Đối Với Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế


14 giờ 30 đến 15 giờ 30, tập trung vào việc dạy cho nhân viên biết cách tiếp nhận yêu cầu, mô tả các món ăn trong thực đơn và đề xuất nếu khách yêu cầu. Với môi trường tiếp xúc hàng ngày, ngoại ngữ của các nhân viên sẽ được cải thiện và nâng cao.

Bốn là, tổ chức thi nâng bậc lương cho nhân viên định kỳ 2 năm một lần tại các bộ phận nói chung và bộ phận phục vụ nói riêng. Đây là cơ hội để đánh giá lại trình độ của đội ngũ nhân viên đồng thời cũng là cơ hội để họ trau dồi lại kiến thức của mình. Lãnh đạo khách sạn có thể đưa ra các tiêu chuẩn để nhân viên được phép thi nâng bậc nghề. Những nhân viên nào đã đủ yêu cầu về thời gian nhưng không thõa mãn được các tiêu chuẩn đề ra thì không được phép tham dự. Như vậy, có thể đây sẽ là động lực thúc đẩy cho nhân viên có ý thức phấn đấu lên.

Năm là, tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện.

- Môi trường làm việc cũng tác động lớn đến chất lượng phục vụ của nhân viên. Khách sạn cần tạo ra môi trường làm việc tính tự giác, kỷ luật cao. Với mục tiêu khách hàng là trên hết, các chiến lược, chính sách của khách sạn đều dựa trên cơ sở nhu cầu của khách. Các nhà quản lý cần có quy định việc giám sát, khen thưởng tương xứng với sự tận tình của nhân viên khi làm việc với khách và đề ra những ký luật tương xứng khi họ không hoàn thành nhiệm vụ.

- Bên cạnh áp dụng những kỹ luật cho người lao động, khách sạn cần tạo điều kiện về tinh thần làm việc cho nhân viên. Ngoài những kinh tế mà họ nhận được thông qua công việc thì điều quan trọng là cần phải nắm bắt được tâm tư tình cảm, nhu cầu cũng như thế mạnh của họ để có thể tạo ra môi trường làm việc sôi nổi, tạo sự nhiệt tình trong công việc. Trước hết, hãy để cho họ cảm thấy rằng khách sạn luôn hỗ trợ và trao quyền tự do để họ phát huy sáng kiến trong công việc. Nên biểu dương, khích lệ, khen thưởng cho những nhân viên nào hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Làm như vậy, khách sạn sẽ tạo ra được những nhân viên trung thành và tận tụy. Kết hợp vật chất và tinh thần, khách sạn sẽ tạo cho những nhân viên của mình có niềm tin, lòng tự hào với khách sạn. Có nhiều chế độ, chính sách đãi ngộ riêng đối với nhân viên trẻ, nhiệt huyết cũng như các nhân viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm nhằm tạo động lực phấn đấu cho nhân viên trong khi làm việc cho khách


sạn. Xây dựng quỹ khen thưởng trong toàn khách sạn, động viên khen thưởng kịp thời những nhân viên ham học hỏi nâng cao tay nghề và làm việc có hiệu quả, khuyến khích tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tính sáng tạo của mình.

3.4. Kiến nghị với các ban, ngành hữu quan

3.4.1. Đối với UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

- Ban hành các qui chế, qui định chính sách nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành du lịch trên địa bàn Tỉnh,có những biện pháp thực hiện nhanh chóng việc trình lên chính phủ và phê duyệt sớm các dự án, công trình thi công phục vụ du lịch để không làm hạn chế việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

- Đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí và tăng cường khai thác nguồn tài nguyên du lịch ở các khu du lịch sinh thái như Đầm phá tam giang, biển lăng cô, hay du lịch thiền ......để có thể lôi cuốn khách du lịch trong cũng như ngoài nước có thể lưu trú trong thời gian lâu hơn .

Nghiên cứu chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đình Huế tại hệ thống khách sạn 4 sao trên địa bàn Huế - 13

- Ưu tiên đầu tư nguồn ngân sách cho chương trình phát triển du lịch trên địa bàn TỈnh.

- Quản lý, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng theo quy hoạch các hoạt động du lịch trên địa bàn địa phương.

- Tổ chức lập quy hoạch chi tiết trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh

- Nâng cấp cơ sở vật chất, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho khách du lịch, giúp khách đến Huế một cách dễ dàng hơn và có thể tham quan các điểm du lịch trên địa bàn Huế một cách dễ dàng.

- Cần chú trọng đến công tác tổ chức liên kết giữa các khách sạn trong tỉnh, có thể tạo điều kiện để xây dựng Hiệp hội các khách sạn tại Huế nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động kinh doanh khách sạn.


3.4.2. Đối với Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách phát triển du lịch của Tỉnh.

- Làm cầu nối cung cấp thông tin hai chiều cho các cơ quan quản lý cấp trên cho các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch trong tỉnh.

- Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các khách sạn áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo ISO. Tăng cường tuyệt đối với lĩnh vực kinh doanh khách sạn về quản lý chất lượng dịch vụ. Việc tăng cường quản lý này khiến cho các khách sạn không thể không quan tâm đến vấn đền chất lượng, đòi hỏi các doanh nghiệp khách sạn phải nhận thức đúng đắn về chất lượng.

- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ Tiệc Cung đìnhHuế.

- Làm tốt công tác dự báo du lịch, giúp cho các khách sạn nắm bắt được thị trường khách trong tương lai của mình từ đó có thể chuẩn bị tốt các công đoạn trong qui trình đón tiếp và phục vụ khách được chu đáo.

- Chỉ đạo hoạt động marketing điểm đến để xây dựng một hình ảnh thống nhất phù hợp với định hướng phát triển và các thị trường mục tiêu.

- Xây dựng chương trình hành động cụ thể để sau khi các quy hoạch được phê duyệt thì triển khai thực hiện một cách có hiệu quả.


Tiểu kết chương 3


Chương 3 đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đìnhtại các khách sạn 4 sao trên địa bàn Huế trong thời gian tới. Đề tài đã trình bày rõ xu hướng nhu cầu tiêu dùng dịch vụ Tiệc Cung đình, mục tiêu và phương hướng nâng cao chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đìnhtại các khách sạn 4 sao trên địa bàn Huế. Các nhóm giải pháp đưa ra từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và từ phía các khách sạn 4 sao với các nội dung cụ thể như là đa dạng hóa các chương trình phục vụ trong Tiệc Cung đình, xây dựng thực đơn chuẩn phục vụ cho Tiệc Cung đình, đa dạng các món ăn trong thực đơn, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong bộ phận ăn uống, nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, coi trọng công tác thu thập và xử lý ý kiến phản hồi của khách hàng. Thêm vào đó, tăng cường hoạt động quãng bá, tổ chức các hội chợ, triển lãm, festival để thu hút khách và mở rộng thị trường.....Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Văn Hóa Thể Thao Du Lịch Huế về việc nâng cao chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đìnhtại khách sạn 4 sao trên địa bàn Huế.


KẾT LUẬN


Phát triển và khai thác sâu rộng hơn nữa dịch vụ Tiệc Cung đìnhlà một trong những mục tiêu quan trọng của Tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng kinh doanh ẩm thực nói chung và dịch vụ Tiệc Cung đìnhnói riêng đang đứng trước bối cảnh khai thác theo kiểu thực dụng, chưa có tổ chức bài bản. Vì vậy,nâng cao chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đìnhtại các khách sạn 4 sao trên địa bàn Huế là một trong những vấn đề cần phải được tiến hành nghiên cứu và thực hiện.

Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đìnhtại các khách sạn 4 sao trên địa bàn Huế là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với các khách sạn mà còn đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch như Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Huế và Tổng Cục Du lịch. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đìnhở tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn Huế, luận văn đã đạt được mục đích nghiên cứu là đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đình. Các kết quả cơ bản mà luận văn đạt được bao gồm :

Thứ nhất, trên cơ sở hệ thống lại những lý luận cơ bản về chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đìnhtrong khách sạn, luận văn đã xác định được phương pháp nghiên cứu phù hợp đề nghiên cứu chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đìnhtại các khách sạn 4 sao trên địa bàn Huế.

Thứ hai, luận văn đã đi sâu vào điều tra thực trạng chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đìnhtại khách sạn 4 sao ở thành phố Huế từ đó rút ra những những mặt đạt được và những hạn chế của thực trạng.

Thứ ba, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đìnhtại các khách sạn 4 sao trên địa bàn Huế như là đa dạng hóa các chương trình phục vụ trong Tiệc Cung đình, xây dựng thực đơn chuẩn phục vụ cho Tiệc Cung đình, đa dạng các món ăn trong thực đơn, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong bộ phận ăn uống, nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc và nâng cao chất


lượng đội ngũ lao động, coi trọng công tác thu thập và xử lý ý kiến phản hồi của khách hàng.

Tóm lại, luận văn đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Tác giả hy vọng những phân tích, đánh giá và những giải pháp đề xuất sẽ giúp cho các khách sạn 4 sao trên địa bàn Huế nói riêng và toàn bộ hệ thống cơ sở phục vụ dịch vụ Tiệc Cung đìnhnói chung nâng cao chất lượng dịch vụ Tiệc Cung đìnhcủa mình đồng thời góp phần tăng cường thu hút khách du lịch đến với Huế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đại học Kinh Tế Quốc Dân (2002), Quản trị marketing trong doanh nghiệp, NXB thống kê Hà nội.

2. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Thị Minh Hòa (2006) , Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội.

3. Phạm Xuân Hậu (2001), Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn du lịch, Trường đại học thương mại - Nhà xuất bản Đại học quốc gia.

4. Nguyễn Thị Nguyên Hồng,Giáo trình quản trị dịch vụ (2013), Trường đại học thương mại - Nhà xuất bản Đại học quốc gia.

5. Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004), Quản lý chất lượng, Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh

6. Hội Đồng Cấp Chứng Chỉ Du Lịch, Giáo Trình Nghiệp Vụ Nhà Hàng, NXB Thanh Niên

7. Trần Ngọc Nam và Trần Huy Khang, Marketing du lịch, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

8. Lưu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, NXB thống kê Hà Nội.

9. Nguyễn Nhã (2009), Bản sắc ẩm thực Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tấn

10. Nguyễn Nhã (2009), Độc đáo ẩm thực Huế, Nhà xuất bản Thông tấn

11. Bùi Thị Tám (2008), Nghiên cứu chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch của chương trình ”Hành trình di sản Miền Trung”

12. Bùi Thị Tám (2008), Giáo trình Marketing Du lịch, Nhà xuất bản Đại Học Huế

13. Nguyễn Thương Thái (2006), Giáo Trình Marketing Du Lịch, NXB Bưu Điện

14. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn Khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

15. Nguyễn Thị Mai Trang (2006), Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí phát triển Khoa học & Công nghệ, tập 9, số 10/2006.

16. Lê Hữu Trang (2007), Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khách sạn của công ty cổ phân du lịch An Giang


17. Đại Nam Thực Lục (2007), Nhà xuất bản Giáo Dục

18. Khâm Định Đại Nam Hội điền sử lệ, bản dịch của Viện Sử học (1993), tập 9, Nhà xuất bản Thuận Hóa

19. Khâm Định Đại Nam Hội điền sử lệ, bản dịch của Viện Sử học (1993), tập 11, Nhà xuất bản Thuận Hóa

20. Luật du lịch (2005), NXB Sự thật, Hà Nội

21. Luật Di sản văn hoá và Nghị định hướng dẫn thi hành (2000), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Dự án Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Việt Nam (2007),Tiêu Chuẩn VTOS- Nghiệp Vụ Nhà Hàng-NXB Lao Động Hà Nội.

23. Khách sạn Sài gòn Morin Huế (210-2014), Báo cáo tổng kết năm và phương hướng hoạt động năm tiếp theo

24. Khách sạn Hương Giang Huế (210-2014), Báo cáo tổng kết năm và phương hướng hoạt động năm tiếp theo

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. A. Parasuraman (2002), Defing, Assessing and Measuring Service Quality, A Conceptual Overview.

2. Anderson & D Blakemore (1991), Modern Food Service

3. Christine Williams and John Buswell (2003), Service quality in leisure and Tourism CABI

4. Dennis Lillicrap, John Cousins and Robert Smith (2003), Food and beverage service

5. Dirk Dusharme (5/2007), Retailer Customer Satisfaction Survey, Qualify Digest.

6. Herman Jan Van Ree (2009), Service quality indicator for business support services, University College London và Olle Strongren (2007), Analyzing service quality, Luea University of Technology

7. John Wiley & Sons, Inc (2001), Remarkable service, The culinary institute of America

8. Wiliem F.G Mastenbroek (1991), Managing for quality in the service sector

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023