Kinh Nghiệm Một Số Nước Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân

nhập của từng bộ phận nhân dân để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, an sinh xã hội … cho phù hợp, đồng thời giúp Nhà nước ổn định nguồn thu ngân sách, quản lý hiệu quả nguồn thu thuế thu nhập cá nhân, đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Nghiên cứu thực tiễn cho thấy hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân của ngành thuế nước ta trong những năm qua đã đạt được những mặt đáng khích lệ. Tuy nhiên, hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, tạo ra sự bất công trong thực hiện nghĩa vụ giữa những người nộp thuế.

- Ngành thuế cho đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về một số khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế bao gồm: các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người lao động nhận được, trừ một số khoản được miễn trừ không tính vào thu nhập chịu thuế theo quy định. “Chính vì vậy, một số cơ quan thuế và người nộp thuế vẫn chưa thống nhất cách hiểu khoản nào chịu thuế, khoản nào không chịu thuế như: tiền ăn giữa ca, tiền công tác phí, tiền điện thoại, văn phòng phẩm, chi phí đưa đón, tham quan …” [28].

- Ngành thuế chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát các khoản giảm trừ, đặc biệt là giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế. Hiện nay, ngành thuế đang tiến hành cấp mã số thuế cho người nộp thuế, chứ chưa có điều kiện quản lý, xác minh đối tượng thuộc diện giảm trừ gia cảnh theo như tờ khai của người nộp thuế. Chính vì vậy, việc xác định đối tượng giảm trừ gia cảnh chủ yếu là kêu gọi ý thức tự giác của người nộp thuế, dẫn đến nhiều trường hợp gian lận, kê khai trùng đối tượng phụ thuộc, gây thất thu cho ngân sách.

Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về thuế thu nhập cá nhân chưa hoàn thiện, một số quy định chưa phù hợp, chưa sát với tình hình kinh tế xã hội và thu nhập của người dân. Bên cạnh đó, trình độ một số cán bộ ngành thuế còn hạn chế, đặc biệt là cán bộ làm công tác thanh tra thuế, nên chưa kịp thời phát hiện và xử lý những thủ đoạn trốn thuế thu nhập cá nhân tinh vi, phức tạp. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, chi trả tiền lương, tiền công cũng là

nguyên nhân dẫn đến ngành thuế khó có thể xác minh và thẩm tra thu nhập chịu thuế của người nộp thuế, khi mà những nguồn thu nhập này không ổn định và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh. “Ngoài ra, những bất cập trong chế độ kê khai, cấp mã số thuế hiện nay và sự thiếu đa dạng về hình thức kê khai dẫn đến nhiều khoản thu nhập chịu thuế chưa được người nộp thuế nhận thức đúng và khai đủ, làm giảm nguồn thu thuế cho ngân sách Nhà nước” [28].

2.1.4.2. Những khoản thu không thường xuyên

Thứ nhất, pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với những khoản thu nhập không thường xuyên có diện thu nhập chịu thuế tương đối hẹp, nhiều khoản thu nhập của cá nhân đã bị bỏ qua như thu nhập từ tiền lãi do trì hoãn trả nợ, thu nhập từ nhặt được của rơi, thu nhập từ kiều hối. Về mặt lý luận, thuế thu nhập cá nhân phải được đánh trên toàn bộ thu nhập của cá nhân mới đảm bảo tính công bằng của chế độ thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên. Về mặt thực tiễn, hiện nay có nhiều cá nhân có thu nhập cao từ những hoạt động này mà không bị đánh thuế nên gây lãng phí nguồn thu ngân sách.

Thứ hai, quy định pháp luật về cơ sở tính thuế không rõ ràng, gây lúng túng cho cơ quan thuế trong việc xác định số thuế phải nộp đối với những khoản thu không thường xuyên. Chẳng hạn như thu nhập từ đầu tư chứng khoán: Khoản 1 Điều 13 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định: “Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn” [31, Điều 13]. Nhưng lại không đưa ra các khái niệm cụ thể về các loại chứng khoán. Theo thông lệ quốc tế và Luật chứng khoán, thì chứng khoán bao gồm nhiều loại, tập trung lại phân chia thành hai nhóm chứng khoán: chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Chứng khoán vốn như: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, quyền mua cổ phiếu … Đây là những loại chứng khoán mang tính chất đầu tư lời ăn, lỗ chịu. Vốn thu được từ các đợt phát hành trở thành hoặc làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Chứng khoán nợ như các loại trái phiếu, trái phiếu trong thời kì chưa chuyển đổi … Đây là những loại chứng khoán được đảm bảo an toàn hơn so với chứng khoán vốn. Người

đầu tư được nhận lãi trong thời kỳ phát hành. Doanh nghiệp sau khi phát hành chứng khoán nợ thì các khoản vốn này doanh nghiệp ghi nhận là các khoản nợ, không được hạch toán vào vốn chủ sở hữu. “Việc phân định cụ thể từng nhóm chứng khoán khác nhau để xác định được cụ thể phương pháp tính thuế, phương pháp tổ chức thu thuế khác nhau. Đây là một thông lệ phổ biến trên thế giới” [14].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Những quy định không rõ ràng cũng gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc xác định phương pháp tính giá mua, giá bán chứng khoán trong thị trường giao dịch cổ phiếu phi tập trung. Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 hướng dẫn sửa đổi Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008, hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 thì đối với chứng khoán chưa niêm yết là giá chuyển nhượng chứng khoán làm căn cứ để khấu trừ thuế được căn cứ theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng không ghi giá thì căn cứ để khấu trừ thuế là giá chuyển nhượng do người chuyển nhượng tự khai. Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không ghi giá trên hợp đồng tự khai giá chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Trường hợp cơ quan thuế có căn cứ xác định giá ghi trên hợp đồng hoặc giá tự khai là không đúng thực tế thì cơ quan thuế được quyền ấn định giá chuyển nhượng để tính lại số thuế phải nộp đồng thời phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Quy định này phải gắn liền với cơ chế kiểm tra giám sát hiệu quả nếu không tất yếu dẫn đến hậu quả là các cá nhân thỏa thuận giá ghi trên hợp đồng thấp hơn giá thực tế gây thất thu thuế.

Trong khi tại thị trường tập trung, những chứng khoán vốn niêm yết tại thị trường tập trung đều dễ dàng xác định được giá mua, giá bán một cách cụ thể theo từng phiên, từng ngày giao dịch và cụ thể giá mua, giá bán của từng nhà đầu tư. Công ty chứng khoán đều có bản liệt kê các hoạt động giao dịch của từng nhà đầu tư, việc xác định được giá mua, giá bán cụ thể cho từng loại giao dịch, căn cứ vào các yếu tố: chứng khoán được giao dịch tập trung thì nhà đầu tư phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán và phải giao dịch mua bán thông qua công ty chứng khoán.

So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới - 10

Còn tại thị trường phi tập trung thì không thể xác định được chính xác giá cả ở từng thời điểm; cơ quan thuế không thể có công cụ để xác định được giá cả thị trường hay xác định được những giao dịch mua bán của các nhà đầu tư cá nhân với nhau, vì việc mua bán chứng khoán không cần phải thông qua công ty chứng khoán, không cần phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán. Do vậy, cơ quan thuế sẽ khó mà xác định được giá mà người chuyển nhượng tự khai. Mặt khác, quy định lấy hợp đồng mua bán giữa người mua, người bán chứng khoán để làm căn cứ xác định giá mua và giá bán thì sẽ không khả thi vì khi cơ sở tính thuế không rõ ràng sẽ nảy sinh tâm lý lách luật từ một số cá nhân và từ đó không đảm bảo tính công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế.

Hiện nay, theo Luật thuế thu nhập cá nhân, nhà đầu tư cá nhân bị đánh thuế 5% đối với cổ tức do công ty công ty cổ phần chi trả hoặc lợi tức chi trả từ quỹ đầu tư. Trước đó công ty cổ phần đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, còn lợi tức chứng chỉ quỹ được xác định trong tổng lợi nhuận thu được từ các hạng mục đầu tư sau khi trừ đi phí ủy thác quản lý trả cho công ty quản lý quỹ và các chi phí khác liên quan đến vận hành quỹ. Có thể thấy, ở nước ta, dòng tiền từ công ty cổ phần được đánh thuế hai lần ở khâu xác định thu nhập chịu thuế của công ty cổ phần và chi trả cổ tức cho cổ đông. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, để thu hút các nhà đầu tư chứng khoán quay trở lại thị trường, biện pháp tránh đánh thuế trùng cần được đặt ra.

Nếu so sánh mức chi trả cổ tức của cổ phiếu và lợi tức chứng chỉ quỹ hiện nay với lãi tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng là 7%, thì mức cổ tức dao động từ 5% đến 15%/mệnh giá trong điều kiện thị giá cổ phiếu gấp khoảng từ 2 đến 5 lần mệnh giá thì có thể thấy lợi ích từ sở hữu chứng khoán ít hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, trong khi lãi suất này không bị đánh thuế thu nhập [20].

2.2. Kinh nghiệm một số nước về quản lý thuế thu nhập cá nhân

2.2.1. Về pháp luật thuế thu nhập cá nhân

- Xác định đối tượng nộp Thuế thu nhập cá nhân

Hiện nay, Thuế thu nhập cá nhân của hầu hết các nước trên thế giới chủ yếu dựa trên hai nguyên tắc đánh thuế, đó là: nguyên tắc đánh thuế theo cư trú (sau đây gọi tắt là nguyên tắc cư trú) và nguyên tắc đánh thuế theo nguồn phát sinh thu nhập (sau đây gọi tắt là nguyên tắc nguồn).

Theo nguyên tắc cư trú, một cá nhân được coi là đối tượng cư trú tại một nước sẽ phải chịu Thuế thu nhập cá nhân đối với toàn bộ thu nhập nhận được, không phân biệt nguồn thu nhập phát sinh là ở trong nước hay nước ngoài. Còn một cá nhân được coi là đối tượng không cư trú chỉ phải chịu nghĩa vụ thuế đối với phần thu nhập có nguồn gốc tại nước đó. Nguyên tắc đánh thuế theo tiêu thức cư trú được hầu hết các nước áp dụng để đánh thuế đối với các đối tượng được coi là cư trú tại nước đó. Đa số các nước quy định, đối tượng cư trú là những người có thời gian sinh sống ở nước sở tại trên 182 hoặc trên 183 ngày trong năm tính thuế (có thể là năm dương lịch hoặc năm tài chính) hoặc trong khoảng 12 tháng liên tục. Nếu không thỏa mãn điều kiện trên thì được coi là đối tượng không cư trú. Các nước áp dụng nguyên tắc này là Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Thái Lan, Nga, Thụy Điển...Ví dụ cụ thể của một số nước quy định về đối tượng nộp thuế Thu nhập cá nhân theo nguyên tắc cư trú như:

Nhật Bản: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là những cá nhân cư trú và không cư trú tại Nhật Bản. Trong đó, cá nhân cư trú tại Nhật Bản là những người đã sống từ lâu hay đã và đang định cư tại Nhật trong một thời gian dài liên tục từ một năm trở lên. Cá nhân không cư trú tại Nhật Bản là người có thời gian cư trú tại Nhật dưới một năm.

Philippin: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân tại Philippin bao gồm cả các cá nhân cư trú và không cư trú. Trong đó công dân cư trú là đối tượng chịu thuế thu nhập trên thu nhập toàn cầu (bao gồm cả thu nhập có nguồn gốc tại Philippin và thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài). Công dân không cư trú, người nước ngoài cư trú hoặc người nước ngoài không cư trú là đối tượng chịu thuế đối với phần thu nhập phát sinh tại Philippin.

Trung Quốc: đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là các cá nhân có chỗ ở

hoặc không có chỗ ở trong nước Trung Quốc, mà cư trú tại Trung Quốc đủ 1 năm, thì phải nộp thuế đối với toàn bộ thu nhập của người đó nhận được từ trong và ngoài nước Trung Quốc. Cá nhân không có chỗ ở tại Trung Quốc mà cư trú dưới 1 năm, thì phải nộp thuế đối với thu nhập phát sinh từ Trung Quốc.

Mỹ: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là những cá nhân cư trú và không cư trú. Người nước ngoài được coi là cư trú tại Mỹ nếu họ cư trú thường xuyên hợp pháp tại Mỹ (được cấp thẻ xanh) hoặc nếu họ có mặt ở Mỹ trong một khoảng thời gian dài đủ để được cấp một thẻ lưu trú.

Nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập được hầu hết các nước áp dụng để đánh thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh tại nước đó của các đối tượng không cư trú. Cách đánh thuế này cũng phù hợp với những nước có nhiều người nước ngoài đến làm việc, đầu tư và công dân nước đó ít ra nước ngoài làm việc hoặc đầu tư. Chẳng hạn Hồng Kông quy định mọi cá nhân, không phân biệt cư trú hay không cư trú, chỉ phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập phát sinh tại Hồng Kông.

- Xác định thu nhập chịu Thuế thu nhập cá nhân

Hiện có hai cách xác định thu nhập chịu thuế khác nhau trong lĩnh vực này: đó là thu nhập đã nhận (thu nhập gộp) hay thu nhập đã nhận được trừ một số khoản chi phí để tạo ra thu nhập.

Đối với các nước có quan điểm đánh thuế trên số thu nhập đã nhận thì thu nhập tính thuế được xác định là toàn bộ số tiền mà NNT đã nhận, không phân biệt đã phải bỏ ra ít hay nhiều chi phí để tạo ra thu nhập tính thuế. Cách tính thuế này đơn giản nhưng thường không đảm bảo được sự công bằng trong chính sách động viên đối với từng cá nhân, từng gia đình. Đây là cách xác định thu nhập chịu thuế mà chúng ta đã áp dụng trong Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

Hầu hết các nước hiện nay (như: Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,...) đều xác định thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập trừ đi tổng các khoản được giảm trừ của đối tượng đó trong kỳ tính thuế. Tổng thu nhập của một đối tượng trong kỳ tính thuế là tổng thu nhập chịu thuế mà đối tượng đó kiếm được trong kỳ tính thuế không bao gồm các khoản được miễn thuế. Tổng các khoản được giảm trừ là tổng chi phí phát

sinh trong kỳ tính thuế và các khoản được phép trừ khác theo quy định như giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế...

Về cơ bản, đa số các nước đều xác định thu nhập chịu thuế và phân loại chúng dựa theo nguồn hình thành, và thường bao gồm các loại chủ yếu sau:

+ Thu nhập từ công việc lao động;

+ Thu nhập từ sản xuất kinh doanh;

+ Thu nhập từ tài sản như thu nhập từ cho thuê tài sản, chuyển nhượng tài sản, thừa kế, quà tặng, quà biếu;

+ Thu nhập từ đầu tư gián tiếp như thu nhập từ tiền lãi, cổ tức, thu nhập được chia từ các hoạt động góp vốn;

+ Thu nhập khác...

Riêng cơ quan thuế Nhật Bản quy định thu nhập từ tiền hưu trí cũng được coi là một khoản thu nhập chịu Thuế thu nhập cá nhân.

- Xác định thu nhập không chịu Thuế thu nhập cá nhân

Qua nghiên cứu Luật Thuế thu nhập cá nhân của các nước trên thế giới nói chung như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia... có thể thấy, hầu hết các nước phân biệt thu nhập không chịu thuế dựa vào các tiêu thức chủ yếu sau:

+ Thứ nhất, không chịu thuế vì lý do xã hội như: các khoản phúc lợi xã hội, học bổng, tiền bồi thường...

+ Thứ hai, không chịu thuế theo quy định của các Hiệp định, hiệp ước, thoả thuận quốc tế đã ký kết giữa các nước.

+Thứ ba, không chịu thuế có thể vì lý do chính trị hoặc lý do quản lý như: các khoản thu nhập bất thường, ...

+ Thứ tư, miễn thuế vì lý do muốn khuyến khích một hoạt động cụ thể nào đó như: thu nhập từ quỹ lương hưu nhằm khuyến khích đóng góp lương hưu, hoặc thu nhập từ cổ phiếu trái phiếu không chịu thuế nhằm khuyến khích các hoạt động đầu tư gián tiếp.

- Xác định khoản miễn, giảm Thuế thu nhập cá nhân

Quy định về miễn, giảm thuế có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của Luật thuế, nhất là yếu tố chính trị luôn

được các nhà lập pháp và hoạch định chính sách cân nhắc kỹ lưỡng. Trên thế giới hiện nay có các phương pháp miễn, giảm chủ yếu sau:

Phương án 1: Trong luật thuế có quy định rõ những trường hợp miễn, giảm thuế cụ thể bằng mức tiền hoặc khung tỷ lệ phần trăm (%) trên số thuế phải nộp, thí dụ: NNT gặp rủi ro bất khả kháng do thiên tai, hoàn cảnh đặc biệt, ... Ưu điểm của phương án này là sự rõ ràng, minh bạch, NNT thấy được ngay kết quả cụ thể của chính sách. Vì vậy trên thế giới có rất nhiều nước áp dụng, nhất là các nước phát triển.

Phương án 2: Quy định miễn giảm thuế dưới hình thức tạm thời chưa thu thuế đối với một số khoản thu nhập. Ưu điểm là thu hút nhiều hơn được sự quan tâm của xã hội mà vẫn đạt được mục tiêu lâu dài của chính sách đồng thời mang ý nghĩa chính trị lớn.

Phương án 3: Dựa trên cơ sở kết hợp ưu điểm của 2 phương pháp trên. Theo đó vừa quy định miễn giảm thuế cho một số loại thu nhập, vừa cho phép miễn giảm một số tiền thuế nhất định đối với một số đối tượng trong những hoàn cảnh nhất định.

- Xác định thuế suất và biểu thuế

Mức thuế suất cao hay thấp, được thiết kế theo một mức cố định hay theo biểu luỹ tiến thể hiện chính sách động viên phù hợp với khả năng đóng góp và trình độ quản lý của mỗi nước. Hầu hết các nước đều chia ra làm hai loại thuế suất: thuế suất toàn phần và thuế suất luỹ tiến. Trong đó thuế suất toàn phần thường áp dụng cho loại thu nhập từ vốn, thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ bản quyền... Thuế suất luỹ tiến chủ yếu áp dụng cho thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Để đảm bảo nguyên tắc công bằng thì cần phải xây dựng được biểu thuế và các mức thuế suất cụ thể trên cơ sở đạt sự cân bằng tối ưu giữa các mục tiêu được đặt ra. Biểu thuế cần rút gọn các mức thuế suất, giảm bớt mức luỹ tiến thông qua việc mở rộng biên độ chịu thuế giữa các bậc. Từ kinh nghiệm thực tiễn và xu hướng cải cách thuế thu nhập cá nhân trên thế giới, biểu thuế nên thiết kế khoảng 5 -7 bậc với các mức thuế suất từ 5% đến 45% là hợp lý.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí