Các Nhiệm Vụ Khi Phân Tích Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông


cứ vào đó, các cơ sở giáo dục sẽ phải tổ chức, hướng dẫn các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng chương trình nhà trường trên cơ sở mô tả cụ thể yêu cầu cần đạt của từng chủ đề của từng khối lớp trong từng môn học. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên GV cần phải thực hiện là nghiên cứu phân tích CT GDPT.

Theo kết quả điều tra, khảo sát, hiện nay ở các trường THPT, việc nghiên cứu phân tích CT GDPT vẫn chưa được GV quan tâm nghiên cứu. Phần lớn GV thường tập trung vào nghiên cứu các bài học trong SGK để xác định các chuẩn cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Mặc dù, trong các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và KTĐG, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trường TH/TTGDTX qua mạng; Công văn số 4612/BGD ĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện CTGDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh từ năm 2017-2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các nhà trường tổ chức nghiên cứu, rà soát, cấu trúc lai chương trình GDPT hiện hành theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học tiếp cận CTGD PT mới. Tuy nhiên, mức độ, hiệu quả không đồng đều. Các nội dung rà soát phần lớn mới dùng lại ở việc rà soát các nội dung giảm tải hoặc cấu trúc lại phân phối thời lượng cho các bài học. Các nhiệm vụ về rà soát, cấu trúc các nội dung trùng lặp, nội dung gần nhau trong môn học, trong các lĩnh vực học tập vẫn chưa được triển khai có chất lượng. Điều này cho thấy, việc đề xuất biện pháp trên là rất quan trọng, và cần thiết. Để xác định mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn, xác định chủ đề và yêu cầu cần đạt của chủ đề, khi nghiên cứu phân tích CT GDPT 2018, chúng tôi đề xuất các hoạt động và sản phẩm của từng hoạt động như sau:

Bảng 4.1. Các nhiệm vụ khi phân tích chương trình giáo dục phổ thông


STT

Hoạt động

Sản phẩm hoạt động

1

Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông; mục tiêu kế hoạch giáo dục của nhà trường; các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình để xác định mục tiêu, nhiệm vụ môn học theo khối lớp

- Xác định được mục tiêu, vị trí của môn học (mục tiêu chung, mục tiêu theo khối lớp)

- Xác định được phương hướng và cách triển khai thực hiện chương trình

- Xây dựng đề cương chương trình môn

học theo khối lớp

2

Nghiên cứu bối cảnh địa phương; mục tiêu giáo dục nhà trường; đặc điểm HS và khả năng của bản

thân

Mô tả, xác định được mục tiêu, vị trí của môn học phù hợp với điều kiện địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học các chủ đề môn Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông theo chương trình 2018 - 15



3

Xây dựng kế hoạch thực hiện môn học

Hoàn thiện kế hoạch thực hiện chương trình để thống nhất thực hiện chương trình

môn học trong toàn trường

4

Xác định chủ đề và mô tả yêu cầu

cần đạt của chủ đề

Bảng mô tả yêu cầu cần đạt về PC, NL

của chủ đề

4.1

Xác định vị trí, vai trò, vị trí của

chủ đề

Xác định được vai trò, vị trí của chủ đề

4.2

Mô tả yêu cầu cần đạt của chủ đề

Mô tả yêu cầu cần đạt của chủ đề về kiến thức, kĩ năng, thái độ với các nội dung dạy

học tương ứng

4.3

Dự kiến các hoạt động dạy học

theo yêu cầu cần đạt của chủ đề

Đề xuất được các hoạt động học tập theo

các yêu cầu cần đạt đã mô tả

Để kiểm chứng kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm trên 368 CBQL, GV môn LS và thu được kết quả đánh giá cho các nội dung đề xuất của nhóm biên pháp này như sau:


Bảng 4.2. Đánh giá sự cần thiết của các nội dung đề xuất



TT


Các nội dung

Mức độ cần thiết của các giải pháp

Rất cần

Cần

Ít cần

Không cần

(%)

(%)

(%)

(%)

1

Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông; mục tiêu kế hoạch giáo dục của nhà trường; các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình để xác định mục tiêu,

nhiệm vụ môn học theo khối lớp


39,13


(144)


48,91


(180)


11.96


(44)


0.00


(0)

2

Nghiên cứu bối cảnh địa phương; mục tiêu giáo dục nhà trường; đặc điểm HS và khả năng của bản thân

43,,75

(161)

48,37

(178)

7.88

(29)

0,00

(0)


3

Xây dựng kế hoạch thực hiện môn học

44,84

49,45

5.71

0,00

(165)

(182)

(21)

(0)


4

Xây dựng kế hoạch thực hiện môn học

45.11

166

48.09

177

6.80

25

0.00

0

Kết quả từ bảng 4.2. cho thấy những người được hỏi có sự đánh giá cao về sự cần thiết của các giải pháp đề xuất. Trong đó, số ý kiến đánh giá là rất cần thiết và cần thiết chiếm tỉ lệ cao (92,46%). Không có ý kiến nào đánh giá là không cần thiết. Từ kết quả thử nghiệm, chúng tôi cho rằng: các hoạt động đề xuất cho nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích CT GDPT quốc gia để xác định mục tiêu, nhiệm vụ bộ môn và các yêu cầu cần đạt của chủ đề là biện pháp khả thi và rất quan trọng. Kết quả hoạt động của biện pháp này sẽ có tác động chi phối đến quá trình DH của GV.

4.1.2.2. Biên pháp xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề theo chuỗi hoạt động học

Kế hoạch DH chủ đề là bản mô tả mục đích, yêu cầu và tiến trình tổ chức thực hiện chủ đề trong mối liên hệ hữu cơ, thống nhất giữa yêu cầu cần đạt, nội dung và phương thức tổ chức DH cũng như việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chủ đề. Hoạt động xây dựng kế hoạch DH chủ đề của giáo viên bao gồm: phân tích, xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt; đánh giá đầu vào của HS; xác định nội dung chủ đề; thiết kế tiến trình tổ chức thực hiện chủ đề; chuẩn bị PTDH và chuẩn bị các phương án kiểm tra, đánh giá.

Theo kết quả điều tra, khảo sát của chúng tôi thì 100% GV được hỏi đều xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên của GV trước khi thực hiện việc tổ chức DH. Tuy nhiên, khi nghiên cứu hồ sơ cá nhân của GV chúng tôi nhận thấy việc chuẩn bị hồ sơ cá nhân nói chung và kế hoạch DH nói riêng vẫn còn được thực hiện mang tính hành chính mà chưa được chú trọng đầu tư sâu về chuyên môn. Đặc biệt, việc xây dựng kế hoạch bài dạy theo chuỗi hoạt động học thì chưa có nhiều GV thực hiện tốt. Một bộ


phận không nhỏ GV chưa xác định đúng các hoạt động, cấu trúc của các hoạt động học tập cũng như phương thức tổ chức các HĐ học tập. khi tổ chức DH chủ đề nhiều GV băn khoăn, lúng túng trong việc chuyển đổi giáo án từ DH định hướng nội dung theo bài học với Kế hoạch DH chủ đề theo định hướng năng lực người học.

Từ kết quả điều tra thực trạng chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu, đề xuất biện pháp xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề theo chuỗi hoạt động học là rất cần thiết và quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đế kết quả DH bộ môn.

Việc xây dựng kế hoạch DH chủ đề theo chuỗi hoạt động học bên cạnh việc đảm bảo về cấu trúc còn phải đảm bảo tuân thủ theo các bước, các nhiệm vụ trong quy trình thiết kế chủ đề. Cụ thể:

* Về cấu trúc: Thông thường Kế hoạch DH (giáo án) theo đơn vị bài học trong CT GDPT hiện hành bao gồm các phần: Tên bài học; Mục đích, yêu cầu; Phương pháp, phương tiện; Nội dung bài học; Củng cố, dặn dò và các phụ lục.

Đối với kế hoạch DH chủ đề, cấu trúc kế hoạch DH về cơ bản vẫn giống như bản kế hoạch DH trên nhưng có điều chỉnh ở một số nội dung. Cụ thể:

- Tên chủ đề và dự kiến thời lượng chủ đề;

- Yêu cầu cần đạt của chủ đề: Xác định rõ những kiến thức, kĩ năng, thái độ và các PC, NL cần hình thành và phát triển của HS;

Nội dung của chủ đề: Xác định các hoạt động DH, trong mỗi hoạt động xác định rõ mục tiêu của các nhiệm vụ học tập, nội dung hoạt động, phương thức tổ chức thực hiện và dự kiến các sản phẩm học tập của HS trong mỗi nhiệm vụ.

*Về quy trình xây dựng kế hoạch DH chủ đề.


Quy trình xây dựng chủ đề

Bước 1

Xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của chủ đề

Bước 2

Xác định nội dung của chủ đề

Bước 3

Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học chủ đề


Hình 4.1. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề

Trên cơ sở xác định các bước xây dựng kế hoạch DH chủ đề theo mô tả hình 4.1, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các nội dung ở từng bước như sau:


Bước 1: Xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của chủ đề

- Xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của chủ đề là một yêu cầu quan trọng trong việc chuẩn bị kế hoạch DH chủ đề. Căn cứ vào vai trò, vị trí, yêu cầu cần đạt của chủ đề, GV sẽ xác định nội dung và các nhiệm vụ DH nhằm cụ thể hóa yêu cầu cần đạt của chủ đề, giúp HS đạt được các yêu cầu tối thiểu được quy định trong chương trình sau khi học tập chủ đề.

Do đó, hoạt động trong bước 1 có vai trò quan trọng, mang tính chất định hướng


cho GV trong việc tổ chức DH chủ đề. Cụ thể:

- Bảo đảm cho việc tổ chức DH chủ đề LS theo định hướng phát triển PC, NL người học. Việc xác định rõ yêu cầu cần đạt sẽ giúp GV lựa chọn nội dung kiến thức, thiết kế các hoạt động DH hướng vào mục tiêu giúp người học đạt được chuẩn đầu ra theo yêu cầu của chủ đề. Do vậy, xác định và mô tả chính xác, rõ ràng yêu cầu cần đạt về PC, NL sẽ tránh được việc lựa chọn nội dung DH quá rộng hoặc quá hẹp không gắn với mục đích yêu cầu của chủ đề.

- Là căn cứ để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức DH đảm bảo sự phù hợp giữa yêu cầu cần đạt, nội dung và PPDH.

- Là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp để xác định các tiêu chí đánh

giá, thiết kế công cụ đánh giá HS theo chủ đề để kiểm chứng kết quả DH chủ đề.

- Góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng DH bộ môn.

Để thực hiện tốt phương pháp này chúng tôi đề xuất cách thức thực hiện như sau:

Thứ nhất, phân tích các mạch nội dung và yêu cầu cần đạt chương trình theo phạm vi khối lớp và chương trình trong toàn khóa để xác định vai trò, vị trí của chủ đề và phạm vi kiến thức liên quan đến chủ đề để xác định và phân loại chủ đề.

Ví dụ: Phân tích chương trình môn Lịch sử lớp 10, chúng tôi xác định được:

- Chủ đề Lịch sử và sử học thuộc mạch nội dung kiến thức về định hướng nghề nghiệp. Đây là chủ đề tiếp nhận kiến thức mới và có nhiệm vụ giúp HS có cái nhìn khái quát về LS, khoa học LS. Đồng thời giúp HS xác định được PP học tập LS phù hợp, hiệu quả.

-Chủ đề Các nền văn minh phương Đông thời cổ trung đại là thuộc mạch nội dung về lịch sử văn minh thế giới. Thuộc chủ đề tiếp nhận kiến thức mới và có nhiệm giúp HS củng cố những kiến thức HS đã được học trong chương trình lớp 6 (giai đoạn giáo dục cơ bản) và tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về thành tựu văn minh của các quốc gia cổ - trung đại phương Đông.

Thứ hai, phân tích các yêu cầu cần đạt của từng chủ đề trong từng mạch nội dung trong từng khối lớp để xác định và mô tả yêu cầu cần đạt về PC, NL của chủ đề. Trong đó, các yêu cầu về NL tương ứng với các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng (đây được coi là phương tiện, là điều kiện để hình thành và phát triển NL). Các yêu cầu về PC tương ứng với yêu cầu về ý thức, thái độ của người học (đây được coi là công cụ để hình thành các ý thức, thái độ và hành vi tích cực của người học). Khi mô tả yêu cầu cần đạt của chủ đề, chúng tôi thường lựa chọn các động từ đề đảm bảo thuận lợi cho việc đánh giá định lượng sau khi thực hiện chủ đề.

Ví dụ, khi xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề Các nền văn minh phương Đông thời cổ trung đại, chúng tôi xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của chủ đề như sau:

Yêu cầu cần đạt về PC:

* Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm:



giao.

- Tích cực, tự giác nghiên cứu, học tập, hoàn thành các nhiệm vụ học tập được


- Chủ động sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan đến chủ đề học tập

- Chủ động, tích cực trong việc gìn giữ và phát huy các tư liệu LS, các giá trị văn

hóa, xã hội.

* Phẩm chất yêu nước, nhân ái:

- Ngạc nhiên, thú vị trước những phát minh, về tư tưởng, chữ viết, toán học, thiên

văn học phương Đông cổ đại, trong đó có cư dân Việt Nam thời cổ đại.

- Khâm phục, tự hào trước sự phát triển của LS thế giới và dân tộc.

- Tích cực học tập, rèn luyện làm tròn trách nhiệm của một HS, một công dân

tương lai trong việc gìn giữ, phát triển các giá trị văn hóa

Yêu cầu cần đạt về NL:

* NL tự học, tự chủ; NL ngôn ngữ và giao tiếp; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL nhận thức và tư duy lịch sử:

- Xác định được không gian, thời gian hình thành và phát triển của các nền văn

minh Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ.

- Trình bày được cơ sở hình thành của các quốc gia cổ trung đại phương Đông. Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị đối với sự phát triển của các quốc gia phương Đông thời cổ trung đại.

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và phân biệt được các loại hình tư liệu LS (văn bản chữ viết, hiện vật LS, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ...), hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu LS về cơ sở hình thành và thành tựu văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Nêu được các thành tựu văn minh của Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ.

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích, giải thích, trình bày các vấn đề về cơ sở hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại phương so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các thành tựu về chữ viết, về lịch pháp, thiên văn, toán học và kiến trúc, điêu khắc cũng như đời sống vật chất, tinh thần của các cư dân; lý giải được sự giao lưu giữa các nền văn hóa và đưa ra ý kiến đánh giá, nhận xét của bản thân về các vấn đề đó.

* NL giao tiếp và hợp tác; NL nhận thức LS, NL tư duy LS, NL thực hành LS :

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tư liệu LS, mô tả tư liệu LS để phác họa bức tranh về các thành tựu văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức LS để lý giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

Với việc xác định vai trò, vị trí và mô tả cụ thể các yêu cầu cần đạt của chủ đề tạo thuận lợi trong quá trình nội dung DH và dự kiến các hoạt động học tập chủ đề. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận định việc xác định và mô tả chính xác mục tiêu của chủ đề vừa là yêu cầu, vừa là một biện pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức DHLS ở trường


THPT.

Để kiểm chứng tính khả thi của biện pháp đề xuất trong bước này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn kết hợp với nghiên cứu kế hoạch bài soạn của GV. Kết quả cho thấy, GV chưa chú trọng việc phân tích chương trình để cấu trúc lại chương trình đề xuất các chủ đề theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phần lớn GV chỉ rà soát những nội dung đã được cắt giảm theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để phục vụ cho việc soạn giáo án. Tuy nhiên, khi được hướng dẫn cụ thể về định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là yêu cầu về phát triển chương trình nhà trường đối với CBQL, GV và thực hành phân tích một chủ đề trong chương trình lớp 10, đa số GV tham gia đã ý thức được vai trò của việc phân tích chương trình để phát triển hệ thống các chủ đề từ chủ đề cốt lõi và những yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình. Mặc khác, thông qua việc phân tích chương trình môn LS lớp 10 để đề xuất các chủ đề, CBQL và GV xác định được vai trò, ý nghĩa của công việc này và nhận thấy việc phát triển chương trình như vậy sẽ giúp cho nhà trường xây dựng được kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương. Đây chính là một khâu quan trọng trong việc phát triển chương trình nhà trường.

Từ kết quả thăm dò trên, chúng tôi tiếp tục thăm dò ý kiến của các GV tham gia dạy thử nghiệm. Kết quả thăm dò cho thấy có 87,5% (7/8 GV tham gia thử xây dựng kế hoạch DH thử nghiệm) khẳng định xác định sự cần thiết của nhiệm vụ này. Bởi việc xác định mô tả yêu cầu cần đạt chính là việc xác định được phương hướng, cách thức để chúng ta đạt được yêu cầu của một nhiệm vụ và khi đó, việc đạt được chuẩn đầu ra của quá trình DH sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng. Kết quả trên đã giúp chúng có căn cứ khẳng định tính cần thiết, khả thi của biện pháp đề xuất.

Bước 2: Xác định nội dung của chủ đề

Xác định nội dung của chủ đề là nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng chủ đề. Đây là hoạt động có ý nghĩa quyết định kết quả đạt được về PC và NL của người học sau khi kết thúc chủ đề. Bởi NL chỉ có thể hình thành và phát triển ở học sinh thông qua tổ chức dạy học bằng hoạt động. Hoạt động xét về phương diện logic khoa học là một tổ hợp các thành phần kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực khoa học. Các kiến thức khoa học từ các môn học khác nhau phải được lựa chọn theo nguyên tắc hướng tới làm sáng tỏ một vấn đề nào đó về nhận thức và công nghệ, có giá trị như một mục tiêu cốt lõi. Việc lựa chọn thành phần nội dung cấu thành một chủ đề bài học để tổ chức học sinh tìm tòi và vận dụng được định hướng với chủ đề cốt lõi có phạm vi khái quát ở các mức độ khác nhau. Giá trị tích hợp, phạm vi tích hợp tăng dần từ chủ đề cốt lõi của một bài học, môn học, lĩnh vực khoa học. Như vậy, trong tổ chức DH theo định hướng phát triển năng lực, chủ đề phải được thiết kế thành một đơn vị nội dung kiến thức tương đối trọn vẹn để khi học xong người học có thể vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nhận thức và thực tiễn. Theo đó, chủ đề học tập phải khắc phục được cách truyền đạt kiến thức rời rạc, để thay vào đó là tổ chức học


sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức, kĩ năng ở phạm vi rộng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập có ý nghĩa thực tiễn hoặc khái quát được các tư tưởng, các nguyên lí khoa học. Tóm lại chủ đề phải có tính kết nối, tích hợp và đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bám sát phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập theo định hướng hình thành phẩm chất và năng lực học sinh,

- Mỗi chủ đề nội dung được chia thành các vấn đề, ứng với mỗi vấn đề tìm hiểu nội dung là một hoặc một chuỗi các hoạt động của học sinh. Mỗi hoạt động có cấu trúc:

+ Mục tiêu, thông tin cơ bản làm nguyên liệu cho học sinh tìm hiểu, gia công trí tuệ để giải quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động. Những thông tin này là những nội dung cốt lõi của chủ đề được quy định trong chương trình môn học.

+ Các câu hỏi, bài tập định hướng cho học sinh thực hiện các hoạt động nhằm tìm tòi, khám phá kiến thức.

- Các bài kiểm tra ứng với chủ đề bài học có thể là các đề tài tìm hiểu, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề nhận thức, thực tiễn đời sống, chủ đề viết thu hoạch,

Ví dụ, khi xác định nội dung của chủ đề Các nền văn minh phương Đông thời cổ trung đại cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của chủ đề đã được thực hiện trong bước 1 làm nguyên liệu để đề xuất, xác định nội dung và gợi ý hoạt động học tập chủ đề. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về PC và NL chúng tôi xác định nội dung và hoạt động của chủ đề như sau:

Nội dung 1: Khái quát chung về tiến tính phát triển của LS văn minh thế giới: HS phân biệt được khái niệm về văn hóa, văn minh; xác định được thời gian hình thành và phát triển của các nền văn minh trong LS phát triển của loài người; xác định được không gian, thời gian của các nền văn minh cổ trung đại.

Nội dung 2: Cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông: Trình bày được cơ sở hình thành của các quốc gia cổ trung đại phương Đông. Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị đối với sự phát triển của các quốc gia phương Đông thời cổ trung đại.

Nội dung 3: Các thành tựu cơ bản của các quốc gia cổ đại phương Đông: sử dụng tư liệu LS, mô tả tư liệu LS để phác họa bức tranh về các thành tựu văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông về chữ viết, về lịch pháp, thiên văn, toán học và kiến trúc, điêu khắc cũng như đời sống vật chất, tinh thần của các cư dân. lý giải được sự giao lưu giữa các nền văn hóa và đưa ra ý kiến đánh giá, nhận xét của bản thân về các vấn đề đó.

Nội dung 4: Vai trò, ý nghĩa của các quốc gia cổ đại phương Đông trong tiến trình phát triển của LS nhân loại; lý giải được sự giao lưu giữa các nền văn hóa và đưa ra ý kiến đánh giá, nhận xét của bản thân về các vấn đề đó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023