giả đã chú ý lựa chọn danh mục thiết bị và chuẩn bị các TBDH theo một số yêu cầu để có thể phát huy vai trò của TBDH.
1.4.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở
- Đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, kịp thời và không bỏ sót, phải có tác dụng giáo dục và động viên HS. Cần có nhiều hình thức và độ phân hóa trong đánh giá phải cao. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của HS: Nghĩ và làm. Năng lực vận dụng vào thực tiễn của HS, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Đảm bảo độ tin cậy và hiệu lực của đánh giá.
- Tăng cường các phương thức, hình thức đánh giá: Trong giờ, ngoài giờ, chính thức và không chính thức. Đánh giá qua quan sát, trao đổi - thảo luận, qua tự học, chuẩn bị, tìm thêm tư liệu, sáng tạo đồ dùng dạy học. Tạo sự kết hợp linh hoạt giữa kiểm tra, lượng giá, đánh giá. Chú trọng hướng dẫn HS phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Kết hợp giữa đánh giá của thầy với đánh giá của trò.
1.5. Các yếu tố chủ quan và khách quan
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới việc tổ chức dạy học
Việc tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên các trường THCS không chỉ chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài mà còn ảnh hưởng chính bởi những phẩm chất, trình độ chuyên môn của họ.
Để tổ chức tốt hoạt động dạy học, người giáo viên phải có hiểu biết toàn diện về môn học, phải nắm vững các phương pháp giảng dạy, phải có kỹ năng đánh giá, phân tích chuyên môn.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
- Điều kiện về đội ngũ giáo viên và học sinh THCS. Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả hoạt động dạy học.
- Đời sống vật chất và tinh thần của GV và HS ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy học.
- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy học, đặc biệt là dạy học tiếng Anh. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường là các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy như bàn ghế, phòng học, phòng thư viện, phòng thí nghiệm và các phương tiện, trang thiết bị dạy học khác.
- Điều kiện về văn hoá, kinh tế – xã hội của địa phương nơi trường đóng và học sinh đang học ở trường phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia giáo dục học sinh của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương, phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Đặc biệt, điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn nên việc đầu tư cho việc học của HS cũng còn nhiều hạn chế, nhất là các điều kiện phục vụ học tập môn tiếng Anh.
- Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường. Trong công tác tổ chức hoạt động dạy học sự chỉ đạo của cấp trên chính là những định hướng, kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu và phương hướng hoạt động dạy học. Đồng thời việc kiểm tra của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi và hiệu quả đưa hoạt động dạy học của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích các tài liệu về quản lý tổ chức dạy học tiếng Anh THCS thông qua thiết lập môi trường giao tiếp cho thấy: tổ chức dạy học tiếng Anh THCS thông qua môi trường giao tiếp là xây dựng mục tiêu, kế hoạch tổ chức dạy học, xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên tiếng Anh, xây dựng môi trường giao tiếp trong học tiếng Anh cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh
được giao tiếp nhiều hơn; xác định cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học tiếng Anh.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ PHÚ THỌ
2.1. Giới thiệu chung về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục trung học cơ sở ở thị xã Phú Thọ
2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục địa phương
Thị xã Phú Thọ thuộc vùng trung du và miền núi phía bắc, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, trung du. Thị xã nằm cách thành phố Việt Trì 35 km, cách thủ đô Hà Nội 90 km, về phía Tây Bắc.
Địa giới của thị xã Phú Thọ: phía bắc và đông bắc giáp huyện Phù Ninh, phía tây và tây nam giáp huyện Thanh Ba, phía nam giáp huyện Tam Nông, phía đông nam giáp huyện Lâm Thao.
Trong những năm qua cùng với cả nước và các địa phương trong tỉnh, thị xã Phú Thọ có những bước phát triển vững chắc trên các mặt kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng.
Nhân dân trong địa bàn thị chủ yếu là cán bộ công chức, viên chức, làm nghề dịch vụ, chế biến lương thực, thực phẩm. Có một bộ phận làm nghề vận tải thô sơ đường bộ, đường thuỷ... Mức thu nhập bình quân đầu người 2.000.000đ/người/ tháng. Đời sống nhân dân ổn định và ngày càng phát triển.
Số hộ nghèo ngày càng giảm, số hộ có có kinh tế khá và hộ giàu tăng lên. Cơ cấu kinh tế đó từng bước chuyển dịch đúng hướng: Tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế địa phương.
- :
Thị xã Phú Thọ với truyền thống 110 năm xây dựng và trưởng thành từ
lâu đã được coi là trung tâm giáo dục của tỉnh nhà với nhiều gia đình hiếu học nổi tiếng với truyền thống học hành vói nhiều con học giỏi, đỗ đạt và hiện nay có nhiều đóng góp cho thị xã nói riêng và đất nước nói chung.
Thị xã đã xây dựng được mạng lưới trường, lớp các bậc học, cấp học ổn định và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đến nay toàn thị có 12 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 9 trường THCS, 04 trường THPT, 1trung tâm GDTX,1 trung tâm dạy nghề, 1 trường bồi dưỡng nhà giáo và CBQL tỉnh Phú Thọ, 1 trường trung cấp chuyên nghiệp, 3 trường cao đẳng và 1 trường Đại học Hùng Vương.
Chất lượng giáo dục từng bước được củng cố và rút ngắn khoảng cách chênh lệch giũa các vùng miền trong thị và dần tiến tới mặt bằng chung của tỉnh. Chất lượng giáo dục đại trà được củng cố và nâng lên, đảm bảo chất lượng thực chất theo tinh thần của cuộc vận động “Hai không”.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được quan tâm, số học sinh đạt giải qua các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp thị được duy trì và phát triển hàng năm. Thị xã Phú Thọ hàng năm đều có học sinh đạt giải qua các kỳ thi cấp quốc gia.
2.1.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở ở thị xã Phú Thọ
Đến nay tại thị xã Phú Thọ có 9 trường THCS, tất cả thuộc loại trường Công lập, có 06 trường thuộc các xã vùng sâu, trong đó có 07 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, nhiều trường có bề dày thành tích về mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà và bộ môn tiếng Anh đã được đưa vào dạy trong nhà trường ngay từ những năm 1992 khi GV tiếng Anh còn thiếu thốn về số lượng lẫn chất lượng. Cho đến nay, GV dạy môn tiếng Anh ở THCS trên địa bàn thị xã đã đủ mạnh về số lượng và chất lượng, tất cả GV tiếng Anh ở các trường có trình độ từ đủ chuẩn trở lên: GV có trình độ CĐSP là 2 GV và ĐHSP là 28 GV.
2.1.3. Tổ chức khảo sát điều tra về tình hình dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường trung học cơ sở thị xã Phú Thọ
2.1.3.1.Mục đích khảo sát
Nhằm thu thập thông tin, tài liệu phục vụ việc đánh giá hoạt động tổ chức dạy học Tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Phân tích, đánh giá hoạt động tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại thị xã Phú Thọ.
Tìm ra nguyên nhân, tồn tại cũng như hạn chế trong các hoạt động này.
Dự kiến, đề xuất phương án khắc phục, sửa chữa tồn tại và biện pháp để phát huy mặt ưu điểm.
2.1.3.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát chương trình, nội dung và phương pháp dạy học tiếng Anh. Khảo sát hoạt động dạy học và mục tiêu môn tiếng Anh THCS. Khảo sát phương pháp dạy học tiếng Anh THCS.
Khảo sát phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tiếng Anh của HS. Khảo sát đội ngũ giáo viên tiếng Anh.
Khảo sát cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc dạy học tiếng Anh tại các trường THCS thị xã Phú Thọ.
2.1.3.3. Đối tượng khảo sát
18 CBQL và 30 GV, 100 học sinh.
2.1.3.4. Phương pháp khảo sát
Thông qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do các cấp quản lý GD ban hành về công tác dạy học tiếng Anh THCS.
Phân tích, so sánh, đối chiếu. Phỏng vấn.
Xây dựng bảng hỏi.
2.1.3.5. Xử lý số liệu khảo sát
Thông qua kết quả thực hiện các biện pháp khảo sát, tiến hành tổng hợp các thông tin, tài liệu thu thập được.
Phân tích, thống kê và so sánh, đánh giá các số liệu thu thập được.
2.2. Thực trạng tổ chức dạy học Tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường trung học cơ sở thị xã Phú Thọ
2.2.1. Nội dung sách giáo khoa tiếng Anh trung học cơ sở
Bảng 2.1: Ý kiến của CBQL và GV về SGK
Cán bộ quản lý | Giáo viên | |||||
% | Mean | Thứ tự | % | Mean | Thứ tự | |
(1) Nội dung SGK phù hợp với trình độ của HS | 33.3 | 1.68 | 5 | 53,3 | 1.47 | 10 |
(2) Chương trình giảng dạy của sách giáo khoa phù hợp với trình độ của HS | 50.0 | 1.5 | 8 | 53.3 | 1.48 | 8 |
(3) Nội dung chương trình SGK tiếng Anh đã đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện | 44.4 | 1.62 | 8 | 38.8 | 1.6 | 5 |
(4) Nội dung SGK tiếng Anh đã đáp ứng yêu cầu giảm tải áp lực càng nhiều càng tốt | 61.1 | 1.4 | 11 | 70 | 1.28 | 11 |
(5) Đổi mới nội dung theo hướng đảm bảo cơ bản, tinh giản, thiết thực | 16.6 | 1.84 | 1 | 50 | 1.48 | 8 |
(6) Đổi mới nội dung theo hướng tăng cường thực hành, giảm bớt tính kinh viện | 38.8 | 1.6 | 7 | 26.7 | 1.7 | 4 |
(7) Giúp học sinh biết cách tự học, tích cực hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức | 22.2 | 1.82 | 2 | 20 | 1.8 | 3 |
8) Giúp giáo viên dễ dạy | 55.5 | 1.42 | 10 | 43.3 | 1.57 | 7 |
9) Giúp học sinh dễ học | 50.0 | 1.48 | 9 | 10.0 | 1.58 | 6 |
(10) Sách hướng dẫn giáo viên có tác | 27.7 | 1.7 | 4 | 16.6 | 1.9 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường trung học cơ sở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ - 2
- Quản Lý Giáo Dục, Quản Lý Nhà Trường
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tiếng Anh Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Dạy Học Tiếng Anh Thông Qua Thiết Lập Môi Trường Giao Tiếp
- Cơ Sở Vật Chất, Thiết Bị Dạy Học Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thị Xã Phú Thọ
- Các Biện Pháp Tổ Chức Dạy Học Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Sơ Sở Thị Xã Phú Thọ Thông Qua Môi Trường Giao Tiếp
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
(11) Cách trình bày của SGK tạo điều kiện thuận lợi cho GV đổi mới phương pháp dạy-học | 22.2 | 1.8 | 3 | 16.6 | 1.91 | 1 |
dụng hỗ trợ GV trong dạy - học
Nghiên cứu bảng tổng quan trên ta cũng thấy việc nhìn nhận giữa hai đối tượng CBQL và GV về nhiều nội dung trên có sự chênh lệch nhau, ở vị trí khác nhau theo quan điểm khác nhau.
Nội dung (5) “đổi mới nội dung theo hướng đảm bảo cơ bản, tinh giản, thiết thực” với CBQL xếp hạng 1 và (ĐTB = 1.84 ), trong khi GV (ĐTB = 1.48) xếp hạng thứ 8? Và chỉ có 48,3% GV cho rằng “đúng”. Điều này cho thấy nhiều nhà quản lý chưa đi sâu sát với thực tế, với giáo viên và cả chương trình sách giáo khoa mới. Đây cũng là một thực trạng trong công tác quản lý lỏng lẽo cần khắc phục một cách tích cực hơn. “Nội dung Sách giáo khoa phù hợp với trình độ của học sinh”, có 66.7% CBQL cho rằng “đúng” (ĐTB = 1.68), trong khi chỉ có 46,7% GV đồng ý (ĐTB = 1.47). Thực tế hiện nay giáo viên và học sinh rất thích bộ sách giáo khoa mới với chất lượng in ấn và kênh hình đẹp mắt thu hút cho việc dạy và học. Tuy nhiên, về nội dung có những phần cần được điều chỉnh lại cho phù hợp với các đối tượng và mang tính đại chúng hơn. “Nội dung sách giáo khoa tiếng Anh đã đáp ứng yêu cầu giảm tải áp lực càng nhiều càng tốt” CBQL có (ĐTB = 1.40) và GV (ĐTB = 1.28), bên cạnh ý kiến “giúp GV dễ dạy” với chương trình SGK này, (ĐTB = 1.42) và nội dung giúp “học sinh dễ học” (ĐTB = 1.48) đều thấp hơn ý kiến của GV về “giúp GV dễ dạy” (ĐTB = 1.57) và “học sinh dễ học” (ĐTB = 1.58). Thật sự mà nói GV và
học sinh hiện nay rất phấn khởi với bộ SGK mới này, nhưng để đánh giá vấn đề
“dễ dạy, dễ học” thì thực tiễn cho thấy “không dễ tí nào” về việc lĩnh hội và truyền đạt nội dung mới và khó, có những bài học “quá ngưỡng” cho các em trong lượng thời gian “quá ngắn” là một thực trạng không phù hợp dẫn đến việc GV phải ưu tiên thời gian chuyển tải lượng kiến thức của bài cho HS và đương nhiên việc thực hành kĩ năng phải rút ngắn lại.
2.2.2. Phương pháp dạy học tiếng Anh của giáo viên trung học cơ sở
Bảng 2.2: Ý kiến của CBQL và GV về việc sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh hiện nay
Cán bộ quản lý | Giáo viên | |||||
% | Mean | Thứ tự | % | Mean | Thứ tự | |
(1) Phương pháp rèn luyện ngữ pháp – dịch | 55.5 | 1.36 | 5 | 66.6 | 1.4 | 3 |
(2) Phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe – nói | 22.2 | 1.85 | 1 | 16.6 | 1.8 | 2 |
(3) Phương pháp giao tiếp | 22.2 | 1.8 | 3 | 26.6 | 1.8 | 2 |
(4) Phổ biến là Thầy đọc – trò chép | 88.0 | 1.1 | 7 | 90 | 1.1 | 5 |
(5) Có đổi mới phương pháp dạy - học khác nhưng còn chậm | 16.6 | 1.7 | 4 | 30 | 1.84 | 1 |
(6) Đổi mới phương pháp chủ yếu ở các giáo viên giỏi | 77.7 | 1.25 | 6 | 73.3 | 1.2 | 4 |
(7) Chỉ đổi mới rõ trong các đợt thao giảng | 72.2 | 1.25 | 6 | 73.3 | 1.2 | 4 |
(8) Đổi mới đồng đều ở tất cả giáo viên | 22.2 | 1.82 | 2 | 20 | 1.8 | 2 |
Xét thấy: Với CBQL đánh giá trong việc quản lý phương pháp dạy học của GV hiện nay “Phương pháp rèn luyện kĩ năng nghe – nói” hạng thứ 1 (ĐTB
= 1.85), “Đổi mới đồng đều ở tất cả GV”, xếp hạng thứ 2 với ĐTB=1.82.