Các Thể Truyền Thống Thuộc Hệ Thống Thể Thơ Thuần Việt

không những quá cổ mà còn thường xuyên trở đi trở lại. Nếu Hàn Mặc Tử, từ những bài thơ ĐL ngay ngắn, nghiêm trang viết lúc còn niên thiếu đến những bài thơ đầy ngẫu hứng và tung phá trong Máu cuồng và hồn điên là cả một diễn trình tâm lý phức tạp thì ở Quách Tấn không hề có hiện tượng như vậy. Thơ ông trước và sau một màu vĩnh viễn, không nhìn thấy dấu vết thời gian. Sự sáng tạo thi ca theo đường hướng trên khiến nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Thơ ông đẹp thì đẹp tuyệt, nhưng không cảm người ta mấy” (dẫn theo [98, 988])... Rõ ràng, khi đánh giá về sức hút của ĐL Thơ mới, ngoài tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ, chúng ta không thể không nghĩ tới những bất cập trong khả năng mở nhằm tiếp cận yếu tố mới, thích nghi với đời sống hiện đại của thể thơ... Sau Thơ mới, nhờ “mã nghệ thuật” đặc thù, thơ ĐL vẫn sống dẫu có thể là “sống mòn”. Nhất là từ những năm 90 thế kỷ XX đến nay, thể ĐL trở lại với hàng loạt phong trào sáng tác, bảo tồn thơ Đường (dưới hình thức các hội, nhóm, câu lạc bộ thơ) nhưng chủ yếu là thơ bình dân, được phần nhiều người lớn tuổi ưa thích và sáng tác nhằm thỏa mãn cái cung cách thù tạc, chúc tụng, ngâm vịnh nhàn tản. Nhìn chung chất lượng nghệ thuật thấp. Đó chỉ là những tia hồi quang yếu ớt trước khi nó lụi tắt (?)! Khung cảnh văn hóa hiện đại không còn cơ hội cho thơ ĐL hồi sinh dù ký ức về nó vẫn có thể tham gia vào đời sống hiện đại theo hướng vô thức và với những vi lượng nào đó. Thực tế cho thấy, kể từ sau Mùa cổ điển của Quách Tấn, thơ ĐL rất hiếm những thành công.

Khi nhận định về đời sống thể ĐL trong Thơ mới, chúng tôi phải đối diện với một loại dữ kiện gần như trái ngược: trong khi ĐL ít được vận dụng thì loại hình câu thơ 5 chữ và nhất là 7 chữ vốn có gốc từ truyền thống (trong đó không ít những câu thơ, khổ thơ mang niêm luật, vần, đối của luật thơ Đường rất hoàn chỉnh) lại chiếm số lượng lớn. Theo thống kê của Lê Tiến Dũng, loại câu 5 chữ chiếm: 551 câu, 7 chữ: 3916 câu trên tổng số 10.060 câu thơ của Thơ mới [21, 13]. Riêng thể 7 chữ đạt đỉnh về số lượng: 340 bài (bảng 1), chiếm tỷ lệ cao nhất trong bảng thể thơ của Thơ mới, trở thành thể chủ chốt bên cạnh thơ 8 chữ. Quan sát đời sống thể thơ từ sau Thơ mới, chúng tôi nhận thấy loại hình câu thơ 7 chữ vẫn là câu chủ đạo. Thực tế này gợi mở cho chúng tôi nhiều suy nghĩ. Trước hết, chúng ta biết rằng CP, ĐL đều được vay mượn từ Trung Hoa nhưng qua quá trình Việt hóa đã dần trở thành một thể thơ truyền thống của dân tộc, loại hình câu thơ thất ngôn, ngũ ngôn của các thể này theo đó đã khảm sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam, trở nên

quá đỗi quen thuộc khiến người làm thơ không thể không nghĩ tới. Mặt khác, tiếng Việt chiếm đến 70% từ và yếu tố gốc Hán [100], hệ thống thanh điệu dồi dào nhạc chất, đặc điểm ngôn ngữ này dễ thích ứng với thể ĐL hay CP (trong văn học trung đại nó vốn được viết bằng văn tự chính thống là chữ Hán), thúc đẩy các nhà thơ tự nhiên tìm đến loại câu 5 chữ, 7 chữ nhiều hơn là kiểu câu thơ tự do vừa du nhập và còn nhiều bỡ ngỡ. Hơn nữa, thể ĐL đã kết tinh nhiều thành tựu rực rỡ, trở thành mẫu mực, cổ điển trong văn học trung đại. Phàm những cái gì tinh túy, mẫu mực thường được người đời sau noi gương, học tập... Những nguyên nhân này lí giải tính vững bền của loại hình câu thơ ngũ ngôn, thất ngôn, đồng thời cho thấy một áp lực lớn từ phía truyền thống đối với quá trình cách tân, hiện đại hóa thơ Việt. Thứ nữa, chúng tôi nhận thấy đặc trưng của câu thơ ngũ ngôn và thất ngôn CP hay ĐL truyền thống là nhịp nhàng, cân đối, hài hòa, nhỏ xinh, dễ nhớ, dễ thuộc rất phù hợp với tâm thức thơ và gu thẩm mỹ người Việt; dung lượng chữ trong loại câu này lại không kéo dài rườm rà, cũng không quá ngắn, nó vừa đủ để truyền tải dòng cảm xúc mới. Sự dung hòa các đặc điểm này ở hai loại câu thơ đã tạo sức hấp dẫn lôi cuốn các tân thi sĩ. Tuy nhiên, với nguồn năng lượng cảm xúc dồi dào và ưa trút xả của cái tôi lãng mạn, các nhà thơ mới buộc phải bứt phá khỏi khuôn hình chật hẹp, gò bó của thể thơ, để câu thơ tự do tràn theo mạch cảm xúc hình thành nên thể 5 chữ, 7 chữ hiện đại. Như vậy, sức mạnh của các yếu tố mang giá trị của truyền thống vẫn có thể tạo nên thành tựu mới nếu biết phát huy và làm mới nó. Không ngẫu nhiên khi hầu hết các nhà thơ mới đều làm nhiều thơ 5 chữ, 7 chữ và chịu ảnh hưởng lớn từ Đường thi dù họ ít hoặc không sáng tác ĐL. Trong khuôn hình thể thơ mới, các nhà thơ vừa có thể vận dụng ĐL, vừa có thể phô bày cảm xúc của mình một cách trực tiếp mà không sợ bị bó buộc. Đọc những câu thơ của Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Tràng Giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Giạ (Hàn Mặc Tử), Ông đồ (Vũ Đình Liên),... người đọc không những được sống lại thế giới thơ Đường mà còn được chiêm ngưỡng trực diện khối tâm tư lắm tầng bậc, nhiều trạng thái của nhân vật trữ tình. Ngay cả những nhà thơ có màu sắc tượng trưng như Bích Khê, nhóm Xuân thu nhã tập dù có cố gắng triệt để vận dụng thể ĐL nhưng đặc sắc hơn cả vẫn là thơ 5, 7 chữ hiện đại... Mở rộng quan sát và đặt trong thế “cạnh tranh” giữa các thể truyền thống và các thể thơ mới khác trong Thơ mới, chúng tôi còn nhận thấy, không chỉ riêng hiện tượng loại hình câu thơ ngũ ngôn, thất ngôn truyền thống đi vào hình hài những thể mới 5 chữ, 7 chữ mà ngay ở các thể hiện đại khác (như thể tự do, hợp thể, thậ ịch thơ) cũng có

sự tham gia và phát huy những kiểu loại câu thơ truyền thống. Điều này phản ánh sự xâm thực mạnh mẽ của các yếu tố, giá trị truyền thống trong các thể thơ - và rộng hơn là trong một loại hình thơ hiện đại. Đây là đặc trưng tất yếu của thơ ca dân tộc bởi tự thân thơ vốn đã biểu trưng cho sức mạnh truyền thống của người Việt Nam so với những loại hình mới mẻ như văn xuôi, kịch hiện đại.

Thứ tư, trong tương quan với chức năng trữ tình, khả năng tự sự vốn có của thể thơ tỏ ra yếu thế hơn hẳn. Một số nhà thơ học tập cách nối liên hoàn các bài ĐL tạo sức dài kể chuyện: Xuân mong đợi, Mười bài tâm sự, Hướng dương - Ngân Giang, Họa mười bài Khuê phụ thán - Vân Đài. Nhưng cách làm này xem ra khó đạt hiệu quả khi nhược điểm đơn điệu, trùng lặp (vốn không phù hợp với bản chất hàm súc, ít lời nhiều ý của thể thơ) đã được các nhà thơ xưa khắc phục bằng truyện thơ LB hay ngâm khúc. Nguyễn Bính dùng thể bài luật độc vận cũng gợi dậy được chút ít vai trò tự sự: Giời mưa ở Huế, Xóm Ngự viên, Xuân tha hương... Nhưng hầu như những tác phẩm này đều thiên về bộc lộ tâm sự hơn kể chuyện. Khả năng tự sự chỉ được phát huy mạnh mẽ khi các nhà thơ đưa câu ngũ ngôn, thất ngôn thoát khỏi khuôn hình thơ luật, hòa nhập vào thể mới như 5 chữ, 7 chữ. Thể 5 chữ, 7 chữ cho phép nới rộng bài thơ không giới hạn, nhờ đó truyền tải hữu hiệu những câu chuyện dài, đó có thể là câu chuyện tình, câu chuyện lịch sử, câu chuyện của dân tộc: Mưa xuân - Nguyễn Bính, Chùa Hương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Mỵ Châu - Nguyễn Nhược Pháp, thậm chí là một bản tuyên ngôn nghệ thuật thơ: Xuân tượng trưng - Bích Khê, v.v...

3.3.2. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ thuần Việt

3.3.2.1. Lục bát

Khác với chức năng chủ yếu là tự sự của LB trong truyện thơ Nôm ở văn học trung đại, chức năng nổi trội của LB Thơ mới là chức năng trữ tình với nội dung bày tỏ tình cảm, tâm trạng của cái tôi cá nhân cá thể. Ưu thế của vai trò kể chuyện, thuật kể trong LB truyền thống giờ đây đã nhường vị trí cho chức năng trữ tình... Những thay đổi về chức năng và nội dung của LB đã bắt đầu manh nha từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Vai trò tự sự của LB cũng như các thể thơ và văn vần nói chung thực sự tỏ ra không ưu thế bằng các thể văn xuôi khi mà các thể văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ đã xuất hiện qua các chuyện kể của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của. Và các thể văn xuôi tự sự hiện đại (truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại) ngày càng xuất hiện nhiều hơn qua các tác phẩm dịch, đặc biệt là qua sáng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

tác của các nhà văn chuyên nghiệp như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách,... Truyện thơ LB dù có mặt thêm vài lần nữa với U tình lục (1909) của Hồ Biểu Chánh và Giai nhân kì ngộ (1915) của Phan Châu Trinh cũng không có nghĩa là nó có thể tồn tại song song với truyện và tiểu thuyết văn xuôi hiện đại. Phương thức tồn tại và phát huy tác dụng chủ yếu của LB đương nhiên không thể là kể chuyện được nữa. LB lúc này đứng trước những thử thách quan trọng. Trong nó diễn ra sự “tranh chấp” vị trí giữa các chức năng. Trong cuộc “đọ sức” ấy, các nhà thơ thời hiện đại có vẻ ưu ái hơn cho LB trữ tình. Sự ra đời của dòng thơ LB yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ như Phan Bội Châu (Ái chủng, Ái quần), Ngô Qúy Siêu (Địa dư lịch sử nước nhà), Hoàng Lạc (Ru con), hay sự xuất hiện trên thi đàn công khai những nhà thơ muốn tìm về các thể thơ dân tộc để gửi gắm nhiều khía cạnh cảm xúc đang diễn ra trong tâm hồn như Tản Đà (Thề non nước, Rau sắng Chùa Hương,...), Đoàn Như Khuê (Phong dao), Trần Tuấn Khải (Phong dao, Hỡi cô bán nước,...),Tương Phố (Giọt lệ thu, Tái tiếu sầu ngâm,...) đã phần nào chứng tỏ khả năng phong phú của LB trong việc biểu đạt nội dung của các tác phẩm trữ tình nhỏ.

Những đổi thay thực sự phải đợi đến những năm 30 thế kỷ XX với sự ra đời của phong trào Thơ mới. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, ý thức của cái tôi cá nhân cá thể của tầng lớp trí thức tiểu tư sản bùng phát mạnh mẽ đến như thế. Nó đòi hỏi được khẳng định và hơn bao giờ hết cái tôi ấy có nhu cầu bộc lộ một cách chủ động, trực tiếp nhất những cung bậc tình cảm, cảm xúc của mình. Đã được chuẩn bị từ trước, lúc này lại gặp được cơ hội, LB đủ điều kiện chính thức chuyển sang nhận chức năng trữ tình làm chức năng chủ yếu của mình. LB trong Thơ mới không hề thua kém các thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ hay tự do trong việc phô diễn tâm trạng. Với Xuân Diệu, thể 7 chữ, 8 chữ giúp ông thể hiện hiệu quả nhất cái cảm thức thời gian trôi chảy, nỗi lo sợ tuổi trẻ qua mau, mùa xuân chóng tàn, phải đối diện với cái tôi cô đơn hiện hữu (Vội vàng). Nhưng có lúc ông đã bộc bạch bằng những vần thơ LB cũng đầy tâm tình không kém: Cái bay không đợi cái trôi / Từ tôi phút trước sang tôi phút này (Đi thuyền). Câu thơ LB đã diễn tả sâu sắc cái bước đi của thời gian và nỗi lo âu của lòng người. Thời gian không chỉ làm thay đổi khách thể mà đổi thay cả chủ thể nữa. Bởi vậy, thi nhân ao ước có Cặp hài vạn dặm để săn tìm tốc độ của ngọn gió thời gian, chế ngự nó và dành lấy sự sống: Ta theo gió mạnh, gió nhanh / Gió hung dữ, gió sát sanh, gió cuồng. Không chỉ riêng Xuân

Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 11

Diệu, hầu như nhà thơ mới nào cũng muốn thử mình qua LB để bày tỏ những nỗi niềm, tâm tư của cái tôi cá nhân cá thể. Ở đây, tất cả mọi tâm tư đều được LB chuyển tải hữu hiệu. Có nỗi buồn vô cớ: Hôm nay trời nhẹ lên cao / Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn (Chiều - Xuân Diệu), nỗi sầu đêm mưa: Tai nương nước giọt mái nhà / Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn (Buồn đêm mưa - Huy Cận), có niềm tương tư: Nắng mưa là bệnh của giời / Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng (Tương tư - Nguyễn Bính), nỗi giận hờn: Hay gì bà hỏi đến tôi / Khóc thì hờn dỗi mà cười vô duyên (Thưa bà - Trần Huyền Trân) và cả cái xôn xao, nhớ nhung rất khó tả của thời đại: Trời không nắng cũng không mưa / Chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung (Mầu thu năm ngoái - Hồ Dzếnh),... Chức năng trữ tình của LB hầu như đều được các nhà thơ khai thác triệt để. Bên cạnh đó, chức năng tự sự của LB cũng được nhiều nhà thơ mới quan tâm. Đó là những câu chuyện kể LB tiêu biểu như Chân quê, Lỡ bước sang ngang, Giấc mơ anh lái đò,... của Nguyễn Bính, Người con gái họ Dương của Phan Văn Dật, Bông hoa rừng của Thế Lữ, Rằm tháng giêng của Hồ Dzếnh,... Song dường như chức năng tự sự (kể chuyện) ở những tác phẩm này chỉ được “vời” đến để làm điểm tựa giúp LB thực hiện tốt hơn chức năng trữ tình, như một cái cớ để chủ thể bộc lộ tâm trạng. Ẩn đằng sau câu chuyện Hôm qua em đi tỉnh về (Nguyễn Bính) là nỗi lo sợ mong manh của chàng trai trước hiện tượng những nét đẹp Chân quê đang dần bị mai một: Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. Còn với Giấc mơ anh lái đò, cái quan trọng không phải là Nguyễn Bính kể chuyện “giấc mơ” của anh lái mà là thổ lộ tình cảm của mình: Để anh mơ mãi mơ nhiều... Trong số các nhà thơ mới sử dụng LB để sáng tác, Nguyễn Bính đặc biệt chú ý khai thác khả năng tự sự - kể chuyện của thể thơ để phô diễn tâm tư tình cảm. Số bài thơ làm bằng thể LB có vận dụng khả năng này chiếm tới 18/29 bài LB của ông có mặt trong Thơ mới… Như vậy, nhìn chung Thơ mới vẫn chưa khai thác được khả năng tự sự lớn từ thể LB cổ truyền.

Đặc sắc nhất của LB Thơ mới nói riêng và LB hiện đại nói chung so với thơ LB trữ tình của văn học truyền thống là chức năng trữ tình luôn gắn với nội dung bày tỏ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của cái tôi cá nhân cá thể. Thực ra, chức năng trữ tình với nội dung bày tỏ tư tưởng, tình cảm của chủ thể trữ tình đã được khẳng định trong LB truyền thống, nhưng những tâm tư mang màu sắc của con người cá nhân lúc này chưa rõ rệt như trong LB Thơ mới. Nét khác biệt này xuất phát từ đặc điểm mỗi hệ hình văn học trong từng thời đại khác nhau. LB ca dao

trong văn học dân gian luôn bị chi phối bởi tính tập thể, tính truyền miệng, tính phi cá thể nên không lưu lại phong cách cá nhân, chỉ có phong cách thời đại, phong cách vùng miền. Văn học bác học trung đại đã có dấu ấn khác nhau giữa LB Nguyễn Du và LB Nguyễn Đình Chiểu,... Nhưng những cung bậc tâm tư riêng tây của mỗi cái tôi tác giả chưa thể phát lộ một cách trực tiếp và mạnh mẽ như trong Thơ mới và thơ hiện đại sau này. Đây không phải là đặc điểm riêng của LB mà là đặc điểm chung của mọi thể thơ trong sự ràng buộc của hệ thống thi pháp văn học trung đại. Chức năng, nội dung các thể thơ, trong đó có LB - một thể thơ tương đối tự do trong việc phô diễn tình cảm - luôn bị quy định, trọng tâm mà nó hướng đến là tập thể, cộng đồng. Nỗi niềm của con người cá nhân trong văn học cổ cũng là nỗi niềm của cái ta thời đại. Dòng cảm xúc của chủ thể cá nhân trong Truyện Kiều luôn gắn liền hoặc chìm lấp sau dòng cảm xúc, tâm tư chung, phổ quát. Nỗi đau của Nguyễn Du là nỗi đau mang tính nhân loại, nỗi đau dành cho nàng Kiều, nói rộng ra là thân phận người phụ nữ nói chung trong xã hội cũ: Đau đớn thay phận đàn bà / Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Đầu thế kỷ XX, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, hai thi sĩ có cá tính sáng tạo mạnh mẽ, nắm vững đặc trưng thi pháp LB ca dao, hiểu rõ tính chất biến thể, khả năng co giãn mềm mại của tác phẩm dân gian sáng tác nên hàng loạt bài phong dao LB đầy linh hoạt, sáng tạo. Ví dụ: Anh đi anh nhớ quê nhà

/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương... Tuy vậy, đọc những vần thơ LB này nếu người đọc không có cảm nhận tinh tế khó có thể phân biệt được đâu là LB Tản Đà, LB Trần Tuấn Khải và đâu là ca dao bởi sự tương đồng về cấu trúc câu thơ, hình ảnh mang tính dân dã, tính “phi cá thể”... Đến 1932 - 1945, trong công cuộc đấu tranh giành địa vị khẳng định cái tôi, trong thơ ca, bên cạnh sự sáng tạo những thể thơ mới, việc các nhà thơ tìm đến những thể thơ cổ truyền của dân tộc như LB không phải ngẫu nhiên vì nó vẫn rất thích hợp với nhu cầu phát huy bản ngã. Quả thật, đọc những vần thơ LB Thơ mới, có thể nhận thấy về cơ bản thì cấu trúc thể thơ vẫn ổn định, nét mới nhất của LB lúc này là những “dòng cảm xúc mới” mang tính cá nhân. Nhận diện xu hướng thể tài của LB trong Thơ mới, Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức phân chia: “Nhìn chung về hình thức thể thơ lục bát trong thời kỳ Thơ mới được khai thác theo hai khuynh hướng: khuynh hướng “hiện đại hoá” và khuynh hướng trở về với ca dao với truyền thống” [124, 383]. Khuynh hướng hiện đại hoá được thể hiện khá rõ trong thơ LB của Huy Cận, Thế Lữ, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Trần Huyền Trân, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, v.v... Trên nền thể thức thơ truyền

thống, các nhà thơ mới muốn “đóng dấu” bản sắc riêng của mình vào thơ. Bản sắc riêng đó đã được thức dậy thật mạnh mẽ trong thơ Thế Lữ, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Trần Huyền Trân - những đại biểu lớn của khuynh hướng LB lãng mạn. Hình ảnh nhân vật tôi trong thơ LB Thế Lữ là một “kẻ bộ hành phiêu lãng” của thời đại. Với chủ trương biểu hiện tình cảm tự do đối với thiên nhiên và con người, không theo ước thức và quy định nào cả, LB Thế Lữ đưa con người đi xa đến lạc cõi trần gian, phiêu diêu trong thế giới bồng lai, tiên cảnh: Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi / Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng/... Tiên nga tóc xõa bên nguồn / Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu (Tiếng sáo Thiên Thai). Khác Thế Lữ, LB của Huy Cận lại níu người đọc về với không gian phàm trần, ngắm cảnh quanh mình (Ngậm ngùi, Thu rừng), phảng phất bóng hình xưa (Đẹp xưa, Chiều xưa), có lúc mênh mang sông nước (Thuyền đi) hay thấm đẫm nỗi buồn và đong đầy niềm tương tư, thương nhớ (Buồn đêm mưa). Cái sầu cái buồn ấy cứ bàng bạc khắp không gian, giăng mắc khắp sông núi, vũ trụ. LB Huy Cận đã tâm trạng hóa không gian, phi hóa thời gian. Dòng cảm hứng chủ đạo “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” xuyên suốt trong thơ ông giờ đã ăn sâu cả vào LB: Bỗng dưng buồn bã không gian / Mây bay lũng thấp giăng màn âm u / Nai cao gót lẫn trong mù / Xuống rừng nẻo thuộc nghìn thu mới về... (Thu rừng). Đây là những bài LB đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật LB Huy Cận. LB Huy Cận đậm chất cổ điển, mang âm hưởng cổ thi nhưng cũng rất hiện đại, gần với thơ tượng trưng Pháp, chủ yếu ở sự lắng nghe và nắm bắt một cách tinh vi những cảm xúc mong manh, mơ hồ của tâm hồn. Với Lưu Trọng Lư thì nội dung LB không còn đơn thuần là tình yêu giữa nam và nữ nữa mà là tình yêu trong mộng và thơ. Thơ sầu rụng của Lưu Trọng Lư luôn mang cái âm hưởng “ngân nga, dằng dặc, buồn buồn, đều đều như tiếng guồng xa...” [175, 285]. Còn LB của Xuân Diệu lại cất lên tiếng lòng của nỗi buồn vô cớ, sâu lắng, dịu dàng mà thanh thoát. Nếu LB Huy Cận hướng về nét lãng mạn cổ điển phương Đông thì LB Xuân Diệu lại hướng sang vẻ đẹp lãng mạn Tây Âu. Xuân Diệu đã “lục bát hoá” thơ Pháp bằng những câu: Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều / Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn (Chiều), Đi mau! Trốn nét! Trốn màu / Trốn hơi, trốn tiếng! Trốn nhau! Trốn mình (Cặp hài vạn dặm). Nhìn chung, trong khuynh hướng hiện đại hoá mang tính lãng mạn, các nhà thơ mới đã vận dụng LB vào việc phô diễn nỗi buồn của cái tôi thời đại Thơ mới, một nỗi buồn sâu lắng, dịu dàng, nhẹ nhàng có lúc kéo dài một cách u uẩn, thanh thoát. Nét cảm xúc chung nhất này có thể nhận thấy qua một loạt

bài thơ LB nguyên thể như: Bao la sầu (Lưu Trọng Lư), Thu (Trần Huyền Trân), Cuối thu (Bích Khê), Ngã ba, Bụi mưa bờ cũ, Im lặng (Xuân Diệu), Sống vội (Tế Hanh), Hôm nay, Thương thu (Quách Tấn), v.v... Đây không phải là đặc điểm “vô duyên cớ”. Phan Diễm Phương có lí khi cho rằng: “Trong tương quan với các thể thơ khác, thể lục bát trong thơ ca hiện đại dường như tỏ ra thích hợp hơn cho sự phô diễn những tâm tư và cảm xúc đằm thắm, lắng đọng, thiết tha” [139, 206]. Với vật liệu chính là cuộc sống văn hóa đô thị và con người cá nhân cô đơn nên dù có bày tỏ về “cõi riêng” nhiều đa đoan, lắm dang dở, vui buồn,... thì cách thể hiện nó trong thơ LB cũng nhẹ nhàng, man mác. Nội dung của thơ LB phù hợp với việc thể hiện những tình cảm lưng chừng, những bâng khuâng trên con đường tìm về nội tâm của con người: Lòng không ai cấm mà im/ Không dưng bỗng nhớ, không tìm bỗng mong (Hai bài thơ ru - Hồ Dzếnh). Có lẽ đây là ưu thắng riêng mà LB có được so với các thể thơ khác, trở thành dẫn lực mạnh mẽ, thu hút các nhà thơ mới. Điều này cũng là lí do giải thích tại sao trong thơ Trần Huyền Trân, âm hưởng chủ đạo là tráng ca và lịch sử lại không được thể hiện qua thơ LB. Trần Huyền Trân chỉ tìm về với thể thức LB khi trong ông cơ hồ một nỗi buồn mênh mang về thực tại, về “nước non” trong cảnh “tang thương bấn loạn”, một nỗi hoài niệm về quá vãng xa xăm rất thích hợp với âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha, sâu lắng của LB. Ví như khi bộc lộ cảm hứng biệt ly với nỗi niềm đau xót, uất hận lúc “nước mất nhà tan, lệ thầm” (Xuống đò); nỗi niềm trống vắng cô đơn khi tiễn biệt (Tiễn biệt); hoặc trạng thái sầu đau, ngậm ngùi xót xa trước cuộc đời, trước bi kịch tình yêu lỡ làng tan vỡ: Tương phùng là để biệt ly / Biệt ly là một lòng đi qua lòng / Giờ thuyền em đã sang sông / Anh nhìn khói sóng ngỡ trông mây đèo (Mười năm). Thuộc dòng cảm xúc trữ tình với nỗi buồn bâng khuâng, man mác đầy chất hoài niệm này còn có thể kể đến một loạt hồn thơ tiêu biểu: Trần Huyền Trân (Mười năm, Độc hành ca, Với Tản Đà, Khóc Tản Đà, Có nhau), Mộng Sơn (Sau ngày ly biệt), Phan Thanh Phước (Màn dâu xưa, Đêm tần), Thâm Tâm (Tráng ca), Cẩm Lai (Bóng ai), v.v... Có khi chất “đằm thắm, lắng đọng, thiết tha” trong LB còn được vận dụng để thể hiện những cảm nhận tinh tế, rung động nhẹ nhàng ý vị, trong trẻo, kín đáo mà nên thơ: Đừng buồn nhưng cũng đừng vui/ Êm êm nắng nhẹ qua trời rợn mưa (Duyên ý - Hồ Dzếnh), Không gian như có giây tơ/ Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu (Chiều - Xuân Diệu).

Từ khuynh hướng lãng mạn, vươn tới khuynh hướng tượng trưng, siêu thực là nét độc đáo của hồn thơ LB Hàn Mặc Tử, Bích Khê. Lần đầu tiên trong lịch sử,

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí