Về Quá Trình Hoạch Định Chủ Trương Và Chỉ Đạo Thực Hiện Quan Hệ Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện Với Tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn Của Đảng Bộ Tỉnh


an ninh đang nổi lên tại địa bàn. Trong quá trình thực hiện, các ngành chức năng như: Công an, Quân sự, Biên phòng, Hải quan đã chủ động phối hợp triển khai nắm tình hình nội và ngoại biên, chủ động đối phó với những phức tạp mới ở Lào tác động vào vùng biên giới của tỉnh. Tăng cường phối hợp lực lượng triển khai các phương án chống xâm nhập qua biên giới, ngăn chặn các hoạt động vi phạm quy chế biên giới [103].

Trước thực trạng nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới chưa đầy đủ, thậm chí có nơi, có lúc chủ quan, mất cảnh giác, chưa gắn nhiệm vụ quốc phòng an ninh với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp mới ở Lào đã tác động đến tình hình trong tỉnh trong năm 2003 và năm 2004, nhất là hoạt động xâm nhập của các loại đối tượng trong các tổ chức phản động lưu vong, tình hình di dịch cư của người Mông, hoạt động phỉ ở Lào và các loại tội phạm [102], BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm (1999 - 2003) thực hiện NQ 08-NQ/TW và NQ 04-NQ/TW, nhằm đánh giá những kết quả đạt được và đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện NQ trong những năm tiếp theo.

Thực hiện các nội dung thỏa thuận cấp cao đã ký giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, các bên chủ động phối hợp tổ chức thực hiện tốt các nội dung Biên bản cuộc họp lần thứ XX của Ủy ban Biên giới quốc gia giữa hai nước Việt Nam và Lào ngày 27/12/2010 tại tỉnh Luông Pha Băng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Văn bản Thoả thuận “Hà Nội” ngày 14/9/2007 giữa hai Chính phủ và các văn bản ký kết giữa chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Ngay sau khi Biên bản cuộc họp lần thứ XX của Ủy ban Biên giới quốc gia giữa hai nước Việt Nam - Lào được ký kết, BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị quán triệt nội dung Biên bản và chỉ đạo Ban biên giới, Ban chỉ đạo cắm mốc tỉnh và các ngành, các cấp liên quan triển khai thực hiện. Sở Ngoại vụ, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh và ba huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang đã tập


trung tăng cường tuyên truyền giáo dục nhân dân trong khu vực biên giới học tập, thực hiện tốt nội dung Biên bản, các Hiệp định, Quy chế Biên giới, Nghị định 34/NĐ-CP của Chính phủ; tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương biên giới thực hiện tốt công tác biên giới. Ban Biên giới, các ngành, các huyện biên giới và các đồn Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn duy trì chế độ giao ban định kỳ, chế độ tuần tra song phương nhằm quản lý, bảo vệ đường biên giới, hệ thống mốc quốc giới; phát hiện và xử lý kịp thời các phát sinh; phối hợp chặt chẽ cung cấp thông tin đấu tranh phòng chống các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm buôn bán vận chuyển ma túy, vũ khí qua biên giới; ngăn chặn và giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm Quy chế Biên giới.

Kết quả nổi bật nhất trong hợp tác an ninh quốc phòng giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong giai đoạn này là giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

Lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát kinh tế, cảnh sát phòng chống ma túy, cảnh sát điều tra, an ninh điều tra phối hợp với các lực lượng liên quan đã phát hiện bắt giữ nhiều vụ buôn bán, vận chuyển ma túy lớn. Sự hợp tác chặt chẽ giữa bộ lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là cơ sở đảm bảo ổn định an ninh chính trị, giữ vững chính quyền trên mỗi địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để ba tỉnh hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, góp phần quan trọng cho việc ổn định và phát triển của hai nước Việt Nam - Lào.

Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã nghiêm túc thực hiện quy chế phối hợp và thường xuyên hỗ trợ nhau trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trao đổi và cung cấp thông tin, tình hình liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn vùng biên, nhất là đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán, vận chuyển chất ma túy, vũ khí, buôn bán phụ nữ, trẻ em, xuất nhập cảnh trái phép... Tiêu biểu như phối hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


với Công an tỉnh Bôlykhămxay thực hiện thắng lợi chuyên án 708M, bắt 3 đối tượng, thu 20 bánh hêroin (trọng lượng 6,5 kg), Chuyên án 412-LV, bắt quả tang tên Phu Viêng, thu giữ 9 bánh hêroin (trọng lượng 3,15 kg) và 30.000 viên ma túy tổng hợp.

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 13

Hằng năm, chính quyền các tỉnh bạn đã tổ chức trao trả người di cư tự do cho các cơ quan chức năng của Hà Tĩnh và các tỉnh khác của Việt Nam qua cửa khẩu Cầu Treo. Năm 2000 - 2001, qua cửa khẩu Cầu Treo, các tỉnh của Lào trao trả người của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế di cư tự do sang Lào, gồm 7 đợt, 76 hộ, với 272 người thuộc dân tộc H’mông [136]. Năm 2002, phía bạn trao trả 3 đợt, với 74 người [46]. Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, nhờ sự nỗ lực của các địa phương, các ngành liên quan của hai nước, từ năm 2002, tình hình di cư trái phép đã giảm dần [144]. Định kỳ hằng năm và đột xuất khi xảy ra những vấn đề phát sinh, Ban Biên giới tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn thường xuyên tổ chức gặp mặt, hội đàm để trao đổi tình hình, đồng thời thống nhất những biện pháp giải quyết các trường hợp vi phạm. Với tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong việc thực hiện Hiệp định biên giới, hai tỉnh đã thống nhất xây dựng trạm kiểm tra liên hợp ở cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo [31].

Một trong những kết quả nổi bật trong công tác biên giới của ba tỉnh là đã xác định, bảo vệ, tu bổ, giữ nguyên hiện trạng và quản lý bảo vệ tốt hệ thống mốc quốc giới đảm bảo quy định của Hiệp định Quy chế biên giới.

Thực hiện Hiệp định Quy chế biên giới quốc gia, về phía Việt Nam, 12 mốc quốc giới được giao cho 4 đồn Biên phòng quản lý, bảo vệ. Trong đó, Đồn cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo phụ trách đoạn biên giới dài 56 km, gồm 4 mốc: N1, N2, N13, N14; Đồn 567 phụ trách đoạn biên giới dài 44 km, gồm 2 mốc: N3, N4; Đồn 571 phụ trách đoạn biên giới dài 28 km, gồm 4 mốc: N5, N6, N7, N8; Đồn 575 phụ trách đoạn biên giới dài 17 km, gồm 2 mốc: N9, N10. Do mốc quốc giới được cắm trên núi cao núi cao, dộ dốc lớn, địa hình hiểm trở, kích cỡ cột mốc quá nhỏ nên rất khó khăn trong công tác bảo vệ. Nhìn chung, các mốc quốc giới vẫn được giữ nguyên hiện trạng, không bị xê dịch. Từ khi


được tìm thấy đầy đủ, hệ thống mốc quốc giới được thường xuyên kiểm tra, bảo vệ và quản lý theo đúng quy định của Hiệp định hai nước đã ký. Tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã cùng với Uỷ ban biên giới quốc gia hoạch định phân mốc biên giới và đã được hai bên chấp thuận theo đúng luật pháp và thông lệ quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý để Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khăm muộn có điều kiện phối hợp cùng nhau xây dựng đường biên giới hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác lâu dài giữa hai nước.

Thực hiện thỏa thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào về triển khai Kế hoạch tổng thể tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào, Ban Chỉ đạo cắm mốc tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo cắm mốc tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn chỉ đạo Đội cắm mốc triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra, đã hoàn thành xây dựng 24 mốc quốc giới giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, là cặp tỉnh đầu tiên của 10 cặp tỉnh giữa hai nước xây dựng xong sớm nhất, đã được Uỷ ban biên giới quốc gia hai nước biểu dương, khen ngợi. Ban Chỉ đạo cắm mốc tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp với Ban Chỉ đạo cắm mốc hai tỉnh Khămmuộn, Xavẳnnakhệt và Đội cắm mốc triển khai công tác cắm mốc đoạn biên giới giữa Hà Tĩnh với tỉnh Khămmuộn. Năm 2010, đã hoàn thành công tác khảo sát đơn phương 26/29 mốc; song phương 22/29 mốc; hoàn thành cắm mốc tại thực địa 18/29 mốc và đang triển khai thi công tại thực địa 04 mốc tiếp theo.

Là lĩnh vực hợp tác có ý nghĩa chiến lược, được sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền, đặc biệt là sự nỗ lực của cán bộ chiến sỹ các lực lượng vũ trang, hợp tác an ninh - quốc phòng giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong giai đoạn 1991- 2010 đã thu được kết quả to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ và hợp đồng tác chiến nhịp nhàng, hiệu quả giữa các lực lượng vũ trang của mỗi địa phương đã tạo nên sức mạnh đảm bảo sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên toàn tuyến biên giới, góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,


Khămmuộn. Kết quả của việc hợp tác về vấn đề an ninh biên giới giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã góp phần bảo vệ biên giới của Việt Nam ở phía Tây và biên giới của Lào ở phía Đông, góp phần tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Tiểu kết chương 2:

Trong giai đoạn 2001 - 2010, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn có những bước phát triển đáng phấn khởi so với giai đoạn 1991- 2000, đặc biệt so với giai đoạn 1986 - 1990. Giai đoạn này, bên cạnh hợp tác trong lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng được xác định là cơ sở và nền tảng, nhiệm vụ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại thực sự được xem là lĩnh vực trọng tâm, tạo động lực cho quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác phát triển lên một bước mới. Trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào đã chuyển từ bao cấp, viện trợ một chiều, sang hợp tác bình đẳng cùng có lợi, đa dạng hơn, chú trọng khai thác tiềm năng lợi thế của nhau nhiều hơn. Một số chương trình, dự án có nguồn vốn lớn, thu hút đông lực lượng lao động được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ được quan tâm đúng mức và thu được những kết quả đáng phấn khởi; các hoạt động xã hội, giao lưu hữu nghị nhân dân đã được tăng cường với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực vun đắp tình đoàn kết và hữu nghị đặc biệt giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Về phương thức lãnh đạo, ở giai đoạn này, phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong việc tăng cường quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục có sự đổi mới theo hướng quán triệt các quan điểm, phương hướng về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới được đề cập trong Văn kiện Đại hội IX và X của Đảng cũng như các NQ của BCH Trung ương khoá IX và X. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã chú trọng đúng mức việc lãnh đạo chính quyền thể chế hoá các quan điểm, phương hướng của Đảng bộ về tăng cường quan hệ hữu nghị với tỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn, thành các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể,


đồng thời đã chú trọng phát huy sức mạnh của bộ máy chính quyền vào việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án đã được xây dựng và thông qua. Một số chương trình dự án có vốn đầu tư lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, khoa học công nghệ được chuẩn bị khá công phu và triển khai thực hiện bước đầu mang lại hiệu quả cao, tạo bước chuyển biến đáng kể nhằm thực hiện quan điểm lấy kinh tế làm trọng tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tăng cường hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ được chú trọng đúng mức hơn. Các tổ công tác, tổ giúp việc tại tỉnh và các ngành các địa phương liên quan được thành lập, kiện toàn và đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần tạo chuyển biến mạnh trong công tác tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác. Công tác tham mưu của các ban, ngành, các cơ quan chuyên trách giúp cấp ủy chính quyền nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo điều hành có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tham mưu, phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với các bộ, ban, ngành Trung ương được quán triệt và thực hiện khá kịp thời, đồng bộ, mang lại hiệu quả thiết thực.

Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện bước đầu đã được coi trọng; đã chú ý phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội trong việc triển khai các hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn…

Những đổi mới về phương thức lãnh đạo nói trên của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã từng bước khắc phục những hạn chế, khuyết điểm về phương thức lãnh đạo ở giai đoạn trước; đồng thời, phù hợp với quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới. Nhờ vậy, đã góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có nhiệm vụ tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.


Chương 3

NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM


3.1. NHẬN XÉT

3.1.1. Về quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Nhìn lại quá trình nghiên cứu, ban hành chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, có thể nhận thấy:

Một là, chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện và có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã được tiếp tục khẳng định ngay sau ngày tái lập tỉnh, kế tục và phát huy được những thành tựu đã đạt được trước đây của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh.

Ngay sau khi tái lập tỉnh, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, và các NQ chuyên đề của BTV, BCH Tỉnh ủy, các văn bản thỏa thuận tại các cuộc Hội đàm cấp cao ba tỉnh đã khẳng định quyết tâm tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện và có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, giao lưu hữu nghị nhân dân... với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn; không ngừng “Vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện được đơm hoa kết trái, không ngừng phát triển” [150]; “Trong quan hệ với bạn, bảo đảm sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân và lực lượng vũ trang ba tỉnh, đặc biệt giữa tỉnh ta với các tỉnh bạn Bôlykhămxay và Khămmuộn nhằm xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển, không để các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ và tạo cớ phá hoại” [101]; coi đây là tài sản vô giá, là điều kiện đảm bảo cho cho sự ổn định chính trị và an ninh và việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của ba tỉnh.

Chủ trương tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn Lào của Đảng bộ tỉnh

được tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần đầu tiên sau ngày tái lập tỉnh và ngay


sau đó, chủ trương này được tiếp tục khẳng định trong chuyến thăm các tỉnh bạn của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã thể hiện lập trường, quan điểm trước sau như một của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh luôn coi trọng và không ngừng nỗ lực vun đắp tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với các tỉnh bạn Lào cùng chung biên giới. Những chủ trương đó vừa thể hiện sự kế thừa, tiếp nối những thành quả đã đạt được của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ tĩnh trước đây, vừa thể hiện quan điểm, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị bền chặt thủy chung với Đảng bộ và nhân dân các bộ tộc Lào anh em, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.

Hai là, chủ trương tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn Lào của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã cụ thể hóa kịp thời và góp phần làm phong phú, sinh động thêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại.

Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Trong đó, quá trình đổi mới công tác đối ngoại, trước hết là đổi mới về đường lối, chính sách đối ngoại là bộ phận rất quan trọng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Bằng sự nhạy cảm chính trị, kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành và phát triển đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới nói chung và đường lối chính sách đối ngoại đối với nước CHDCND Lào nói riêng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong từng thời kỳ, phù hợp với bối cảnh tình hình khu vực, thế giới và xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của hai nước trong từng thời kỳ. Trong những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới có đóng góp to lớn của công tác đối ngoại. Các hoạt động đối ngoại đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022