Quản Lý Giáo Dục, Quản Lý Nhà Trường

của quốc tế”.

- Singapore, một nước cho dù mới chỉ giành được độc lập từ năm 1965, nền văn hóa nước này không có gì là đặc biệt. Cả nước có 76% là người Hoa, 13,7% là người Malaixia, 8,4 % là người Ấn Độ, và 1,9% là người thuộc các dân tộc khác. Song giao tiếp của họ hàng ngày trong cộng đồng đều bằng tiếng Anh. Từ bậc tiểu học lên bậc Đại học ở Singapore đều được học tiếng Anh. Do đó, việc quản lý dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là việc quản lý hoạt động học và hoạt động dạy môn tiếng Anh được thực hiện một cách chặt chẽ, không chỉ trong hệ thống giáo dục nhà trường mà còn được thể hiện ở các trung tâm. Hệ thống giáo dục Phổ thông ở Singapore bao gồm 172 trường TH; 158 trường THCS; 16 trường THPT. Ngay sau khi nhận chức Thủ tướng ông Goh Chok Tông đã phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục lâu dài của Bộ Giáo dục trong đó có điểm nhấn là toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông tại Singapore phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ bắt buộc bên cạnh tiếng Trung (tiếng Anh được sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai). Do phải học toàn bằng tiếng Anh nên nhiều gia đình ngoại quốc sẵn sàng gửi con em đến học ngay từ bậc tiểu học với mức học phí rất cao, giúp cho Singapore có khoản thu kinh phí lớn từ lưu học sinh. Đặc biệt, là Singapore rất chú trọng đến chất lượng đào tạo. Do đó, họ không chỉ trang bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ dạy học, mà số lượng học sinh trong một lớp học không được phép quá 25 em để đảm bảo chất lượng đào tạo, đây cũng là động lực chính để thu hút lưu học sinh từ các nước đến học.

- Ở Trung Quốc việc dạy học ngoại ngữ cũng được hết sức chú trọng. Chính phủ Trung Quốc cho rằng, các hoạt động này cần được xem như là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục chung của quốc gia. Nhằm nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng người học ngoại ngữ, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các quy định về trách nhiệm của giáo viên và nhà trường, tăng cường các nguồn lực và các điều kiện cho việc tổ chức dạy học ngoại ngữ. Hơn thế nữa, để chuẩn bị cho các hoạt động đón Thế vận hội 2008 tổ chức tại Trung

Quốc, chính phủ Trung Quốc đã phát động toàn dân học ngoại ngữ. Để đáp ứng được nhu cầu của người học, các trung tâm dạy ngoại ngữ được mở ra với quy mô lớn và dưới sự quản lý của nhà nước về nội dung, chương trình và công khai mức thu học phí để đảm bảo quyền lợi cho người học. Với hệ thống giáo dục quốc dân, sau một loạt các cuộc cải cách nhỏ, tháng 2 năm 1993 “Đề cương về cải cách và phát triển giáo dục” của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc chính thức ra đời bắt đầu cuộc cải cách đổi mới sâu rộng trong giáo dục, quy định tiếng Anh phải được đưa vào dạy chính thức từ bậc tiểu học nhằm phục vụ thiết thực cho việc hội nhập mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực. Chính vì vậy Trung Quốc đã trở thành thị trường khổng lồ cho việc “xuất khẩu ngôn ngữ” của Anh. Theo ông Gordon Brown – nguyên Bộ trưởng tài chính Anh cho biết “Trong 20 năm qua, số người nói tiếng Anh ở Trung Quốc dường như đã vượt xa số người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ trên toàn thế giới. Đây là cơ hội lớn đối với nước Anh”. Chính phủ Anh cũng cho phép các sinh viên Trung Quốc sang học tập ở các trường ĐH ở Anh và sau khi tốt nghiệp các sinh viên đó được phép ở lại làm việc một năm nữa.

- Ở Cộng hòa Ý: Việc học tiếng Anh cũng đang rất phổ biến, là nước xếp thứ 15 về % số người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2. Ở Châu Âu với 28%. Các nước có số người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 nhiều nhất là Đan Mạch (79%), Thụy Điển ( 76%), và Hà Lan ( 75%). Tiếng Anh là môn học bắt buộc ở bậc học phổ thông ở các nước này. Ở Ý nhiều thanh niên trẻ theo học tiếng Anh để có cơ hội tìm việc làm nhiều hơn. Tại các trung tâm nói tiếng Anh “Spoken English” được nhiều người theo học nhất. Hơn thế nữa họ còn có chương trình quảng bá tiếng Anh rất sinh động thu hút được rất nhiều người quan tâm. Ví dụ như họ quảng cáo tiếng Anh trên các xe buýt, tại các bến xe,

....rất nhiều sinh viên ở nước này đã sang nước Mỹ làm thêm vào dịp nghỉ hè để có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh.

- Còn ở tại nước Anh, người Anh rất tự hào vì ngôn ngữ của họ đã và

đang bao trùm cả thế giới, do đó việc dạy học ngoại ngữ trong nhiều năm qua không được chú ý đến. Cụ thể là, theo kết quả khảo sát của hội đồng Châu Âu thì khoảng 66% người dân Anh không nói được bất kỳ thứ ngôn ngữ nào ngoài tiếng mẹ đẻ, đây là tỷ lệ cao nhất trong số các nước Châu Âu được khảo sát. Bà Isabella More, giám đốc trung tâm ngôn ngữ quốc gia cho biết: Sự suy giảm số học sinh học ngoại ngữ sẽ làm cho học sinh thiếu kỹ năng cần thiết khi tốt nghiệp cũng như ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vì vậy, Chính phủ Anh lên kế hoạch chi 115 triệu bảng cho việc đưa ngoại ngữ vào các trường học. Những ngôn ngữ được dạy ở quốc gia này chủ yếu là Tây Ban Nha, Pháp, Đức và tiếng Trung Quốc. Các nhà chuyên gia Anh cho rằng, nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng và sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, hơn thế nữa Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới, hiện đang là thị trường xuất khẩu ngôn ngữ lớn nhất của Anh, chính vì vậy 40 trường tiểu học của London đã đưa chương trình tiếng Trung Quốc vào nhà trường, không những thế họ còn lên kế hoạch kết nghĩa với các trường của Bắc Kinh.

Rõ ràng, chính phủ Anh trong nhiều năm qua chỉ chú ý đến việc kinh doanh thứ ngôn ngữ của mình mà không để ý tới việc dạy và học ngoại ngữ khác tại nước của họ (Bộ trưởng tài chính Anh, G. Brown, cho biết trong 5 năm qua số tiền mà Anh thu nhập được nhờ “xuất khẩu ngôn ngữ” tăng gấp đôi, lên hơn 10 tỷ bảng mỗi năm (19 tỷ USD), chiếm 1% tổng sản phẩm quốc nội). Hiện nay người Anh đã và đang ráo riết đầu tư cho việc dạy và học ngoại ngữ tại nước này. Bà Ruth Kelley, Bộ trưởng Giáo dục Anh nhấn mạnh: “Nhưng giáo viên và phụ huynh học sinh sẽ phải lưu ý rằng ngoại ngữ vẫn nằm trong chương trình nhà trường”.

Ở Hàn Quốc, sau khi giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của chính quyền Nhật Bản và sau cuộc chiến tranh năm 1953, Hàn Quốc đã nhanh chóng xây dựng được một cơ sở giáo dục hạ tầng, mở rộng cung ứng giáo dục, tạo điều kiện cho sự phát triển giáo dục cơ sở và giáo dục bậc cao phục vụ cho “

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

chiến dịch phát triển hướng ngoại”. Từ sau khi vượt qua khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1997, Hàn Quốc tiếp tục cuộc cải cách giáo dục để tiến vào thế kỷ 21 với tham vọng trở thành một nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Vì thế chiến lược phát triển giáo dục của Hàn Quốc được hoạch định theo yêu cầu của mục tiêu để xây dựng một quốc gia hiện đại hóa với 3 đặc trưng cơ bản sau:

1) Một quốc gia phúc lợi, công bằng, ổn định, dân chủ.

Tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường trung học cơ sở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ - 3

2) Một xã hội phồn vinh, bình đẳng, công nghiệp hóa định hướng thông tin cao.

3) Một hệ thống tự do, năng động của một xã hội mở và định hướng toàn cầu.

Nhằm thực hiện được chiến lược đó chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường mạnh mẽ việc dạy học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc tiểu học trở lên. Tiếng Anh thực sự là nhu cầu cấp thiết trong quan hệ làm ăn, giao dịch của Hàn Quốc vì đối tác chủ yếu của họ là Mỹ và các nước phương Tây. Theo giáo sư James. G. Clauson Trường ĐH Virrginia cho rằng “bản thân ngoại ngữ là rất phong phú, thú vị vì nó cung cấp cho ta những hiểu biết về con người, văn hóa, địa lý, chính trị, .... của một dân tộc. Ngoại ngữ không hề khô cứng, nó khô cứng do chính cái cách mà người dạy truyền tải nó”.

Nhìn chung, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới việc dạy và học tiếng Anh đã và đang rất được phát triển.

1.1.2. Ở trong nước

Vào những năm đầu thập kỷ 90, cùng với công cuộc đổi mới đất nước, xu thế hội nhập quốc tế, phong trào học ngoại ngữ đặc biệt tiếng Anh ngày càng phát triển. Do đó việc quản lý dạy và học ngoại ngữ cũng đã dần được các cấp, ngành chú trọng để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của toàn xã hội. Việc dạy và học ngoại ngữ đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông từ bậc tiểu học. Song tình hình dạy và học còn manh mún vì chưa có chương trình đồng bộ, chưa đảm bảo tính liên thông từ bậc THCS lên THPT.

Thậm chí ngay cả trong các bậc học phổ thông đã không đảm bảo tính liên thông, vì có địa phương tổ chức học tiếng Anh từ lớp 3, có địa phương lại bắt đầu từ THCS, lớp 6. Hơn thế nữa, ở bậc tiểu học đã xảy ra tình trạng các trường tiểu học sử dụng các nguồn tài liệu giảng dạy khác nhau, hoặc là giáo trình “Let’s go” của nhà xuất bản Oxford, hoặc là sách của trung tâm công nghệ, hoặc là sách của nhà xuất bản Giáo dục. Bên cạnh đó, giáo viên cũng từ nhiều nguồn khác nhau, phần lớn không có nghiệp vụ sư phạm và họ cũng nhận được các mức lương khác nhau, tùy vào điều kiện của từng trường, việc kiểm tra đánh giá cũng do giáo viên dạy trực tiếp, không theo một chuẩn nào cả. Lên lớp 6 các em lại bắt đầu học từ đầu chương trình tiếng Anh hệ 7 năm, tức là từ lớp 6 đến lớp 12. Song khi lên học ở THPT, có trường học tiếp tài liệu hệ 7 năm, có trường lại quay lại học chương trình tiếng Anh hệ 3 năm. Cho dù chương trình tiếng Anh hệ 7 năm hay hệ 3 năm thì đều nặng về ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng nghe và nói chưa được chú trọng. Việc kiểm tra, thi cử theo hình thức tự luận trong hoàn cảnh thực tế một lớp học của ta với sỹ số học sinh là 50, hoặc thậm chí là trên 50, thì việc quay cóp trong thi cử và kiểm tra là không thể tránh được. Chính điều này đã làm cho kết quả thì tiếng Anh của học sinh chưa được đánh giá đúng với thực trạng của họ.

Dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt ở Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng nếu thiếu năng lực ngoại ngữ, các nhà chuyên môn trong nhiều khu vực của xã hội sẽ gặp rất nhiều hạn chế trong phát triển nghề nghiệp. Nhu cầu có những cán bộ giỏi về chuyên môn và thông thạo về một hoặc hai ngoại ngữ đang là một nhu cầu bức thiết của toàn xã hội. Thế nhưng, giáo dục ngoại ngữ ở trung học cơ sở Việt Nam dường như đang gặp phải một thách thức lớn do sự chi phối của phương pháp giảng dạy truyền thống trong đó người thày được cho là người toàn trí, người có quyền lực tối cao trong mọi hoạt động dạy học và môi trường học tập chủ yếu vẫn là môi

trường lấy người dạy làm trung tâm. Có thể có ý kiến cho rằng trong lớp học lấy người dạy làm trung tâm một số học sinh vẫn có động cơ học tập tốt và hiệu quả học tập vẫn cao. Điều này là có sự thực. Tuy nhiên, có nhiều chứng cứ khoa học, để tin rằng học sinh sẽ tiến bộ nhanh hơn nếu môi trường lấy người học làm trung tâm được tạo ra [4].

Trong dạy và học tích cực, người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó, tự lực khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động chờ vào việc truyền thụ của GV. Tuy vậy, lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân. Thông qua thảo luận, tranh luận nhóm, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ và được chia sẻ. HS không chỉ có điều kiện học tập với nhau mà còn học tập lẫn nhau. Kiến thức mà người học thu được là sự đóng góp của nhiều người. Đồng thời qua học tập hợp tác, các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng lắng nghe tích cực, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được rèn luyện và phát triển. Trong môi trường giao tiếp mỗi cá nhân được phép thể hiện tối đa khả năng nhận thức và kinh nghiệm của mình một cách tự tin và thoải mái bởi cảm giác an toàn. Học tập hợp tác theo nhóm còn phát triển ở HS kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và lãnh đạo. Thông qua đó hình thành ở HS những phẩm chất của người lao động mới.

Hoạt động dạy học ngoại ngữ ở thị xã Phú Thọ những năm đầu cũng theo phương pháp truyền thống, học ngoại ngữ thường được coi như một quá trình truyền thụ kiến thức từ thầy sang trò. Việc dạy học ngoại ngữ ở các địa phương cũng như trên cả nước trong nhiều năm qua đều ở trong tình trạng manh mún dàn trải, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vậy muốn dạy học ngoại ngữ đem lại kết quả thực sự, cần hội tụ đủ các yếu tố như số lượng và

chất lượng đội ngũ giáo viên, chương trình, SGK, trang thiết bị, phương pháp dạy

học, hình thức kiểm tra, đánh giá, phương pháp giảng dạy. Tất cả phải được đặt trong một quy chế quản lý khoa học, hiệu quả.

1.2. Một số khái niệm

1.2.1. Quản lý, biện pháp quản lý

1.2.1.1. Quản lý

Quản lý là một hiện tượng xã hội, là yếu tố cấu thành sự tồn tại và phát triển của loài người. Loài người đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hình thái xã hội khác nhau nên cũng trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau. Các triết gia, các nhà chính trị từ thời cổ đại đến nay đều rất coi trọng vai trò của quản lý trong sự ổn định và phát triển của xã hội. Quản lý là một phạm trù khách quan và là một tất yếu lịch sử.

1.2.1.2. Biện pháp quản lý

Biện pháp có nghĩa là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề, một công việc cụ thể nào đó.

Biện pháp quản lý là tổng thể cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Biện pháp quản lý là yếu tố động, thường được thay đổi theo đối tượng và tình huống.

1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.2.1 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của con người, có sự tham gia của nhiều thành tố khác nhau nhằm hướng tới một mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước. Dưới góc độ coi giáo dục là một hoạt động chuyên biệt thì quản lý giáo dục là quản lý tất cả các hoạt động của một cơ sở giáo dục như trường học, các đơn vị phục vụ đào tạo, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đạt được mục tiêu đào tạo. Dưới góc độ xã hội, quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội [18].

1.2.2.2. Quản lí nhà trường

Quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng – đó là nhà trường. Quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm mang tính khoa học và có tính định hướng của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh [18].

1.2.3. Hoạt động dạy

Hoạt động Dạy là một quá trình truyền thụ, tổ chức nhận thức kiến thức, kinh nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho người học nhằm hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng. Dạy học bao hàm trong nó sự học và sự dạy gắn bó với nhau, trong đó sự dạy không chỉ là sự giảng dạy mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo và điều khiển sự học.

Dạy là một mặt của quá trình dạy và học do người giáo viên thực hiện theo nội dung, chương trình đào tạo đã định nhằm giúp người học đạt được các mục tiêu học tập theo từng bài học hoặc toàn khóa đào tạo. Hoạt động dạy học không chỉ hướng đến yêu cầu truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ nghề nghiệp đúng đắn ở người học, mà còn góp phần phát triển tính tích cực và tổ chức các hoạt động học tập của học viên.

Dạy là hoạt động của giáo viên, không chỉ là hoạt động truyền thụ cho học sinh những nội dung đáp ứng được các mục tiêu đề ra, mà còn hơn nữa là hoạt động giúp đỡ chỉ đạo và hướng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội. Chỉ khi nào nắm bắt được các điều kiện bên trong (hiểu biết, năng lực, hứng thú …) của học sinh thì giáo viên mới đưa ra được những tác động sư phạm phù hợp để hoạt động học đạt được kết quả mong muốn [3].

1.2.4. Hoạt động học

Học, theo nghĩa rộng nhất, được hiểu theo quá trình cơ bản của sự phát triển nhân cách trong hoạt động của con người, là sự lĩnh hội những “sức mạnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023