Quan Niệm Giọng Điệu Văn Chương Hiện Đại:

và truyền lan ra, 10 vạn quân Tống đóng bên kia sông nghe thấy đã hồn bay phách lạc ngay cả trước khi quân ta tiến công tiêu diệt chúng. Quân phi nghĩa bao giờ cũng sợ giọng chính nghĩa.

Người xưa cũng rất ghét thói rập khuôn, bắt chước, xóa nhòa bản thân mình. Trong "Phương trì Đông dương tiên sinh văn lập", Cao Xuân Dục viết: "Nếu chỉ biết rập khuôn, chắp nhặt thì dù câu đẹp lời hay, vẽ trăng, tả gió, nhưng ý hướng không ký thác được vào, thì rốt cuộc cũng là bắt chước giọng điệu của người khác, chẳng nói lên được giọng thực mình"(1)

Như vậy ta thấy người xưa đã đánh giá đúng về tầm quan trọng của giọng điệu nghệ thuật và còn sử dụng đắc lực giọng điệu trong tác phẩm của mình để thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết.

1.1.2.2. Quan niệm giọng điệu văn chương hiện đại:

Nếu quan niệm tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật thì đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, kết cấu, thể loại, cảm hứng và giọng điệu... là những yếu tố làm nên chỉnh thể đó.

Việc phát huy từng yếu tố trong hệ thống tùy thuộc vào khả năng, sở trường và cái "tạng" của từng nhà văn. Nhưng nhất thiết nó không được tách rời những yếu tố khác trong hệ thống.

Yếu tố giọng điệu gắn với tình điệu có ý nghĩa phong cách là một khái niệm nằm trong thi pháp nói chung chứ không phải chỉ riêng ở trong thơ.

Trong văn học, khái niệm giọng điệu vừa được biểu hiện ở phương diện ngữ âm : trầm, bổng, trong, đục, nhanh, chậm, dài, ngấn... vừa được biểu hiện ở phương diện phong cách : nóng, lạnh, nhu, cương, khoan thai hay dồn dập sôi nổi : trân trọng hay mỉa mai khinh bỉ, phế phán hay ngợi ca, yêu thương hay căm giận, mềm mại dịu dàng hay cứng cỏi kiên quyết, tha thiết gắn bó hay thờ ơ lãnh đạm... Có những giọng điệu huênh hoang khoác lác nhưng bộc lộ một sự rỗng tuêch ở bên trong như giạ nạ, của Mã Giám Sinh :

Lặng ngồi, lẩm nhẩm giật đầu "Ta đây phải mượn ai đâu mà rằng

Nàng đã biết đến ta chăng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi !"

Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 3

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)


Bề ngoài thơn thớt nói cười


Mà trong nham hiểm giết người không dao.


(Truyện Kiều - Nguyễn Du)


Giọng điệu là âm hưởng chung toát lên từ toàn bộ tác phẩm nghệ thuật. Nó là hình thức bộc lộ rò rệt nhất chủ quan người nghệ sĩ. Toàn bộ cách cảm, cách nhìn, phương pháp tư duy, kiểu nhận thức thế giới, tình cảm, thái độ, lập trường, quan điểm, đạo đức của nhà văn được thể hiện đậm nét qua giọng điệu, tạo nên giọng nói riêng, phong cách riêng, mang dấu ấn của cá tính sáng tạo, không thể bắt chước hoặc thay thế. Vì vậy mà giọng điệu văn chương còn có ý nghĩa như một tiêu chí để xác định chân tài của nhà văn.

Như thế đứng ở bình diện thi pháp, chủ yếu chúng ta tìm hiểu các giọng điệu gắn với tình điệu, với văn khí, với hơi văn, mạch văn, giọng văn, cái giai điệu, cái "hồn" chi phối toàn tác phẩm và đây chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phân biệt nhà văn này so với nhà văn khác. Chính cái giọng rời rạc, nhát gừng kiểu "ông bảo", "cô bảo", "tôi bảo", "cha tôi bảo", " ông Bảo bảo", " ổng Chương bảo" được lặp đi lặp lại nhiều lần trong truyện ngắn "Tướng về hưu" đã góp phần đắc lực làm cho Nguyễn Huy Thiệp trở thành độc đáo, tất nhiên là độc đáo có nghệ thuật. Chính cái giọng rời rạc cộc lốc này đã góp phần diễn tả khá đậm nét thực chất của mối quan hệ tình cảm đã trở nên hết sức lỏng lẻo rời rạc của những con người trong gia đình "Tướng về hưu". Từng con người ở đây đã trở thành một thế giới cô độc, dường như không có mối. giao cảm gì với xung quanh, ngay cả đối với những người thân thiết nhất. Tác phẩm trở thành tiếng chuông cảnh tỉnh về sự rạn vỡ không tránh khỏi của đạo lý truyền thống khi có sự xâm nhập của yếu tố thực dụng theo mọi kiểu. Lẽ đương nhiên, chủ đề này được hình thành bởi nhiều yếu tố nghệ thuật khác nữa, trong đó giọng điệu giữ một vai trò quan trọng.

Nhưng làm thế nào để có tiếng nói riêng, giọng điệu riêng là một điều không dễ dàng. Nó luôn luôn là nỗi băn khoăn trăn trở, niềm day dứt không nguôi của biết bao thế hệ nhà văn.

"Giọng điệu riêng là mục tiêu và kết quả được tạo nên bởi cả quá trình phấn đấu toàn diện, đồng bộ mọi mặt tích lũy, lao động sáng tác trên công cụ chữ nghĩa của nhà văn". "Đó là sự huy động tổng lực mọi thứ vốn của người viết, trong đó dứt khoát phải có tài năng".(1)


(1) Phong Lê - Trên hành trình của 40 năm văn xuôi, ngôn ngữ và giọng điệu -Tạp chí VH số 5-5/1985.

Ngay cả ở những nhà văn lớn thì việc tìm kiếm giọng điệu phù hợp với tác phẩm của mình cũng không phải là việc dễ. Mỗi tác phẩm lại cần có một giọng điệu riêng, Ở "Chảy đi sông ơi" của Nguyên Huy Thiệp là giọng trầm tư thế sự, ở "Con gái thủy thần", "Thung lũng Hua tát" giọng kể lại đẫm màu sắc huyền thoại.

Giọng điệu không đợi đến lúc tác phẩm hoàn tất mới định hình mà ngay từ đầu nó đã tham dự trực tiếp vào quá trình sáng tác.

Phân tích tác phẩm văn chương mà bỏ qua giọng điệu, tức là tước đi cái phần rất quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo của tác phẩm. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích một cách sâu sắc vai trò của giọng điện qua mấy từ "khéo la", "lạ gì", "quen thói" trong truyện Kiều. Chính giọng điệu qua mấy từ trên đã biểu hiện rò nét thái độ khinh bỉ, chì chiết, căm ghét của tác giả Nguyễn Du đối với cái thói vô lý, nghiệt nsã, ngang trái của cuộc đời. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Hoàng Ngọc Hiến quan niệm : "Câu văn phải có hồn. Câu văn có hồn là câu văn có giọng, có ngữ điệu. Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đù của bài văn trước hết là

ở giọng".(1)

Không có giọng câu văn sẽ trở nên nhạt nhẽo vô vị. Ngôn ngữ tạo ra giọng điệu và giọng điệu lại làm cho ngôn ngữ "có thần".

Nhà văn, nhà thơ trước khi bắt tay vào viết phải bắt đầu từ "khúc ca bên trong" như cách nói của Larmartine, phải chọn được một giọng điệu từ một "tâm trạng mang màu sắc nhạc tính" như M. Amaudov quan niệm (2).

Về giọng điệu và sức mạnh của ngôn từ, Liliem Jimenes nói : "Mỗi từ có tiếng nói riêng của nó, mỗi từ nôn nao một nổi xúc động riêng. Mỗi từ mang sẵn trong đó một tiếng vang cực kỳ sâu sắc. Từ này chứa trong mình hơi thờ của gió, từ kia mang tiếng ồn ào của con sông rộng hoặc cái dồn dập của cánh chim đang vỗ, còn trong một từ khác người ta lại

nghe cái nhịp câm lặng của đá. Nhưng lại có những từ cô đọng cả nước mắt, mồ hôi, hơi thở của con người... Ngôn từ xuyên qua thế kỷ"(3)

Không chỉ đóng vai trò chủ yếu trong sáng tạo ngôn ngữ, giọng điệu còn là hơi thở, là sự sống của đề tài, tư tưởng, hình tượng. Cả 3 yếu tố này chỉ có thể được biểu hiện trong một giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất định. Giọng điệu trong tác phẩm chính là cái nhạc tính của tâm trạng, nó là chất keo gắn những liên tưởng, những cảm xúc mà thiếu nó thì không thể có sáng tạo nghệ thuật. Giọng điệu là chất nghệ thuật đặc sắc


(1) Vãn học học văn - Trường CĐSP TP Hồ Chí Minh và Trường viết văn Nguyễn Du Hà Nội 1990, trang 64

(2) Theo Nguyễn thị Dư Khánh - Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp -Nhà xuất bản Giáo dục 1995.

(3) Mười nhà thơ lớn của thế kỷ - Nhà xuất bản tác phẩm mới Hội nhà văn - 1982

toát ra từ toàn bộ âm hưởng của tác phẩm, là yếu tố để khẳng định, để nhận chân giá trị của tác phẩm văn học. Giọng điệu có thể ví như chiếc đũa bé nhỏ mà màu nhiệm trong tay điều khiển của người nhạc trưởng. Nó vừa có khả năng "liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nhất định. Chỉ có trong giọng điệu, mỗi yếu tố hiện ra rò hơn, đầy đủ hơn, có khi mới mẽ hơn (1)

Vấn đề giọng điệu luôn luôn là vấn đề quan trọng, bức thiết đối với sáng tạo văn chương. Nhưng không phải sách lý luận văn học nào cũng có chương viết về giọng điệu.

Có thể phân loại giọng điệu theo nhiều kiểu :


+ Phân loại theo sắc thái tình cảm : giọng trang trọng hay thân mật, giọng mến thương hay gay gắt, dịu dàng hay dữ dội...

+ Phân loại theo nội dung tình cảm : bi, hài, anh hùng ca, lãng mạn hiện thực.


+ Phân loại theo khuynh hướng cảm hứng : thông cảm, phê phán, khẳng định, phủ định, yêu thương, căm thù.

+ Phân loại theo cấu trúc giọng : giọng đơn, giọng chính, giọng phụ.


+ Phân loại theo cấu trúc thể loại : tự sự, trữ tình, chủ quan, khách quan...


Ngoài ra còn có thể phân chia giọng theo tính chất, đặc điểm của giọng : giọng tường thuật, giọng nghi vấn, giọng mệnh lệnh, giọng hát., giọng ngâm...

Thế kỷ XX, đặc biệt từ những năm 30 trở lại đây, các nhà văn nhà thơ đã cố gắng tìm tòi và ngày càng trở nên đa dạng hơn về giọng điệu. Ngay trong phong trào thơ mới ta đã thấy không có nhà thơ nào có giọng trùng với nhà thơ nào.

Còn ở văn xuôi đặc điểm nổi bật là tính đa thanh. Các tác giả văn xuôi Việt Nam không đông như các tác giả thơ nhưng mỗi người cũng có một giọng điệu riêng. Phó giáo sư tiến sĩ Phùng Quý Nhâm có tổng kết: "Bức tranh văn xuôi nghệ thuật, theo tôi có thể nổi lên một số giọng điệu chủ yếu như: giọng trầm tư thế sự, giọng trần thuật hoạt kê, giọng phân tích..." (1)

Tóm lại, ta thấy giọng điệu là một thành tố quan trọng để làm nên "cấu trúc chỉnh thể" của tác phẩm nghệ thuật, tạo nên phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ, là thước đo tài năng của người nghệ sĩ và là "điệu hồn" của tác phẩm.


(1) Lê Ngọc Trà - Lý luận vãn học - Nhà xuất bản Trẻ TP Hồ Chí Minh 1990, trang 152.

(1) Thẩm định văn học - Phùng Quý Nhâm - Nhà xuất bản văn nghệ TP Hồ Chí Minh 1991, trang 148.

1.2. Giọng điệu thơ trữ tình:‌‌‌

1.2.1. Khái niệm trữ tình và thơ trữ tình:‌

1.2.1.1. Khái niêm trữ tình:

"Trữ tình là những suy tư và miêu tả có màu sắc xúc cảm" (1)

Trong văn học, khái niệm trữ tình được hiểu là một trong ba loại hình của văn chương (cùng với sử thi và kịch) phân biệt bởi sự tái hiện hiện thực qua biểu hiện của cuộc sống tinh thần của con người. Trữ tình công nhiên tỏ rò thái độ của tác giả đối với những hiện tượng được biểu hiện : Trữ tình đưa người đọc thẳng vào thế giới lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ bằng cách biểu hiện nó dưới một hình thức cảm xúc mạnh mẽ.

Do việc bộc lộ thái độ tình cảm xúc cảm công khai trong nghệ thuật biểu hiện mà loại hình trữ tình bao giờ cũng in đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ.

Đối tượng chính của nhận thức nghệ thuật trong trữ tình là tính cách của bản thân người nghệ sĩ, trước hết là thế giới nội tâm của anh ta, tâm trạng và thái độ xúc cảm của anh ta trước cuộc đời. Hêghen viết : ''Nhà thơ trữ tình có thể tìm kiếm sự kích thích sáng tạo và tìm kiếm nội dung ở bên trong bản thân mình, tập trung vào những tình thế, trạng thái, xúc cảm và dục vọng nội tại của trái tim và tinh thần mình" (2). Nhà thơ Đức Johannes Becher khẳng định

rằng nhà trữ tình là "người tự biểu hiện mình. Bản thân anh ta là nhân vật trong thiên trữ tình của mình".

Ở trữ tình, "chủ thể" "khách thề'' của sự miêu tả nghệ thuật rất gần gũi nhau và trong một số trường hợp thì xem như hòa lẫn vào nhau : Cả hai đều là thế giới nội tâm của tác giả. Sự nhận thức đời sống trong sáng tác trữ tình hiện diện trước hết như là "tự nhận thức".

Sự "tự biểu hiện" trữ tình của nhà thơ có thể khác nhau. Thường thường tác giả thể hiện những suy nghĩ và tình cảm mà anh ta vốn có, với tư cách là một cá thể, thì ở các tác phẩm của anh ta hiện diện một cái "tôi" trữ tình nào đó. Nhưng đôi khi nhà thơ trữ tình còn xuất hiện như là người diễn đạt trực tiếp những quan điểm, tâm trạng và xu hướng của một nhóm người, đôi khi của cả một giai cấp, cả một dân tộc và thậm chí cả toàn nhân loại. Ở đây thay cho cái "tôi" trữ tình là cái "ta" trữ tình.

Những tâm trạng được thể hiện một cách trữ tình không phải là sự sao chép y nguyên những gì nhà thơ đã trãi qua. Không phải tất cả những gì từng nếm trải đều được nhà trữ tình thể hiện bằng thơ. Lọt vào phạm vi sáng tác của anh ta thường chỉ có là những xúc cảm có ý

nghĩa nhất. Trữ tình không chỉ tái tạo lại những tình cảm của nhà thơ mà ở một mức đáng kể còn làm cho những tình cảm ấy trở nên năng động, giàu có, sáng tạo lại các tình cảm ấy.

Cảm xúc được thể hiện bằng trữ tình - là kết quả của khái quát hóa nghệ thuật. Johannes Becher (1)viết : "Khi thể hiện bản thân mình - nhói thơ trữ tình. biểu hiện vấn đề của thời đại mình, thêm nữa... nhân cách nhà thơ cần phải lớn lên thành một tính cách đại diện cho thời đại". Các cảm xúc được thể hiện bằng trữ tình mang một tính cách xã hội - lịch

sử Dấu ấn của các truyền thống văn hóa dân tộc và của các quan hệ xã hội đều in đậm ở chủ thể của lời nói trữ tình.

Nội dung các tác phẩm trữ tình có một phẩm chất đặc biệt. Khi người đọc tiếp nhận đầy đủ tác phẩm trữ tình - nghĩa là để cho tâm trạng của nhà thơ thấm vào mình, cảm thấy như một lần nữa sống qua các tâm trạng ấy, như một cái gì của mình, một cái gì riêng tư, thân thiết của mình. Jonathan Becher viết (1): "Tinh cảm biểu hiện trong một bài thơ không nhất thiết phải đồng nhất với tình cảm của chúng ta, nhưng tình cảm ấy bao giờ cũng phải khiến chúng ta có thể đào sâu và mở rộng thêm tình cảm của mỗi chúng ta". Nói cách khác, lời thơ

trữ tình có sức mạnh khêu gợi, ám ảnh.


Do vậy, các hình tượng trữ tình dễ dàng vượt qua sự ngăn cách của thời đại và được tiếp nhận như là những hình tượng trữ tình của con người nói chung. Các xúc cảm do trữ tình ghi lại có một độ hàm chứa khác thường. Nó gần gũi và dễ đồng cảm với nhiều người. Người đọc dễ dàng đồng nhất mình với nhân vật trữ tình và tiếp nhận những suy nghĩ và tình cảm do nhà thơ biểu đạt như là những suy nghĩ và tình cảm của chính mình. Cái tình cảm của nhà thơ trữ tình có uy lực "lây truyền" sang người đọc, trở thành tài sản tinh thần của người đọc.

1.2.1.2. Thơ trữ tình:

Người ta có thể nói rất nhiều, rất khác nhau về thơ trữ tình. Nhưng về phương diện lý luận, có thể thống nhất một số điểm chung nhất như sau :

Thơ trữ tình xuất phát từ thế giới bên trong, thế giới tinh thần phong phú và bí ẩn của tâm hồn, của "trạng thái nội cảm" (Hêghen). Nó là "một điệu hồn đi tìm những điệu hồn'" (Tố Hữu), là "tiếng vang cảm xúc", "tiếng lòng"'... Tất cả những cách nói ấy đều nhằm khẳng định đặc điểm căn bản đầu tiên của thơ trữ tình là thiên về tình cảm.

Quan niệm thơ là tiếng nói của tình cảm là quan điểm chung của cả phương Đông và phương Tây. Thơ ca cổ Trung Quốc quan niệm : "thi dĩ ngôn chí " chữ "chí" ở đây bao hàm


(1) G.N. Pôxpêlôp - Dẫn luận nghiên cứu văn học - Nhà xuất bản giáo dục -1998 - trang 330.

(1) G.N. Pôxpêlôp - Sách đã dẫn.

cái chủ quan - chủ thể, nghĩa là cả thế giới nội tâm của con người. Thơ ca cổ điển nước ta cũng theo quan niệm đó nhưng được bổ sung, hoàn thiện dần. Phan Phù Tiên trong "Tựa Việt âm thi tập tân san" đã gắn chữ "chí” liền với chữ "tâm" mà chữ "tâm" thì gần gũi với chữ "tình". Theo Lê Quí Đôn thì cái "tình" là điểm tựa của thơ : "Thơ phát khởi trong lòng người ta".

Ở phương Tây, Guy Ô cho rằng : "Thơ là một hình thức được tổ chức có tình cảm của lời nói". Dubenlay cho rằng : "Thơ là người thư ký trung thành của trái tim" (1)

Ở Việt Nam, Sóng Hồng trong lời tựa tập thơ của mình có viết: "Thơ là một hình thức nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm nồng nhiệt, nồng cháy ở trong lòng''' (2). Tố Hữu thì nói giản dị hơn : "Thơ không chỉ là chuyện văn chương mà chính là gan ruột". "Bài thơ hay làm cho người ta không còn cảm thấy câu thơ mà chỉ còn cảm thấy tình người".

Như vậy ở Đông Tây cổ kim, cả xưa và nay đều cho yếu tố tình cảm là yếu tố quan trọng bậc nhất của thơ trữ tình. Nó chi phối mạnh mẽ đến các yếu tố khác như xây dựng hình tượng, tổ chức câu thơ và chất nhạc của thơ.

Vấn đề cơ bản nhất giúp ta phân biệt thơ trữ tình với thơ tự sự là vấn đề "cái tôi trữ

tình".


Trong tác phẩm tự sự, cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tượng khách

quan còn trong tác phẩm trữ tình, cái tôi bộc lộ một cách trực liếp, thành thực và đầy bản lĩnh.

Cái tôi trữ tình là biểu hiện tập trung của tính chủ quan trong thơ trữ tình. Người đọc sẽ lĩnh hội thế giới thông qua nhân cách của nguôi tình. Trong thơ trữ tình, cuộc sống được nhận thức, lý giải, đánh giá không phải bằng những hệ thống quan niệm, nguyên tắc thông thường quen thuộc mà chính bằng suy nghĩ, tình cảm, thái độ, nhân cách của người trữ tình. Khi Nguyễn Du viết : "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Truyện Kiều) chính là đã nói lên được bản chất của cái tôi trữ tình, viết về điều mà nhà thơ cảm thấy trong lòng.

Cái tôi trữ tình dù ở hoàn cảnh nào, cương vị nào, trạng thái nào nó cũng hoàn toàn thành thực. Nhà thơ mượn lời thơ để nói với chính mình, để tự giải tỏa những xúc cảm, bức xúc đang dồn dập trong lòng. Người ta không thể giả dối với chính mình, vì thế thơ trữ tình thành thực đến tận cùng. Nó bộc lộ tất cả những gì trong sâu thẳm lòng người, những trạng


(1) Theo Lê Khánh Mai - giọng điệu nghệ thuật thơ trữ tình Xuân Quỳnh - Luận án thạc sĩ - Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh - 1996.

(2) Sóng Hồng - Thơ - Nhà xuất bản Vãn học Hà Nội 1966.

thái thực của tâm hồn : niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, niềm căm giận... nó không ngại nói đến những thất bại, hẩm hiu, thua thiệt, mất mát, đau đớn, khát vọng... Chế Lan Viên thường xuyên soi rọi tâm hồn mình :

Tâm hồn tôi khi Tổ Quốc soi vào Thấy ngàn núi trăn sông diễm lệ

(Suy nghĩ 1966)



Đảng dạy ta không thể đưa lòng đi theo Đảng Lại xa những gì dân tộc thương yêu

(Đọc Kiều)


Tất cả những nhà thơ thành thực đến tận cùng đều có thể viết được những tác phẩm có tác dụng lay động lòng người.

Đi sâu vào chính tâm hồn mình, cái tôi trữ tình không cắt đứt mối dây liên hệ với cộng đồng xã hội mà đó cũng là một cách để nhà thơ xích lại gần nhân loại, gần cuộc sống. Nhờ tự ý thức bộc lộ cái phần tinh hoa nhất của tinh thần, nên cái tôi trữ tình bao giờ cũng tự khái quát, nâng cao mình lên để hòa nhập với tinh thần chung của thời đại :

Tôi buộc hồn tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh còi đời.


(Từ ấy - Tố Hữu)


Đấy là tinh thần của một người chiến sĩ cách mạng tự nguyện hiến dâng cuộc sống của mình cho nhân dân, cho đất nước đúng vào lúc nhân dân và đất nước chờ mong.

Không có một cá nhân nào đứng ngoài thời đại. Những bi kịch cá nhân bao giờ cũng có nguyên nhân xã hội của nó. Những tiếng nói sâu sắc về thân phận, tự nó đã mang ý nghĩa khái quát về xã hội :

Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy Tổ Quốc trong lòng ta mà có cũng như không !

Nhân dân ở quanh mà ta chẳng thấy

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí