Khát Quát Về Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam - Chi Nhánh Thái Nguyên


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian gần đây.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích số liệu qua năm năm 2016, 2017, 2018 để phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng rủi ro tín dụng, cũng như chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương VIệt Nam Chi nhánh Thái Nguyên. Luận văn sẽ so sánh số liệu năm này với năm trước để có được nhận định về công tác quản trị rủi ro.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

o Xếp hạng rủi ro tín dụng

Nhằm nhận diện rủi ro tín dụng tiềm ẩn ngay từ những bước đầu, ngân hàng sử dụng các công cụ xếp hạng rủi ro tín dụng thông qua hồ sơ khách hàng cung cấp như hồ sơ chứng thực cá nhân: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn,…; hồ sơ chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động, sao kê lương, sô theo dõi thu-chi, hóa đơn, xác nhận của cơ quan, đơn vị đang công tác,… và những thông tin định tính và định lượng chuyên viên khách hàng thu thập được trong quá trình thẩm định khách hàng. Hiện nay ngân hàng đang sủ dụng công cụ xếp hạng rủi ro tín dụng qua hệ thống crib qua website: http://www.Crib.com.vn;

o Xếp hạng chất lượng tài sản đảm bảo:

Ngân hàng sử dụng công cụ xếp hạng chất lượng tài sản đảm bảo với mục đích xác định tính thanh khoản của tài sản, nhận diện rủi ro pháp lý của tài sản,…từ đó giúp nhận diện rủi ro tín dụng được bao quát hơn, góp phần đưa ra các quyết định phê duyệt tín dụng một cách khách quan nhất.


2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng

o Nợ quá hạn

Đa phần các Ngân hàng thương mại hiện nay đo lường nợ quá hạn thông qua công thức:

Tỷ lệ NQH =

Tổng dư nợ có NQH

x 100%

Tổng dư nợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 7

Ý nghĩa chỉ tiêu này giúp Ngân hàng xác định được Dư nợ có Nợ quá hạn đang chiếm bao nhiêu % trên Tổng dư nợ của toàn Ngân hàng. Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn, các ngân hàng sẽ xây dựng ngưỡng tỷ lệ nợ quá hạn cho phép và các mức báo động, để từ đó đo lường được rủi ro tín dụng hiện tại và đưa ra các biện pháp kiểm soát tối ưu nhất.

o Khách hàng có nợ quá hạn

Công thức đo lường khách hàng có nợ quá hạn được các Ngân hàng thương mại sử dụng như sau:

Tỷ lệ khách hàng có NQH =

Tổng số khách hàng quá hạn

x 100%

Tổng số KH có dư nợ

Ý nghĩa chỉ tiêu này là trong tổng số Khách hàng có dư nợ thì Khách hàng quá hạn đang chiếm bao nhiêu %. Các ngân hàng cũng đưa ra tỷ lệ cho phép nhất định theo từng giai đoạn để xác định được mức độ rủi ro tín dụng hiện tại, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro để không vượt qua ngưỡng cho phép,

o Nợ xấu

Hiện nay các Ngân hàng thương mại đang đo lường chỉ tiêu nợ xấu thông qua công thức:

Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu

X 100%

Tổng dư nợ

Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biết Nợ xấu đang chiếm bao nhiêu % trên tổng dư nợ. Đa phần các Ngân hàng thương mại đều sử dụng Tỷ lệ an toàn


cho phép theo thống kê quốc tế và Việt Nam là 5% để làm ngưỡng an toàn, giúp xác định được mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng đang gặp phải so với ngưỡng, để từ đó đưa ra các hành động kiểm soát rủi ro tín dụng một cách tối ưu nhất.

o Hệ số rủi ro tín dụng

Công thức được các Ngân hàng thương mại sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng như sau:

Hệ số rủi ro tín dụng =

Dư nợ cho vay

X 100%

Tổng tài sản có

Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biết Dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản có của Ngân hàng, dư nợ cho vay tỉ lệ thuận với chi tiêu này, nghĩa là dư nợ cho vay càng lớn thì hệ số rủi ro tín dụng càng lớn và ngược lại; còn tổng tài sản lại tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu, nghĩa là tổng tài sản càng lớn thì mức độ rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại.

2.3.3. Xử lý rủi ro tín dụng

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD =

Dự phòng RRTD đã trích lập trong kỳ

Dư nợ bình quân

Đa phần các Ngân hàng thương mại hiện nay thực hiện xử lý rủi ro tín dụng thông qua các biện pháp như Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Xử lý tài sản đảm bảo và thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xác định hệ số khả năng bù đắp rủi ro. Trong đó Công thức xác định chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xác định hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng được xác định như sau:


Hệ số khả năng bù đắp RRTD =

Dự phòng RRTD đã trích

Nợ xấu

Ý nghĩa của việc trích lập rủi ro tín dụng giúp các ngân hàng thương mại

có một khoản tài chính để xử lý trong trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng. Bên


cạnh đó Hệ số khả năng bù đắp RRTD cho biết khả năng bù đắp vốn của Ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu, hay dự phòng rủi ro tín dụng đã trích chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trên tổng nợ xấu hiện tại của Ngân hàng.

2.3.4. Giám sát, ngăn chặn rủi ro tín dụng

Giám sát và Ngăn chặn rủi ro tín dụng là một những bước quan trọng nhất trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng đối với Khách hàng cá nhân. Hiện tại các Ngân hàng thương mại đang thực hiện việc Giám sát, ngăn chặn rủi ro tín dụng thông qua các biện pháp như:

- Đo lường mức độ tập trung tín dụng

- Từ chối tín dụng

- Sử dụng các biện pháp tài chính

-

Trong đó Công thức đo lường mức độ tập trung tín dụng được xác định như sau:

Dư nợ tín dụng ngắn hạn =

Dư nợ ngắn hạn

Tổng dư nợ


Dư nợ tín dụng trung, dài hạn =

Dư nợ trung, dài hạn

Tổng dư nợ

Mức độ tập trung theo thời hạn:




Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biết Mức độ tập trung cao thì rủi ro càng lớn, hiện tại dư nợ ngắn hạn hoặc dư nợ trung, dài hạn đang chiếm bao nhiêu

% trên tổng dư nợ của ngân hàng

Tỷ trọng dư nợ tín dụng với 1 KH =

Dư nợ TD với 1 KH

Tổng dư nợ


Tỷ trọng dư nợ với 1 nhóm KH =


Dư nợ TD với 1 nhóm KH

Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng:





Tổng dư nợ

Ý nghĩa chỉ tiêu này cho biết dư nợ tín dụng với 1 Khách hàng ( nhóm Khách hàng) chiếm bao nhiêu % trên Tổng dư nợ, nếu tập trung mức dư nợ tín dụng vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng quá lớn thì rủi ro cũng sẽ tập trung vào khách hàng và nhóm khách hàng đó, trong trường hợp khách hàng hoặc nhóm khách hàng đó gặp rủi ro thì tổn thất xảy ra cho ngân hàng là vô cùng nặng nề và khó khắc phục

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG‌

VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khát quát về Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên chính thức khai trương đi vào hoạt động vào ngày 31/05/2007. Trụ sở chi nhánh hiện nay nằm tại số 64 Hoàng Văn Thụ, TP.Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Đến nay Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đã có 01 Cơ quan trụ sở chính và 03 Văn phòng giao dịch trực thuộc:

o Văn phòng giao dịch Gang Thép có trụ sở nằm tại số 564/1 Cách mạng tháng 8, Hương Sơn, TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

o Văn phòng giao dịch Phổ Yên có trụ sở nằm tại Tiểu khu 4, Thị trấn Ba Hàng, Huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên

o Văn phòng giao dịch Đại Từ có trụ sở nằm tại Quốc lộ 37, Thị trấn Hùng Sơn, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên hoạt


động chính với các chức năng và nhiệm vụ sau:

o Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên vừa đóng vai trò nhận tiền gửi, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay... Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại.

o Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

- Chi nhánh Thái Nguyên cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn,


từ đó góp phần phát triển kinh tế.

o Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với nhtm, do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.

Trải qua 12 năm hoạt động và phát triển, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đã đạt được những thành tích tiêu biểu trong toàn hệ thống Techcombank cũng như trong hệ thống các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể:

o Năm 2010, thành lập liên tiếp 03 Văn phòng giao dịch:

01/02/2010: Thành lập đồng thời Văn phòng giao dịch Mỏ bạch và Văn phòng Giao dịch Gang Thép, hính thức đi vào hoạt động ngày 16/06/2010


08/10/2010: Thành lập Văn phòng giao dịch Đại Từ, chính thức đi vào hoạt động ngày 03/11/2010

o Năm 2014, chuyển trụ sở Văn phòng giao dịch Mỏ Bạch về Phổ Yên. Chuyển tên thành Văn phòng giao dịch Phổ Yên, chính thức đi vào hoạt động ngày 04/07/2014

o Năm 2008, 2012, 2014, 2015, 2017: Đạt thành tích Chi nhánh xếp hạng Xuất sắc trên toàn hệ thống

o 2007- nay: Bên cạnh hoạt động kinh doanh xuất sắc, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên cũng tham gia tích cực các hoạt động phong trào văn nghệ trong Hệ thống nội bộ Ngân hàng và giải Ngân hàng nhà nước địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm như: Giải nhất Dancer Team của Vùng 2018; Giải nhất bộ môn cầu lông đôi nam liên ngân hàng năm 2017, 2018; Giải nhì bộ môn cầu lông đôi nam liên ngân hàng năm 2019; Giải nhì bóng đá liên ngân hàng năm 2018; …

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

3.1.2.1. Mô hình tổ chức

Nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trong năm ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên đã xây dựng mô hình, cơ cấu tổ chức theo các phòng ban để tập trung chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa các hoạt động nghiệp vụ. Đây là mô hình của các ngân hàng hiện đại ở những nước phát triển và cả một số nước trong khu vực đang áp dụng thành công. Các phòng ban đều có những quy định, quy chế hoạt động với các chức năng, nhiệm vụ rất cụ thể. Do đó chất lượng hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng ngày càng được nâng cao, năng suất làm việc của nhân viên ngày càng được cải thiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023