CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI BIỂN TẠI NAM ĐỊNH
2.1. Tổng quan về vùng ven biển Nam Định
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên [39, 16 ] [28, 125]
Vị trí địa lý: Vùng ven biển Nam Định bao gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng tiếp giáp với biển Đông ở phía Đông Nam, diện tích khoảng 700km2. Bờ biển kéo dài 72km từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy. Bờ biển bị chia cắt mạnh mẽ bởi 4 cửa sông lớn đó là cửa Ba Lạt thuộc sông Hồng, cửa Lan Hạ - sông Sò, cửa Ninh Cơ - sông Ninh Cơ và cửa Đáy - sông Đáy. Bờ biển Nam Định tương đối khúc khuỷu và luôn luôn biến đổi bởi hiện tượng bồi và lở. Tại khu vực hai bãi bồi thuộc huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng hàng năm phù sa của các con sông đó tạo ra một lượng lớn phù sa (khoảng 50 triệu tấn) bồi đắp cho khu vực làm mở rộng thêm hàng trăm mét ra biển.
Đặc điểm địa chất: Nền móng cứng của khu vực nằm sâu dưới 4000 - 6000m, được phủ bởi các lớp trầm tích bên trên. Phía trên cùng là trầm tích phù sa hiện đại dày 1 - 2m, màu đỏ mịn, luôn luôn bị biến đổi do được bồi đắp. Tuy quá trình đó bị chậm lại do hệ thống đê, làm tăng độ cao của lòng sông, nhưng lại thúc đẩy quá trình tiến ra biển nhanh hơn. Những vùng trũng ở độ sâu 1-2 m hay gặp xác thực vật. Cấu trúc địa chất chia làm 3 nhóm: Nhóm trầm tích aluvi, nhóm trầm tích vũng vịnh và cửa sông, nhóm trầm tích delta.
Nền địa chất, đặc biệt là trầm tích phù sa hiện đại là điều kiện thuận lợi cho
phát triển hệ sinh thái cửa sông, ven biển.
Đặc điểm khí hậu: Nằm trong miền khí hậu phía Bắc, vùng ven biển Nam Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Điều kiện khí hậu ở đây chịu sự chi phối của chế độ bức xạ mặt trời nội chí tuyến, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc và vùng biển nhiệt đới nằm kề bên.
Vùng ven biển này có số ngày mưa không nhiều khoảng 91,3 ngày mưa/năm. Đó là mực mưa thì tháng nào cũng có khoảng từ 7 cho đến 13 ngày mưa/tháng.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Vùng ven biển Nam Định thường có các
hiện tượng như bão và áp thấp nhiệt đới. Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của bão và áp thấp nhiệt đới. Tính trung bình mỗi năm có khoảng 2 lần bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đây. Bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.
+ Bão là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những thay đổi về mặt môi trường, đặc biệt là gây biến động địa hình bồi và bờ biển. Bão gây ra sự thay đổi về chế độ sóng. Bão thường gây mưa lớn, hầu hết các cơn bão đổ bộ vào đất liền đều gây ra mưa từ 200 – 500 mm. Lượng mưa lớn thường dẫn đến nước bị ngọt hoá, giảm pH và tăng độ đục trên diện rộng ảnh hưởng đến chất lượng nước trong các ao nuôi một cách đột ngột, gây ra hiện tượng sốc đối với cá, tôm nuôi. Bên cạnh đó, bão còn làm sạt lở bờ, kênh mương... ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nuôi trồng thuỷ sản và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển du lịch ở đây, điều này phải được xem xét và tính tới trong định hướng phát triển ngành du lịch của địa phương.
Ở đây còn có thể gặp các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác như dông, lốc, sương mù, mưa phùn. Tuy các hiện tượng này hoạt động với tần suất rất thấp nhưng sự thay đổi tức thời của áp suất khi dông, lốc, sự tăng cao của độ ẩm.... đó cũng là những yếu tố bất lợi đối với phát triển du lịch tại đây.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội [39, 89]
Dân cư và lao động: Vùng ven biển Nam Định là nơi tập trung dân cư đông đúc, với trên 98% dân số là người Kinh đã định cư lâu dài. Năm 2010 dân số của các huyện thuộc vùng ven biển có khoảng 900 nghìn người, chiếm khoảng 35,2% tổng dân số Nam Định. Trong vài năm gần đây, dân số của dải ven biển vẫn liên tục tăng, năm 2008 có 897,3 nghìn người đến 2010 đạt khoảng 901,1 nghìn người, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1,26 nghìn người, tốc độ tăng dân số bình quân là 0,7%/năm.
Mật độ dân số: Vùng ven biển Nam Định có sự phân bố dân số khá đồng đều giữa các huyện ven biển của tỉnh. Mật độ dân số ven biển của tỉnh Nam Định tương đối cao so với khu vực ven biển thuộc vùng Đông Bắc Bộ, mật độ dân số trung bình của toàn vùng là 492,2 người/km2, thấp hơn mật độ của dân số ven biển tỉnh Nam Định là 2,1 lần và mật độ dân số ven biển tỉnh cũng cao hơn mật độ của vùng ven biển khác. Trong đó, vùng ven biển Thái Bình có mật độ là 955 người/km2, Nam Định là 1041 người/km2, cao hơn mật độ trung bình của toàn
vùng ven biển khoảng 2 lần. Sự phân bố dân cư cũng không đồng đều giữa thành thị và nông thôn. Ở vùng ven biển Nam Định dân cư ở nông thôn tập trung với mật độ khá cao, đặc biệt là các thị trấn Hải Hậu có mật độ dân số là 1265 người/km2. Trong khi đó mật độ dân số của khu vực thành thị như quận Đồ Sơn (TP. Hải Phòng) là 1171 người/km2, thị xã Móng Cái là 150 người/km2, thành phố Hạ Long là 765 người/km2.
Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn: Dân số của vùng ven biển Nam Định có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Năm 2010, dân số vùng nông thôn là 815,6 nghìn người, cao gấp 9,5 lần dân số thành thị thuộc vùng ven biển của tỉnh. Dân số ở khu vực nông thôn tăng từ 810,3 nghìn người (2008) lên đến 815,6 nghìn người (2010), trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1,7 nghìn người. Dân số khu vực thành thị của vùng ven biển chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Năm 2010, dân số thành thị đạt 85,4 nghìn người, chiếm 10,4%. Điều này chứng tỏ quá trình đô thị hóa của vùng diễn ra cũng không được mạnh.
Nhìn chung, kết cấu dân số theo thành thị và nông thôn của vùng ven biển Nam Định có sự phân hoá khá rõ nét.
Cơ cấu dân số phân theo giới tính: Cơ cấu dân số phân theo giới tính của vùng này nghiêng về nữ giới. Năm 2010 tỷ lệ nữ giới là 50,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ giới tính đang có sự chuyển dịch theo chiều hướng là giảm tỷ lệ nữ giới và gia tăng tỷ lệ nam giới, song cũng chậm. Năm 2008 tỷ lệ nam giới của vùng ven biển là 49% lên đến 49,1% năm 2010 và trong tương lai tỷ lệ này sẽ cũng tăng thêm.
Lao động và trình độ lao động: Nguồn lao động của khu vực vùng ven biển Nam Định rất dồi. Theo niêm giám thống kê năm 2008 số người trong độ tuổi lao động (tính từ 15 tuổi trở lên) là 4.500 lao động. Số lượng lao động luôn tăng do kết cấu dân số trẻ, năm 2007 có khoảng 4.200 lao động đến năm 2010 lên đến 4.500 lao động, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 100 nghìn lao động, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,89%/năm.
Trong cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động tập trung trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 55,7% tổng số lao động, công nghiệp xây dựng là 22,7%, ngành thương mại - dịch vụ là 21,6%. Hiện nay, tỷ lệ lao động của vùng ven biển Nam Định đang chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, giảm dần tỷ lệ lao động ngành nông, lâm ngư nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương
mại dịch vụ. Năm 2010, lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt khoảng
2.000 nghìn lao động, chiếm 61,8% xuống còn 1.850 nghìn lao động, chiếm 55,7% lao động toàn vùng ven biển. Trong khi đó cà ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch số lượng lao động tăng lên, trong đó lao động ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 17,3% (2007) lên đến 21,6% (2010).
Trình độ, học vấn của người lao động: Trình độ học vấn của người lao động của vùng vẫn còn thấp, tuy nhiên lao động vùng ven biển Nam Định lại là vùng có trình độ học vấn cao nhất trong toàn dải ven biển nước ta. Có một thực tế là phần lớn thanh niên được đào tạo nghề ở nơi khác và rất ít người trở lại quê hương khi ra trường. Họ thường thích ở lại các trung tâm để tìm kiếm một cơ hội tốt cho nghề nghiệp và sự nghiệp của mình. Về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động khá thấp có tới 83,6% số lao động không có chuyên môn, kỹ thuật và số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 1,5% số lượng lao động. Số lượng lao động có trỡnh độ đại học lại tập trung nhiều ở các thị trấn, thị tứ, nơi có điều kiện làm việc tốt và có nhiều hướng phát triển.
Nhìn chung người lao động trong toàn vùng ven biển có truyền thống chăm chỉ, cần cù, chịu khó… Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, người lao động phải có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật thì mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Cơ sở hạ tầng: Vùng ven biển Nam Định là vùng có hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật hoàn chỉnh và đồng bộ hơn các khu vực khác trong vùng, trong đó tập trung nhiều các công trình trọng điểm của vùng ven biển Nam Định, cũng như của tỉnh. Đây là một lợi thế để khai thác tiềm năng sẵn có nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng.
+ Mạng lưới giao thông: Mạng lưới giao thông liên lạc là một yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch của địa phương nói riêng. Giao thông chính là huyết mạch cho việc giao lưu văn hoá, kinh tế - xã hội và du lịch thông qua việc giao lưu, trao đổi vận chuyển hàng hoá và phân phối sản phẩm giữa các địa phương trong khu vực và với các khu vực xung quanh.
+ Giao thông đường bộ, trong dải ven biển Nam Định có các tuyến như đường 21, tuyến đường 55, nối liền từ Nam Định xuống vùng ven biển. Tuyến đường 10 nối liền các tỉnh ven biển vùng Bắc Bộ như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…
+ Giao thông đường thuỷ: Dựa trên mạng lưới sông ngòi tương đối dày, với hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông Ninh Cơ, sông Đáy... trong vùng đó hình thành một hệ thống đường sông có ý nghĩa kinh tế lớn.
Các luồng vận tải đường thủy khác bao gồm: Nam Định - Hà Nội 108 km; Hải Phòng – Nam Định dài 153 km, từ sông Cấm sang sông Luộc về sông Hồng đến bến Hải (Tiên Lữ - Hưng Yên) và phân thành hai luồng: một luồng đi Nam Định dài 153 km.
+ Hệ thống cảng biển: Vùng ven biển Nam Định đang xây dựng cảng
Thịnh Long để đón khách du lịch và tàu vận chuyển hàng hóa trong vùng
Thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc của các huyện đó có bước phát triển nhất định, hoà nhập vào mạng lưới quốc gia và quốc tế. Hiện nay, mạng lưới thông tin liên lạc đó phủ kính hầu hết các xã trong huyện gồm các bưu cục huyện, xã. Trong đó có 6 bưu điện trung tâm và tất cả các huyện ven biển hiện nay đều có bưu điện huyện với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, bao gồm cả thiết bị truyền dẫn có đủ khả năng liên lạc với trung tâm tỉnh và với các tỉnh khác trong cả nước và với nước ngoài. Tuy vậy, hệ thống thông tin liên lạc tới vùng sâu, vùng xa còn gặp không ít khó khăn do hạn chế về đường giao thông cũng như khả năng đầu tư mở rộng mạng lưới điện thoại, bưu cục, bưu trạm.
Hệ thống điện - nước:
Điện là nguồn năng lượng quan trọng đối với sản xuất, phát triển kinh tế cũng như đời sống của nhân dân. Đến năm 2010, hầu hết các xã trong toàn vùng đó có đường dây điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Hệ thống cấp nước sạch và hệ thống thoát nước nhìn chung còn trong tình trạng yếu, phân bố chủ yếu ở các thị trấn (trung tâm huyện lỵ)
Ở các khu vực nông thôn vùng ven biển nước sinh hoạt phần lớn chưa đảm bảo vệ sinh an toàn, chưa được xử lý trước khi sử dụng. Nước thải chảy tràn hoặc được đổ trực tiếp ra sông, suối, ao hồ, và những khu vực ven biển làm mất vệ sinh môi trường, gây ra nhiều bệnh như đường ruột, viêm da, đau mắt hột,... ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và cảnh quan du lịch trong vùng.
Cơ cấu kinh tế:
Trong cơ cấu kinh tế hiện nay của vùng ven biển Nam Định là dịch vụ - công nghiệp - xây dựng và nông, lâm ngư nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cỏc tỉnh trong dải ven biển Nam Định đang tiếp tục đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ - du lịch nhằm đưa vùng trở thành một trong những khu vực kinh tế lớn mạnh nhất toàn dải ven biển Nam Định, làm động lực phát triển kinh tế của cả vùng và kéo theo những vùng nội địa bên trong cùng phát triển. Cơ cấu kinh tế đó chuyển dịch theo hướng tiến bộ.
Về cơ cấu theo thành ngành kinh tế, hiện nay vùng ven biển Nam Định ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành ngư nghiệp, nông nghiệp, chiếm khoảng 41.1%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 39,6%, ngành du lịch dịch vụ chiếm 19,3% tổng sản phẩm của các ngành kinh tế. Cơ cấu kinh tế của vùng ven biển Nam Định còn tương đối lạc hậu so với khu vực vùng ven biển Bắc Bộ. Nhỡn chung cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp đồng thời tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp.
Ngoài sự chuyển dịch giữa các ngành kinh tế thì quá trình chuyển đổi trong nội ngành kinh tế cũng đang diễn ra theo hướng sản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng hàng hoá, sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong vùng và cung cấp hàng xuất khẩu ra bên ngoài. Trong đó, ngành có tiềm năng nhất chính là thuỷ sản và chế biến thuỷ hải sản.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội của các địa phương thuộc vùng ven biển Nam Định:
Trong vài năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế cả nước, kinh tế vùng ven biển Nam Định luôn tăng trưởng và ổn định. Từ khi nước ta thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì vùng ven biển Nam Định đó có sự chuyển biến tích cực đó là tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng mạnh và hầu hết ở các địa phương trong của toàn vùng ven biển. Tuy nhiên, vùng ven biển vẫn là vùng có tốc độ tăng trưởng cao so với các khu vực khác trong vùng.
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP vùng ven biển Bắc Bộ theo địa phương
Đơn vị: tỷ đồng
2008 | 2010 | Tốc độ tăng trưởng GDP % (2008 - 2010) | |
Quảng Ninh | 7.336 | 9.441 | 14,3 |
Hải Phòng | 14.043 | 17.827 | 14,5 |
Thái Bình | 6.464 | 7.957 | 11,5 |
Nam Định | 6.397 | 7.954 | 12,2 |
Ninh Bình | 3.397 | 4.395 | 14,7 |
Tổng | 37.637 | 47.574 | 13,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yêu Cầu Trong Phát Triển Du Lịch Sinh Thái [19]
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Bền Vững [7,11]
- Một Số Nguyên Nhân Cơ Bản Hạn Chế Sự Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở
- Hiện Trạng Về Du Lịch Sinh Thái Biển Tại Tỉnh Nam Định
- Thống Kê Số Lượng Cơ Sở Kinh Doanh Du Lịch Hai Khu Du Lịch Biển
- Hiện Trạng Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng (Nghiên Cứu Mô
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố năm 2008, 2010
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của dải ven biển Nam Định khá cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm 2008 - 2010 vào khoảng 12,2%, trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP của vùng ven biển của là 12,3%.
2.1.3. Hiện trạng về môi trường
*Môi trường tự nhiên [41,25]
- Môi trường không khí: Theo báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Nam Định năm 2010 thì trên thực tế, chất lượng môi trường không khí địa bàn các huyện ven biển chưa bị ô nhiễm, song từng chỗ từng nơi, đặc biệt tại các khu vực làng nghề thì đã xuất hiện các dấu hiệu ô nhiễm.
Nam Định là một tỉnh nông nghiệp, hàng năm sử dụng một khối lượng lớn phân bón hoá học và thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… Các chất này sau khi được sử dụng một phần sẽ được cây cối hấp thụ, phần khác tan vào nước, gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường nước và một phần bốc hơi vào không khí, đã bổ
sung rất nhiều Nitơ Oxit kết hợp với hơi nước trong không khí tạo nên Axit Nitric là nguyên nhân chính dẫn đến các hiện tượng ”mưa axit” hay “mù axit”.
Có thể thấy rằng, các huyện ven biển có truyền thống sản xuất nông nghiệp, nền sản xuất công nghiệp ở nơi đây cũng không có nhiều khả năng để phát triển và đặc biệt là các làng nghề truyền thống hầu như không có nên vấn đề ô nhiễm môi trường không khí chưa đến mức cấp thiết như ở các vùng khác trong cả nước. Chất lượng môi trường không khí ở đây phù hợp với quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT về qui chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
- Môi trường nước:
+ Nước hồ, ao ở vùng nông thôn: Theo báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Nam Định năm 2010, các vùng nông thôn vùng ven biển vẫn còn tới 30% số hộ sử dụng nguồn nước mặt chưa qua xử lý (chủ yếu từ các ao hồ quanh nhà). Hệ thống ao hồ của vùng thường có quan hệ thủy lực với hệ thống kênh mương nội đồng, có vai trò tích cực trong việc tích nước giảm ngập úng vào mùa mưa, cung cấp nước trở lại vào mùa cạn. Tuy nhiên, hệ thống ao hồ ở khu vực này có dung tích bé nên khả năng điều tiết của hệ thống ao hồ thường không đồng bộ, ở mức độ nào đó chỉ giải quyết được những yêu cầu tạm thời, bởi tính tiện lợi, dễ sử dụng, nước ngọt, độ cứng nằm trong giới hạn cho phép, nhưng về lâu dài, do ao hồ ít được lưu thông làm sạch chính là nơi tích tụ các nguồn ô nhiễm, là trung tâm phát tán các mầm mống bệnh cho động vật nuôi, cây trồng và cả con người.
+ Nước ngầm ở các vùng nông thôn: Theo báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Nam Định năm 2010 cho thấy: kết quả khảo sát, lấy mẫu ở 3 giếng khoan cho thấy hầu hết các giếng khoan có hàm lượng sắt cao, vượt TCCP nhiều lần. Nhìn chung, nước giếng khoan đã có biểu hiện ô nhiễm bởi vật chất hữu cơ, (hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-) khá cao.
Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm tầng nông trên cùng ở các huyện ven biển hầu như bị nhiễm mặn. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt ở đây chủ yếu lấy từ nguồn nước mưa, nước lấy từ các giếng khoan ở độ sâu trên 65m, trong lớp cát lẫn sạn, sỏi. Các chỉ tiêu lý, hoá của nước sinh hoạt đều cho phép so với các chỉ tiêu trong quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT về qui chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
- Nước biển ven bờ: Theo báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Nam Định năm 2010 vùng ven biển Nam Định có 72km đường bờ biển với bờ biển thoải do