Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 20


Tiểu kết chương 4

Chủ trương xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN là xuyên suốt, từng bước có sự điều chỉnh, bổ sung thông qua các Nghị quyết của Đảng (2001-2016), đồng thời xuất phát từ thực tiễn phát triển của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy sự lãnh đạo của Đảng có những ưu điểm: Nội hàm, cơ chế vận hành của nền KTTT định hướng XHCN ngày càng thể hiện rõ ràng hơn, mô hình kinh tế của Việt Nam vừa kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời luôn bám sát thực tiễn cách mạng Việt Nam, định hướng XHCN thống nhất với các nguyên tắc, quy luật của KTTT để tạo nên một thể chế hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, nhận thức của Đảng về một số vấn đề trong nền KTTT định hướng XHCN còn nhiều hạn chế, chậm đổi mới: Về vai trò của các DNNN, khu vực KTTN, cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, quản lý của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN. Chính đây là những điểm nghẽn của phát triển, khiến nền kinh tế Việt Nam chưa thể phát triển mạnh mẽ như kỳ vọng

Thông qua quá trình lãnh đạo, tổng kết thực tiễn của Đảng về phát triển KTTT định hướng XHCN. Chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong thời gian tới: Tuân theo quy luật khách quan, bám sát thực tiễn, tiếp thu kinh nghiệm phát triển KTTT của thế giới. Đảm bảo tính thống nhất giữa các quy luật của kinh tế thị trường với tính “định hướng XHCN”.Trong điều kiện mới phải gắn kết giữa thị trường trong nước với quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Nguồn lực nhà nước cần được phân bổ theo cơ chế phù hợp.


KẾT LUẬN

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) của Đảng đã đưa ra mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ quá độ là “nền KTTT định hướng XHCN”. Quan điểm của Đảng được hình thành trong bối cảnh thế giới có nhiều điểm thuận lợi: Mô hình KTTT với nhiều ưu điểm dần trở nên phổ biến trên thế giới, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ khiến các nước muốn phát triển buộc phải tham gia vào “sân chơi” chung thay vì đứng đơn lẻ, cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra trên thế giới buộc các quốc gia phải mở cửa để tiếp cận thành tựu to lớn này của nhân loại nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Hơn nữa, sau khi tiến hành công cuộc Đổi mới (12-1986), với những trải nghiệm bước đầu của nền kinh tế hàng hóa, Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào giai đoạn phát triển mới. Do đó, để tiếp tục tạo đà cho phát triển, việc đổi mới mô hình kinh tế sang mô hình KTTT định hướng XHCN là cần thiết.

2. Trong suốt những năm 2001-2016, Đảng liên tục bổ sung, phát triển những nội dung cơ bản nhất của nền KTTT định hướng XHCN theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, dần tiệm cận với những tiêu chí của nền KTTT hiện đại, dựa trên các quy luật của KTTT đồng thời mang bản chất, nguyên tắc của chế độ XHCN: Vấn đề mục tiêu của nền kinh tế, các thành phần kinh tế, tạo lập các yếu tố thị trường trong sản xuất và lưu thông, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội.

3. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền KTTT định hướng XHCN đã đạt được những thành tựu quan trọng: Thể chế KTTT định hướng XHCN đã được hình thành cơ bản, từng bước đồng bộ; các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân dần phát huy các vai trò tích cực, tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật: kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn vai trò chủ đạo; hệ thống DNNN từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng; KTTN tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Nền kinh tế Việt Nam đã dần hình thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Kinh tế Việt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.

Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 20

4. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam cũng có nhiều hạn chế trong xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN: Công tác thể chế hóa các quy định của nền KTTT định hướng XHCN còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, ác thành phần kinh tế chưa thực sự có môi trường cạnh tranh bình đẳng, do đó hạn chế sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực nhà nước vẫn chủ yếu theo mệnh lệnh hành chính nhà nước, chưa tuân theo cơ chế thị trường, dẫn đến nguy cơ sử dụng nguồn lực lãng phí, kém hiệu quả. Công tác lãnh đạo Đảng, quản lý của Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào việc xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết vai trò chủ động.

5. Từ sự bổ sung quan điểm của Đảng và thực tiễn phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, đã chứng minh đường lối xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu tinh hoa của thế giới trong xây dựng mô hình KTTT. Đồng thời đã hình thành những nội hàm cơ bản của nền KTTT định hướng XHCN ở cả phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, trong nhận thức của Đảng về một số vấn đề vẫn còn hạn chế, chưa phù hợp với các tiêu chí của nền KTTT, các yếu tố đảm bảo tính XHCN còn chưa rõ ràng.

6. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN, có thể rút ra một số kinh nghiệm: Phù hợp với quy luật khách quan, bám sát thực tiễn, tiếp thu kinh nghiệm phát triển KTTT của thế giới. Nền KTTT định hướng XHCN là mộ thể thống nhất, không tách rời. Phải biết gắn kết giữa thị trường trong nước với quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực. Tất yếu phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Cơ chế thị trường phải được sử dụng để phân bổ các nguồn lực trong xã hội.

7. Nhìn chung, từ năm 2001 đến năm 2016, đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng đã đạt được nhiều thành tự quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Những kết quả đạt được đã khẳng định vai trò to lớn của Đảng trong lãnh đạo phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, để nền KTTT định hướng XHCN phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, Đảng cần tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu về mô hình


KTTT định hướng XHCN, đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, để vừa giữ được định hướng XHCN, vừa tuân theo những quy luật của KTTT, đồng thời đảm bảo tính hiện đại, hội nhập của nền kinh tế.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Lưu Ngọc Long (2018), “Quá trình hình thành nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986- 2001)”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 279

2. Lưu Ngọc Long (2018), “Một số mô hình kinh tế thị trường trên thế giới và những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 71

3. Lưu Ngọc Long (2018), “Tìm hiểu quá trình từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (2008-2016)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 336.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Văn Ân (chủ biên) (2008), Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đinh Văn Ân và Lê Xuân Bá (2006), Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

3. Đỗ Trọng Bá (2008), “Bàn về định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường”, Tạp chí Cộng sản, (146).

4. Ban Cải cách hành chính của Chính phủ (2011): Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2010 – 2020, lưu tại Văn phòng Chính phủ

5. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (2016), Báo cáo sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 và phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 20120, tài liệu lưu tại Văn phòng chính phủ.

6. Vũ Đình Bách (chủ biên) (2008), “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Vũ Đình Bách và Trần Minh Đạo (2006), Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Ban Kinh tế trung ương (2015), Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

9. Ban Kinh tế trung ương (2016), Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

10. Ban Kinh tế trung ương (2017), Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.


11. Ban Kinh tế trung ương, Hội đồng lý luận trung ương, Tạp chí Cộng sản (2018), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Bản lưu tại Thư viện Tạp chí Cộng sản, Hà Nội.

12. Ban tư tưởng – văn hóa trung ương (2001), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

13. Ban tư tưởng – văn hóa trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

14. Ban Tuyên giáo trung ương (2011), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội

15. Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2010), Luận cứ và giải pháp phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Thành ủy Đà Nẵng (2016), Hội thảo “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”

17. Bộ Giáo dục và đào tạo (2016), Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Bộ Tài chính (2016), Báo cáo tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015 và 6 tháng đầu năm 2016, phương hướng nhiệm vụ trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

19. Chu Văn Cấp (2018), “Về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, số 912, tr.42-47

20. Chi Fulin (2004) “Những vấn đề mới phát sinh trong xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,(315).

21. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Báo cáo quốc gia: Kết quả 15 năm thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam, lưu tại http://www.un.org.vn


22. Lương Minh Cừ và Vũ Văn Thư (2011), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay – một số nhận thức về lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Vũ Hùng Cường (2016), Kinh tế tư nhân – một động lực cơ bản cho phát triển, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Nguyễn Hữu Dũng (2018), “Chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao

động: thực trạng và định hướng cải cách”, Tạp chí Cộng sản, số 907, tr.72-79

25. Nguyễn Tấn Dũng, “Đổi mới doanh nghiệp nhà nước – kết quả và giải pháp”,

Báo Nhân dân ngày 28/5/2005

26. Phạm Việt Dũng (2015), “Xung quanh thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, số 876, tr.57-60

27. Phạm Việt Dũng (2016), “Đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của Đảng đáp ứng yêu cầu mới”, Tạp chí Cộng sản, số 889, tr.53-57

28. Nguyễn Trọng Đàm (2015), “Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Tạp chí Cộng sản, số 876, tr.39-44

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới

(Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 49, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023