1.1.1. Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động theo ILO-OHS 2001
Sau hai năm xây dựng và đánh giá trên phạm vi quốc tế, hướng dẫn về hệ thống quản lý ATVSLĐ của ILO (ILO-OSH 2001) cuối cùng đã được thông qua tại cuộc họp chuyên gia ba bên vào tháng 4/2001 và được xuất bản tháng 12/2001 sau khi đã được cơ quan quản lý của ILO thông qua. Năm 2007, cơ quan quản lý ILO tái khẳng định vai trò của ILO trong các vấn đề có liên quan đến ATVSLĐ, yêu cầu ISO tiếp tục xây dựng một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý ATVSLĐ. Hướng dẫn của ILO về ATVSLĐ năm 2001 cung cấp một mô hình mang tính quốc tế, tương thích với tiêu chuẩn và hướng dẫn của các hệ thống quản lý an toàn khác dang được triển khai thực hiện trên thế giới. Những tài liệu này phản ánh được hướng tiếp cận ba bên và các nguyên tắc của ILO được định nghĩa trong các công cụ hỗ trợ công tác ATVSLĐ quốc tế, đặc biệt là trong Công ước về ATVSLĐ Số 155 năm 1981. Ngoài công ước 155, tổ chức ILO còn khuyến nghị 12 công ước tiêu biểu như: công ước về An toàn trong xây dựng, Cơ chế tăng cường An toàn và vệ sinh lao động, Bảo vệ sức khỏe người lao động ở nơi làm việc để hướng dẫn việc thiết lập công tác quản lý ATVSLĐ.
Hệ thống quản lý này dựa trên cơ sở các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trên tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những công cụ quốc tế rất quan trọng tạo nên sự hình thành và phát triển hệ thống quản lý ATVSLĐ tại các quốc gia, tổ chức lao động quốc tế đưa ra nhằm mục tiêu nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ tai nạn và các rủi ro khác trong quá trình lao động đã được Chính phủ, đại diện của NLĐ và người sử dụng lao động trên thế giới công nhận.
Hệ thống quản lý ATVSLĐ được xây dựng trên 1 chu trình khép kín PDCA bao gồm: Chính sách – Tổ chức –Hoạch định và thực hiện – Đánh giá – Hành động để cải tiến và được thể hiện theo hình 1.1.
Hình 1.1 Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ILO-OSH 2001
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho Tập đoàn Thang máy thiết bị Thăng Long - 1
- Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho Tập đoàn Thang máy thiết bị Thăng Long - 2
- Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Theo Tiêu Chuẩn Ohasas 18001:2007
- Thông Tin Chung Về Tập Đoàn Thang Máy Thiết Bị Thăng Long
- Hiện Trạng Công Tác Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại Tập Đoàn Thang Máy Thiết Bị Thăng Long
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Nguồn [3] Hình 1.1 thể hiện cách tổ chức, xây dựng và phát triển của hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ILO-OSH 2001, hướng dẫn đã chỉ rõ khung quốc gia về hệ thống quản lý ATVSLĐ, doanh nghiệp hay một cơ sở nào muốn để đảm bảo ATVSLĐ
trong quá trình hoạt động sản xuất đều cần tuân thủ thực hiện các bước sau:
Để xây dựng được hệ thống quản lý ATVSLĐ trong Doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tuân thủ 5 yếu tố của hệ thống một cách liên tục. Sau các quá trình vận hành, khi thực hiện đánh giá và cải tiến hệ thống cần chú ý tới các mục tiêu đã lập ra, các kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu, kết quả kiểm tra, các nội dung đánh giá rủi ro, các kiến nghị, đề xuất cải thiện điều kiện của người sử dụng lao động và các nguồn thông tin của các bên liên quan khác nhằm mục đích tăng cường bảo vệ an toàn, sức khỏe cho người lao động.
1.1.2. Tại Anh
Hệ thống quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc của Anh ra đời năm 1974 và đã có những sửa đổi lớn vào năm 2008. Hệ thống pháp luật của Anh cung cấp một cấu trúc, một hành lang pháp lý thống nhất và một khuôn khổ cho việc thực hiện cho các quy định về an toàn và sức khỏe.
Năm 1991, Ủy ban an toàn và sức khỏe ở Anh đã giới thiệu hướng dẫn về quản lý an toàn và sức khỏe (viết tắt là HSG 65) với chủ trương phòng ngừa tích cực tuy nhiên chưa phải là tiêu chuẩn tổng quát để đăng ký chứng nhận. Từ năm 1989, nhiều văn bản pháp luật khác trong hệ thống ATVSLĐ được ban hành tiếp tục, nhưng đến 2004 hệ thống quản lý ATVSLĐ hoàn chỉnh là BS 8800 do Cơ quan tiêu chuẩn Anh biên soạn và phát hành, đây thực chất là tiêu chuẩn của Anh về hệ thống quản lý ATVSLĐ ở doanh nghiệp theo mô hình dưới đây:
Hình 1.2: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn của Anh BS 8800:2004
Nguồn: BSI
Hệ thống quản lý An toàn, vệ sinh lao động BS 8800:2004 cũng có thể áp dụng cho nhiều loại mô hình doanh nghiệp.
1.1.3. Tại Mỹ
Vào ngày 29 tháng 12 năm 1970, Tổng thống Nixon đã ký Đạo luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (Occupational Safety and Health Act), được sửa đổi vào năm 2004. Được thành lập theo Đạo luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp năm
1970, Cơ quan Bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động Hoa Kỳ (OSHA) chính thức hoạt động vào ngày 28 tháng 4 năm 1971. Vai trò của OSHA là đảm bảo những điều kiện này cho công nhân của Mỹ bằng cách đưa ra và thực thi các tiêu chuẩn, và cung cấp huấn luyện, giáo dục và hỗ trợ.
Tổ chức OSHA có các thẩm quyền về xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn mới hoặc các tiêu chuẩn đã được sửa đổi về ATVSLĐ. Quá trình thiết lập tiêu chuẩn của OSHA bao gồm nhiều bước và cung cấp nhiều cơ hội cho sự góp ý của các bên liên quan. OSHA có thể tự đưa ra các thiết lập, thủ tục tiêu chuẩn an toàn theo các sáng kiến riêng của mình hoặc để đáp ứng các kiến nghị, đề xuất phù hợp của các bên khác, ví dụ như:
• Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe lao động (NIOSH), là cơ quan nghiên cứu về an toàn và sức khỏe lao động.
• Các chính phủ tiểu bang và địa phương;
• Các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn được công nhận ở cấp quốc gia;
• Đại diện giới chủ hoặc người lao động;
• Bất kỳ các bên quan tâm nào khác.
Nếu tổ chức OSHA quyết định đưa ra một quy định mới hoặc một quy định đã được sửa đổi, trước tiên cơ quan này phải công bố một Thông báo về Luật lệ được đề xuất (NPRM) trong Công báo Liên bang và kêu gọi công chúng đóng tham gia đóng góp ý kiến. NPRM trình bày một tiêu chuẩn được đề xuất đi kèm với lời giải thích của OSHA về sự cần thiết của các yêu cầu trong tiêu chuẩn được đề xuất đó.
Các tiêu chuẩn quốc gia về ATVSLĐ được hình thành và xây dựng do các cơ quan, hiệp hội, tiêu biểu:
Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ - ANSI Z10 về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động được xây dựng trên sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội vệ sinh Công Nghiệp Hoa Kỳ(AIHA, American Industrial Hygiene Association) với Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa kỳ (ANSI, American National Standards Insstitute). Tiêu chuẩn này được ban hành vào năm 2005, theo chu trình sau:
Hình 1.3: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn Mỹ ANSI Z10
1.1.4. Tại Singapore
Nguồn: BSI
Luật An toàn và sức khoẻ lao động nơi làm việc năm 2006 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/3/2006 của Singapore. Đạo luật này đưa ra một cơ chế cụ thể dựa trên quá trình thực hiện, Luật và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc quản lý chủ động an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc thông qua việc yêu cầu các bên có liên quan thực hiện các biện pháp thích hợp và hợp lý để đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao động và những người khác do ảnh hưởng bởi công việc đang được thực hiện. Luật An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc cũng giao trách nhiệm cụ thể cho việc kiểm soát rủi ro An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.
Ngoài ra, có 26 văn bản dưới luật của Luật an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc cũng đã cung cấp các tiêu chuẩn cụ thể đối với những công việc nguy cơ, rủi ro cao hơn mà những ngành này phải tuân thủ. Gần đây ở Singapore có 39 bộ quy tắc ứng xử đã được thông qua và có rất nhiều các hướng, nhằm cung cấp những hướng dẫn thực hiện về an toàn và sức khỏe cho từng lĩnh vực cụ thể. Các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm chính về An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Luật an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc được quản lý bởi cố vấn an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc thuộc Bộ Nhân lực Singapore. Phòng An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp là một đơn vị
thuộc Bộ Nhân lực chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc đảm bảo an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho các lực lượng lao động nhằm tạo ra một môi trường làm việc an toàn và tích cực.
1.1.5. Tại Nhật
Nhật Bản ban hành Luật An toàn và Sức khoẻ Lao động năm 1972. Hệ thống pháp luật về ATVSLĐ của Nhật Bản bao gồm:
- Luật
- Pháp lệnh
- Hướng dẫn thi hành và tiêu chuẩn liên quan
Tại Nhật hiện nay có 3 Luật quy định về ATVSLĐ đó là: Luật an toàn và sức khỏe công nghiệp; Luật đo đạc môi trường làm việc; Luật tổ chức phòng chống tai nạn công nghiệp.
Trên nền tảng các văn bản quy phạm đó, Cơ quan an toàn và sức khỏe Nhật Bản đã soạn thảo các Pháp lệnh (tương đương với quy chuẩn) tiêu biểu như: Pháp lệnh An toàn và Sức khỏe công nghiệp; Pháp lệnh về tiêu chuẩn sức khỏe trong văn phòng; Pháp lệnh An toàn của nồi hơi và bình chịu áp lực; Pháp lệnh An toàn của Cần cẩu và thiết bị tương tự khác…
Dưới pháp lệnh là các hướng dẫn, như là: Hướng dẫn đánh giá rủi ro; Hướng dẫn về an toàn lao động và hệ thống quản lý y tế; Hướng dẫn đánh giá rủi ro về Hóa chất… Ngoài ra còn một số các tiêu chuẩn khác cũng đã được ban hành, ví dụ như: Tiêu chuẩn đánh giá môi trường làm việc….
Tháng 4 năm 2006 khi Luật An toàn và sức khỏe công nghiệp được sửa đổi năm 2005 có hiệu lực, Nhật đã yêu cầu các cơ quan, bộ ban/ngành, cơ quan liên quan xây dựng các tiêu chuẩn cho đánh giá rủi ro tại nơi làm việc cho các ngành sản xuất khác nhau.
1.1.6. Tại Hàn Quốc
Năm 1980, Hàn Quốc đã ban hành Luật An toàn lao động và có một hệ thống quản lý an toàn thống nhất do Bộ Lao động chủ trì. Các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện và triển khai hoạt động an toàn lao động được cấp kinh phí thực hiện và hoạt động. Chính phủ Hàn Quốc tài trợ kinh phí cho các hoạt động quản lí thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Năm 1987, Luật ATLĐ được sửa đổi và mở rộng phạm vi hoạt động của cơ quan này dành cho cả những doanh nghiệp
14
có hơn 50 lao động. Đối với các doanh nghiệp có từ 50 lao động trở lên phải có kế hoạch, chương trình cụ thể giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe lao động từ điều tra nghiên cứu môi trường lao động đến đào tạo về sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, phối hợp giữa bác sĩ, nhân viên y tế và những người chăm sóc sức khỏe của NLĐ. Người lao động được kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần trong năm và việc điều tra môi trường làm việc cũng được tiến hành hàng năm.
Cùng với đó, về khía cạnh quản lý ATVSLĐ, Bộ Lao động và việc làm Hàn Quốc là tổ chức hỗ trợ rất đắc lực trong quá trình xây dựng Luật An toàn lao động tại Việt Nam trên cơ sở cung cấp nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong công tác soạn thảo, triển khai thực tế để hỗ trợ tư vấn và nâng cao kiến thức quản lý cho các cán bộ quản lý, người làm công tác an toàn của Việt Nam.
1.1.7. Tại Trung Quốc
Ở Trung Quốc, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã đề ra các quy định về an toàn vệ sinh lao động bao gồm 2 đạo luật chính là Luật phòng ngừa và kiểm soát bệnh nghề nghiệp và Luật về sản xuất an toàn. Có hiệu lực từ ngày 1/5/2002, Bộ Luật về phòng ngừa và kiểm soát bệnh nghề nghiệp của Cộng hòa dân chủ Trung Hoa là một văn bản pháp luật rất quan trọng, nó đóng góp một ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa, kiểm soát và đảm bảo ATVSLĐ ở Trung Quốc. Bộ luật này xác định các quyền, các nghĩa vụ và nhiệm vụ của NSDLĐ trong việc bảo vệ an toàn và sức khỏe của NLĐ. Ngoài ra, còn quy định về cách xử lý đối với những người mắc bệnh nghề nghiệp, luật này có những tiêu chí cụ thể như sau: Chuẩn đoán bệnh nghề nghiệp phải được tiến hành bởi cơ sở y tế có thẩm quyền và do cơ quan y tế có thẩm quyền ở cơ sở hoặc cấp cao hơn xác nhận. Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp báo cáo về tình hình sức khỏe của người lao động để làm báo cáo y tế. Người lao động có thể xin được khám chuẩn đón bệnh nghề nghiệp dù làm việc ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Người có bệnh phải tuân theo chỉ dẫn điều trị và tuân theo chỉ dẫn điều trị và tuân thủ các quy định của nhà nước. Ngoài ra, người sử dụng lao động không được chuyển công tác người lao động bị bệnh nghề nghiệp sang vị trí làm việc khác, đồng thời người lao động mắc bệnh phải được bồi thường theo quy định của nhà nước về an sinh xã hội dành cho tổn thất lao động. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đến các việc bảo vệ, chăm lo sức khỏe cho NLĐ.
Luật về phòng ngừa và kiểm soát bệnh nghề nghiệp yêu cầu người sử dụng lao động phải thiết lập hệ thống, các giải pháp cụ thể để kiểm soát TNLĐ, BNN. Ngoài các yếu tố đó ra, Luật còn quy định NLĐ bị mắc bệnh tại nơi làm việc phải thường xuyên được kiểm tra tình trạng sức khỏe bao gồm việc kiểm tra trước khi nhận công việc, kiểm tra theo định kỳ khi đang làm việc và kiểm tra trước khi nghỉ việc.
1.1.8. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 [10,11]
Nghiên cứu của Viện tiêu chuẩn Anh về Hệ thống quản lý ATVSLĐ - Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn OHSA 18001:2007(Occupational Health and Safety Management System- Guidelines for the Implementation of OHSAS 18001:2007).
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 là phiên bản hiện hành đang được sử rộng rãi trong hệ thống ATVSLĐ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Về bản chất, OHSAS 18001:2007 là một tiêu chuẩn về QL ATVSLĐ theo hệ thống các quy trình quản lý công việc. OHSAS 18001 cung cấp cho một khuôn khổ các yêu cầu thực hiện, các quá trình kiểm soát để giảm thiểu các rủi ro về an toàn và sức khỏe của NLĐ.
Tiêu chuẩn này phù hợp việc áp dụng cho tất cả các loại hình và quy mô tổ chức và thích hợp với các điều kiện địa lý, văn hoá và xã hội khác nhau, cơ sở của cách tiếp cận này được nêu ở hình 1.2. Yếu tố thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết, tham gia của tất cả các cấp và bộ phận chức năng, đặc biệt là của cấp quản lý cao nhất.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 giúp cho các chủ thể, kiểm soát được sự tuân thủ các yêu cầu của luật định về ATVSLĐ. Ngoài ra còn giúp cho các Đơn vị/tổ chức giảm thiểu sự sai sót, sự không phù hợp tính đến quy định pháp lý, vv. Nhiều tổ chức đã tiến hành việc “xem xét” hoặc “đánh giá” OHSAS nhằm đánh giá kết quả thực hiện ATVSLĐ của mình. Tuy nhiên, với cách thức của riêng mình, những xem xét và đánh giá này có thể chưa đủ để đem lại cho tổ chức một sự đảm bảo rằng kết quả hoạt động của tổ chức không chỉ đáp ứng mà phải còn tiếp tục đáp ứng các chính sách và yêu cầu của luật pháp.
Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo OHSAS 18001:2007 được thể hiện thông qua hình: