Máy Phát Năng Lượng Sóng Có Tần Số Radio Hat­300 Smart. .51 Hình 2.4. Hệ Thống Định Vị Ba Chiều Carto Xp 52

điện sinh lý tim 50

Hình 2.3. Máy phát năng lượng sóng có tần số radio HAT­300 smart. .51 Hình 2.4. Hệ thống định vị ba chiều CARTO XP 52

Hình 2.5. Các dây điện cực thăm dò 53

Hình 2.6. Các dây điện cực lập bản đồ nội mạc và triệt đốt 53

Hình 2.7. Các điện cực cơ bản đặt trong buồng tim 55

Hình 2.8. Các điện cực cơ bản đặt trong buồng tim trong cơn rung nhĩ

..................................................................................................... 59

Hình 2.9. Điện sinh lý trong cơn rung nhĩ với khoảng AA, khoảng VV

..................................................................................................... 60

Hình 2.10. Mapping tĩnh mạch phổi và tiểu nhĩ trái 61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Hình 2.11. Kết quả cô lập tĩnh mạch phổi bằng RF trên mapping 3D 62 Trước cô lập TMP 115

Sau cô lập TMP hoàn toàn 115

Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio - 3

Hình 4.1. Điện thế tĩnh mạch phổi trên phải đã bị blốc hoàn toàn khi cô lập thành công tĩnh mạch phổi 115

Hình 4.2. Một số đường triệt đốt rung nhĩ trong nhĩ phải và nhĩ trái

................................................................................................... 119

Hình 4.3. Điện thế tĩnh mạch phổi khi triệt đốt cô lập tĩnh mạch phổi

................................................................................................... 124

Hình 4.4. Triệt đốt trong buồng nhĩ phải 136

Hình 4.5. Sơ đồ một số đường triệt đốt trong nhĩ trái 137

Hình 4.6. Triệt đốt trong buồng nhĩ trái 139

DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ Tên sơ đồ Trang



Sơ đồ 1.1. Nguyên tắc điều trị rung nhĩ 29

Sơ đồ 1.2. Hướng dẫn chuyển nhịp ở bệnh nhân rung nhĩ 31

*Nguồn:theo Camm A., và cs.(2012) 35

Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu 64

1


ĐẶT VẤN ĐỀ


Rung nhĩ là một trong những RLNT thường gặp nhất trong cộng đồng và thường gây ra những biến chứng nặng nề thậm trí có thể gây tử vong. Rung nhĩ có thể là nguyên nhân gây ra khoảng 5% các trường hợp đột quỵ mỗi năm. Bệnh nhân suy tim có kèm theo rung nhĩ thì tỷ lệ tử vong tăng đến 34% .

Tỷ lệ rung nhĩ tăng dần theo tuổi, trung bình tỷ lệ mới mắc khoảng 0,1% mỗi năm ở người dưới 40 tuổi nhưng tăng lên tới 1,5 – 2% ở người trên 60 tuổi .

Y học đã có rất nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và đặc biệt là trong điều trị các rối loạn nhịp tim trong đó có điều trị rung nhĩ. Tuy nhiên việc

điều trị

bằng thuốc trong một thời gian dài vẫn chỉ

là một phương pháp

điều trị không triệt để, chỉ có tác dụng giảm bớt tần suất xuất hiện cơn

rung nhĩ. Hơn nữa một số tác dụng phụ do thuốc gây ra cũng khá thường gặp trên lâm sàng. Đặc biệt một trong các tác dụng phụ của thuốc lại có

thể

là RLNT. Năm 1986, lần đầu tiên phương pháp sử

dụng năng lượng

sóng có tần số radio được thực hiện để điều trị một số rối loạn nhịp tim tại Hoa Kỳ. Từ đó đến nay, phương pháp điều trị một số RLNT bằng năng lượng sóng có tần số Radio đã trở thành một phương pháp điều trị khá triệt để. Nó cho phép loại bỏ hoàn toàn một số RLNT với tỷ lệ thanh công cao, tỷ lệ biến chứng thấp .

Năm 1994, Haissenguerre M. đã lần đầu tiên ứng dụng năng lượng

sóng có tần số radio để điều trị cho những bệnh nhân bị rung nhĩ, tuy nhiên

kết quả còn hạn chế, tỷ lệ thành công còn thấp từ 33 – 60%, tỷ lệ biến

chứng cao, thời gian làm can thiệp kéo dài đến 5­6 giờ

. Từ

năm 1996,

2


Pappone C. đã sử dụng hệ thống định vị buồng tim ba chiều CARTO trong điều trị rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số Radio. Việc ứng dụng hệ thống CARTO đã giúp cho việc điều trị rung nhĩ được hiệu quả hơn với tỷ lệ thành công cao và hạn chế được nhiều biến chứng . Từ đó đến nay, hệ thống CARTO đã nhiều lần được nâng cấp và hiện đại hoá giúp cho việc điều trị rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio trở nên phổ biến và trở thành một phương pháp tiên tiến nhất trong điều trị rung nhĩ với tỷ lệ thành công cao và tỷ lệ biến chứng thấp.

Ở Việt Nam từ năm 1998, phương pháp điều trị một số rối loạn nhịp tim bằng năng lượng có tần số radio đã được tiến hành ở Viện Tim mạch,

Bệnh viện Bạch Mai, rồi từ

đó được triển khai

ở một số

trung tâm tim

mạch trên cả nước, đã mở ra bước khởi đầu tốt đẹp cho ngành Tim mạch Can thiệp về nhịp học ở Việt Nam . Tuy nhiên, can thiệp điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio đến nay vẫn chưa được thực hiện thường quy tại nước ta. Vấn đề đặt ra đặc điểm điện sinh lý tim ở bệnh nhân rung nhĩ kịch phát có gì đặc biệt?, khả năng áp dụng và hạn chế của phương pháp triệt đốt cơn rung nhĩ kịch phát ở Việt Nam?, những chỉ định nào là tối ưu cho người Việt Nam, và đặc biệt là kết quả tức thời và theo dõi bệnh nhân sau triệt đốt rung nhĩ theo thời gian ra sao...? đó là những vấn đề rất cần được làm sáng tỏ.

Từ những lý do trên và với mong muốn ứng dụng một phương pháp mới ở Việt Nam cũng như là để đưa phương pháp điều trị hiện đại này trở thành phương pháp điều trị phổ biến, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên

cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả

điều trị

cơn rung nhĩ kịch

phát bằng năng lượng sóng có tần số radio" với 2 mục tiêu sau:

1. Khảo sát đặc điểm điện sinh lý tim ở bệnh nhân có cơn rung nhĩ

3


kịch phát.

2. Đánh giá kết quả ngắn hạn điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số Radio.

4


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN‌


1.1. MỘT SỐ TRUYỀN TIM

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU NHĨ TRÁI VÀ HỆ

THỐNG DẪN

1.1.1. Giải phẫu nhĩ trái

Nhĩ trái được giới hạn bởi 4 thành phần: phần tĩnh mạch phổi đổ về nhĩ trái, phần eo cấu tạo vòng van hai lá, tiểu nhĩ trái và vách liên nhĩ.

1.1.1.1. Các thành của nhĩ trái và vách liên nhĩ


Hình 1.1. Hình ảnh phía trước của nhĩ phải và nhĩ trái

(a); phía trên (b); nghiêng phải (c); nghiêng trái

*Nguồn: theo Etienne A. (2008).

Các thành của nhĩ trái ngoại trừ tiểu nhĩ trái, được gọi là thành trước, thành trên, thành tự do (thành bên), vách liên nhĩ và thành sau. Thành trước nhĩ trái ngay sau động mạch chủ lên. Bề dày của thành trước khoảng 3,3 ± 1,2mm (từ 1,5 – 4,8mm). Tuy nhiên thành trước vùng gần vòng van hai lá thường mỏng hơn chỉ khoảng 2mm. Trần và thành trên nhĩ trái tiếp giáp với

5


động mạch phổi phải và dày từ 3,5 – 6,5mm (trung bình 4,5 ± 0,6mm).

Thành bên nhĩ trái từ 2,5 – 4,9mm (trung bình 3,9 ± 0,7mm) .

Thành sau nhĩ trái là vùng thường được tiếp cận trong điều trị rung nhĩ bằng sóng radio. Thành sau nhĩ trái tiếp giáp với thực quản, với thần kinh hoành, động mạch chủ ngực, và phía dưới tiếp giáp với xoang tĩnh

mạch vành. Bề 5,3mm) .

dày thành sau nhĩ trái trung bình 4,1 ± 0,7mm (từ

2,5 –

1.1.1.2. Lớp cơ nhĩ trái


Hình 1.2. Hình ảnh sắp xếp các thớ cơ nhĩ trái

thành trước (a,b) và thành sau (c,d)

*Nguồn: theo Etienne A. (2008).

Giữa lớp nội tâm mạc nhĩ trái và lớp thượng tâm mạc là các thớ cơ nhĩ trái tạo thành những bó cơ đan xếp chồng chéo cài răng lược. Những bó cơ này nằm dọc song song với vòng van hai lá. Ở thành trước nhĩ trái các bó

cơ xắp xếp song song với rãnh nhĩ thất (Bó Bachmann), các bó cơ này

6


chạy về

nhĩ phải và tĩnh mạch chủ trên. Bên nhĩ trái các bó cơ

cài răng

lược từ trước ra sau. Những bó cơ thành trên trải dọc từ thành trước trên vách liên nhĩ như nan quạt ôm ra phía sau, sau chỗ đổ về của tĩnh mạch

phổi tạo trần nhĩ trái. Thành sau nhĩ trái, các bó cơ thường chia các bó

xiên bao quanh lỗ đổ vể của bốn tĩnh mạch phổi của 4 góc ở thành sau

nhĩ trái. Nhìn chung, lớp cơ ở thành trước nhĩ trái thường dày hơn lớp cơ ở thành sau và trần nhĩ trái .

1.1.1.3. Tiểu nhĩ trái

Tiểu nhĩ trái như một ngón tay nhỏ với cấu trúc nhiều búi ở trên 80% tim bình thường. Nghiên cứu tiểu nhĩ trái trên 500 người bình thường thấy tiểu nhĩ trái tăng kích thước cả chiều dài, chiều rộng ở những người trên 20 tuổi. Kích thước lỗ tiểu nhĩ trái ở nữ giới khoảng 1,07cm và ở nam giới

là 1,16cm. Lỗ

tiểu nhĩ trái và thể

tích tiểu nhĩ trái ở

bệnh nhân rung nhĩ

thường rộng và to hơn người bình thường .


Hình 1.3. Hình ảnh giải phẫu cắt dọc qua tiểu nhĩ trái (TNT) hiển thị các lỗ đổ về nhĩ trái của các tĩnh mạch phổi trái, và thành sau bên nhĩ trái *Nguồn: theo Etienne A. (2008).

1.1.1.4. Tĩnh mạch phổi và lỗ đổ vào nhĩ trái

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí