Tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường trung học cơ sở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CBQL

Cán bộ quản lý

CĐSP

Cao đẳng sư phạm

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐHSP

Đại học sư phạm

ĐTB

Điểm trung bình

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

GVBM

Giáo viên bộ môn

HS

Học sinh

HĐDH

Hoạt động dạy học

PPCT

Phân phối chương trình

PPDH

Phương pháp dạy học

QLGD

Quản lý giáo dục

SGK

Sách giáo khoa

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

THCS

Trung học cơ sở

TL

Tự luận

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

TBDH

Thiết bị dạy học

TTB

Trang thiết bị

%

Tỷ lệ phần trăm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường trung học cơ sở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Ý kiến của CBQL và GV về SGK 29

Bảng 2.2: Ý kiến của CBQL và GV về việc sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh hiện nay 31

Bảng 2.3: Ý kiến về việc tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp 33

Bảng 2.4: Thiết kế kế hoạch bài dạy của GV hiện nay 34

Bảng 2.5: Trình độ Tiếng Anh của HS thị xã Phú Thọ 36

Bảng 2.6: Ý kiến của CBQL và GV về mục đích kiểm tra HS 38

Bảng 2.7: Ý kiến của CBQL và GV về kỹ năng – kiến thức của HS 39

Bảng 2.8: Các hình thức kiểm tra môn tiếng Anh 39

Bảng 2.9: Quản lý CSVC và phương tiện kỹ thuật giảng dạy 42

Bảng 2.10: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh của

đội ngũ GV trường THCS 44

Bảng 2.11: Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến HĐDH tiếng Anh của GV 45

Bảng 2.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học tiếng Anh của GV và HS. 47

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính độ khả thi của các biện pháp đề xuất 69

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đang từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn bao giờ hết, thế giới ngày nay đang có sự biến chuyển nhanh chóng và sâu sắc. Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và cách mạng công nghệ thông tin đang bùng nổ theo cấp số nhân đưa thế giới sang thời đại của thông tin và nền kinh tế trí thức. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người. Nguồn lực đã và đang trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển KTXH của mỗi quốc gia và cạnh tranh quốc tế. Điều đó đặt ra những yêu cầu rất to lớn cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của mỗi nước trong bối cảnh hội nhập.

Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội và thách thức lớn tác động mạnh đến giáo dục Việt Nam. Đứng trước yêu cầu cũng như thử thách to lớn của xã hội, ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến giáo dục cho mọi người, cho toàn dân. Đại hội Đảng IX đã nhấn mạnh: “Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo, coi phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; tư tưởng, đạo đức lối sống, học vấn kiến thức phổ thông; hiểu biết kỹ thuật hướng nghiệp; kỹ năng học tập và vận dụng kiến thức về thể chất và xúc cảm thẩm mỹ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đứng trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

đất nước, trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của kinh tế xã hội, của khoa học- công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, Đảng và Nhà nước rất

quan tâm đến việc dạy học ngoại ngữ trong nhà trường. Tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ bắt buộc được đưa vào dạy học ở nhiều bậc học khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Mục tiêu dạy học môn ngoại ngữ là cung cấp cho học sinh những kiến

thức phổ thông cơ bản hệ thống về môn tiếng Anh, sao cho học sinh có thể ứng dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới dạng nghe, nói, đọc, viết [3]. Có thể hiểu khái quát về đất nước và con người, nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh, biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hóa cơ bản của bộ môn này. Bởi vậy, đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học mới là hoạt động tự lập, tích cực, chủ động của học sinh trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ. Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh là năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể.

Dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm của trường. Trong những năm qua, việc tổ chức hoạt động dạy học ở các trường THCS thị xã đã có đổi mới về công tác tổ chức dạy học môn tiếng Anh. Song kết quả thu được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi, thực trạng Dạy – Học ngoại ngữ còn nhiều bất cập, việc tổ chức dạy học môn tiếng Anh còn tồn tại chưa phù hợp, vẫn theo cách dạy học truyền thống đã được hình thành từ nhiều thập kỷ trước. Cách tổ chức hoạt động dạy học của nhà trường nói chung và môn tiếng Anh nói riêng phần lớn theo kinh nghiệm tự học hỏi nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu đào tạo của cấp THCS trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng dạy học tiếng Anh ở các trường THCS thị xã Phú Thọ nhằm đề ra các giải pháp quản lý hoạt động dạy học đồng bộ có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong thời kỳ đổi mới là cần thiết, thiết thực.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: Tổ chức dạy học Tiếng

Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọđể nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, luận văn đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS thị xã Phú Thọ.

4. Giả thuyết khoa học

Chất lượng dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS sẽ được cải thiện nếu đề xuất được các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học phù hợp, có tính khả thi và các biện pháp được tổ chức triển khai đồng bộ ở các trường THCS thị xã Phú Thọ.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xác định cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS.

5.2. Khảo sát điều tra làm rõ thực trạng về tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS thị xã Phú Thọ.

5.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học môn tiếng Anh thông qua môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọ

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề

6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học

tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS thị xã Phú Thọ.

6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 9 trường THCS thị xã Phú Thọ trong thời gian 3 năm học từ 2011-2012; 2012-2013, 2013-2014.

7. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, tôi sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp sau:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, lý luận về các vấn đề tổ chức dạy học ở trường THCS.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra

Xây dựng và sử dụng một hệ thống câu hỏi để trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý giáo dục, và giáo viên trường THCS nhằm mục đích thu thập thông tin về vấn đề được nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát dựa vào các giờ học tiếng Anh để thu thập thông tin về vấn đề hoạt động dạy học tiếng Anh hiện nay của giáo viên và học sinh các trường THCS.

7.2.3. Phương pháp phỏng vẩn

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan đến hoạt động dạy học tiếng Anh cho học sinh ở các trường THCS.

7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt

Nghiên cứu và đánh giá sản phẩm hoạt động giảng dạy, hoạt động chuyên môn của giáo viên và sản phẩm hoạt động của học sinh qua kết quả các bài kiểm tra, các bài thi, các kỹ năng học sinh thể hiện học tập tiếng Anh hiện nay.

7.2.5. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia lấy ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức dạy học tiếng Anh.

7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng các công thức toán thống kê để định lượng kết quả nghiên cứu từ đó rút ra được kết quả khảo sát.

8. Đóng góp mới của đề tài

- Phát triển lý luận về tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp;

- Đánh giá đúng thực trạng dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS thị xã Phú Thọ.

- Đề xuất được một số biện pháp tổ chức dạy học môn tiếng Anh thông

qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS thị xã Phú Thọ.

9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS.

- Chương 2: Thực trạng về hoạt động tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọ.

- Chương 3: Biện pháp tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọ.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Ở nước ngoài

Tổ chức dạy học nói chung, dạy học ngoại ngữ nói riêng là hoạt động rất cần thiết trong sự phát triển toàn diện giáo dục ở tất cả các nước trên thế giới. Các hình thức tổ chức dạy học ngoại ngữ diễn ra phong phú, đa dạng và đều nhằm mục đích thúc đẩy quá trình hội nhập của các nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình về hoạt động dạy học ngoại ngữ ở một số quốc gia trên thế giới:

- Chính phủ Nhật Bản thể hiện rõ quyết tâm đẩy mạnh hoạt động dạy học tiếng Anh ứng dụng ở quy mô toàn bộ nền giáo dục. Cụ thể: Trong vài năm gần đây tiếng Anh bắt đầu được đưa vào cấp tiểu học, mục đích rèn kỹ năng giao tiếp đơn giản bước đầu cho học sinh, tránh gò ép ngữ pháp và từ vựng. Đối với bậc THCS, tiếng Anh được coi là một trong 5 môn chính, được đánh giá quan trọng ngang với môn Quốc ngữ, Toán, Xã hội, Lý, Hóa với thời lượng 4 tiết/tuần, mỗi tiết 50 phút. Ở bậc THPT, tiếng Anh được coi như giáo dục phổ cập với tỷ lệ theo học lên đến 95%. Tiếng Anh được dạy như một ngoại ngữ duy nhất, rất ít trường dạy thêm các ngoại ngữ khác. Đặc biệt ở Nhật Bản đang áp dụng mô hình thí điểm dạy các môn chính bằng tiếng Anh. Việc dạy học tiếng Anh được tiến hành liên thông từ phổ thông lên bậc CĐ ĐH. Tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ chính trong nghiên cứu và giảng dạy của các nhà trường. Chính vì vậy Bộ khoa học Nhật Bản đã triển khai kế hoạch hành động để đào tạo những người Nhật Bản biết sử dụng thành thạo tiếng Anh, trong đó có nêu: “Tiếng Anh với vai trò ngôn ngữ quốc tế, giữ vị trí trung tâm trong việc kết nối các dân tộc khác ngôn ngữ. Để con em chúng ta vững bước vào thế kỷ 21, chúng ta không thể bỏ qua việc nâng cao vai trò giao tiếp bằng tiếng Anh, là ngôn ngữ chung

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí