năng quản lý, bồi dưỡng những nội dung, lĩnh vực công tác mà cán bộ quản lý còn yếu để họ có đủ hành trang để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ công tác của mình. Để làm tốt nội dung này, Phòng GD&ĐT phải làm tốt một số nội dung sau:
- Nội dung bồi dưỡng: Lựa chọn được nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của CBQL, đồng thời phải đảm bảo tính cập nhật, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
- Hình thức bồi dưỡng: Lựa chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị đồng thời tạo dấu ấn sấu sắc đối với CBQL các nhà trường.
- Các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng: Yếu tố con người, cơ sở vật chất và các điều kiện cụ thể khác, Phòng GD&ĐT cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc lựa chọn, xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng tùy theo nội dung bồi dưỡng cụ thể.
+ Tổ chức giao lưu, tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý giáo dục của các đơn vị khác, đặc biệt là các đơn vị tiêu biểu, xuất sắc về quản lý giáo dục trong và ngoài tỉnh có điều kiện, hoàn cảnh tương tự như điều kiện, hoàn cảnh thực tế của huyện.
+ Huy động mọi nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất các nhà trường đáp ứng cho nhu cầu dạy và học, khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian, tài chính để cán bộ giáo viên học tập nâng cao kiến thức quản lý cũng như trình độ lý luận chính trị.
+ Xây dựng chính sách đãi ngộ, tuyên dương những CBQL thực hiện tốt công tác quản lý nhà trường:
Phòng GD&ĐT tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện tuyên dương, khen thưởng những CBQL giỏi, có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, đồng thời đề bạt, bổ nhiệm lên những vị trí công tác cao hơn, tạo các điều kiện thuận lợi cho CBQL phát triển.
Kết luận chương 1
Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, phòng GD&ĐT cần tập trung thực hiện tốt đồng thời nhiều nhiệm vụ, một trong những nhiệm vụ ấy là tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường THCS.
Luận văn đã nêu và phân tích một số khái niệm cơ bản có liên quan đến công tác tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS như: Bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại; nghiệp vụ quản lý và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý; các chức năng, nhiệm vụ quản lý giáo dục trường THCS; vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT; công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL giáo dục...
Đó là cơ sở lý luận để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường THCS từ đó đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG THCS
HUYỆN THANH THỦY TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ
Thanh Thủy là huyện thuộc phía đông tỉnh Phú Thọ gồm 14 xã và 01 thị trấn; diện tích tự nhiên 120,97 km2, dân số 75.588 người; sau 16 năm tái lập; dưới sự lãnh đạo, điều hành của Huyện ủy, UBND huyện; sự nỗ lực phấn đấu của các phòng, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện; đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt; cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng… đều đã thu được những thành tựu nổi bật.
+ Trong lĩnh vực kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,3% năm; trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 5,8% năm; ngành công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 19,9% năm; ngành dịch vụ tăng bình quân 7,6% năm;
Cơ cấu kinh tế: Tỷ lệ nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 39,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 17%; du lịch, dịch vụ chiếm 43,5%;
Tổng sản lượng lương thực đạt 32.143 tấn; bình quân lương thực đầu người 410kg/người/năm; Giá trị sản phẩm bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 96,6 triệu đồng/ha; giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2015 đạt 19,5 triệu đồng/người/năm; Thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 46,5 tỷ đồng.
+ Trong lĩnh vực Văn hóa-xã hội, môi trường:
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,33%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 14%;; Duy trì tốt công tác phổ cập giáo dục các cấp học: Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi, đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; giữ vững đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật năm 2015 đạt 52%; số người lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm từ 1.500 đến 1.600 người;
Số hộ dân được dùng điện lưới đạt 99%; số hộ được dùng nước hợp vệ sinh đạt 92%; số hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh đtạ 98%;
Số xã được thu gom và xử lý rác thải đạt 100%; các cơ sở sản xuất kinh doanh; dịch vụ mới xây dựng đều có công nghệ sản xuất hợp t iêu chuẩn môi trường theo quy định; Toàn huyện có 04 xã đạt tiêu chí xâu dựng nông thôn mới.
(Nguồn: Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thủy lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020)
2.1.1. Khái quát đặc điểm, tình hình phát triển giáo dục huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Sau 16 năm tái lập, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội, công tác giáo dục và đào tạo của huyện Thanh Thủy đã thu được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực: Quy mô phát triển giáo dục và đào tạo tiếp tục duy trì ổn định và hợp lý; chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt, công tác phổ cập giáo dục được duy trì và nâng cao ở tất cả các cấp học; công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ bản đủ về số lượng và đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; phương pháp giảng dạy được đổi mới, công tác quản lý giáo dục từng bước được cải thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục trong thời kì mới. Tính đến tháng 12 năm 2015, toàn đã có 41/51 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 75,5%.
Sự phát triển về quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất trường học, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, chất lượng giáo dục được thể hiện cụ thể như sau:
- Quy mô trường, lớp:
+ Mầm non: Có tổng số 18 trường; 189 lớp và nhóm trẻ, với tổng số 5472 học sinh; Tỉ lệ huy động trẻ ra nhóm trẻ: 826/4129 đạt tỉ lệ 20%. Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp mẫu giáo: 4842/5151 đạt tỉ lệ 94,0%.
+Tiểu học: có tổng số 18 trường; 169 lớp, với 6478 học sinh;
+ THCS: có tổng số 15 trường, 152 lớp với 4490 học sinh;
- Cơ sở vật chất trường học:
Cơ sở vật chất các trường cơ bản đã được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; đặc biệt chú trọng ưu tiên các trường xây dựng chuẩn quốc gia, các trường nằm trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện; tăng cường mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập; phòng học bộ môn, phòng chức năng theo quy định; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực xã hội cho các nhà trường.
Hiện tại, toàn huyện có 598 phòng học, trong đó: 398 phòng học kiên cố; 87 phòng học bán kiên cố; 61 phòng học cấp 4; 52 phòng học nhờ, học tạm và còn thiếu 13 phòng học.
Nhiều trường còn thiếu diện tích đất theo quy định tối thiểu, nhất là ở cấp học mầm non, tổng diện tích đất còn thiếu cần bổ sung là: 43.269 m2; trong đó: mầm non thiếu 32.801 m2; Tiểu học thiếu: 6.835 m2; THCS thiếu: 3.633 m2
- Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên:
+ Đội ngũ CBQL giáo dục: Toàn huyện có tổng số 127 CBQL; Có 100% CBQL đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn 90%; đội ngũ CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý điều hành các hoạt động của nhà trường; hằng năm được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Bộ GD&ĐT.
+ Đội ngũ giáo viên: Toàn huyện có 1139; (trong đó: Mầm non: 426 người; Tiểu học có: 371 người; THCS có: 342 người). Số giáo viên đạt chuẩn 100%; trong đó trên chuẩn đạt 79,5% ; Hiện tại huyện đã cơ bản đủ về số lượng giáo viên các cấp học, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục trong các nhà trường.
+ Đội ngũ nhân viên: Tổng số nhân viên hiện có là 80 người, trong đó: Mầm non: 18; Tiểu học: 31; THCS); hầu hết các trường còn thiếu nhân viên : y tế trường học; văn thư, thư viện theo quy định.
- Chất lượng giáo dục:
Chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học được nâng lên rõ rệt;
Trẻ mầm non được phát triển hài hòa về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mĩ; hình thành những yếu tố ban đầu về nhân cách, học sinh được chuẩn bị tốt trước khi bước vào lớp 1
Chất lượng giáo dục phổ thông có sự chuyển biến rõ nét, hầu hết học sinh có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực, có năng lực làm việc độc lập và hợp tác, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ham học tập và có kết quả học tập cao; có năng lực tự học, tự tìm tòi kiến thức, hiểu biết và yêu quê hương, đất nước.
Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình cấp Tiểu học là 99,8%;
Đối với học sinh THCS: tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt, học sinh có học lực khá, giỏi được duy trì và từng bước phát triển tốt. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,54%; Điểm bình quân các môn thi vào lớp 10 THPT của huyện đứng thứ 5/13 huyện, thành thị của tỉnh.
Chất lượng học sinh giỏi: Chất lượng HSG các cấp học luôn ổn định, bền vững. Đội tuyển học sinh giỏi của huyện tham gia các kỳ thi cấp tỉnh đều đạt kết quả tốt, hàng năm huyện Thanh Thủy luôn được Sở GD&ĐT xếp vào tốp từ thứ 03 đến thứ 06/13 huyện, thành, thị có kết quả thi học sinh giỏi TH, THCS tốt nhất tỉnh.
2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Huyện Thanh Thủy có tổng số 15 trường THCS với 34 cán bộ quản lý, đảm bảo đủ về số lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Bảng 2.1. Thực trạng số lượng CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, học kỳ I, năm học 2015-2016
Trường THCS | Tổng số CBQL | Trong đó | ||
Hiệu trưởng | Phó Hiệu trưởng | |||
1 | Tu Vũ | 3 | 1 | 2 (nữ 1) |
2 | Yến Mao | 2 | 1 | 1 |
3 | Phượng Mao | 2 | 1 | 1(nữ) |
4 | Trung Nghĩa | 2 | 1 | 1(nữ) |
5 | Đồng Luận | 2 | 1 | 1(nữ) |
6 | Hoàng Xá | 3 | 1 | 2(nữ 1) |
7 | Sơn Thủy | 2 | 1 | 1 |
8 | Đoan Hạ | 2 | 1(nữ) | 1(nữ) |
9 | Bảo Yên | 2 | 1 | 1(nữ) |
10 | La Phù | 2 | 1 | 1 |
11 | Thanh Thủy | 3 | 1 | 2(nữ 1) |
12 | Tân Phương | 2 | 1 | 1(nữ) |
13 | Thạch Đồng | 2 | 1 | 1(nữ) |
14 | Xuân Lộc | 2 | 1 | 1 |
15 | Đào Xá | 3 | 1 | 2 |
Tổng | 34 | 15 | 19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Tổ Chức Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Quản Lý Cho Cán Bộ Quản Lý Trường Học
- Những Yêu Cầu Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Quản Lý Của Cán Bộ Quản Lý Trường Trung Học Cơ Sở
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Bồi Dưỡng Nvql Cho Cbql Của Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo
- Thực Trạng Nghiệp Vụ Quản Lý Của Cbql Trường Thcs Huyện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ
- Đánh Giá Của Lãnh Đạo, Chuyên Viên Phòng Gd&đt Thanh Thủy Về Các Biện Pháp Bồi Dưỡng Nvql Cho Cbql Trường Thcs
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Bồi Dưỡng Nvql Cho Cbql Trường Thcs Huyện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nhìn chung, CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy đã đảm bảo về số lượng theo quy định; một số trường, do tính chất đặc thù đã được Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện bổ sung thêm số CBQL để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác, như trường THCS Thanh Thủy, THCS Tu Vũ.
Việc có đủ CBQL là điều kiện thuận lợi để các trường thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, điều hành các hoạt động dạy học và giáo dục; điều hành các hoạt động chung của đơn vị; đây cũng là điều kiện thuận lợi để Phòng GD&ĐT cử CBQL đi học tập, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý...
Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Số CBQL | Trình độ chuyên môn | Tuổi đời | Bình Bình quân tuổi nghề | Đảng viên | TC Lý luận Chính trị | Đã qua BD NVQL | |||||||||
Tổng số | Hiệu trưởng | Phó Hiệu trưởng | Trung cấp | Cao đẳng | Đại học | Thạc sỹ | 30- 39 | 40- 49 | Trên 50 tuổi | Tuổi bình quân | |||||
1 | 34 | 15 | 19 | 0 | 04 | 29 | 01 | 12 | 09 | 13 | 46,7 | 22,7 | 34 | 34 | 34 |
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Thanh Thủy học kỳ I, năm học 2015-2016)
38