Cốt Truyện Và Các Yếu Tố Ngoài Cốt Truyện


người Sán Dìu, nuôi đồng ruộng người Kinh, nuôi cá cho dân chài trên biển… Có thể nói, nếu ngôn ngữ là một trong những trở ngại đối với các nhà văn dân tộc thiểu số nói chung, Ma Trường Nguyên nói riêng thì vốn sống, và rộng hơn, cái nhìn nghệ thuật về thiên nhiên và con người miền núi lại là điểm mạnh căn bản khiến cho đó là tiếng nói riêng, không thể thay thế của văn xuôi dân tộc miền núi.

Thiên nhiên ấy chính là người mẹ vĩ đại mang lại sự trù phú cho quê hương, sự ấm no cho con người và bồi đắp tâm hồn họ. Đây là những trang viết đầy say mê về dãy núi Phạ Đeng: “Dãy núi làm địa giới giữa hai vùng đất. Mái núi phía Đông là mường Đông Luông, mái núi phía Tây là phường Khau Lỳ. Chếch hướng Đông Bắc đi khoảng nửa ngày đường có thác suối Soong Toọng nước chảy tung trắng xóa dào dạt đêm ngày chảy xuống cánh đồng ruộng bậc thang Đông Luông xanh ngắt bốn mùa ngô lúa tốt tươi. Từ nơi lưng chừng thác, nguồn nước lại tách ra thành một dòng chảy theo thung lũng sang sườn bên kia dãy núi chia nước cho mường Khau Lỳ” [23, tr.7]. Đó là bức tranh thiên nhiên yên bình, vừa khoáng đạt vừa ăm ắp tình cảm của nhà văn.

Thiên nhiên trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên không những gần gũi mà còn không ngừng chuyển hóa, hòa quyện với sinh cuộc của người dân miền núi. Trong Trăng yêu là không gian thơ mộng, mờ ảo, thoạt trở nên linh thiêng, huyền hoặc trong lễ hội đón Nàng Trăng: “Nàng Trăng Hai Đèng ngay trước mặt đấy, đang gần mà cách bức xa xôi làm sao anh nói truyện trực tiếp được. Mọi người đều thành kính, hởi lòng hởi dạ khi được nàng nói chuyện theo bài bản sẵn nhưng vẫn ngỡ đấy là xuất phát từ lòng nàng Trăng sáng láng. Mỗi lời nói của nàng là những nguồn ánh sáng lung linh tỏa dọi sâu xa đến mở còi lòng xuân của con người trần tục. Được nói được nghe được đứng gần nàng, người người thấy mình như lớn lên cao thượng, lòng tự dưng đội ngân cảm xúc dạt dào, mãnh liệt tình người, tình đời, cả khí chất của mùa xuân lâng lâng đến ngất ngây. Con người như được chắp cánh bay bổng đến miền huyền ảo, kỳ lạ tràn trề ánh sáng diệu kỳ” [21, tr.89]. Thiên nhiên ma mị ấy xuất hiện rất nhiều trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên, nó như gột rửa, đem lại vẻ đẹp tinh khiết cho con người miền núi.


Còn một điều khá đặc biệt mà chúng tôi trình bày ở đây, trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên có những câu chuyện tình lứa đôi rất đỗi lãng mạn được hòa trong không gian thiên nhiên vĩ đại. Hay nói cách khác, thiên nhiên là chứng nhân cho những phút giây hạnh phúc của các đôi lứa yêu nhau. Có thể tìm thấy rất nhiều những trường đoạn như vậy trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên. Đó là không gian mà Sáy trao tình cho người yêu trong những phút giây hiếm hoi được hạnh phúc, bình yên trong cuộc đời đầy sóng gió, là không gian cô giáo Ngần trao mối tình đầu đời cho chàng trai nghèo mà có chí bên vách đá hoang dại trong Mùa hoa hải đường; đó là không gian đêm trăng huyền hoặc của mối tình giữa Gắm với nàng Trăng Hai Đèng;… Và đây là một bức tranh thiên nhiên như thế trong tiểu thuyết Trăng yêu: “Một hôm Lan Thao dẫn Cốc đến thăm thác suối Nặm ún đổ từ trên lưng chừng núi xuống ào ào như một dải lụa trắng. Tiếng thác vọng ngân nga. Tiếng chim kêu lảnh lót. Hai bên triền suối hoa nở rực rỡ trong nắng vàng. Lan Thao đứng trước cửa thác gió tung phấp phới làn tóc mượt mà bay bay như áng mây trên đỉnh núi.

Cốc ngắm người con gái miền rừng. Lòng anh bỗng ngất ngây như đứng trước một nàng tiên nữ. Anh ngỡ lạc đến đầu nguồn con suối tiên. Mà ở xuôi anh đã được nghe kể về miền sơn cước có những nơi tiên xuống trần thế để giúp người mồ côi như anh. Bỗng Lan Thao chạy vào một cành cây thấp sát vách núi đá có một dò phong lan tím … Lan Thao lại chạy lên đầu nguồn suối. Cô tìm những lá rừng to bản kết lại thành thuyền lá khéo léo. Cô thả xuống dòng suối trong leo lẻo đang róc rách. Lan Thao ngắt những đóa hoa rừng bỏ trên thuyền lá trôi xuôi xuống phía dưới mà Cốc đang đứng đợi.

Cốc ôm vầng hoa phong lan vào ngực và nhìn những chiếc thuyền hoa nhỏ xíu mỏng manh trôi đến trước mặt. Anh tìm cây que ngăn lại để hoa khỏi trôi mất. Lan Thao cứ thả hết thuyền hoa này đến thuyền hoa khác. Cốc đưa thuyền hoa vào một “bến” hoa ngay bên cạnh dòng suối bập bềnh các loại hoa rừng như đang rộn ràng vui múa theo nhịp thác ấm reo vang… Lan Thao cúi xuống dòng suối rửa mặt cho mát mẻ. Cô bỗng nhìn thấy khuôn mặt Cốc đang cúi xuống nhìn mình đắm đuối


in dưới dòng suối trong long lanh lấp lóa. Lan Thao lên bờ ngồi sụp xuống gần bờ vũng đếm các thuyền hoa một lần nữa. Cô cười lúng liếng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Đây là hoa miền rừng gửi tặng người ở miền xuôi đó anh ơi! Khi nào anh về dưới kia anh nhớ chiều chiều ra ngóng cuối nguồn nước để đón thuyền hoa em gửi về anh nhé!” [21, tr.168-172]. Phần văn bản này là một trong những trường đoạn tiêu biểu cho cảm hứng thiên nhiên miền núi trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên. Tình yêu của Cốc và Lan Thao như đang bừng nở trong một không gian của thiên nhiên đầy thơ mộng và lãng mạn. Trong sắc màu thiên nhiên rực rỡ, trong âm thanh thiên nhiên ngân lên rộn ràng, Lan Thao như một nàng tiên nữ khiến chàng trai tên Cốc không khỏi ngây ngất. Thiên nhiên tươi đẹp lúc này trở thành nơi chứng kiến và nuôi dưỡng tình yêu.

Bên cạnh đó, thiên nhiên trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên cũng là nơi mang linh khí ngàn năm đắp đổi cho con người. Trong Phượng hoàng núi, thiên nhiên là nơi lưu giữ những truyền thuyết, hơi thở lịch sử từ ngàn đời. Mở đầu tác phẩm đã mở ra cảnh núi rừng : “Ngay trước con đường đi vào mường đã nhìn thấy ngọn núi đá cao sừng sững như chạm vào mây trời. Dưới chân ngọn núi có con suối chạy qua nước trong veo. Mường Phượng Hoàng được tương truyền là quê hương bách điểu. Ngọn núi đã chắn giữ ngoài cửa mường. Còn bên trong là cả vùng đất thung lũng rộng lớn có dãy núi nối liền nhau bao bọc. Đất đai màu mỡ, cây cối bạt ngàn. Có nhiều quả rừng bốn mùa sai chín để nuôi sống các loài chim chóc. Lâm Quảng, một chàng trai của núi rừng. Từ nhỏ anh đã được nghe các già bản kể lại. Anh lớn lên trong nỗi lâng lâng, phấp phỏng, kỳ thú và kiêu hãnh qua các huyền thoại kỳ ảo thấm đẫm trong tâm hồn như gió núi hương rừng” [25, tr.1]. Thiên nhiên ấy còn được phả những huyền tích về tình yêu chung thủy, về lòng hận thù giữa hai dòng họ Ma và họ Lâm bao đời, nhưng trên hết thiên nhiên ấy là nơi xóa bỏ hận thù khi đất nước nguy nan. Có thể nói, Phượng hoàng núi là tiểu thuyết tiêu biểu cho cảm hứng viết về thiên nhiên trong mối quan hệ khăng khít với con người miền núi của Ma Trường Nguyên.

Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên - 9


Nếu Cao Duy Sơn chú ý phát hiện ra vẻ đẹp đặc trưng của các mùa miền núi với hình ảnh của mưa xuân “đậm và nét”, với sắc vàng và “hương vị ngái đắng của cỏ cây” mùa thu, với cái buốt giá đặc trưng của mùa đông vùng cao,… Vi Hồng thường dùng hình ảnh ánh nắng với vẻ đẹp vừa rực rỡ vừa dịu dàng, trong trẻo làm nền cảnh cho vẻ đẹp vùng cao bốn mùa thì Ma Trường Nguyên luôn đan lồng thiên nhiên trong những bước chuyển của con người; thiên nhiên như một phần cơ thể của con người. Chúng tôi sẽ trở lại với vấn đề này trong khi trình bày về những phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên.

Tiểu kết

Có thể nói, trong hành trình sáng tạo của mình, Ma Trường Nguyên đã viết như “con tằm trả nghĩa dâu tươi” cho dân tộc, cho quê hương. Sự nghiệp văn chương của Ma Trường Nguyên gắn chặt với mảnh đất vùng cao. Con người, cuộc sống và thiên nhiên nơi ấy đã được nhà văn miêu tả một cách sinh động, chân thực với tất cả tấm lòng yêu mến và gắn bó. Việc làm ấy giúp ông chuyển được điệu hồn, điệu cảm của con người và cuộc sống, của cỏ cây và đất trời quê hương ông tới người đọc. Với mạch nguồn cảm hứng về hiện thực và văn hóa miền núi, cảm hứng nhân đạo hướng về con người miền núi, cảm hứng trữ tình về thiên nhiên miền núi, nhà văn đã đặt niềm tin vào cuộc đổi mới, vào phẩm giá con người vùng cao… Tin rằng, con người có đủ sức chiến thắng cái xấu, cái ác để tạo dựng cho mình cuộc sống thực sự hạnh phúc, yên bình. Chính sự nhất quán trong cảm hứng nghệ thuật, nhất quán trong tình yêu không thể suy chuyển của nhà văn với quê hương, với con người nơi núi rừng đã giúp tác phẩm của ông neo đậu được trong lòng người đọc.


Chương 3

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA TRƯỜNG NGUYÊN

3.1. Cốt truyện và các yếu tố ngoài cốt truyện

3.1.1. Cốt truyện

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện là“hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [4, tr.88]. Tác giả Lê Huy Bắc cho rằng: “Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kì một hình thức tự sự nào. Loại bỏ cốt truyện, văn bản tự sự lập tức chuyển sang dạng văn bản khác…Cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm nhặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng, chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa cho người đọc” [13, tr.179-180].

Hai định nghĩa trên về cốt truyện cho thấy: Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nó như là cái khung để đỡ cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững. Tìm hiểu các tác phẩm tự sự, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, chúng ta không thể bỏ qua phương diện nghệ thuật rất quan trọng này

Nếu như loại cốt truyện phổ biến nhất của văn xuôi dân tộc thiểu số là cốt truyện tuyến tính (tự sự theo mạch thẳng thời gian, duy trì quan hệ nhân quả) thì trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên, ta thấy phổ biến lại là cốt truyện gấp khúc. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng cả 8 cuốn tiểu thuyết của nhà văn đều được xây dựng theo kiểu cốt truyện với thời gian bị đảo lộn và nhảy cóc trong mạch tự sự với sự đan xen của nhiều đoạn hồi tưởng làm cho quá khứ và hiện tại cùng đồng hiện. Trong văn xuôi dân tộc thiểu số, Vi Hồng đã có một bước tiến đáng kể trong nghệ thuật cốt truyện với truyện Vãi Đàng và hàng loạt các tiểu thuyết của ông. Nhà văn Ma Trường Nguyên đã tiếp thu và ghi dấu ấn với những cách tân có ý thức trên phương diện này.


Tiểu thuyết Rễ người dài được xây dựng với kiểu cốt truyện gấp khúc. Tác phẩm mở đầu bằng cuộc gặp gỡ trở lại của Lềnh và A Hoa, hai con người đã từng gắn bó một thời thơ ấu, đã từng trao nhau những rung động đầu đời. Cuộc gặp lại trong buổi chiều thu ấy đã làm sống dậy trong lòng Lềnh những kí ức xa xưa. Ngay từ đầu, cách kết cấu cốt truyện này đã khiến cho người đọc tò mò, chờ đợi. Người đọc băn khoăn về mối quan hệ giữa hai con người ấy khi mà cuộc đối thoại giữa họ có những bối rối, ngập ngừng. Sự thắc mắc, băn khoăn đó chỉ được giải đáp khi nhà văn đưa chúng ta ngược dòng thời gian trở về hơn hai mươi năm trước. Khi ấy, Lềnh và A Hoa đang còn là những chàng trai cô gái tuổi hoa, tuổi nụ. Ba anh em kết nghĩa Pàng, Dàu, Lềnh và hai chị em nuôi Diêu Anh và A Hoa đều là những chàng trai, cô gái tài giỏi, xinh đẹp của hai mường bên dãy núi Phạ Đeng. Duyên phận xui khiến họ gặp nhau và gắn bó cùng nhau nên nghĩa nên tình. Nhưng vì luật tục, những người yêu nhau đã không đến được với nhau. Các mối quan hệ tình cảm vì thế đã rạn nứt kể từ sau buổi lễ kết tồng. A Hoa yêu Pàng, Pàng lại yêu và lấy Diêu Anh. Dàu yêu Diêu Anh nhưng Diêu Anh lại lấy Pàng. Còn Lềnh lại yêu A Hoa. Sự đan bện giữa hai dòng thời gian quá khứ và hiện tại cho đến gần kết thúc tác phẩm khiến cho người đọc hồi hộp chờ đợi. Cách tổ chức cốt truyện như vậy đã làm tăng sức hấp dẫn cho tiểu thuyết Rễ người dài.

Tiểu thuyết Mùa hoa hải đường cũng được bắt đầu từ thời gian hiện tại của các nhân vật rồi sau đó là sự hiện về của quá khứ. Mở đầu tiểu thuyết là cuộc gặp gỡ giữa bà Sáy và cô giáo Ngần. Những ánh mắt chứa đựng bao bí mật của bà Sáy khơi gợi trong tiếp nhận của bạn đọc về mối quan hệ đặc biệt giữa hai con người này. Và bắt đầu từ đây, những lần giở về quá khứ cuộc đời hai con người ấy đan xen với những diễn tiến hiện tại đã tạo ra hiệu ứng đa thanh trong tiểu thuyết này. Từ hiện tại, bà Sáy hồi tưởng về tuổi thơ với những đắng cay, từ cuộc sống vất vưởng, quét rác cùng bố kiếm ăn qua ngày đến những tủi cực trong nhà lão chủ Khút. Bà nhớ về mối tình với Thàng, về giọt máu đứt ruột đem cho, về sự xô đẩy cuộc đời với lái trâu Thới,... Cuộc đời đau khổ của bà hiện về đan xen với câu chuyện của Ngần, về mối tình đầu với Chẩn, về cuộc sống vợ chồng cùng Phủng,...


Đan bện cùng hai ngả rẽ liên quan đến hai giai đoạn, hai cuộc đời của các nhân vật chính là những diễn biến trong cuộc sống hiện tại của cô giáo Ngần với những suy tư trăn trở về công việc, cuộc sống riêng tư... Sự đan xen và đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại ấy đã tạo nên sự tương tác đa chiều. Chính sự phá vỡ cốt truyện tuyến tính là nhân tố chính mang lại sức hấp dẫn cho tiểu thuyết này.

Có thể tìm thấy sự đảo lộn về thời gian, sự lồng ghép, đồng hiện quá khứ và hiện tại trong cốt truyện của tất cả các tiểu thuyết còn lại của Ma Trường Nguyên. Trong tiểu thuyết Mũi tên ám khói, tác giả đã để cho nhiều nhân vật được sống trong hồi tưởng. Từ hiện tại, ké Đông nhớ lại “dĩ vãng xa xăm ngày nào”, từ cái thời còn là chàng trai trẻ; bà Vang nhớ lại quá khứ từ thời còn trẻ trung xinh đẹp cho đến khi về già; ông Roạn nhớ từ cái ngày nghèo khổ của cả gia đình đến khi ông được giác ngộ và đi theo cách mạng rồi trở thành bí thư chi bộ, thành chủ tịch xã Khau Dạ. Trong Gió hoang, trên con đường trở về quê mẹ, Va nhớ về quá khứ bị mẹ, bị cậu bỏ rơi. Cuộc gặp lại với bà Vần khiến ông Cẩm (trong tiểu thuyết Tình xứ mây)“lại thấy mối tình thời tuổi trẻ đã đào sâu chôn chặt trong kí ức đã hút vào lòng núi sâu hiện về” [20, tr.18]. Sự trở về của Thái làm sống dậy tất cả quá khứ với những biến cố liên quan đến bố mẹ anh, đến ông Khóng, Lệ Hà …(Bến đời). Tiểu thuyết Trăng yêu bắt đầu từ cảnh già của bà Cọ cùng với cô cháu gái Lan Thao cho đến tất cả những sự kiện của cả cuộc đời bà được kể lại. Phượng hoàng núi bắt đầu với câu chuyện của nhà báo Lâm Quảng được nghe kể về mường Phượng Hoàng, về dòng họ Ma nổi tiếng và bức thư của biên tập viên Hoài Phượng về cuốn tiểu thuyết của ông. Rồi từ đó, biết bao câu chuyện của một thời đầy biến động đã dội về với những biến cố trên xứ sở Phượng hoàng cùng với những biến cố chung của cả nước….

Có thể nói, với những mạch truyện bắt đầu từ thực tại và đan xen đồng hiện quá khứ như đã nêu ở trên, nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên đã có những cố gắng đổi mới và đem lại những giá trị. Cốt truyện thoát ra được khỏi khung tuyến tính của sự kiện đã khiến cho tiểu thuyết trở nên đa thanh hơn, tạo được dấu ấn nhất định trong lòng bạn đọc.


Cũng như nhiều nhà văn dân tộc thiểu số khác, Ma Trường Nguyên chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân gian. Sự ảnh hưởng ấy thể hiện rò nét trong cách tổ chức cốt truyện với sự có mặt của một số môtíp truyện dân gian và cách kết thúc có hậu. Các môtíp thường gặp trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên là: môtíp nhân vật mồ côi, bất hạnh, nhân vật rời nhà ra đi, nhân vật rơi vào tình huống thử thách … Khi sử dụng các môtíp này, Ma Trường Nguyên đã có sự vận dụng phù hợp để tạo nên tính hiện đại cho tác phẩm của mình.

Trong các tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên, ta thường bắt gặp những nhân vật mồ côi, nhân vật bất hạnh - là những kiểu nhân vật thường gặp trong truyện cổ tích. Họ thường là những người hiền lành, chân thật, giàu lòng nhân ái… Về điểm này, nhân vật mồ côi, bất hạnh của Ma Trường Nguyên có những nét giống nhân vật của Triều Ân, Cao Duy Sơn.

Ma Trường Nguyên xây dựng khá nhiều hình ảnh những con người mồ côi trong sáng tác của mình. Phải chăng đó vừa là sự kế thừa cách tổ chức cốt truyện của văn học dân gian, vừa là khắc họa hình ảnh những con người tội nghiệp, kém may mắn bằng xương bằng thịt ngay trên vùng đất quê hương của nhà văn? Trong tiểu thuyết Gió hoang, Va là một cô gái mồ côi. Mẹ Va chết từ khi cô mới ba tháng tuổi. Hoàn cảnh bất hạnh khiến Va phải tự mình vươn lên để sống, để kiếm tìm hạnh phúc. Sáy trong Mùa hoa hải đường cũng chịu cảnh mồ côi từ khi còn là đứa tre đỏ hỏn. Sống với cha chẳng được bao năm, Sáy phải chia tay cha để đi làm người ở cho nhà chủ Khút để rồi từ đó dấn thân vào hoàn cảnh đơn côi với bao phiêu dạt. Hai anh em Bồng, Bềnh trong Bến đời cũng côi cút khi lớn lên mà chẳng biết cha mẹ mình là ai… Điểm chung của các nhân vật mồ côi, bất hạnh trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên là dù phải chịu thiệt thòi vì thiếu sự chăm sóc của cha mẹ nhưng ở họ vẫn sáng ngời phẩm chất và nhân cách. Trên con đường đến với hạnh phúc, những con người ấy đã vượt lên hoàn cảnh bất hạnh bằng ý chí, nghị lực và bản lĩnh của chính mình. Họ đấu tranh, trước hết để sống, để gìn giữ phẩm giá. Và sau nữa, họ đấu tranh để thay đổi hoàn cảnh, thay đổi cuộc sống của mình. Về điểm này, nhân vật mồ côi, bất hạnh trong sáng tác của Ma Trường Nguyên gần với

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022