Tóm lại, đối với người CBQL trường THCS phải bao quát được toàn bộ nội dung quản lý nói trên mới thực hiện được chức năng quản lý của mình, hợp nhất các chức năng cụ thể thì mới tránh được tình trạng phân tán. Đặc biệt, khi thực hiện các chức năng quản lý, người CBQL phải nắm vững mục tiêu quản lý, tuân thủ các nguyên tắc quản lý và vận dụng khéo léo các phương pháp quản lý giáo dục mới có hiệu quả.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng:
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường;
c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;
d) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên;
đ) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình vào học bạ học sinh của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
e) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
g) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ - 1
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ - 2
- Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Tổ Chức Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Quản Lý Cho Cán Bộ Quản Lý Trường Học
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Bồi Dưỡng Nvql Cho Cbql Của Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo
- Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế-Xã Hội Huyện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ
- Thực Trạng Nghiệp Vụ Quản Lý Của Cbql Trường Thcs Huyện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
h) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;
i) Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định trong điều lệ nhà trường (theo Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ GD&ĐT).
- Nhiệm vụ và quyền hạn của phó Hiệu trưởng:
a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;
b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;
c) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;
d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về các hoạt động trong trường học. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng những việc được phân công. Tuy vậy phó Hiệu trưởng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trước Đảng, Nhà nước trong công việc của mình. Do đó, Hiệu trưởng phải có sự phân công việc phải làm cho Phó Hiệu trưởng, thường xuyên nắm thông tin và có những quyết định kịp thời không để những hiện tượng giao khoán thiếu trách nhiệm.
Với nhiệm vụ và quyền hạn như trên, CBQL trường THCS có vai trò rất quan trọng, là những thành viên cốt cán trong đội ngũ nhân lực của giáo dục THCS, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại của nhà trường như trong Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ II, khóa VIII đã khẳng định “Đội ngũ CBQL có vai trò quyết định cho sự phát triển giáo dục quốc dân trong giai đoạn mới”.
Trong nội bộ ngành, CBQL trường THCS có vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, giáo viên và chất lượng học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh. Vai trò này được thể hiện qua các quyết định quản lý; qua công tác tổ chức, điều khiển, thiết kế, liên kết các mối quan hệ của
cá nhân, tổ chức, bộ phận, các yếu tố trong nhà trường thành một cơ cấu thống nhất để bộ máy vận hành, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao hơn so với nỗ lực riêng lẻ, trên cơ sở phát huy năng lực cá nhân và tiềm năng hợp tác của tập thể.
Đối với xã hội, CBQL trường THCS đóng vai trò hạt nhân trong quá trình xã hội hóa giáo dục; thể hiện qua công tác sử dụng, khai thác các nguồn lực cho giáo dục, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quan điểm của ngành, đồng thời thiết lập các mối quan hệ để huy động các lực lượng xã hội tham gia thực hiện các chủ trương, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng.
Như vậy, đội ngũ CBQL trường THCS có vai trò tiên phong và tác động tích cực đến tập thể giáo viên và học sinh nhà trường, cùng các lực lượng xã hội tham gia giáo dục để đưa mục tiêu giáo dục THCS trở thành hiện thực. Đó là những người cố vấn sư phạm, những viên chức quản lý hành chính, quản lý, tổ chức, vận hành bộ máy nhà trường.
1.3.2. Những yêu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý của cán bộ quản lý trường trung học cơ sở
Trường THCS là nơi thực hiện mục tiêu giáo dục THCS, quản lý trường THCS là một khâu quan trọng của hệ thống quản lý cấp học. Chất lượng quản lý trường THCS có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng chăm sóc giáo dục học sinh, góp phần tạo nên chất lượng quản lý của ngành. Vì thế trường THCS trở thành khách thể cơ bản nhất, chủ yếu nhất của các cấp quản lý giáo dục THCS. Mọi hoạt động chỉ đạo của ngành đều nhằm tạo điều kiện tối ưu cho sự vận hành và phát triển các cơ sở giáo dục THCS.
Người CBQL phải xác định đúng đắn và phấn đấu thực hiện tốt những yêu cầu đối với người cán bộ quản lý đó là:
+ Phân tích và dự báo:
- Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương;
- Nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy điṇ h của ngành giáo duc;
- Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường.
+ Tầm nhìn chiến lược
- Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường;
- Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường; công khai mục tiêu,
chương trình giáo duc̣ , kết quả đánh giá chất lươn
g giáo duc
và hê ̣ thống văn
bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuân triển nhà trường.
+ Thiết kế và định hướng triển khai
- Xác định được các mục tiêu ưu tiên;
và ủng hộ nhằm phát
- Thiết kế và triển khai các chương trình hành động nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường;
- Hướng mọi hoạt động của nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh, nâng cao hiệu quả làm việc của các thày cô
giáo; động viên, khích lê ̣ moi
thành viên trong nhà trường tích cực tham gia
phong trào thi đua xây dưng ”Trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
- Chủ động tham gia và khuyến khích các thành viên trong trường tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
+ Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới
Có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và dám chịu trách nhiệm về các quyết định nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.
+ Lập kế hoạch hoạt động
Tổ chức xây dựng kế hoạch của nhà trường phù hợp với tầm nhìn chiến lược và các chương trình hành động của nhà trường.
+ Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả;
- Quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng và thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên;
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường;
- Động viên đội ngũ giáo viên, cán bô,
nhân viên phát huy sáng kiến xây
dựng nhà trường, thực hành dân chủ ở cơ sở, xây dựng đoàn kết ở từng đơn vị và trong toàn trường; mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo;
- Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên, cán bộ và nhân viên.
+ Quản lý hoạt động dạy học
- Tuyển sinh, tiếp nhận học sinh đúng quy định, làm tốt công tác quản lý học sinh;
- Thực hiện chương trình các môn học theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm đạt kết quả học tập cao trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo các quy định hiện hành;
- Tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên theo yêu cầu đổi mới, phát huy dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo của từng giáo viên, của các tổ bộ môn và tập thể sư phạm của trường;
- Thực hiện giáo dục toàn diện, phát triển tối đa tiềm năng của ngườ i hoc̣ , để mỗi học sinh có phẩm chất đạo đức làm nền tảng cho một công dân tốt, có khả năng định hướng vào một lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với tiềm năng sẵn có của mình và nhu cầu của xã hội.
+ Quản lý tài chính và tài sản nhà trường
- Huy động và sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, thực hiện công khai tài chính của trường theo đúng quy định;
- Quản lý sử dụng hiệu quả tài sản nhà trường, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông.
+ Phát triển môi trường giáo dục
- Xây dựng nếp sống văn hoá và môi trường sư phạm;
- Tạo cảnh quan trường học xanh, sạch, đẹp, vệ sinh, an toàn và lành mạnh;
- Xây dưng và duy trì mối quan hệ thường xuyên với gia đình học sinh để
đaṭ hiệu quả trong hoaṭ đông giáo dục của nhà trường;
- Tổ chức, phối hợp với các đoàn thể và các lực lượng trong cộng đồng xã hội nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, tạo dựng niềm tin, giá trị đạo đức, văn hoá và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
+ Quản lý hành chính
- Xây dựng và cải tiến các quy trình hoạt động, thủ tục hành chính của nhà trường;
- Quản lý hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định.
+ Quản lý công tác thi đua, khen thưởng
- Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua;
- Động viên, khích lệ, trân trọng và đánh giá đúng thành tích của cán bô,̣
giáo viên, nhân viên, hoc
sinh trong nhà trường;
+ Xây dựng hệ thống thông tin
- Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục;
- Ứng dụng có kết quả công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học;
- Tiếp nhận và xử lý các thông tin phản hồi để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường;
- Hợp tác và chia sẻ thông tin về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý với các cơ sở giáo dục, cá nhân và tổ chức khác để hỗ trợ phát triển nhà trường;
- Thông tin, báo cáo các lĩnh vực hoạt động của nhà trường đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định.
+ Kiểm tra đánh giá
- Tổ chứ c đánh giá khách quan, khoa học, công bằng kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, kết quả công tác, rèn luyện của giáo viên, cán bộ, nhân viên và lãnh đạo nhà trường;
- Thực hiện tự đánh giá nhà trường và chấp hành kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định.
Trách nhiệm của người CBQL là không chỉ xác định đúng đắn các yêu cầu đối với bản thân mà phải thực hiện các yêu cầu ấy thông qua các nội dung cơ bản: công tác lập kế hoạch; công tác tổ chức; công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu QL trường THCS và công tác thanh, kiểm tra các hoạt động trong nhà trường.
Các nội dung đó được cụ thể hóa như sau:
Thực hiện tốt chức năng kế hoạch hóa
Kế hoạch hoá là một chức năng quan trọng của công tác QL trường THCS. Bởi vì lập kế hoạch tức là soạn thảo và thông qua những quyết định QL quan trọng nhất. Công tác này đòi hỏi người HT phải quan tâm đầy đủ các loại kế hoạch như: kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch tổng thể, bộ phận, kế hoạch cá nhân, trong đó phải đặc biệt chú trọng đến kế hoạch năm học. Kế hoạch năm học là sự cụ thể hóa việc thực hiện nhiệm vụ năm học với các mục tiêu và biện pháp rõ ràng, đó cũng là cơ sở để xây dựng kế hoạch của từng bộ phận và xây dựng kế hoạch cá nhân.
Trước hết là lập được kế hoạch chung toàn năm học của toàn trường.
Trong đó người hiệu trưởng phải nắm vững tình hình đặc điểm nhà trường, xác định mục tiêu phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đặc điểm của nhà trường. Đồng thời chỉ ra được các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu đó.
Tiếp theo, người hiệu trưởng phải xác định được công tác trọng tâm hàng tháng. Trên cơ sở kế hoạch năm học, hiệu trưởng xác định nội dung công việc
hàng tháng và các biện pháp thực hiện. Nội dung công việc hàng tháng được hoàn thành thì mới hoàn thành kế hoạch toàn năm học.
Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra
Sau khi lập được kế hoạch cho năm học và cho từng tháng, người hiệu trưởng phải tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã vạch ra.
Đây là khâu tạo ra hiệu quả thực sự của hoạt động QL. Người CBQL thực hiện tốt công tác này sẽ biến kế hoạch thành hiện thực, biến mục tiêu thành kết quả. Công việc này đòi hỏi cao ở người CBQL về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn.
Để phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực trong nhà trường, đòi hỏi người CBQL phải xác định được những nội dung chủ yếu sau:
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong nhà trường từ cấp quản lý cao nhất: chi bộ, ban giám hiệu đến các tổ chuyên môn và các đoàn thể, tương ứng mỗi bộ phận phải có người đứng đầu phụ trách và hướng dẫn; đồng thời xây dựng và phát triển đội ngũ cả về số lượng và chất lượng.Việc xác định cơ chế hoạt động và xây dựng mối quan hệ tốt trong nhà trường là hết sức cần thiết để duy trì mọi hoạt động chăm sóc và giáo dục học sinh do đó hiệu trưởng phải tổ chức tốt lao động của mình với tư cách là nhà quản lý.
Hiệu trưởng trường THCS là người có thẩm quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định quản lý. Quyết định của hiệu trưởng tác động đến lợi ích của nhiều người trong tập thể nhà trường. Để có những quyết định sáng suốt, đảm bảo tính hiệu quả, hiệu trưởng với tư cách là người đứng đầu một bộ máy phải biết sử dụng đúng đắn quyền lực cá nhân kết hợp với việc phát huy quyền làm chủ của mọi CBGV trong trường để đạt được mục tiêu chăm sóc, GD học sinh. Phải biết tổ chức một cách khoa học các công việc và bản thân phải thực sự gương mẫu, nghiêm túc thực hiện các quy định chung của nhà trường cũng như các chuẩn mực xã hội. Hiệu trưởng phải thường