Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 10

Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém trên là do: Mặt trái của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế đã tác động làm băng hoại, phá vỡ giá trị văn hóa dân tộc, trong đó có vấn đề gia đình truyền thống; một số cấp ủy đảng, chính quyền, ngành, đoàn thể nhận thức về vị trí, vai trò của công tác xây dựng gia đình còn hạn chế; chưa quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW; chưa gắn công tác xây dựng gia đình với xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương; cơ chế phối hợp giữa các cấp ủy đảng với các ban, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở trong việc thực hiện Chỉ thị chưa đồng bộ, chặt chẽ và thường xuyên. Công tác truyền thông và giáo dục về đời sống gia đình chưa thường xuyên, liên tục. Tổ chức bộ máy làm công tác gia đình còn nhiều bất cập, cán bộ làm công tác gia đình còn thiếu, trình độ hạn chế, đặc biệt ở tuyến xã…

Chính vì vậy, pháp luật cần có những quy định mới để đa dạng hơn nữa việc nâng cao chất lượng của các hình thức thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục góp phần đảm bảo thiết thực quyền và lợi ích của người phụ nữ.

3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định trong các văn bản pháp

luật về hôn nhân và gia đình

Để bảo vệ tốt hơn quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thì Nhà nước cần rà soát lại các chính sách và hệ thống pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình để xóa bỏ những nội dung, điều luật cản trở sự bình đẳng cũng như bảo vệ được quyền và lợi ích của người phụ nữ nhất là trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đưa ra một số đề xuất để bảo vệ tốt hơn nữa quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng như sau:

Thứ nhất, cần quy định rõ về hành vi vi phạm quyền được yêu thương, chung thủy và có chế tài xử lý

Luật HN&GĐ năm 2014 đã có quy định trong việc bảo đảm chế độ hôn nhân và gia đình. Khoản 2 Điều 5 của Luật quy định về các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Từ quy định của điều luật chúng ta thấy được những dạng hành vi vi phạm quyền được yêu thương, chung thủy của người phụ nữ như sau:

- Người chồng kết hôn với người khác

- Người chồng chung sống như vợ chồng với người khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Người chồng có hành vi ngoại tình

Tuy nhiên, trong thực tế những hành vi này thường bị giấu giếm…Vì vậy, các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình cần phải có những bổ sung, để xác định rõ thế nào là hành vi "vi phạm nghĩa vụ chung thủy giữa vợ và chồng" cũng như để bảo vệ tốt hơn nữa quyền của người vợ khi có hành vi vi phạm trên thực tế. Theo Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành áp dụng các quy định tại chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của Bộ luật hình sự năm 1999 thì:

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 10

Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc sống chung như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn duy trì tiếp tục quan hệ đó… [35].

Như vậy, để được coi là "chung sống như vợ chồng" thì phải có đủ các yếu tố như: sống chung, có con chung, có tài sản chung và hành vi này đã được cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì việc sống chung.

Nhưng trên thực tế, hành vi vi phạm này thường được thực hiện dưới dạng không công khai, không sống chung, không có tài sản chung, có hoặc không có con chung (hành vi này xã hội thường gọi là "ngoại tình"). Việc ngoại tình có khi dẫn đến có con chung với nhau. Người có hành vi ngoại tình không giữ vẹn tình yêu đối với người mình đã kết hôn, gia đình đổ vỡ, dẫn đến mục đích của hôn nhân không đạt được và kéo theo nhiều hệ lụy khác. Vậy, hành vi "ngoại tình" không giống với hành vi "chung sống như vợ chồng" nhưng về và hậu quả của hai hành vi này là như nhau. Do vậy, việc áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt hành vi "Chung sống như vợ chồng" trên thực tế hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 2 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính thì "hành vi vi phạm hành chính phải được mô tả rõ ràng, cụ thể để có thể xác định xử phạt được trong thực tiễn". Tuy nhiên, do những hành vi đối với loại vi phạm này thường khó xác định có phải là hành vi "chung sống như vợ chồng hay không" nên rất khó trong việc lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính để làm cơ sở ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trên bởi những hành vi trên thường xảy ra lén lút và không công khai.

Theo quan điểm của tôi, để coi là có vi phạm nghĩa vụ chung thủy chỉ cần xác định là người chồng có hành vi kết hôn hoặc chung sống hoặc ngoại tình với người khác có thể là công khai hoặc bí mật, có thể kéo dài hoặc trong một thời gian ngắn miễn là hành vi đó gây ra những hậu quả nhất định về vật chất, tinh thần cho người vợ.

Thứ hai, cần phải bổ sung thêm quy định về biện pháp xử phạt hành chính về các hành vi bạo lực gia đình

Theo Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới về hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Điều 6),

hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế (Điều 7), hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong gia đình (Điều 13). Theo quan điểm của tôi, các quy định này còn mang tính khái quát và chưa nêu rõ được chế tài xử phạt các hành vi vi phạm mà nghị định số 55/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới cần có những bổ sung trong việc quy định rõ các chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với từng dạng hành vi bạo lực như bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục đối với người vợ. Có thế, thì quyền lợi của người phụ nữ mới được đảm bảo một cách chính đáng.

Thứ ba, cần có quy định cụ thể trong việc lựa chọn họ cho con nhằm đảm bảo về quyền của người phụ nữ

Tại Diễn đàn Đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2014 với chủ đề Đánh giá tổng quan Dự án Luật Hộ tịch - dưới góc độ quyền con người diễn ra ngày 19 tháng 03 năm 2014. Diễn đàn đã có sự đánh giá nhiều nội dung của dự án Luật hộ tịch trong đó có nội dung về đăng kí khai sinh, lựa chọn họ và tên cho con. Thực tế cho thấy, phong tục, tập quán của một số dân tộc thì vẫn coi trọng việc đặt họ cho người con theo họ của người cha, chẳng hạn tại xã Cộng Hòa và Tân Hòa (Quốc Oai, Hà Nội) con trai sinh ra mang họ bố, con gái sinh ra mang họ từ tên đệm của bố, điều này gây ra sự phân biệt đối xử giữa người mẹ và trẻ em đối với nhưng nơi mà tập quán mà người chồng chiếm ưu thế hơn.Vì vậy, để đảm bảo cho quyền lợi của người mẹ trong việc lựa chọn họ cho người con thì theo tôi cần xem xét quy định của dự thảo BLDS năm 2015 trong việc lựa chọn, khoản 2 Điều 31 dự thảo BLDS năm 2015 quy định: Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ, thì họ của cá nhân do pháp luật về hộ tịch hoặc nuôi con nuôi quy định.

Có thể nói, quy định trên tạo cho người vợ có quyền bình đẳng với người chồng trong mối quan hệ với con cái dưới góc độ bình đẳng giới.

Thứ tư, cần đảm bảo quyền bình đẳng của người mẹ bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong việc chăm sóc con.

Thực tế trong xã hội hiện nay thực trạng về bạo lực gia đình và nhất là bạo lực trẻ em diễn ra khá nhiều. Trường hợp khi người mẹ bị hạn chế quyền, chẳng hạn như người mẹ đang phải chấp hành hình phạt tù thì người mẹ được đảm bảo quyền của mình như thế nào khi người cha liên tiếp có những hành vi hành hung, bóc lột sức lao động của người con? Theo tôi, Luật HN&GĐ năm 2014 cần có những quy định mở rộng trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ khi họ bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền của họ vẫn được đảm bảo trong việc chăm sóc, bảo vệ con cái bằng cách quy định người thân trong gia đình như ông bà, anh chị, em… có quyền được thay người mẹ chăm sóc, giáo dục cháu, cũng như quy định trách nhiệm của những người thân thích có quyền được xem xét, giám sát khi người chồng có những hành vi bạo lực đối với người con để phát hiện kịp thời, đảm bảo cho quyền lợi của người mẹ cũng như sự phát triển sau này của trẻ.

Thứ năm, trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình Luật HN&GĐ năm 2014 cần có những quy định nâng cao trách nhiệm của người chồng trong việc thực hiện các biện pháp tránh thai. Thực tế cho thấy rằng, phần lớn phụ nữ là người thực hiện các biện pháp này. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa sức khỏe của người phụ nữ cũng như chất lượng sống của gia đình và sự phát triển của xã hội cần phải có những quy định về trách nhiệm của người chồng trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và không ngừng tăng cường, mở rộng các hình thức tuyên truyền phổ biến rộng rãi công tác thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Thứ sáu, trong lĩnh vực học tập, kinh tế, chính trị, lao động

Để đảm bảo và nâng cao quyền của người phụ nữ trong các lĩnh vực học tập, kinh tế, chính trị, lao động hơn hết cần phải thực hiện tốt các nội dung như sau:

Một là, bản thân người phụ nữ cần phải tự cố gắng vươn lên trong mọi lĩnh vực, nghiên cứu nâng cao trình độ để tiến tới bình đẳng giới trong xã hội hiện nay.

Phụ nữ phải hiểu rõ về bản thân mình, thấy được hoàn cảnh và điều kiện của gia đình mình. Đồng thời cũng phải thấy rõ được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để xác định mục tiêu, mức độ phấn đấu sao cho phù hợp để đạt kết quả. Mặt khác, cũng cần tuyệt đối tránh tư tưởng an phận của một bộ phận phụ nữ tự bằng lòng với trình độ, bằng cấp đã có hoặc quan niệm phụ nữ chỉ cần ưu tiên cho gia đình mà không chịu phấn đấu vươn lên.

Để cân bằng giữa công việc và gia đình, đối với người phụ nữ không đơn giản là một nghệ thuật sống, mà phải xuất phát từ tấm lòng và niềm đam mê công việc thì mới có thể vượt qua được khó khăn trở ngại để nâng cao trình độ. Trước hết, người phụ nữ phải hoàn thành thiên chức của một người vợ và người mẹ. Đối với bất cứ người phụ nữ nào, được chăm sóc gia đình là một hạnh phúc không gì thay thế, được tự tay nấu ăn cho chồng con, chăm sóc và dạy con học tập…và gia đình hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, học giỏi sẽ là cơ sở vững chắc để người họ có thể yên tâm công tác và tích cực học tập nâng cao trình độ.

Để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giới, trước tiên, phụ nữ phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức, trí tuệ. Điều đó sẽ làm cho các chị tự tin lên rất nhiều. Họ phải luôn xác định mục tiêu của mình là gì, phải có ước mơ và quyết tâm thực hiện bằng được ước mơ đó. Điều quan trọng nữa là phải tự khẳng định mình qua công việc và cuộc sống. Đặc biệt là bản thân chị em phải có niềm đam mê trong công việc, luôn khát khao sáng tạo, đổi mới và phải có đủ nghị lực để vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc sống gia đình và công việc.

Hai là, gia đình phải tạo điều kiện để phụ nữ có thể học tập nâng cao trình độ.

Nhà nước và gia đình phải tạo điều kiện ưu tiên, khuyến khích cho phụ nữ đi học nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, người chồng không nên có định kiến coi người vợ chỉ làm công việc gia đình, không nên có suy nghĩ trình độ học vấn cao hoặc làm lãnh đạo quản lý sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà phải có sự ủng hộ, sự cảm thông sâu sắc và tự giác giúp đỡ những công việc gia đình cho vợ, tạo điều kiện cho người vợ có thể phấn đấu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Ba là, bản thân người phụ nữ phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa gia đình và sự nghiệp.

Để đảm bảo sự hài hòa trong mối quan hệ giữa gia đình và sự nghiệp thì người vợ không nên mải miết với công việc học tập, nghiên cứu từ sáng tới đêm khuya như người chồng mà quên hết công việc gia đình mà người vợ cần bù đắp nhiều hơn nữa cho con cái và gia đình, nhất là thời gian sau bữa cơm tối và một số ngày nghỉ, để dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với chồng và làm bạn với con. Thời gian bên gia đình sẽ tạo thêm động lực, bổ sung sức mạnh cho họ.

Phụ nữ khi học tập cần cố gắng hết khả năng và theo đuổi mục tiêu đến cùng. Mặc dù, việc cơ quan và gia đình rất bận rộn nhưng nếu sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học, phụ nữ có thể giải quyết hài hòa mọi việc. Khi cảm thấy thoải mái vì gia đình ổn thỏa thì mọi việc sẽ trôi chảy và có nhiều niềm vui trong công việc và cuộc sống.

Thứ bảy, nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình mặc dù đã có một số mức phạt đối với hành vi xâm phạm quyền lợi của người phụ nữ nhưng dường như những mức phạt đưa ra còn thấp so với điều kiện

kinh tế hiện nay, không có tính răn đe. Ví dụ, như phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý. Cần thiết có sự điều chỉnh, bổ sung vấn đề này theo hướng nâng cao mức phạt đối với hành vi bạo lực gia đình bởi hậu quả mà hành vi vi phạm để lại gây thiệt hại nhiều về mặt tinh thần. Có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người phụ nữ.

Thứ tám, Điều 130 Bộ luật hình sự quy định về tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ: "Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn học, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm" [27]. Theo quy định trên, các hành vi xâm phạm quyền của người phụ nữ dường như vẫn chưa đủ răn đe, và thực tế hiện nay nạn bạo lực gia đình vẫn diễn ra và khó kiểm soát được. Có thể khẳng định rằng: Chúng ta có nhiều văn bản luật quy định về quyền bình đẳng nam nữ, nhưng lại thiếu các biện pháp giáo dục và chế tài của Nhà nước đối với các trường hợp không thi hành luật và cũng chưa được chính quyền các cấp quan tâm và can thiệp kịp thời. Do đó đề nghị phải bổ sung quy định còn thiếu này để bảo vệ tốt hơn quyền của người phụ nữ.

3.2.2. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật

Để pháp luật đi vào cuộc sống và quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thực hiện được bảo vệ, phát huy hiệu quả trên thực tế thì một trong những biện pháp hết sức quan trọng đó là đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để toàn xã hội cũng như bản thân người phụ nữ được năng cao nhận thức tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung đã được Đảng và Chính phủ quan tâm, coi là "một phần của công tác giáo dục chính trị tư

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí