DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Các từ viết tắt | Nghĩa các từ viết tắt | |
1 | CBQL | Cán bộ quản lí |
2 | CLB | Câu lạc bộ |
3 | CSVC | Cơ sở vật chất |
4 | GD | |
5 | GD&ĐT | Giáo dục và đào tạo |
6 | GV | Giáo viên |
7 | HĐTN | |
8 | HS | |
9 | QLGD | Quản lí giáo dục |
10 | UBND | Ủy ban nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - 1
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Vấn Đề
- Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Nhà Trường Tiểu Học
- Phương Pháp Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Nhà Trường Tiểu Học
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô lớp học, số lượng học sinh của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn năm học 2017 - 2018 41
Bảng 2.2. Tổng hợp biên chế GV tiểu học năm học 2017- 2018 41
Bảng 2.3. Thống kê chất lượng đội ngũ CB, GV, NV tiểu học năm 2017 - 2018 .. 42 Bảng 2.4. Kết quả đánh giá năng lực và phẩm chất HS tiểu học năm học 2016 - 2017...42 Bảng 2.5. Kết quả đánh giá hoạt động giáo dục (hoàn thành chương trình lớp
học) của HS tiểu học năm học 2016 - 2017 43
Bảng 2.6. Mô tả thống kê hệ số Cronbach’s Anlpha của 43 mục hỏi 45
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về vai trò của HĐTN 47
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và GV về vai trò của HĐTN 49
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả của HĐTN 50
Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN 52
Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung, chủ đề tổ chức hoạt động trải nghiệm 54
Bảng 2.12. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về xây dựng chủ đề, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm 56
Bảng 2.13. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm 57
Bảng 2.14. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia
tổ chức hoạt động trải nghiệm 59
Bảng 2.15. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động trải nghiệm.. 60 Bảng 2.16. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức các hoạt động trải nghiệm.. 61 Bảng 2.17. Thực trạng chỉ đạo của Phòng GD&ĐT đối với việc tổ chức các hoạt
động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm 63
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ cần thiết của các biện pháp được
đề xuất 85
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả điều tra về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 87
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của CBQL và GV về vai trò của HĐTN 48
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả của HĐTN 50
Biểu đồ 3.1. Khảo sát mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 89
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định GD&ĐT cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS.
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT góp phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng GD lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học…” [15] của người học.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đây là bậc học “nền móng” để xây dựng một “ngôi nhà mới - ngôi nhà nhân cách”. Cùng với đó, Luật GD năm 2005 đã nêu: “Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [24].
Hiện nay, ngành GD đang không ngừng đổi mới một cách toàn diện về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để làm sao hướng người học trở thành những đối tượng tích cực, chủ động tìm ra tri thức mới và biết vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống. Trên cơ sở đó, GV là người tạo ra các hoạt động giáo dục phong phú cho HS tham gia. Muốn vậy, trong quá trình dạy học, GV phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, các hoạt động dạy học, đặc biệt là đưa các phương pháp dạy học mới như: dạy học dự án, đặt vấn đề, tổ chức các hoạt động trải nghiệm,… Trong các phương pháp và hoạt động giáo dục kể trên, thì trải nghiệm là một hoạt động giáo dục mới.
Hoạt động GD ở trường tiểu học sau năm 2015 đã quán triệt tinh thần và mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, nghĩa là
cần tổ chức các hoạt động GV theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho HS, tạo ra các môi trường khác nhau để HS được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của HS thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Nói tới trải nghiệm là nói tới việc HS phải trải qua thực tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có.
Việc tổ chức các HĐTN trong nhà trường nhằm tạo ra những phương thức học hiệu quả, gắn lý thuyết với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực, giúp HS đạt được tri thức và kinh nghiệm, nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn giống nhau, có tác dụng hỗ trợ tích cực để các em được phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhà trường.
Tuy mang lại hiệu quả cao nhưng việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm tại mỗi trường học lại là công việc không dễ thực hiện, đặc biệt là bậc tiểu học. Mặc dù trong kế hoạch GD cả năm học, ở mỗi bộ môn đều xây dựng kế hoạch liên quan đến học tập trải nghiệm thực tế như tham quan di tích lịch sử địa phương, thăm các khu công nghiệp, các địa danh, nhà bảo tàng… nhưng khi bắt tay vào thực hiện thường gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là sự khó khăn về thời gian tổ chức. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học hiện nay thường kín về thời lượng; nếu muốn tổ chức một HĐTN bổ trợ cho môn học, chương trình học thì rất khó bố trí vào khoảng thời gian giữa các tiết học, buổi học. Một khó khăn nữa là kinh phí thực hiện. Việc tổ chức học tập trải nghiệm dù ở đâu cũng cần có khoản kinh phí nhất định để phục vụ cho hoạt động như tiền thuê xe đưa đón, nước uống… Tuy nhiên, kinh phí dành cho hoạt động học tập trải nghiệm ở các trường phổ thông hiện nay khá eo hẹp, nhất là các nhà trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Khó khăn còn xuất phát từ phía người học. Khái niệm học tập trải nghiệm đối với HS ở nhiều địa phương hiện nay khá mới bởi lâu nay chúng ta vẫn chú trọng những tiết học trên lớp, qua kênh sách giáo khoa và kênh hình bằng các phương tiện hỗ trợ. Vì vậy, nếu tổ chức các HĐTN mà không có sự chuẩn bị về tâm lý và phương pháp, chắc chắn HS sẽ bị rơi vào trạng thái thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến buổi học trải nghiệm thành một chuyến tham quan. Ngoài ra, còn có khó khăn trong việc bảo đảm an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm.
Vì vậy, để đạt được mục đích, yêu cầu và hiệu quả của hoạt động học tập trải nghiệm, cần xây dựng chương trình, kế hoạch và phương pháp tổ chức thật sự khoa học và phù hợp. Khi xây dựng chương trình học, cần chú ý sắp xếp và tổ chức xen kẽ với hoạt động học tập trải nghiệm sao cho vừa hợp lý vừa hiệu quả. Các trường cần căn cứ vào điều kiện thực tế của mình để xây dựng kế hoạch và tiến hành các hoạt động học tập trải nghiệm phù hợp.
Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tải: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích đánh giá thực trạng tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn hiện nay, luận văn đề xuất biện pháp tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học huyện Pác Nặm hiệu quả hơn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đối với việc tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo của phòng GD &ĐT huyện Pác Nặm về tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học.
Phạm vi khảo sát: Tiến hành điều tra khảo sát tại trường tiểu học Bằng Thành II, trường tiểu học Bằng Thành I, trường tiểu học Bộc Bố, trường tiểu học Cao Tân, Trường tiểu học Cổ Linh huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Phạm vi thời gian: Thời gian khảo sát, đánh giá thực trạng từ năm 2015 đến nay.
5. Giả thuyết khoa học
HĐTN là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình GD phổ thông mới. Việc tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã được thực hiện trong những năm gần đây, tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này chưa cao. Các HĐTN sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động, đặc biệt là với những mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cụ thể rõ ràng, tức là HS được học từ trải nghiệm nếu Phòng GD&ĐT có các biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học hợp lý.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học và công tác quản lí hoạt động này.
6.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn và các biện pháp chỉ đạo của Phòng GD&ĐT đối với hoạt động này.
6.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn và các kiến giải với Phòng GD&ĐT trong việc chỉ đạo các trường thực hiện tốt hoạt động này.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn bản, các Nghị quyết, các tài liệu, sách báo... có liên quan xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.
7.2. Phương pháp quan sát
Quan sát việc tổ chức các HĐTN cho HS các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
7.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Bước 1: Xây dựng phiếu hỏi với 2 phiếu trưng cầu ý kiến:
- Phiếu số 1: Thăm dò ý kiến của 20 CBQL. Trong đó có 5 CQBL Phòng GD&ĐT; 15 CBQL là Hiệu trưởng, Hiệu phó của các trường tiểu học.
- Phiếu số 2: Thăm dò ý kiến đối với toàn thể GV của 5 trường (135 GV).
Việc xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Bước 2: Tiến hành điều tra và thu thập thông tin từ CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL, GV các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Bước 3: Thu thập phiếu điều tra và xử lý số liệu.
7.4. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn CBQL Phòng GD&ĐT huyện Pác Nặm, CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) của trường Tiểu học Bằng Thành II, trường Tiểu học Bằng Thành I, trường Tiểu học Bộc Bố, trường Tiểu học Cao Tân, trường Tiểu học Cổ Linh huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn về những vấn đề nghiên cứu của đề tài.
7.5. Phương pháp khảo nghiệm
7.6. Phương pháp thống kê toán học
Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu của đề tài, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập được. Nhờ đó ta xác định được kết quả một cách khách quan các nội dung, thực trạng và biện pháp tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
8. Cấu trúc luận văn
Gồm phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục và 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học.
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn và công tác chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.