PHỤ LỤC 3.4. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ: DẪN XUẤT HIĐROCACBON VÀ NGUỒN DINH DƯỠNG
Bài 1: Chất béo là :
A. dầu ăn và mỡ động vật. B. hỗn hợp este của glixerol và các axit béo.
C. hỗn hợp các axit béo. D. chất lỏng nhẹ hơn và không tan trong nước.
Bài 2: Công thức cấu tạo tổng quát của chất béo là
A. C3H5(OH)3. B. CH3COOC2H5.
C. CH3COOH. D. (RCOO)3C3H5. Bài 3: Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng
A. của glixerol với các axit béo. B. của axit béo với bazơ.
C. thủy phân chất béo trong môi trường bazơ.
D. thủy phân chất béo trong môi trường axit.
Bài 4: Sản phẩm khi đun nóng chất béo với nước, có mặt axit (làm chất xúc tác), trong đó R là gốc hiđrocacbon của axit béo là:
A. C3H5(OH)3. B. C3H5(OH)3 và RCOOH.
C. C3H5(OH)3 và NaOH. D. C3H5(OH)3 và RCOONa.
Bài 5: Loại chất béo nào sau đây chưa bị giảm chất lượng, có thể dùng để chế biến thực phẩm?
A. dầu mỡ đã chiên, rán nhiều lần, có màu đen, mùi khét.
B. mỡ bị đóng váng và hóa rắn khi trời lạnh.
C. mỡ để lâu ngày, có mùi hôi.
D. bơ thực vật đã quá hạn sử dụng.
Bài 6: Cách làm nào không có tác dụng bảo quản chất béo?
A. Giữ ở nhiệt độ thấp. B. Thêm chất chống oxi hóa.
C. Đun sôi rồi giữ ở nhiệt độ phòng. D. Đun với một ít muối ăn.
Bài 7: Chế độ ăn uống nào dưới đây tốt nhất cho sức khỏe?
A. loại bỏ hoàn toàn chất béo trong bữa ăn hàng ngày.
B. loại bỏ chất béo có hại, duy trì đầy đủ chất béo có lợi tùy theo độ tuổi, cân nặng.
C. chỉ ăn mỡ động vật, loại bỏ dầu thực vật. D. chỉ ăn dầu thực vật, loại bỏ mỡ động vật. Bài 8: Cho dãy các chất: axit béo omega-3, axit béo omega-6, cholesterol, chất béo chuyển hóa trans-fat. Chất có lợi cho sức khỏe trong dãy trên là:
A. omega-3, omega-6. B. trans-fat.
C. cholesterol, trans-fat. D. omega-6, cholesterol.
Bài 9: Nhóm thực phẩm sau đây có nhiều chất béo có lợi?
A. Khoai chiên, xúc xích rán. B. Thịt heo siêu nạc, thịt lườn gà.
C. Hạt óc chó, quả olive, thịt cá hồi. D. Ngô ngọt, bông cải xanh.
Bài 10: Khi nhai cơm lâu ta thấy vị ngọt trong miệng vì tinh bột trong cơm đã chuyển hóa một phần thành đường
A. saccarozơ. B. glucozơ.
C. mantozơ. D. fructozơ.
Bài 11: Sữa đậu nành rất tốt cho cơ thể nhưng có thể trở nên vô dụng hoặc gây độc nếu sử dụng không đúng cách. Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành là:
- Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ không được ăn cam, quýt.
- Không nên uống sữa đậu nành khi đói, tốt nhất là sau bữa ăn từ 1- 2 giờ. Người ta làm như vậy là do sữa đậu nành có chứa nhiều
A. canxi, tạo chất khó tan khi kết hợp với axit trong cam quýt hoặc dạ dày.
B. chất béo, gây khó tiêu.
C. chất đạm, gây đông tụ trong dạ dày không có lợi cho tiêu hóa.
D. chất dinh dưỡng nên gây đầy bụng.
Bài 12: Quy trình luộc rau thực hiện qua các quy trình chế biến sau: (1) Rửa rau, (2) Loại bỏ phần già úa, (3) Cắt thái rau, (4) Cho rau vào nồi có nước sau đó đun sôi đến khi rau chín, (5) Cho rau vào nồi nước đã sôi rồi đun đến khi rau chín.
Quy trình nào sau đây được sắp xếp để tránh làm mất chất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
A. (2), (1), (3), (5). B. (2), (1), (3), (4).
C. (1), (2), (3), (5). D. (2), (3), (1), (4).
Bài 13: Cách chế biến thực phẩm nào sau đây vừa đảm bảo vệ sinh an toàn, vừa tránh mất chất dinh dưỡng nhất?
A. Chiên (rán). B. Nướng. C. Luộc. D. Ăn sống.
Bài 14: Loại quả nào chứa hàm lượng vitamin C cao nhất
A. Cam. B. Quýt. C. Bưởi. D. Ổi.
Bài 15: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành:
6CO2+ 6H2O C6H12O6+ 6O2
Trong 1 phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6 giờ đến 17 giờ), diện tích lá xanh là 1 m2 thì lượng glucozơ tổng hợp được là
A. 88,266 gam. B. 2155,7 gam. C. 2482,92 gam. D. 882,66 gam.
Bài 16: Tính năng lượng tỏa ra khi cơ thể oxi hóa hoàn toàn 12 gam chất béo. Biết rằng 1 gam chất béo khi bị oxi hóa hoàn toàn tỏa ra năng lượng là 38 kJ.
A. 350kJ. B. 456kJ. C. 400kJ. D. 465kJ.
Bài 17: Để bảo quản cá biển một cách an toàn, chúng ta nên sử dụng chất nào sau đây:
A. Ure. B. Đá lạnh. C. Focmon. D. Diêm tiêu.
Bài 18: Hãy tìm ra sự vật, hành động khác biệt nhất trong mỗi dãy sau đây:
a) Dãy 1: ép cam, ép dứa, ép cà chua, ép hạt lạc.
b) Dãy 2: mầm rau cải, búp măng non, thịt ba chỉ, súp lơ xanh.
c) Dãy 3: ô-liu, khoai lang, ngô, chanh. Bài 19: Dân gian ta có câu:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường ăn kèm với nhau thường ngon hơn?
Đáp án:
Dưa hành có chứa axit hỗ trợ quá trình thuỷ phân lipid trong thịt mỡ, giúp dễ tiêu hoá và bớt "ngán".
Bài 20: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Hướng dẫn Ngâm Rượu Nho “Gia truyền” tại nhà
(1) Nguyên liệu chuẩn bị để làm được 2.0 lít rượu nho ngay tại nhà
– 1 hũ thủy tinh sạch để ngâm nho.
– 1 túi vải để lọc.
– 5kg nho tươi. Chọn quả nho mọng, chín đều nhưng không úng hoặc bầm dập.
– Đường cát theo tỷ lệ (1kg nho cần 300-500g đường tùy độ chua của nho).
(2) Các công đoạn chính làm rượu nho
Bước 1: Chọn nho ngon và đảm bảo, […].
Bước 2: Nho sau khi mua về rửa sạch, […] vặt nho ra khỏi chùm rồi để cho ráo nước.
Bước 3: Nho sau khi để ráo nước, dùng dao cắt đôi quả và trộn chung với đường Bước 4: Ngâm và ủ rượu nho trong 2 tuần tiếp theo. […] dùng một miếng nylon che miệng bình và đậy nắp lại, không xiết chặt, để hở nắp một ít càng tốt, đem bình cất vào chổ tối. […]
Khoảng 2 tuần sau, mở nắp ra thấy rượu đã sủi bọt thơm ngát, lấy thử một muỗng thấy đã có thể uống được, có vị nồng […] dùng tay trộn đều nho tự dưới lên rồi đậy nắp lại ủ nho lên men tiếp.
Bước 5: Tiếp tục ngâm và ủ rượu nho khoảng chừng 4 – 5 tháng sao cho có mùi nho bốc lên.
Nguồn: tapchitieudung.net
Câu 1: Tại sao khi ủ rượu nho, cần che miệng bình lại và đặt bình vào chỗ tối? Thay vì vậy, để mở miệng bình và đặt ở nơi thoáng khí có được không?
Đáp án:
Trong nho có chứa 1 lượng lớn đường, cụ thể là glucozơ và fructozơ, trong quá trình lên men, xảy ra phản ứng hóa học sau:
12 22 11 2 6 12 6 6 12 6
C H O +H O xtC H O +C H O
o
C H O Men,t2C H OH+2CO
6 12 6 2 5 2
Bọt khí và mùi nồng chính lần lượt là khí CO2 và rượu etanol được tạo thành- C2H5OH. Tuy nhiên, trong các điều kiện không phù hợp như để ngoài nơi thoáng khí hay tiếp xúc với ánh sáng, ta sẽ thu được các sản phẩm phụ gây hại cho sức khỏe.
1 xt,to
xt,to
C2H5OH+ 2 O2 CH3CHO+H2O C2H5OH+O2 CH3COOH+H2O
Câu 2: Giả sử cứ 150 gam nho đem ngâm chứa 0,23 gam saccarozơ, 10,87 gam glucozơ và 12,28 gam fructozơ; sau 2 tuần ủ, hiệu suất chuyển hóa của nho đạt 30%. Tính khối lượng mỗi sản phẩm sinh ra do sự chuyển hóa của glucozơ trong 5 kg nho sau 2 tuần.
Đáp án:
mC6H12O6 = (0,23/342 . 2 . 180 + 10,87 + 12,28).5000/150 = 779,74 (g)
→ nC6H12O6= 779,74 /180 = 4,33 (mol)
Hiệu suất đạt 30%
mCO2= 4,33 . 2 .30% .44 = 114,36 (g)
mC2H5OH= 4,33.2.30%.46 = 119,56 (g)
Bài 21: Một nhân viên pha chế tại một của hàng phục vụ đồ uống giải khát đề xuất công thức đồ uống mới bằng cách trộn sữa bò tươi và nước ép cam tươi. Đóng vai quản lý tại quán đó, em hãy dùng kiến thức phân tích vấn đề với nhân viên trên xem loại đồ uống được đề xuất có nên được phê duyệt vào menu không.
Đáp án:
Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua (cam, quýt,...) sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại do phản ứng với axit pectic trong nước cam, quýt. Hỗn hợp kết tủa đó của sữa và nước cam sẽ rất khó tiêu, bụng ọc ạch, ấm ách rất khó chịu; gây rối loạn tiêu hóa.
Bài 22: Học sinh đọc thông tin trong nhãn sản phẩm và trả lời câu hỏi.
1) Lượng calo cho sản phẩm này là bao nhiêu? Có đủ hay là thấp hoặc quá thừa đối với con người? Hơi thấp so với nhu cầu
Đáp án: 250 cal
2) Thành phần dinh dưỡng của sản phẩm là những chất gì, thành phần bao nhiêu?
Đáp án:
Gồm có chất béo bão hòa, chất béo trans, natri, cholesterol, chất hữu cơ ăn kiêng, đường, protein, vitamin A,C Canxi, Sắt
3) Chú thích cho sản phẩm này là gì? Phải hiểu như thế nào cho đoạn chú thích đó.
Đáp án:
Chú thích về phần trăm giá trị của lượng dinh dưỡng cần thiết cho một người trưởng thành.
4) Thế nào gọi là chế độ ăn dinh dưỡng?
Đáp án:
Mỗi ngày chúng ta cần ăn từ 15-20 loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Mỗi bữa ăn cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất: tinh bột (bột đường, Glucid), đạm (Protein, Protid), chất béo (Lipid), vitamin và khoáng chất.
Bài 23: Thu thập thông tin cho dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
CHẤT BÉO
Mỡ ăn được lấy ra từ động vật, dầu ăn được lấy ra từ thực vật. Dầu ăn và mỡ ăn là các chất béo. Trong cơ thể động vật, chất béo tập trung nhiều ở mô mỡ, còn trong thực vật, chất béo tập trung nhiều ở quả và hạt.
(Nguồn: SGK Hóa học 9)
Câu 1. Hãy nêu ít nhất 5 loại thực phẩm trong tự nhiên chứa nhiều chất béo.
Đáp án: Bơ, Phô mai, Trứng, Cá, Hạt
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của chất béo. Hãy khoanh tròn “Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi trường hợp sau:
Đúng/Sai? | |
Trong công nghiệp, chất béo dùng để điều chế glixerol và xà phòng. | Đúng / Sai |
Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước. | Đúng / Sai |
Chất béo tham gia được phản ứng xà phòng hóa. | Đúng / Sai |
Khi oxi hóa chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể ít hơn so với chất đạm và chất bột. | Đúng / Sai |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Tập Chủ Đề: Oxi – Không Khí Quanh Ta
- Bài Tập Chủ Đề: Nước Và Sự Sống
- Bài Tập Chủ Đề: Nguồn Nhiên Liệu Tự Nhiên
- Bài Kiểm Tra Trước Tác Động Lớp 8
- Bài Kiểm Tra Sau Tác Động Lớp 8
- Bài Kiểm Tra Trước Tác Động Lớp 9
Xem toàn bộ 300 trang tài liệu này.
Câu 3. Hãy khoanh tròn “Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi trường hợp sau khi nói về thành phần, tính chất và ứng dụng của chất béo.
Đúng/Sai? | |
Có thể tẩy vết dầu ăn dính vào quần áo bằng xăng hoặc dầu hỏa. | Đúng / Sai |
Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng xà phòng hóa. | Đúng / Sai |
Đúng / Sai | |
Chất béo để lâu trong không khí có mùi ôi (khét). Để hạn chế điều này cần bảo quản chất béo ở nhiệt đô thấp. | Đúng / Sai |
Câu 4. Trong thành phần của dầu hướng dương có chất béo trilinolein được tạo nên từ axit linoleic. Biết axit linoleic có công thức C17H31COOH. Viết công thức cấu tạo của trilinolein.
Đáp án:
Câu 5. Thủy phân 17,56 kg chất béo trong môi trường kiềm cần vừa đủ 3,36 kg KOH, thu được 1,84 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo. Biết hiệu suất phản ứng là 100%). Tính giá trị của m.
Đáp án:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m= 17,56 + 3,36 – 1,84 = 19.08 kg
Câu 6. Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ m kg hỗn hợp các muối ở câu 5, biết muối của axit béo chiếm 72% khối lượng của xà phòng.
Đáp án: m(xà phòng) = 19,08 : 72% = 26,5 kg
Bài 24:
Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và giữ một vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Khi bị oxi hóa chậm trong cơ thể, chất béo cung cấp nhiều năng lượng hơn chất đạm (protein) và chất bột (gluxit). Oxi hóa 1 gam chất béo cung cấp khoảng 38 kJ, trong khi đó 1 gam chất đạm cung cấp khoảng 19 kJ; còn 1 gam chất bột cung cấp khoảng 17 kJ.
Thông tin dinh dưỡng của một loại sữa bột dành của trẻ 2 tuổi
Tính năng lượng cung cấp cho cơ thể khi oxi hóa hoàn toàn lượng chất đạm và chất béo trong 1 ly sữa đã pha (theo thông tin dinh dưỡng ở trên).
Đáp án: E= 163.4,19 = 682 kJ
Bài 25: Thu thập thông tin cho dưới đây và trả lời các câu hỏi
TINH BỘT
Glucozơ do cây xanh tổng hợp ra trong quá trình quang hợp để tạo ra tinh bột và xenlulozơ.
Câu 1. Quang hợp là gì? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình tạo ra tinh bột trong cây xanh.
Đáp án: Quang tổng hợp hay gọi tắt là quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất.
6nCO +5nH O photon (C H O ) +6nO
2 2 chlorophyll
6 10 5 n 2
Câu 2. Để tạo thành 8,1 tấn tinh bột, cây xanh đã hấp thụ bao nhiêu tấn khí CO2
và giải phóng bao nhiêu tấn khí O2. (biết hiệu suất phản ứng là 100%).
Đáp án: mCO2 = 13,2 tấn, mO2 = 9,6 tấn
Câu 3. Qua số liệu trên em có suy nghĩ gì về tác dụng của cây xanh đối với môi trường?
Đáp án:
Cây xanh cung cấp khí oxi, hút khí CO2; điều này giúp giữ vững nồng độ khí oxi trong khí quyển quanh mức 21%, tạo ra sản phẩm là tinh bột, giúp điều hòa nồng độ khí CO2 trong khí quyển.
Câu 4. Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh O2 là sản phẩm của quá trình quang hợp?
Đáp án:
- Lấy vài cành rong đuôi chó (hoặc cây thủy sinh khác) cho vào hai cốc thủy tinh A và B đựng đầy nước. Đổ nước vào đầy hai ống nghiệm, úp mỗi ống nghiệm đó vào một cành rong trong mỗi cốc, sao cho không có bọt khí lọt vào. Để cốc A vào chỗ tối hoặc bọc ngoài bằng một túi giấy đen. Đưa cốc B ra chỗ có nắng hoặc để dưới đèn sáng có chụp.
- Sau khoảng 6 giờ, quan sát 2 cốc, ta thấy: từ cành rong trong cốc B có những bọt khí thoát ra rồi nổi lên và chiếm một khoảng dưới đáy ống nghiệm, còn cành rong trong cốc A không có hiện tượng đó.