Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 1


MỤC LỤC


Trang

Mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 3

3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 5

4. Phương pháp nghiên cứu 6

5. Cấu trúc của luận văn 6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Chương 1:Phê bình văn học, ngôn ngữ phê bình văn học và công trình

Nhà văn hiện đạicủa Vũ Ngọc Phan7

Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 1

1.1. Phê bình văn học và vấn đề ngôn ngữ phê bình văn học 7

1.1.1. Tính khoa học và tính nghệ thuật trong phê bình văn học 7

1.1.2. Ngôn ngữ phê bình văn học 11

1.2. Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan trong bối cảnh phê bình văn học

giai đoạn 1930 -1945 18

1.2.1. Diện mạo nền phê bình văn học trong văn học Việt Nam

giai đoạn 1930-1945 18

1.2.2.Vài nét về sự nghiệp của Vũ Ngọc Phan 27

1.2.3. Công trình Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan 30

Tiểu kết chương 1 34

Chương 2: Từ ngữ và câu văn Nhà văn hiện đại 35

2.1. Từ ngữ trong Nhà văn hiện đại 35

2.1.1. Yêu cầu về từ ngữ trong văn bản phê bình văn học 35

2.1.2. Những đặc điểm nổi bật về từ ngữ trong Nhà văn hiện đại 37

2.2. Câu văn trong Nhà văn hiện đại 50

2.2.1. Yêu cầu về câu văn trong văn bản phê bình văn học 50

2.2.2. Ngữ pháp câu văn trong Nhà văn hiện đại 52

Tiểu kết chương 2 65

Chương 3 : Tu từ và lập luận trong Nhà văn hiện đại 66

3.1. Tu từ trong Nhà văn hiện đại 66

3.1.1. Vấn đề tu từ trong văn bản phê bình văn học 66

3.1.2. Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong Nhà văn hiện đại 67

3.2. Lập luận trong Nhà văn hiện đại 85

3.2.1 Vai trò của lập luận trong văn bản phê bình văn học 85

3.2.2 Đặc điểm của lập luận trong Nhà văn hiện đại 86

Tiểu kết chương 3 93

Kết luận 94

Tài liệu tham khảo 99


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

1.1. Trong giai đoạn 1930 - 1945, văn học Việt Nam phát triển với tốc độ nhảy vọt. Vũ Ngọc Phan nhận định: "một năm ở nước ta bằng ba mươi năm ở nước người". Gia tốc phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn này thể hiện trên nhiều phương diện: sự xuất hiện một đội ngũ sáng tác hùng hậu, sống bằng nghề văn; hàng loạt tác phẩm ra đời nhờ tiếp thu công nghệ in sách của phương Tây; một công chúng văn học đông đảo ỏ thành thị với nhu cầu mới mẻ, đa dạng, có tác dụng kích thích sự sáng tạo của nhà văn. Và nói đến sự phát triển ngoạn mục ấy, không thể không nói đến sự phong phú của thể loại văn học. Quả thật, khác với văn học trung đại trước đó, văn học Việt Nam lúc này đã nằm trong quĩ đạo của hiện đại hoá. Mọi thể loại văn học đều bừng rộ, đạt thành quả rực rỡ. Tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, thơ trữ tình, kịch,…đều đồng loạt có mặt. Trong bức tranh thể loại đa sắc đó, không thể không nói tới sự góp mặt của phê bình văn học.

1.2. Phê bình văn học đã có bước "chạy đà" trước đó với Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí, và được tiếp nối với Tri Tân, Thanh Nghị, Ngày nay… Giai đoạn này xuất hiện nhiều cây bút phê bình chuyên nghiệp, tiếp thu phương pháp phê bình văn học của phương Tây và gặt hái được những thành tựu đáng ghi nhận: Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Trần Thanh Mại, Đặng Thai Mai, Trương Tửu, Trương Chính, Vũ Ngọc Phan… Trong số những cây bút phê bình vừa kể trên, Vũ Ngọc Phan tuy không phải là gương mặt thật xuất sắc, nhưng, nói đến lịch sử phê bình văn học hiện đại Việt Nam, không thể không nhắc đến ông. Nổi bật hơn cả trong sự nghiệp trước tác của ông là bộ Nhà văn hiện đại. Đúng như lời đầu sách của Nhà xuất bản Văn học trong lần tái bản thứ VI: "Bộ sách Nhà văn hiện đại chưa phải đã thật hoàn hảo, như nhiều nhà


nghiên cứu, nhiều bạn đọc sau này đã chỉ ra; song vẫn là bộ sách có giá trị, bởi cho đến nay, nó vẫn là một công trình bao quát nhất của một giai đoạn văn học từ cuối thế kì XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX - giai đoạn có một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển văn học Việt Nam". Như vậy, không thể hình dung đầy đủ nền phê bình văn học thời bấy giờ nếu không nói đến bộ Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan.

1.3. Nói đến đóng góp của Nhà văn hiện đại dĩ nhiên trước hết phải nói đến mặt học thuật, gắn với phương pháp phê bình, tầm bao quát tư liệu, các nhận định về tác giả và tác phẩm, ảnh hưởng của nó đối với tình hình sáng tác lúc bấy giờ và cả sau này. Những mặt đó đã được đề cập với những mức độ đậm nhạt khác nhau trong các bài viết, các công trình nghiên cứu về bộ sách. Song nếu đặt Nhà văn hiện đại (cũng như một số công trình phê bình khảo cứu văn học thời bấy giờ) vào không khí văn học Việt Nam những năm 30 - 40 của thế kỉ XX ở Việt Nam, cần nhìn thêm một khía cạnh: sự đóng góp của tác giả đối với việc hiện đại hoá ngôn ngữ văn học. Thông thường, nói đến hiện đại hoá ngôn ngữ văn học, người ta chú trọng đặc biệt đến công lao của Thơ mới, của văn xuôi Tự lực văn đoàn và tác phẩm của nhiều nhà văn thời đó. Điều ấy hiển nhiên là đúng. Nhưng vẫn còn thiếu sót nếu không chú ý đến sự góp công của các cây bút phê bình văn học, bởi, chính thể loại vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật này cũng để lại những dấu tích rò ràng trong việc du nhập các khái niệm ngữ văn từ phương Tây, làm giàu thêm vốn từ vựng ngôn ngữ dân tộc, hoặc trong việc hiện đại hoá câu văn quốc ngữ vốn được khởi sự từ những Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… Để ngôn ngữ phê bình văn học có được diện mạo và phẩm chất như hiện nay, rò ràng có sự đóng góp âm thầm, bền bỉ của nhiều thế hệ các nhà phê bình, mà một trong số đó chính là Vũ Ngọc Phan với công trình Nhà văn hiện đại.


Đó là những lí do thôi thúc chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan với khuôn khổ một luận văn thạc sĩ.

2. Lịch sử vấn đề

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, chuyên luận về Vũ Ngọc Phan, về Nhà văn hiện đại của ông, nhưng dường như phần lớn chỉ xét về mặt văn chương.

Trong Hồi ức về phê bình văn học trước Cách mạng Tháng Tám của chính Vũ Ngọc Phan (Tạp chí Văn học, số 9/ 1965), ông tự nhận xét về cuốn Nhà văn hiện đại của mình là “nói có sách, mách có chứng, không khen chê vu vơ…”. Đồng thời, ông cũng nêu một số vấn đề về chế độ xã hội lúc bấy giờ để lí giải tại sao tác phẩm Nhà văn hiện đại không đề cập đến chính trị.

Nhà phê bình Lê Thanh trong Để bàn với ông Vũ Ngọc Phan về một phương pháp phê bình văn học (Tri Tân, số 8/1943 – Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998) cho rằng Vũ Ngọc Phan tự nhận viết cuốn Nhà văn hiện đại theo “phương pháp khoa học và thuyết tiến hoá”.

Nhà văn Thạch Lam cùng thời với Vũ Ngọc Phan nhận định: “lối phê bình của Vũ Ngọc Phan là rất nhạt, chung chung, không theo một chính kiến rò ràng”.

Trong bài báo Nghiên cứu văn học theo đặc trưng thể loại và phong cách (Tạp chí Văn học, số 1/1993) và trong công trình Về phương pháp phê bình và nghiên cứu văn học (đăng trong chuyên luận Lí luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX), Nguyễn Ngọc Thiện có một phần viết riêng về Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan. Tác giả cho rằng, phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan là “rất thú vị, xét đoán theo tiêu chí đặc trưng chung của nhóm, loài, nhưng mỗi cá thể vẫn giữ được cái riêng biệt, đơn nhất của mình”.


Tuy thế, ông cũng khẳng định: một số nhận xét của Vũ Ngọc Phan còn rất khiên cưỡng.

Trong một chuyên luận do Nhà xuất bản Văn học ấn hành của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thiện (chủ biên), Nguyễn Đăng Điệp, Tôn Thảo Miên, Hà Công Tài, Trịnh Bá Đĩnh, Cao Kim Lan, Đinh Thị Minh Hằng nghiên cứu về lí luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945, có một số bài viết liên quan đến Vũ Ngọc Phan.

Tác giả Nguyễn Đăng Điệp ở bài viết Vũ Ngọc Phan (1902-1987) cho rằng: “Với Vũ Ngọc Phan, phê bình không phải là hoạt động tuỳ hứng có tính chủ quan. Ông muốn tiếp cận các giá trị của văn chương bằng cái nhìn của nhà khoa học…dựa theo những tiêu chí cụ thể và nhất quán”, “Những nhận xét của Vũ Ngọc Phan về Nguyên Hồng, Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài… cũng có nhiều chỗ chính xác. Khi phân tích sáng tác của các nhà văn, Vũ Ngọc Phan hay dùng thủ pháp so sánh. Thủ pháp này góp phần nhận chân nét riêng của các cây bút này thêm rò nét”, “Với thái độ phê bình cẩn trọng, nhiều nhận đinh của Vũ Ngọc Phan chừng mực và chính xác. Ông còn có những phát hiện tinh tế mà cho đến nay ta vẫn thấy tính thuyết phục trong các nhận định ấy”. Nhược điểm rò nhất của Nhà văn hiện đại là chưa thể hiện được sự phong phú của văn học; việc sắp xếp các nhà văn vẫn chưa hợp lí trong trường hợp có nhiều nhà văn viết nhiều thể loại khác nhau; phân tích các tác phẩm chưa thật kĩ lưỡng, thậm chí chỉ đưa ra những nhận xét một cách khái quát chứ không chứng minh. Tuy thế, Vũ Ngọc Phan với Nhà văn hiện đại vẫn là “người công phu và tinh tế…Ông là người nhìn văn học bằng sự điềm tĩnh của nhà nghiên cứu”.

Trịnh Bá Đĩnh trong Các hình thái tư duy phê bình đầu thế kỉ XX đã nhận thấy Vũ Ngọc Phan coi “phê bình thuộc sáng tạo của nghệ thuật” và ông đã “đồng đẳng” các thể loại văn học với thơ, kịch, truyện và kí.


Tác giả Trần Bích San trong Phê bình văn học nhận ra rằng Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại là một người “phê bình tác phẩm theo quy tắc ngữ văn hơn là một người đi tìm cái đẹp, khám phá các công trình sáng tạo. Tuy vậy, ông là nhà phê bình có ý thức vững chắc và trung thành với nhiệm vụ cùng phương pháp phê bình. Ông đã phê bình các sáng tác văn học đúng theo tiêu chuẩn của ông”.

Ngược lại, Đỗ Lai Thuý trong Phê bình văn học Việt Nam trên đường hiện đại hoá thì cho rằng: “Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan là sự tranh chấp giữa phê bình khoa học và phê bình ấn tượng, giảng giải, nhận xét vụn vặt.”

Như vậy có thể thấy rò rằng sức sống của tác giả Vũ Ngọc Phan cùng với tác phẩm Nhà văn hiện đại đã vượt qua giới hạn về mặt thời gian trong gần thế kỉ qua, từ khi ra đời – năm 1939 đến nay. Chúng tôi đã thu thập được hơn 15 tác phẩm viết về nhà văn Vũ Ngọc Phan cùng với tác phẩm Nhà văn hiện đại. Tuy thế cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan dưới góc độ ngôn ngữ một cách có hệ thống. Đó là một trong những lí do để chúng tôi triển khai công trình nghiên cứu này.

3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu

3. 1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bộ sách Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan gồm hai tập, tập 1 có 3 quyển, tập 2 có 3 quyển.

3.2. Mục đích nghiên cứu

- Làm rò một số đặc điểm của ngôn ngữ phê bình văn học;

- Nhận diện những đặc điểm ngôn ngữ phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại trên hai cấp độ cơ bản: từ ngữ và cú pháp.


- Tìm dấu ấn thời đại và những đóng góp của Vũ Ngọc Phan đối với việc hiện đại hoá ngôn ngữ phê bình văn học.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau

đây:


- Phương pháp thống kê, phân loại.

- Phương pháp miêu tả, giải thích.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp loại hình - lịch sử.

- Phương pháp tiếp cận hệ thống.

5. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu Kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương

như sau:

Chương 1: Phê bình văn học, vấn đề ngôn ngữ phê bình văn học và công trình Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan

Chương 2: Từ ngữ trong Nhà văn hiện đại Chương 3: Câu văn trong Nhà văn hiện đại Sau cùng là Tài liệu tham khảo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022