,9

<0,001

Tay bẩn

20,8

76,2

18,9

25,4

48,9

<0,001

Không biết

26,3

4,8

24,9

21,7

- 18,3

<0,001

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 16


Tỷ lệ (%)


27.2

26.3

5

25.2

22.4

20.8

24.9

0

19.1

18.9

5

0

8.6

Hòa Xuân

5

6.5

Ea Tiêu

0

30


2


2


1


1


Qua da Thức ăn nhiễm bẩn Uống nước lã Tay bẩn Không biết


Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn kiến thức người dân hiểu biết về đường lây bệnh giun trước can thiệp ở xã Hòa Xuân so với xã Ea Tiêu


Tỷ lệ (%) Hòa Xuân Ea Tiêu % Khác biệt

89.8

78.3

66.9

76.2

48.1

47.7

48.9

36.3

21.7

32.6

9.7

26.2

25.4

18.3

4.8

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Qua da Thức ăn nhiễm bẩn

Uống nước lã Tay bẩn Không biết


Hình 3.20. Biểu đồ biểu diễn hiệu quả TT - GDSK về nâng cao kiến thức của người dân xã Hòa Xuân biết đúng về đường lây bệnh giun sau can thiệp

Kết quả Bảng 3.28, Hình 3.19 và Hình 3.20 cho thấy:

- Trước khi nghiên cứu: kiến thức của người dân biết đúng đường lây truyền bệnh giun tại 2 xã nghiên cứu không có sự khác biệt, với p>0,05.

- Hiệu quả sau 2 năm nghiên cứu: TT - GDSK thực hiện ở xã Hòa Xuân đã có chuyển biến đáng kể so với xã Ea Tiêu: Tỷ lệ người biết đúng đường lây truyền giun qua da đã được cải thiện (Hòa Xuân 48,1% so với xã Ea Tiêu 9,7%). Tỷ lệ người biết đúng uống nước lã có thể nhiễm mầm bệnh giun (xã Hòa Xuân 89,8% so với xã Ea Tiêu 26,2%). Tỷ lệ người biết đúng tay bẩn có thể gây nhiễm trứng giun (xã Hòa Xuân 76,2% so với xã Ea Tiêu 25,4%). Tỷ lệ người không biết đúng bất kỳ một đường lây truyền bệnh giun (xã Hòa Xuân 4,8% giảm nhiều hơn so với xã Ea Tiêu 21,7%).

- Hiệu quả thực tế: đối với tỷ lệ khác biệt qua đường lây qua da 36,3%; tỷ lệ khác biệt qua thức ăn bẩn 47,7%, tỷ lệ khác biệt qua uống nước lã là 66,9%; qua tay bẩn tỷ lệ khác biệt 48,9% và không biết đã giảm 18,3%.



Bảng 3.29. Hiệu quả nâng cao kiến thức của người dân hiểu biết đúng tác hại của bệnh giun sau 2 năm TT - GDSK ở xã Hòa Xuân so với xã Ea Tiêu



Chỉ số

Xã can thiệp

Xã chứng


%

khác biệt


p(1,2)

Trước CT

Sau

CT (1)

Lần 1

Lần 2

(2)

Số hộ điều tra

524

524

460

460

Thiếu máu

16.6

63.5

20.4

23.7

+ 43,6

<0,001

Gầy yếu

25.2

78.2

16.3

20.9

+ 48,5

<0,001

Gây tắc ruột

8.8

39.1

7,0

6.5

+ 30,8

<0,001

Đau bụng

64.9

89.5

24.3

28.7

+ 20,2

<0,001

Không biết

33.6

6.7

32

25.8

- 20,7

<0,001


Tỷ lệ (%) 100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Hòa Xuân

Ea Tiêu

% khác biệt

89.5

23.7

20.9

Thiếu máu Gầy yếu Gây tác ruột Đau bụng Không biết

78.2

63.5

43.6

48.5

39.1

30.8

28.7

25.8

6.5

20.2

20.7

6.7


Hình 3.21. Biểu đồ biểu diễn hiệu quả TT-GDSK nâng cao kiến thức của người dân biết đúng tác hại của bệnh giun sau can thiệp ở xã Hòa Xuân.



Kết quả Bảng 3.29 và Hình 3.21 cho thấy:


Trước khi nghiên cứu: kiến thức của người dân biết đúng tác hại của bệnh giun tại 2 địa điểm nghiên cứu không có sự khác biệt, với p>0,05.

Sau 2 năm can thiệp: TT-GDSK đã nâng cao kiến thức của người dân xã Hòa Xuân so với xã Ea Tiêu như: Biết đúng tác hại của giun có thể gây thiếu máu (63,5% so với 23,7%); biết đúng khi nhiễm giun cơ thể sẽ bị gầy yếu (78,2% so với 20,9%); biết nguyên nhân đau bụng do giun (89,5% so với 28,7%) và tỷ lệ không biết đúng bất kỳ một tác hại đã giảm đáng kể (6,7% so với 25,8%).

Hiệu quả thực tế sau can thiệp đã nâng cao kiến thức của người dân xã Hòa Xuân như: Biết đúng tác hại giun gây thiếu máu, có tỷ lệ khác biệt 43,6%; gầy yếu có tỷ lệ khác biệt 48,5%; gây đau bụng có tỷ lệ khác biệt 20,2% và số người không biết đúng tác hại giảm xuống và có tỷ lệ khác biệt là 20,7%.

Bảng 3.30. Hiệu quả nâng cao thực hành đúng về phòng chống nhiễm giun của người dân xã Hòa Xuân sau can thiệp so với xã Ea Tiêu (xã chứng)


Chỉ số

Xã can thiệp

Xã chứng

%

khác biệt


p (1,2)

Trước CT

Sau

CT (1)

Lần 1

Lần 2

(2)

Số hộ điều tra

524

524

460

460

Dùng BHLĐ

26,9

85.8

30,2

49.8

+ 39,3

<0,001

Bắt trẻ đi giày

hoặc dép


64.9


98.1


57,2


64.1


+ 26,3

<0,001

Tẩy giun định kỳ

23,7

39.1

21,1

29.7

+ 6,8

<0,05

Rửa tay trước khi

ăn, sau đi đại tiện


22,1


85.5


18,9


62.6


+ 19,7

<0,001


Tỷ lệ (%)


120


Hòa Xuân Ea Tiêu % khác biệt


100


80


60


40


20


0

98.1

85.8


64.1

49.8


39.3 26.3


39.1


29.7


6.8


85.5


62.6


19.7

Dùng BHLĐ Bắt trẻ đi giày hoặc dép

Tẩy giun định kỳ Rửa tay trước khi

ăn, sau đi đại tiện


Hình 3.22. Biểu đồ biểu diễn hiệu quả nâng cao thực hành đúng về phòng chống bệnh giun của người dân xã Hòa Xuân sau can thiệp

Nhận xét: Kết quả Bảng 3.30 và Hình 3.22 cho thấy như sau:

Trước khi nghiên cứu: Thực hành đúng về phòng chống bệnh giun của người dân tại xã Hòa Xuân và xã Ea Tiêu không có sự khác biệt, với p>0,05. Sau 2 năm thực hiện triển khai TT-GDSK cho thấy thực hành của người dân xã Hòa Xuân về phòng chống bệnh giun đã từng bước chuyển biến đáng kể so với xã chứng (Ea Tiêu), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê thể hiện qua các chỉ số sau: Dùng bảo hộ lao động ở xã Hòa Xuân cao hơn xã Ea Tiêu (85,8% so với 49,8%) với p<0,001. Cha mẹ đã yêu cầu trẻ con phải đi giày dép (98,1% so với 64,1%) với p<0,001. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đại tiện tại xã Hòa Xuân có cao hơn xã Ea Tiêu (85,5% so với 62,6%) với p<0,001. Mua thuốc tẩy giun cho bản thân và thành viên gia đình (39,1% so với 29,7%), có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai xã, với p<0,05.

Hiệu quả thực tế sau can thiệp TT-GDSK về phòng chống nhiễm giun tại xã Hòa Xuân cho thấy: Dùng bảo hộ lao động có tỷ lệ khác biệt 39,3%. Cha mẹ bắt buộc con em mình đi giày hoặc dép có tỷ lệ khác biệt 26,3%. Thực hành rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện có tỷ lệ khác biệt 19,7%.


Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng và yếu tố nguy cơ nhiễm giun ở cộng đồng người Ê đê tại xã Hòa Xuân và xã Ea Tiêu trước khi tiến hành các biện pháp can thiệp

4.1.1. Thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở cộng đồng người Ê đê tại hai xã nghiên cứu

4.1.1.1. Tỷ lệ nhiễm giun chung và từng loại

Kết quả ở bảng 3.2. sau khi xét nghiệm 3.251 mẫu phân cho người Ê đê xã Hòa Xuân và Ea Tiêu bằng kỹ thuật Kato-Katz như sau: Tỷ lệ nhiễm giun chung 75,1% là khá cao, trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất 57%, kế tiếp là giun móc/mỏ 37,2% và thấp nhất là giun tóc có 1,7%.

- Tỷ lệ nhiễm giun chung ở xã Ea Tiêu 74,1% so với xã Hòa Xuân 75,9% sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05 (theo kết quả nghiên cứu cho biết số người chưa thấy có trứng nhiễm giun trong phân chiếm tỷ lệ rất thấp từ 25,9 % đến 24,1%).

- Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở xã Ea Tiêu 53,7% so với xã Hòa Xuân là 59,8% không có sự khác biệt, với p > 0,05.

- Tỷ lệ nhiễm giun tóc chung là 1,7%; trong đó ở xã Ea Tiêu 1,3% so với xã Hòa Xuân là 2,1%. Tỷ lệ nhiễm giun tóc ở đây rất thấp, cũng không có sự khác giữa 2 xã nghiên cứu, với p > 0,05.

- Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở xã Ea Tiêu 38,4% so với xã Hòa Xuân 36,1% chưa có sự khác biệt, với p > 0,05.

Người dân sống ở hai xã nghiên cứu đều là những xã vùng II (Theo quyết định 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 08 năm 2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc). Mức sống của người dân còn thấp, một bộ phận đáng kể người dân thuộc diện nghèo (từ 30 đến 55%), thu nhập chủ yếu phụ



thuộc vào nông nghiệp. Nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường còn rất hạn chế. Thực hành vệ sinh cá nhân rất thấp, ít hiểu biết và ít quan tâm về xây dựng nhà tiêu, vệ sinh cá nhân. Hai xã nghiên cứu cùng có điều kiện vệ sinh môi trường chưa tốt như: trâu, bò, lợn thả rông ở trong buôn làng, chuồng gia súc còn ở dưới gầm nhà sàn hoặc gần nhà.

Người dân của hai xã đều quan niệm xây dựng nhà tiêu thực sự liên quan đến vấn đề tiện nghi là chính chứ không phải là vấn đề liên quan đến sức khỏe của cộng đồng và sự trong sạch của môi trường sống.

Từ thực trạng tỷ lệ nhiễm giun tại 2 xã nghiên cứu cho thấy triển khai uống thuốc tẩy giun là rất cần thiết và cấp bách vì có đến 74,1% - 75,9% số người trong cộng đồng nhiễm giun, số còn lại 24,1%- 25,9% xét nghiệm âm tính. Nếu không tiến hành điều trị toàn bộ cho cộng đồng, thì số người hiện chưa xác định bị nhiễm giun sẽ có nguy cơ nhiễm giun rất cao. Với tỷ lệ nhiễm giun nêu thì hậu quả do giun gây ra cho người dân tại cộng đồng dân tộc Ê đê này là không thể tránh khỏi. Tình trạng sức khỏe của người dân nơi đây sẽ không được cải thiện, trong khi đó mức sống của người dân tại các buôn làng ở Đắk Lắk hiện tại vẫn còn rất thấp.

Theo nghiên cứu của Bùi Vĩnh Diện (2000) [19], cho biết cư dân ở khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ người thiếu máu rất cao, đối với Nam 11,62 ± 2,48 và Nữ 18,09 ± 0,81; trong đó dân tộc Ê đê bị thiếu máu là 11,63 ± 2,02. Tác giả cũng khẳng định “dân cư ở Tây nguyên đa số bị thiếu máu tiềm ẩn và trường diễn ở hai mức độ thiếu máu trung bình; thiếu máu nhẹ, đây là nguyên nhân làm giảm sút sức khỏe và giảm năng suất lao động của người dân”. Một nghiên cứu khác, Vũ Đức Vọng (1992) [111], cho biết tình hình sức khỏe và bệnh tật của thanh niên 8 dân tộc Tây Nguyên có tới 80,63% nhiễm giun, 27,94% thường mắc bệnh tai - mũi - họng, 27,08% bị bệnh sâu răng và 23,56% mắc bệnh ngoài da,...Như vậy người dân tộc Tây Nguyên có thể lực yếu không chỉ do các bệnh phổ biến gây ra mà còn do còn thiếu chất dinh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022