Số Lượng Khách Du Lịch Đến Kon Tum Giai Đoạn 2006 - 2011

Khách nội địa: Lượng khách du lịch nội địa tăng đều qua các năm. Năm 2011, lượng khách du lịch nội địa đạt 79.160 lượt khách, tăng 45.459 lượt khách so với năm 2006; bình quân giai đoạn 2006- 2011 khách du lịch nội địa tăng 18,563%/năm. Nhìn chung, khách nội địa đến Kon Tum đặc biệt khách công vụ chủ yếu với mục đích tham quan các di tích lịch sử và thưởng thức các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Kon Tum giai đoạn 2006 - 2011

ĐVT: Lượt khách


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Khách nội địa

33.831

40.303

46.150

53.306

61.500

79.160

Khách quốc tế

8.305

19.703

32.051

32.845

54.000

70.815

Tổng lượt khách

42.136

60.005

78.200

86.151

115.500

149.975

Khách nội địa

80,29%

67,17%

59,02%

61,88%

53,25%

52,78

Khách quốc tế

19,71%

32,83%

40,98%

38,12%

46,75%

47,22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố Kontum - 10

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Kon Tum

Khách quốc tế: Sự tăng trưởng của dòng khách du lịch Quốc tế đến Kon Tum nói chung và thành phố Kon Tum nói riêng có thể chia thành 2 giai đoạn rõ rệt:

Giai đoạn 2001 - 2005, lượng khách tăng trưởng chậm, nguyên nhân chính là do kết cấu hạ tầng còn yếu kém, ngành du lịch chưa tạo được sản phẩm du lịch độc đáo và phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách nên lượng khách du lịch Quốc tế đến Kon Tum ít.

Giai đoạn 2006 - 2011, lượng du khách quốc tế đến Kon Tum đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2006 chỉ có 8.305 lượt khách thì đến năm 2011 số lượt khách là 70.815, bình quân giai đoạn 2006- 2011 khách du lịch Quốc tế tăng gần 53,47%/năm. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, tỷ trọng khách du lịch Quốc tế có xu hướng ngày càng tăng trong tổng lượng du khách đến Kon Tum. Năm 2006, tỷ trọng khách quốc tế chỉ là 19,71% nhưng đến năm 2011 tỷ trọng này đã tăng lên 47,22%34.

Một số nguyên nhân chính dẫn tới mức tăng trưởng cao được xác định là:



34 Thống kê của phòng nghiệp vụ du lịch, Sở VH – TT - DL

Kết cấu hạ tầng của thành phố từng bước được cải thiện, phát huy tác dụng của vị trí cửa ngõ phía Bắc Tây Nguyên và ngã ba Đông Dương, làm tăng đáng kể khả năng tiếp cận của khách du lịch từ nhiều hướng khác nhau, với những loại phương tiện khác nhau; một số dự án đầu tư du lịch đã đưa ra được những sản phẩm du lịch có chất lượng cao; công tác xúc tiến quảng bá du lịch được tăng cường... Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho ngành du lịch của thành phố, chứng tỏ ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội rất thuận lợi để phát triển và cần nắm bắt cơ hội này để phát triển vươn lên, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình.

Khách du lịch Quốc tế đến Kon Tum bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu là theo đường bộ từ Đà Nẵng - Trung tâm du lịch của miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm phân phối khách lớn nhất của cả nước. Trong vài năm gần đây đã có một lượng khách du lịch Quốc tế theo đoàn du lịch đến Kon Tum và đi ra khỏi biên giới Việt Nam qua cửa khẩu Bờ Y (Ngọc Hồi - Kon Tum).

Thị trường khách quốc tế đến Kon Tum chủ yếu là thị trường khách du lịch Pháp và Anh, Thái Lan và các thị trường khách khác, cụ thể:

Bảng2.3.Khách quốc tế đến Kon Tum phân theo quốc tịch

Đơn vị tính: %


Quốc tịch

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Pháp

14,2

12,3

47,27

31,85

30,56

30.25

Anh

18,32

20,17

22,69

25,48

27,78

27.8

Trung Quốc

4,2

5,32

1,82

1,27

2,31

2.42

Hàn Quốc

0,2

0

0,55

1,27

1,39

1.45

Mỹ

2,03

5,61

3,97

3,18

3,24

3.25

Nhật Bản

3,2

5,25

1,16

2,55

2,31

2.2

Đài Loan

-

-

-

3,18

2,78

2.8

Úc

4,5

6,19

5,95

1,27

2,78

2.8

Thái Lan

1,3

0,36

0,06

9,55

8,33

12.05

Malaysia

-

-

-

1,91

2,31

2.4

Singapor

-

-

-

2,55

2,31

2.4

Các thị

trường khác

52,05

44,79

16,54

15,92

13,89

10.18

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch

Khách nội địa

Khách du lịch nội địa đến Tây Nguyên thường lựa chọn chủ yếu Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk... Đây là những địa phương có tài nguyên du lịch đặc biệt nổi trội, hấp dẫn không chỉ với du khách quốc tế mà cả du khách trong nước. Cao nguyên Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch VQG Yok Đôn và khu du lịch Buôn Đôn, thác Trinh Nữ, thác Dray Sáp... là những điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch nội địa, nhất là vào các dịp hè. Trong khi đó, Kon Tum lại là điểm kém thu hút khách nội địa hơn cả do cơ sở vật chất còn thấp kém, dịch vụ chưa phát triển. Họ đến đây chủ yếu theo hình thức đi du lịch kết hợp với đi công tác.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận thấy khách du lịch nội địa đến Kon Tum từ khắp mọi miền đất nước, với nhiều loại khác nhau về nghề nghiệp, sở thích, giới tính, tuổi tác, khả năng chi tiêu, mục đích đi du lịch..., nhưng chủ yếu là đi theo các hình thức du lịch chính sau:

Du lịch kết hợp công vụ: trong những năm qua lượng khách du lịch chủ yếu đến với thành phố chính là từ nguồn khách công vụ. Họ đến đây để tham gia các cuộc họp, hội thảo. Thời gian lưu trú từ 1-2 ngày.

Du lịch tham quan - nghỉ dưỡng: phát triển mạnh do nơi đây tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử quan trọng. Loại hình du lịch này phù hợp với mọi lứa tuổi và có thể diễn ra quanh năm. Ở Kon Tum thì loại hình city tour là phát triển nhất.

Du lịch văn hóa - lễ hội: Trong mấy năm gần đây khách du lịch văn hóa - lễ hội phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh... Mùa du lịch văn hóa - lễ hội thường tập trung vào những tháng sau Tết Nguyên đán khi mà ở khắp nơi diễn ra các lễ hội, đồng thời vào thời gian này thương trường bớt biến động nên các nhà kinh doanh buôn bán thường đi đền chùa, lễ hội để cầu may, cầu phúc...


7%

13%

Cơ quan đoàn thể

20%

60%

Cá nhân

Đi theo tour Khác

Biểu đồ 2.6. Các hình thức tổ chức du lịch của khách nội địa đến thành phố Kon Tum35

Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đạt khoảng 1,65 ngày vào năm 2010. Về mức chi tiêu trung bình (năm 2010) của khách nội địa Kon Tum

175.000 đồng (tương đương 8,5USD) bằng với Đăk Nông, kém xa Lâm Đồng là

615.000 đồng (tương đương 30USD); Pleiku là 627.000 đồng (tương đương 30,6USD); Đắk Lắk là 215.000 đồng (tương đương 10,5USD).

Khách quốc tế

Theo báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mức chi tiêu trung bình trong một ngày của mỗi khách du lịch là khác nhau tùy từng khu vực nếu xét trên địa giới tỉnh. Năm 2010, khách du lịch chi tiêu nhiều nhất ở Lâm Đồng, trung bình một ngày mỗi khách quốc tế chi tiêu khoảng 2.050.000 đồng (tương đương 100USD); tiếp đến là Gia Lai, trung bình một ngày mỗi khách quốc tế chi tiêu khoảng 1.640.000 đồng (tương đương 80USD); ở Đắk Lắk là 910.000 đồng (tương đương 44,4USD); ở Kon Tum và Đắk Nông là 370.000 đồng (tương đương 18USD). Tuy nhiên, nếu tính trung bình cho toàn Vùng thì năm 2010, trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 1.865.000 đồng (tương đương 91USD). Ngày lưu trú trung bình 3,1 ngày. Theo đó thì khách đến thành phố Kon Tum chi tiêu cũng không quá 20


35 Kết quả phiếu điều tra khách nội địa

USD/ngày chủ yếu dành cho các dịch vụ cơ bản: lưu trú, ăn uống36. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là nằm ở sự đơn điệu của các dịch vụ; bên cạnh đó, các điểm du lịch có vị trí khá gần nhau, được khai thác cho hoạt động du lịch chỉ có vài điểm; thủ tục nhập phòng của khách quốc tế khá phức tạp; hầu hết các khách sạn nhà nghỉ không có nhân viên biết ngoại ngữ....

35

30

25

20

15

10

5

0

5

8

24

Khách nội địa

Khách quốc tế

11

Nghỉ ngơi, Khám phá, giải trí tìm hiểu

0

Nghiên cứu, học tập

2

Khác

Biểu đồ 2.7. Mục đích các chuyến đi của du khách đến thành phố Kon Tum37

2.3.1.2. Nguồn khách du lịch tại các điểm di sản

Nguồn khách đối với các điểm di sản ở Kon Tum không lớn, các điểm thu hút khách nhất là: Nhà thờ Gỗ, tòa Giám mục Kon Tum, và thôn Kon K’lor, Kon K’tu. Trên thực tế, lượng khách chủ yếu là khách quốc tế. Họ bị thu hút bởi vẻ mộc mạc của con người nơi đây; thích thú khám phá vẻ hoang sơ của núi rừng – nơi họ có thể rời xa những ồn ào, huyên náo của cuộc sống đô thị mà trở về với một cuộc sống gần thiên nhiên.

Tại các điểm di sản như: Ngục Kon Tum, bảo tàng tỉnh Kon Tum...chủ yếu phục vụ đối tượng khách là các đoàn nghiên cứu, cựu chiến binh, học sinh sinh viên đến tham quan, tìm hiểu thông tin.

Tại các điểm di sản như: chùa Tổ Đình Bác Ái, chùa Trùng Khánh, nhà thờ Tân Hương, nhà thờ Phương Nghĩa...đối tượng khách chủ yếu là khách tham quan và tín đồ theo đạo Phật, Công giáo....


36 Kết quả phiếu điều tra khách quốc tế

37 Kết quả phiếu điều tra khách nội địa và khách quốc tế

Hiện nay, các công ty du lịch ở Kon Tum chủ yếu khai thác 2 loại hình du lịch chính là: city tour và trekking vào buôn làng chính là dựa trên thực tế này.

Khách nội địa

Nhà thờ Gỗ

13%

Nhà lao Kon Tum

20%

47%

Chùa Bắc Ái

13%

7%

Làng văn hóa Kon K'lor và Kon K'tu

Khác


Khách quốc tế

Nhà thờ Gỗ

11%

34%

Nhà lao Kon Tum


Chùa Bắc Ái

43%

9%

3%

Làng văn hóa Kon K'lor và Kon K'tu

Khác

Biểu đồ 2.8. Đánh giá điểm du lịch thu hút nhất tại thành phố Kon Tum38

2.3.2. Doanh thu du lịch

Doanh thu ngành du lịch của Kon Tum có mức tăng trưởng khá cao. Trong suốt giai đoạn 2006 - 2011, doanh thu du lịch toàn tỉnh tăng trưởng bình quân hàng


38 Kết quả xử lý phiếu điều tra khách nội địa

năm đạt gần 33,54%, tăng từ 16.835 triệu đồng năm 2006 lên 71.500 triệu đồng năm 201139. Trong đó có đến 80% doanh thu đến từ du lịch của thành phố.

Sở dĩ doanh thu của ngành tăng nhanh trong những năm qua là do sự tăng nhanh về lượng khách đến du lịch tại Kon Tum, đặc biệt là khách quốc tế.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng mức chi tiêu và số ngày lưu trú bình quân của du khách vẫn còn thấp. Năm 2011, mức chi tiêu bình quân một ngày của mỗi du khách chỉ hơn 254.000 đồng và số ngày lưu trú bình quân là 1,88 ngày (trong đó số ngày lưu trú bình quân của du khách nội địa là 2,09 ngày cao hơn so với số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế là 1,58 ngày).

2.4. Sản phẩm du lịch và quảng bá du lịch

2.4.1. Các tuyến điểm du lịch

Hiện nay các tuyến điểm du lịch, các tour liên kết với thành phố Kon Tum được Sở VH- TT- DL quy hoạch như sau :

Tuyến du lịch TP.Kon Tum - Sa Thầy:Đây là tuyến du lịch rất hấp dẫn với nhiều điểm du lịch lý thú của tỉnh Kon Tum. Ngoài các điểm du lịch ở TP.Kon Tum (Ngục Kon Tum, Nhà thờ gỗ, Cầu và Làng Văn hóa Kon K’lor…), theo tuyến du lịch này du khách sẽ được tham quan nhà rông Kon Rơ Bang, làng dân tộc Pleipanha, vườn quốc gia Chư Mom Ray, và đặc biệt là các khu nhà mồ dân tộc rất độc đáo - nét sinh hoạt truyền thống của dân tộc Bana.

Hồ thủy điện Yaly cũng nằm trên tuyến du lịch này sẽ là một điểm du lịch tham quan thắng cảnh và nghỉ dưỡng hồ rất lý tưởng, bổ sung làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của toàn tuyến và tăng thời gian lưu trú của du khách. Thời gian thực hiện tuyến du lịch này có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày.

Tuyến du lịch TP.Kon Tum - Đăk Tô - Đăk Lay:Các điểm du lịch chủ yếu theo tuyến này là Di tích căn cứ 42 Đắk Tô - Tân Cảnh, rừng đặc dụng Đắk Uy, suối nước nóng Đắk Tô, ngục Đắk Lay và vùng núi Ngọc Linh. Với các nguồn tài nguyên phong phú theo dọc tuyến này có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch thể thao, nghỉ dưỡng. Tuyến du


39Thống kê của Sở VH- TT- DL

lịch này là tuyến hấp dẫn nhất của tỉnh Kon Tum và có khả năng kéo dài thời gian lưu trú của khách từ 3 - 4 ngày.

Tuyến du lịch TP.Kon Tum - Kon Plông:Theo tuyến du lịch này, du khách có thể tham quan các bản làng dân tộc Bana, khu bảo tồn - Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng quốc gia Măng Đen, thác Dak Senyle, và nghỉ ngơi vui chơi giải trí ở khu bãi tắm Baradi. Thời gian tham quan du lịch theo tuyến này từ 2 - 3 ngày.

Các tuyến du lịch xuyên vùng

Tuyến du lịch Kon Tum - Pleiku - Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa: Đây là tuyến du lịch theo quốc lộ 14 xuyên suốt trục dọc của Vùng góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng, vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng nói chung và là tuyến du lịch quan trọng nhất của Vùng. Đây chính là tuyến du lịch quốc gia mang thương hiệu “Con đường Xanh Tây Nguyên”, hoặc “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”

Tuyến du lịch Bờ Y, Plei Kần - TP.Kon Tum - Măng Đen

Lộ trình: Theo quốc lộ 40, 14 và 24. Các điểm du lịch chính: Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các di tích lịch sử - văn hóa, thắng cảnh ở Kon Tum như Đăk Tô - Tân Cảnh, ngục Kon Tum, nhà thờ Gỗ, Làng Văn hóa Kon K’lor, Măng Đen...

Tuyến du lịch đường sông: Đối với vùng Tây Nguyên, do các dòng sông đều ngắn và dốc, lưu lượng dòng chảy không đồng đều trong năm..., vì vậy có thể khai thác phát triển các tuyến du lịch theo đường sông với tính chất thể thao mạo hiểm, khám phá kết hợp sinh thái, bao gồm:

- Tuyến theo sông Đắk Krong (Kon Tum).

- Tuyến theo sông Sêrêpôk (Đăk Lăk, Đăk Nông).

- Tuyến theo sông Ba (Gia Lai).

- Tuyến theo thượng nguồn sông Đồng Nai (Lâm Đồng).

Các tuyến du lịch chuyên đề:Với các tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú của Vùng, cho phép tổ chức khai thác các tuyến du lịch chuyên đề như sau:

Tuyến du lịch “Con đường Xanh Tây Nguyên”.

Tuyến du lịch khám phá “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”. Tuyến du lịch tham quan hệ thống thác tự nhiên.

Tuyến du lịch sinh thái thể thao khám phá, mạo hiểm.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí