Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5 - 2

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

1.1. Phát triển năng lực người học là định hướng cơ bản, then chốt trong dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn;…”[4]. Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK GDPT cũng đã nhấn mạnh vấn đề này. Theo đó “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập: đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập,…”[15].

Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở cho việc đổi mới GDPT theo định hướng phát triển năng lực người học, từ việc quan tâm HS học được cái gì đến quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho HS.

1.2. Môn Tiếng Việt là một môn học chiếm vị trí quan trọng ở nhà trường tiểu học. Mục tiêu hàng đầu của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS, thể hiện ở bốn kỹ năng: đọc, viết, nói và nghe để HS học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Đồng thời, thông

qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho HS các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán...). Có thể nói, môn Tiếng Việt là môn học công cụ giúp HS tự tin và chủ động học tập, giao tiếp, tham gia các hoạt động trong và ngoài trường học. Kết quả của các kĩ năng được hình thành và phát triển trong môn Tiếng Việt cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của các môn học khác.

1.3. Môn Tiếng Việt trong SGK hiện hành ở tiểu học được phân chia thành các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Mỗi phân môn bên cạnh chức năng chung của môn học thường đảm nhận một nhiệm vụ chính. Trong đó, đối với phân môn Luyện từ và câu, nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học là giúp HS mở rộng vốn từ và cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về cấu tạo từ, từ loại, câu, dấu câu…; rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu; bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Dạy học Luyện từ và câu cần phải giúp HS biết cách dùng từ và đặt câu đúng, tiến tới dùng từ và đặt câu hay, có thể vận dụng câu một cách linh hoạt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.

1.4. Nhìn chung, việc dạy học môn Tiếng Việt hiện nay đã giúp HS có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn học. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HS chưa biết cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đó vào các tình huống giao tiếp trong đời sống hằng ngày. Một trong những lí do dẫn đến thực trạng này là do GV chưa chủ động đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Luyện từ và câu, chưa chú trọng điều chỉnh, bổ sung các câu hỏi, bài tập Luyện từ và câu theo hướng vận dụng từ và câu vào thực tiễn sử dụng tiếng Việt. Bên cạnh đó, số lượng các bài tập trong SGK còn hạn chế, các bài tập chủ yếu yêu cầu HS nhận biết, hiểu được kiến thức, nhưng vận dụng chưa nhiều, đặc biệt là rất ít các bài tập đòi hỏi vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn. Vì thế, việc xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu, và tổ chức dạy học

hệ thống bài tập đó nhằm giúp HS biết cách dùng từ, đặt câu phù hợp với các tình huống giao tiếp tiếng Việt, hỗ trợ cho việc viết đoạn, bài trong phân môn Tập làm văn là một việc làm cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Từ lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5”.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5 - 2

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực có thể coi là một tên gọi khác hay một mô hình cụ thể hoá của chương trình định hướng kết quả đầu ra, một công cụ để thực hiện giáo dục định hướng kết quả đầu ra. Để khắc phục những nhược điểm của chương trình định hướng nội dung, từ cuối thế kỷ 20 có nhiều nghiên cứu mới về chương trình dạy học, trong đó có nhiều quan niệm và mô hình mới về chương trình dạy học. Chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra (Outcomes Based Curriculum - OBC) hay nói rộng hơn là giáo dục định hướng kết quả đầu ra (Outcome-based Education - OBE), được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia. [34, tr.4]

Chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra đã được áp dụng trong các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới, ở nhiều cấp độ. Đầu những năm 1990, tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ ở Úc đã phát triển các tài liệu giáo trình chủ yếu dựa trên OBE cho các trường tiểu học và trung học của họ. OBE đã được thực hành ở Malaysia từ những năm 1950. Kể từ năm 2008, OBE đang được triển khai ở tất cả các cấp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học ở nước này... Cùng với sự ra đời của chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra là sự ra đời của nhiều các công trình nghiên cứu của William Spady; Mollie Butler; Maniam Kaliannan; Suseela Devi Chandran, ...

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cũng đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu những năm gần đây khi bàn về đổi mới GDPT. Ở

Việt Nam, cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, định hướng dạy học phát triển năng lực cho người học được nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ. Nhiều tài liệu nghiên cứu hiện đại đã đề cập đến vấn đề này như tài liệu của các nhà nghiên cứu: Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng, Đặng Vũ Hoạt, Phan Trọng Ngọ…

Một trong những tài liệu trình bày khá rõ từ năm 2005 là tài liệu hội thảo tập huấn: “Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới” thuộc dự án phát triển giáo dục THPT của Hà Nội, GS. Bernd Meier và TS. Nguyễn Văn Cường đã trình bày chi tiết về những nội dung cơ bản về phát triển năng lực [3]. Trong tài liệu gồm có 4 phần chính:

- Phần 1: Một số cơ sở của dạy và học trong xã hội tri thức: Trong phần này, các tác giả đã trình bày lý thuyết phát triển năng lực, mô hình cấu trúc của năng lực và khái niệm học tập theo lý thuyết năng lực.

- Phần 2: Dạy và học với Phương pháp dạy học mới: Phần 2 trình bày về các kĩ thuật và PPDH mới gồm dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tình huống và dạy học dự án nhằm phát triển năng lực cho HS trong quá trình dạy và học.

- Phần 3: Dạy và học với Phương tiện dạy học mới: Phần 3 của tài liệu trình bày khái niệm về phương tiện, một số phương tiện dạy học mới để hỗ trợ quá trình dạy học với mục tiêu phát triển năng lực, đặc biệt là phương tiện điện tử (e -learning).

- Phần 4: Chất lượng dạy học và chuẩn giáo dục: Phần cuối của tài liệu nêu những tiêu chuẩn để đánh giá một giờ học tốt và chuẩn giáo dục.

Trong những năm gần đây, ở nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về dạy học theo định hướng phát triển năng lực, có thể kể đến một số đề tài như:

Đề tài “Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học” của Lương Việt Thái (2011). Tác giả đã làm rõ khái niệm năng lực, cấu trúc của năng lực.

Luận văn “Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học hình học lớp 10 THPT” của Lê Văn Tuyên (2013). Trên cơ

sở làm rõ khái niệm, cấu trúc của năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, tác giả đã đưa ra các biện pháp để bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học hình học lớp 10.

Luận văn “Phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông” của tác giả Phan Thiên Thanh (2014). Tác giả đã đưa ra một số năng lực cần hình thành cho học sinh khi dạy học phần hóa hữu cơ, đồng thời đưa ra các biện pháp để phát triển năng lực học tập cho HS. [24]

Luận án “Dạy học từ ngữ đồng nghĩa trong môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp” của tác giả Trần Thị Quỳnh Nga. Tác giả đã phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản của dạy học từ ngữ đồng nghĩa theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp cho HS tiểu học; xây dựng hệ thống bài tập dạy học từ đồng nghĩa theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp, hỗ trợ trong thực tiễn dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. [19]

Luận văn “Xây dựng hệ thống bài tập văn miêu tả lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh” của tác giả Hoàng Thị Thanh Lan (2015). Tác giả đã nhấn mạnh về vai trò của hệ thống bài tập, đưa ra các nguyên tắc và đề xuất xây dựng hệ thống bài tập văn miêu tả lớp 4, 5 nhằm phát triển, nâng cao năng lực giao tiếp cho HS tiểu học.

Luận án “Hệ thống bài tập phát triển năng lực sử dụng từ ngữ Tiếng Việt cho học viên quân sự Lào” của Nguyễn Thị Yến. Tác giả nhấn mạnh việc xây dựng hệ thống bài tập và định hướng sử dụng hệ thống bài tập phát triên năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học viên quân sự Lào. [35]

Nhìn chung dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc tổ chức dạy học Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu mang tính lí luận và định hướng, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu sâu để đề xuất hệ thống bài tập Luyện từ và câu trong môn Tiếng

Việt lớp 5 và thiết kế bài học Luyện từ và câu theo theo định hướng phát triển năng lực. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học.

3. Mục đích nghiên cứu

Đề tài đặt mục đích nâng cao hiệu quả việc dạy học môn Luyện từ và câu lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực thông qua việc nghiên cứu và đề xuất hệ thống bài tập và tổ chức dạy học Luyện từ và câu một cách phù hợp.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tổ chức dạy học Luyện từ và câu lớp 5 theo hướng phát triển năng lực.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện và khả năng có hạn nên trong đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu hoạt động dạy học môn Luyện từ và câu lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực cho HS tại trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và trường Tiểu học Trưng Vương, TP Thái Nguyên năm học 2018-2019.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp các tài liệu, hệ thống hóa để làm rõ các khái niệm và vấn đề cần nghiên cứu, từ đó xác lập cơ sở lí luận của đề tài.

5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu điều tra gồm các câu hỏi về vấn đề dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực. Đối tượng khảo sát là GV lớp 5.

- Quan sát: Quan sát các tiết dạy của GV, bao gồm một số tiết dạy thông thường và một số tiết dạy thực nghiệm. Từ đó đánh giá thực trạng dạy học Luyện từ và câu hiện nay, kiểm chứng sự phù hợp của kế hoạch bài học đã thiết kế.

- Phỏng vấn: Kĩ thuật này nhằm thu thập những thông tin về thực trạng dạy học Luyện từ và câu hiện nay, phỏng vấn GV và HS sau tiết dạy thực nghiệm.

5.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu thu thập được.

5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm tại trường tiểu học để kiểm tra sự hợp lí và hiệu quả của hệ thống bài tập và kế hoạch dạy học đã xây dựng.

5.5. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Thống kê, bảng biểu, sơ đồ, ...

6. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được hệ thống bài tập trong đó chú trọng các bài tập sử dụng ngôn ngữ, tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5 thì sẽ nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ cho HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập và thiết kế bài học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực

1.1.1.1. Khái niệm năng lực

Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh “competentia”.

Khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể”. [38, tr.3]

Chương trình giáo dục trung học bang Quebec, Canada, năm 2004, xem năng lực là một “khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực”. [27, tr.4]

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cũng cố gắng định nghĩa khái niệm năng lực. Denyse Tremblay cho rằng năng lực là “khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.” [36, tr.5]

F.E. Weinert cho rằng: “Năng lực là những kĩ năng, kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”. [37, tr.7]

Theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực là “a) Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; b) Phẩm chất tâm lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao”. [21, tr.209]

Có thể thấy, dù cách phát biểu (câu chữ) có khác nhau nhưng các cách hiểu trên đều khẳng định: nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biểt và hiểu. Trong đề tài, chúng tôi sử dụng khái

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí