Năng suất thực thu của thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.27e. Kết quả cho thấy, năng suất thực thu của các giống lúa ở cả 2 huyện trong 3 vụ xuân từ 2015 đến 2017 khá cao, đạt 74,8-78,1 tạ/ha tại huyện Nga Sơn và 65,3-81,9 tạ/ha tại huyện Hoằng Hóa.
Tại huyện Nga Sơn, các giống lúa có năng suất thực thu cao hơn đối chứng chưa rõ rệt, tuy nhiên sắp xếp thứ tự trung bình 3 vụ thì năng suất giống lúa Thái xuyên 111 cho năng suất cao nhất (trung bình đạt 78,04 tạ/ha), tiếp đến giống lúa Kinh sở ưu 1558 (76,96 tạ/ha), giống TBR 225 (76,57 tạ/ha), Nhị ưu 986 (76,27 tạ/ha) và cuối cùng đối chứng TH7-2 đạt thấp nhất (76,17 tạ/ha).
Tại huyện Hoằng Hóa, các giống lúa so sánh có năng suất thực thu cao hơn đối chứng khá rõ rệt. Sắp xếp thứ tự trung bình 3 vụ cho thấy giống lúa Thái xuyên 111 cho năng suất cao nhất (trung bình đạt 80,75 tạ/ha, xếp hạng 1), sau đó đến giống lúa Kinh sở ưu 1558 (76,67 tạ/ha), tiếp đến là giống Nhị ưu 986 (74,73 tạ/ha), TBR 225 (67,58 tạ/ha) và cuối cùng đối chứng TH7-2 đạt thấp nhất (69,46 tạ/ha).
Bảng 4.27e. Năng suất thực thu (tạ/ha) của các giống lúa trong vụ xuân (2015-2017) tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa
Hoằng Hóa | Trung bình hai huyện | ||||||||
Giống | 2015 | 2016 | 2017 | Trung bình | 2015 | 2016 | 2017 | Trung bình | |
Thái xuyên 111 | 78,03* | 78,00 * | 78,10 | 78,04 (1) | 79,22 * | 81,17 * | 81,85* | 80,75 (1) | 79,40 (1) |
Kinh sở ưu 1558 | 76,97* | 76,89* | 77,03 | 76,96 (2) | 76,37 | 76,48 * | 77,16 * | 76,67 (2) | 76,83 (2) |
Nhị ưu 986 | 74,77 | 76,05 | 77,98 | 76,27 (4) | 75,60 | 73,95 | 74,63 | 74,73 (3) | 75,52 (3) |
TBR225 | 75,76 | 76,99 | 76,97 | 76,57 (3) | 70,79 | 65,33 | 66,00 | 67,58 (5) | 71,98 (5) |
TH7-2 (Đ/c) | 75,83 | 76,36 | 76,31 | 76,17 (5) | 72,45 | 67,6 3 | 68,31 | 69,46 (4) | 72,82 (4) |
LSD0,05 | 1,04 | 0,48 | 2,37 | 4,18 | 8,22 | 8,36 |
Có thể bạn quan tâm!
- Diện Tích Gieo Trồng (Ha) Một Số Cây Trồng Chính Ở 4 Huyện Giai Đoạn 2014-2016
- Biến Động Diện Tích Gieo Trồng Và Năng Suất Một Số Cây Trồng Hàng Năm Ở Huyện Hoằng Hóa
- Thuận Lợi, Khó Khăn Và Hướng Phát Triển Một Số Cây Trồng Chủ Lực Có Giá Trị Gia Tăng Cao Ở Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa
- D. Năng Suất Thực Thu (Tạ/ha) Các Giống Đậu Tương Trong 3 Vụ Đông (2015-2017) Trên Chân Đất Chuyên Lúa Ở Hai Huyện Nga Sơn Và Hoằng Hóa
- Các Chỉ Tiêu Sinh Trưởng, Mức Nhiễm Sâu Bệnh Và Các Yếu Tố Cấu Thành Năng Suất Của Giống Thái Xuyên 111 Và Bc15, Vụ Xuân 2017
- Hiệu Quả Kinh Tế Của Hệ Thống Cây Trồng Cải Tiến
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Ghi chú: Giá trị trung bình trong cột có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5% Số liệu trong ngoặc đơn biểu thị thứ hạng của các giống (1 là cao nhất)
Kết quả đánh giá năng suất thực thu thí nghiệm tại 2 huyện trong thời gian 3 vụ xuân ở 3 năm liên tục cho thấy các giống lúa lựa chọn đưa vào thí nghiệm đều cho năng suất cao hơn đối chứng, đạt mức trên 65 tạ/ha trở lên. Trong đó, 2 giống
lúa rất triển vọng phù hợp với vùng đất ven biển có thể lựa chọn đưa vào cơ cấu sản xuất vụ xuân là Thái xuyên 111 và Kinh sở ưu 1558. Giống Thái xuyên 111 có chất lượng gạo ngon, gạo trắng trong, cơm mềm dẻo, vị đậm, có mùi thơm nhẹ, có khả năng kháng bệnh tốt, năng suất, chất lượng cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trồng lúa. So sánh các giống lúa trong vụ xuân vùng ngoại ô thành phố Thanh Hóa, Vũ Đức Kính (2015) cũng khẳng định rằng giống Thái xuyên 111 là giống ngắn ngày, cho năng suất cao. Do vậy, nên mở rộng giống Thái xuyên 111 trong cơ cấu lúa vụ xuân trên đất lúa vùng ven biển Thanh Hóa. Ngoài ra, trong một số trường hợp dự phòng, có thể bổ sung thêm giống Kinh sở ưu 1558 vào cơ cấu cây trồng để đa dạng bộ giống lúa. Giống Kinh sở ưu 1558 có năng suất trung bình trong 3 vụ tại 2 huyện thử nghiệm đều đứng ở vị trí thứ 2 sau giống lúa Thái xuyên 111.
4.3.2. Tuyển chọn giống lúa thuần vụ mùa cho đất chuyên lúa
Các giống lúa được lựa chọn trong thí nghiệm so sánh gồm 5 giống lúa thuần chất lượng, trong đó giống Thuần Việt 1 được sử dụng làm giống đối chứng. Giống Thuần Việt 1 là giống cảm ôn, có khả năng chịu rét, chống chịu sâu bệnh, kiểu hình đẹp, sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng thâm canh cao. Ngoài ra, giống Thuần Việt 1 là giống lúa thơm chất lượng thích hợp trong cơ cấu xuân muộn - hè thu - mùa sớm.
Kết quả đánh giá tuyển chọn các giống lúa thuần trong vụ mùa tại hai huyện đại diện cho vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa cho thấy, tất cả các giống đều thuộc nhóm ngắn ngày (với thời gian sinh trưởng từ 95-110 ngày) và ngắn hơn khoảng 2 tuần so với giống đối chứng Thuần Việt 1, giống thuộc nhóm mùa trong (có TGST là 125 ngày) (Bảng 4.28a). Việc lựa chọn nhữ ng giống có thời gian sinh trưởng ngắn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý để tránh các điều kiện bất thuận như các đợt nắng nóng ở đầu vụ (tháng 5
– tháng 6) và kịp thu hoạch trước thời gian mưa bão ở cuối vụ (tháng 9 – tháng 10), đồng thời để kịp giải phóng đất kịp thời cho sản xuất vụ đông và vụ xuân năm sau.
Bên cạnh đó, mùa mưa bão của các huyện ven biển tỉnh Thanh Hoá bắt đầu vào tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa trung bình tăng nhanh và mạnh từ
tháng 7 đến tháng 9, do đó các giống có chiều cao cây từ thấp đến trung bình và khả năng chống đổ tốt cần được lựa chọn. Các giống lúa nghiên cứu đều thuộc dạng thấp cây với chiều cao khoảng 96,1-106,28cm, thấp hơn so với giống đối chứng Thuần Việt 1 (125cm). Khả năng chống đổ ngã của các các giống tuyển chọn (mức 1 - 2) cũng tốt hơn so với giống Thuần Việt 1 (mức 3). Trong vụ mùa, cây lúa bị hại chính bởi sâu đục thân, rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn, khô vằn, bạc lá. Các giống lúa tuyển chọn đều là các giống khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt (ở mức nhiễm 2 - 4) so với giống Thuần Việt 1 (mức nhiễm 8).
Bảng 4.28a. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống lúa thuần trong vụ mùa (2015-2017) (trung bình 3 vụ ở 2 huyện)
Thời gian sinh trưởng (ngày) | Chiều cao cây (cm) | Mức độ nhiễm sâu bệnh1 | Đổ ngã (Điểm 1-9) | |
HT9 | 105 | 101,5 | 2 | 1 |
Trân châu hương | 110 | 96,1 | 3 | 2 |
Thiên ưu 8 | 95 | 106,3 | 4 | 1 |
DQ11 | 110 | 103,6 | 4 | 1 |
Thuần Việt 1 (Đ/c) | 125 | 105,0 | 8 | 3 |
1: Tổng điểm các mức sâu bệnh hại (sâu đục thân, rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn, hô vằn, bạc lá);
thang điểm 0-9
Kết quả thí nghiệm cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tuyển chọn không có chênh lệch đáng kể so với giống đối chứng Thuần Việt 1 ở cả hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hoá (Bảng 4.28b). Trong các giống tuyển chọn, giống HT9 là giống lúa cho các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn so với giống Thuần Việt 1 ở tất cả các vụ và các địa điểm thí nghiệm, đồng thời năng suất cũng ổn định theo từng năm thí nghiệm. Trong đó, ở huyện Nga Sơn, số hạt chắc và khối lượng 1000 hạt của giống lúa này cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng ở các năm thí nghiệm; ở huyện Hoằng Hoá, khối lượng 1000 hạt của giống HT9 cũng cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng. Yếu tố cấu thành năng suất cao là tiền đề cho việc hình thành năng suất cây trồng cao.
Bảng 4.28b. Các yếu tố cấu thành năng suất một số giống lúa thuần trong 3 vụ mùa (2015-2017) tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa
Năm 2016 | Năm 2017 | ||||||||
Giống | Số bông/ m2 | Số hạt chắc/ bông | Khối lượng 1000 hạt (g) | Số bông/ m2 | Số hạt chắc/ bông | Khối lượng 1000 hạt (g) | Số bông/ m2 | Số hạt chắc/ bông | Khối lượng 1000 hạt (g) |
Nga Sơn | |||||||||
HT9 | 325,0 | 132,0* | 22,47 | 324,1 | 133,0 | 22,23 | 323,1 | 134,1 | 22,37 |
Trân châu hương | 316,0 | 128,1 | 20,63 | 316,1 | 127,0 | 20,47 | 315,0 | 127,0 | 20,34 |
Thiên ưu 8 | 314,0 | 123,0 | 19,73 | 312,9 | 123,9 | 19,57 | 313,9 | 124,8 | 19,60 |
DQ11 | 318,2 | 127,1 | 19,53 | 316,9 | 128,1 | 19,47 | 317,9 | 127,0 | 19,30 |
Thuần Việt 1 (Đ/c) | 318,9 | 126,1 | 20,03 | 318,0 | 125,0 | 20,37 | 316,9 | 126,0 | 20,23 |
LSD0,05 | 10,9 | 5,3 | 1,8 | 9,3 | 5,8 | 1,7 | 13,7 | 6,5 | 2,1 |
Hoằng Hóa | |||||||||
HT9 | 325,4 | 132,6 | 22,61* | 324,3 | 133,1* | 22,21 | 324,5 | 135,5 | 22,27 |
Trân châu hương | 315,8 | 125,0 | 21,01 | 314,7 | 126,8 | 20,63 | 314,1 | 127,8 | 20,39 |
Thiên ưu 8 | 313,8 | 122,6 | 19,91 | 314,0 | 124,1 | 19,73 | 313,5 | 127,5 | 19,78 |
DQ11 | 317,5 | 124,3 | 19,69 | 315,3 | 128,1 | 19,49 | 316,8 | 126,8 | 19,43 |
Thuần Việt 1 (Đ/c) | 315,5 | 122,0 | 19,21 | 317,3 | 123,1 | 19,37 | 315,8 | 127,5 | 20,14 |
LSD0,05 | 18,8 | 12,0 | 3,3 | 14,7 | 5,1 | 2,8 | 14,5 | 12,9 | 2,6 |
Ghi chú: Các giá trị có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5%
Kết quả về năng suất thực thu của các giống lúa tuyển chọn và giống đối chứng ở các huyện Nga Sơn và Hoằng Hoá được thể hiện ở bảng 4.28c. Trong các năm thí nghiệm ở các địa điểm thí nghiệm khác nhau, giống HT9 luôn có năng suất cao trung bình cao nhất và cao ổn định qua các năm 2015-2017 so với các giống tuyển chọn và giống đối chứng (luôn xếp hạng 1), thậm chí có năng suất vượt trội tại Hoằng Hóa (p≤ 5%) (Bảng 4.28c). Trong thực tế, giống lúa Thuần Việt 1 đối chứng là giống lúa thuần chất lượng được trồng phổ biến ở vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng là giống có khả năng sinh trưởng tốt, cho khả năng thâm canh cao, có tiềm năng năng suất cao. Giống HT9 là giống lúa chất lượng, cây đồng đều, năng suất cao (cao hơn so với đối chứng Thuần Việt 1), chất lượng
gạo ngon, đồng thời có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh hại chính trên cây lúa khá, nên có thể sử dụng để mở rộng trong cơ cấu lúa vụ mùa, tăng diện tích lúa chất lượng theo quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh. Hơn nữa, với thời gian sinh trưởng ngắn giống HT9 tạo điều kiện để trồng cây vụ thu đông như ớt, rau, bí xanh, ngô, đậu tương. Kết quả khảo nghiệm, so sánh trong cả vụ xuân lẫn vụ mùa 2012 và 2013 tại xã Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa giống HT9 cũng cho năng suất cao xấp xỉ 60 tạ/ha, hơn giống BT7 có ý nghĩa (p< 5%). Với thời gian sinh trưởng vụ mùa chỉ 106 ngày, giống HT9 trồng vụ mùa tạo điều kiện thuận lợi cho cây màu vụ đông.
Bảng 4.28c. Năng suất (tạ/ha) của các giống lúa thuần trong điều kiện vụ mùa (2015-2017) tại hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa
Nga Sơn Hoằng Hóa Trung
Giống
2015 2016 2017
Trung bình
2015 2016 2017
Trung bình
bình hai huyện
HT9 69,39 69,42 69,45 69,42 (1) 69,37* 69,71* 69,50* 69,53 (1) 69,47 (1)
60,24 | 60,24 60,27 | 60,25 (4) | 60,46 | 60,60 | 59,84 | 60,30 (4) | 60,28 (4) | |
Thiên ưu 8 | 59,07 | 59,30 59,28 | 59,22 (5) | 58,71 | 59,47 | 59,77 | 59,32 (5) | 59,27 (5) |
DQ11 | 61,21 | 61,26 61,35c | 61,27 (3) | 61,19 | 61,34 | 60,96 | 61,16 (3) | 61,22 (3) |
Thuần Việt 1 (Đ/c) | 68,40 | 68,46 68,21 | 68,36 (2) | 63,97 | 65,89 | 65,14 | 65,00 (2) | 66,68 (2) |
LSD0,05 | 3,29 | 4,17 2,94 | 3,00 | 2,17 | 2,84 |
Ghi chú: Giá trị trung bình trong cột có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5% Số liệu trong ngoặc đơn biểu thị thứ hạng của các giống (1 là cao nhất).
4.3.3. Tuyển chọn giống đậu tương thích hợp trên đất chuyên lúa vụ đông
Việc chuyển đổi cơ cấu 2 vụ lúa thành cơ cấu 3 vụ (2 lúa – 1 màu) là xu hướng chung của tỉnh Thanh Hoá với việc khai thác sản xuất cây trồng vụ đông. Sản xuất cây trồng vụ đông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên (nhiệt độ, ánh sáng…) khác, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất bằng việc trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thị trường tiêu thụ, tận dụng hiệu quả nguồn lực sản xuất.
Thời gian vụ đông rất ngắn và gấp rút, bắt đầu từ khoảng trung tuần tháng 9 đến hết tháng 12 dương lịch. Các cây trồng thích hợp trồng trong vụ đông phải là những cây có thời gian sinh trưởng ngắn để không ảnh hưởng đến thời gian sản xuất vụ xuân, có khả năng chịu được hạn tốt trong thời gian tháng 11 – 12 (do mùa khô của vùng ven biển Thanh Hoá tập trung từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đỉnh điểm là vào tháng 12 – tháng 2 năm sau), chịu nhiệt thấp và chịu được rét. Cây đậu tương là loại cây có khả năng cải tạo đất tốt, đặc biệt phù hợp trên chân đất chuyên lúa do có khả năng thích nghi cao và dễ sống trên mọi địa hình đất, đồng thời giúp giảm chi phí phân bón cho cây trồng vụ sau. Bên cạnh đó, cây đậu tương dễ trồng, chi phí đầu tư không lớn, có thị trường tiêu thụ ổn định hơn so với các loại cây rau đậu khác. Theo thống kê, cây đậu tương đã vượt cây khoai lang, trở thành cây chủ lực trên đất màu và đất hai lúa của tỉnh Thanh Hoá.
Số liệu về một số đặc điểm sinh trưởng trên các giống đậu tương tuyển chọn được thể hiện trong bảng 4.29a.
Bảng 4.29a. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, đường kính thân và khả năng chống đổ của các giống đậu tương trong 3 vụ đông (2015-2017) trên chân đất chuyên lúa (trung bình 3 vụ ở 2 huyện)
Thời gian sinh trưởng (ngày) | Chiều cao cây (cm) | Đường kính thân (mm) | Cấp đổ (điểm 1-5) | |
NAS - S1 | 90 | 53,59 | 5,17 | 1 |
DT2001 | 100 | 45,12 | 4,35 | 1 |
DT96 | 102 | 45,77 | 4,89 | 1 |
ĐT51 | 107 | 48,79 | 4,11 | 2 |
DT84 (ĐC) | 93 | 48,66 | 4,74 | 2 |
Các giống đậu tương đưa vào tuyển chọn đều là những giống đậu tương cao sản, có khả năng thích nghi cao trên nhiều chân đất, thời gian sinh trưởng ngắn, chịu thâm canh và có thể trồng trong cả ba vụ xuân, hè và đông. Kết quả cho thấy, so với giống đối chứng thường được trồng tại địa phương DT84 với TGST 93 ngày, giống NAS – S1 cho TGST ngắn hơn với 90 ngày. Các giống tuyển chọn còn lại có TGST dài hơn 7-10 ngày so với đối chứng, tuy nhiên, độ dao động TGST từ 90-107 ngày đều cho khả năng bố trí các giống đậu tương này vào vụ đông, kịp thu hoạch trước trà lúa xuân vào trung tuần tháng 1 của năm sau. Chiều cao cây
các giống tuyển chọn dao động từ 45,1-53,6cm với khả năng chống đổ tốt (ở mức điểm 1-2) khi so sánh với giống đối chứng DT84.
Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương đánh giá trong vụ đông của 3 năm 2015-2017 trên đất chuyên lúa ở được thể hiện ở bảng 4.29b.
Bảng 4.29b. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống đậu tương trong 3 vụ đông (2015-2017) trên chân đất chuyên lúa ở hai huyện Nga Sơn
và Hoằng Hóa
Bệnh lở cổ rễ thời kỳ cây con (% cây) | Bệnh gỉ sắt thời kỳ làm quả (cấp 1-9) | Sâu đục thân thời kỳ cây con (% cây) | Sâu cuốn lá thời kỳ ra hoa (% lá) | Sâu đục quả thời kỳ thu hoạch (% quả) | |
NAS - S1 | 3,14 | 1 | 4,45 | 5,62 | 5,31 |
DT2001 | 3,47 | 1 | 5,98 | 6,71 | 6,15 |
DT96 | 4,15 | 1 | 4,9 | 7,12 | 5,32 |
ĐT51 | 4,26 | 1 | 6,67 | 7,28 | 6,12 |
DT84 (ĐC) | 5,56 | 2 | 9,18 | 8,76 | 7,71 |
Kết quả cho thấy, giống đối chứng DT84 bị ảnh hưởng nặng nhất bởi sâu bệnh hại so với các giống tuyển chọn. Giống NAS – S1 có mức nhiễm sâu, bệnh hại bởi bệnh lở cổ rễ ở thời kỳ cây con, bệnh gỉ sắt ở thời kỳ làm quả, sâu đục thân ở thời kỳ cây con, sâu cuốn lá thời kỳ ra hoa và sâu đục quả thời kỳ thu hoạch thấp hơn so với giống đối chứng và các giống tuyển chọn khác. Như vậy, bước đầu có thể thấy, các giống tuyển chọn đều là giống đậu tương tiềm năng với TGST phù hợp với bố trí vụ đông và khả năng chống chịu sâu bệnh hai khác, phù hợp với trồng vào vụ đông ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá.
Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống tuyển chọn tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hoá được thể hiện trong bảng 4.29c. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Ở huyện Nga Sơn và ở tất cả các năm thí nghiệm, các yếu tố cấu thành năng suất của giống NAS- S1 đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng DT84. Các giống còn lại cho số quả chắc/cây, số hạt chắc/quả và khối lượng 1000 hạt sai khác không đáng kể hoặc thấp hơn so với giống đối chứng.
Bảng 4.29c. Các yếu tố cấu thành năng suất một số giống đậu tương trong 3 vụ đông (2015-2017) tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa
Năm 2016 | Năm 2017 | ||||||||
Giống | Số quả chắc/ cây | Số hạt chắc/ quả | Khối lượng 1000 hạt (g) | Số quả chắc/ cây | Số hạt chắc/ quả | Khối lượng 1000 hạt (g) | Số quả chắc/ cây | Số hạt chắc/ quả | Khối lượng 1000 hạt (g) |
Nga Sơn | |||||||||
NAS-S1 | 47,2* | 2,64* | 180,7* | 47,8* | 2,67* | 182,3* | 47,6* | 2,77* | 182,9* |
DT2001 | 45,9* | 2,85* | 165,5 | 46,2* | 2,89* | 163,5 | 46,1 | 2,88* | 163,4 |
DT96 | 39,4 | 2,56* | 163,8 | 39,8 | 2,57* | 162,8 | 39,4 | 2,64* | 162,7 |
ĐT51 | 40,0 | 2,71* | 164,1 | 40,2 | 2,80* | 165,1 | 40,5 | 2,73* | 165,5 |
DT84 (ĐC) | 42,6 | 2,00 | 170,2 | 42,1 | 2,00 | 170,8 | 42,3 | 2,03 | 171,1 |
LSD0,05 | 2,4 | 0,20 | 5,0 | 1,4 | 0,15 | 4,6 | 4,2 | 0,21 | 10,0 |
Hoằng Hóa | |||||||||
NAS-S1 | 46,6* | 2,03 | 180,5* | 46,72* | 2,93* | 177,9 | 44,3 | 2,67 | 182,6 |
DT2001 | 45,9 | 2,86 | 165,9 | 46,43* | 2,50 | 164,8 | 44,8 | 2,55 | 163,6 |
DT96 | 40,2 | 2,46 | 164,3 | 43,63 | 2,42 | 163,5 | 40,0 | 2,75 | 169,1 |
ĐT51 | 40,7 | 2,81 | 166,6 | 42,01 | 2,92 | 166,4 | 42,5 | 2,31 | 165,5 |
DT84 (ĐC) | 42,4 | 2,24 | 169,1 | 40,72 | 2,26 | 170,3 | 43,1 | 2,62 | 175,6 |
LSD0,05 | 3,9 | 0,66 | 7,2 | 3,4 | 0,63 | 8,6 | 4,6 | 0,66 | 8,6 |
Ghi chú: Các giá trị có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5%
Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm trong vụ đông các năm 2015- 2017 ở hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hoá được trình bày trong bảng 4.29d. Kết quả cho thấy, trong vụ đông năm 2015-2017, tại huyện Nga Sơn, năng suất thực thu của hai giống NAS-S1 và DT2001 cao hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với giống đối chứng DT84 và các giống còn lại, trừ vụ đồng 2016. Năng suất của giống NAS- S1 và giống DT2001 ở các năm 2015-2016-2017 lần lượt là 22,60; 21,98; 22 tạ/ha và 21,20; 21,13 và 21,56 tạ/ha.
Ở huyện Hoằng Hoá, hai giống này cũng thể hiện sự vượt trội về năng suất thực thu so với các giống thí nghiệm còn lại, với năng suất của NAS-S1 lần lượt là 22,68; 21,59 và 22,40 tạ/ha trong các năm thí nghiệm, năng suất của DT2001