Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Bồi Dưỡng Nvql Cho Cbql Của Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo

xuyên rút kinh nghiệm, cải tiến công tác quản lý để không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường.

Chỉ đạo thực hiện mục tiêu quản lý trong trường THCS:

- Quản lý sự phát triển số lượng học sinh:

Hiệu trưởng phải có kế hoạch phát triển số lượng học sinh hàng năm trên cơ sở nhu cầu của xã hội và khả năng thực tế của nhà trường; tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút ngày càng đông số học sinh vào trường, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch duy trì và phát triển số lượng học sinh với nhiều biện pháp tích cực, phù hợp và có hiệu quả. Đề ra các yêu cầu cụ thể về công tác quản lý học sinh đối với CBGV nhà trường.

Theo dõi, kiểm tra số lượng học sinh hàng ngày và việc thực hiện các quy định quản lý học sinh của giáo viên, kịp thời uốn nắn những sai sót.

- Quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục học sinh.

- Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chương trình giáo dục học sinh của mọi giáo viên trong trường. Cải tiến phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động tìm tòi, sáng tạo của học sinh; sử dụng trang thiết bị và các phương tiện kỹ thuật vào việc thực hiện chương trình. Quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để họ tiếp cận nhanh chóng với những đổi mới của ngành và những thành tựu của khoa học giáo dục nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Xây dựng một đội ngũ giáo viên giỏi làm nòng cốt cho việc chỉ đạo thực hiện chương trình. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chuyên môn, tăng cường dự giờ, thăm lớp, kiến tập thực hành, trao đổi kinh nghiệm để giáo viên có cơ hội học tập lẫn nhau... Chỉ đạo việc hoàn thiện hồ sơ sổ sách chuyên môn. Hàng năm cán bộ quản lý phải tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện chương trình giáo dục của

từng giáo viên, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả.

- Quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên là nguồn nhân lực sư phạm có vai trò quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên bao gồm:

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ - 5

+ Sắp xếp tổ chức và phân công đội ngũ CBGV vào các lớp, các công việc cụ thể.

+ Thúc đẩy hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường: Trường THCS là đơn vị hành chính, do đó phải đảm bảo cơ chế quản lý: Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, quần chúng làm chủ. Hiệu trưởng có trách nhiệm cùng với cấp uỷ địa phương thành lập các đoàn thể trong trường.

+ Phân công trong các tổ chuyên môn: HT căn cứ vào tình hình cụ thể của trường mà chia các tổ chuyên môn, xác định rõ. nhiệm vụ của từng tổ.

Các nhiệm vụ đó phải thống nhất với mục tiêu chung của nhà trường. Đồng thời, căn cứ vào trình độ, năng lực của từng GV mà sắp xếp họ vào các tổ chuyên môn cho phù hợp.

+ Bồi dưỡng đội ngũ CBGV trường THCS:

Nâng cao trình độ đội ngũ CBGV là một yêu cầu cấp bách trong các nhà trường. Người HT cần tạo điều kiện cho đội ngũ CBGV vận dụng tốt những lý luận đã học vào thực tiễn, tích luỹ và tổng kết được nhiều kinh nghiệm tiên tiến, rút ra những bài học quý báu, qua đó nâng cao trình độ về mọi mặt.

Hiệu trưởng phải làm các công việc:

+ Củng cố thêm nhận thức về vị trí và trách nhiệm của mình cho cán bộ giáo viên;

+ Xây dựng được khối đoàn kết nhất trí trong nhà trường.

+ Chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho CBGV.

+ Nâng cao nghiệp vụ và rèn tay nghề cho CBGV: Thực hiện các yêu cầu chuyên môn: thanh tra, kiểm tra, dự giờ, thăm lớp; áp đụng các sáng kiến, kinh nghiệm trong và ngoài nhà trường; giúp đỡ CBGV yếu kém...

- Hình thức quản lý đội ngũ CBGV trong trường THCS:

- Quản lý đội ngũ CBGV là điều hành tập thể những người lao động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Người HT quản lý CBGV bằng các hình thức sau:

+ Quản lý CBGV bằng kế hoạch công tác cá nhân của họ.

+ Quản lý CBGV thông qua tập thể tổ và phong trào thi đua của các cấp.

+ Quản lý CBGV bằng các văn bản, thể chế của Nhà nước.

- Quản lý sự tác động của môi trường vào nhà trường:

Hiệu trưởng phải biết khai thác các nguồn lực của cộng đồng để hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình CS, GD học sinh của nhà trường; thấy được những khó khăn của cộng đồng để có phương án hỗ trợ nếu nhà trường có khả năng hoặc có phương án phòng ngừa những tác động tiêu cực ngoài xã hội vào nhà trường. Biết cạnh tranh lành mạnh, nắm bắt được thời cơ thuận lợi, hành động kịp thời, không để nhà trường lạc điệu và lạc hậu...

- Quản lý cơ sở vật chất, tài chính:

Nhà trường THCS phải đạt được các mục tiêu cơ bản là xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục học sinh; sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt hệ thống cơ sở vật chất của trường.

Các nguồn kinh phí của trường phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính. Sử dụng kinh phí tiết kiệm, chống lãng phí nhưng phải mang lại hiệu quả thiết thực.

Thực hiện tốt chức năng kiểm tra

Trong quá trình quản lý trường THCS, CBQL có quyền và trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động trong trường và tự kiểm tra hoạt động QL của mình. Qua kiểm tra, CBQL nắm được các thông tin cần thiết về mọi mặt của trường; phát hiện những sai sót để điều chỉnh kịp thời; đồng thời qua kiểm tra, ý thức trách nhiệm của CBGV cũng được nâng lên, góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. Kiểm tra cũng giúp CBQL xem xét để nâng cao tính khả thi cho các quyết định của mình.

Trong quá trình kiểm tra, CBQL phải tuân thủ các nguyên tắc sau: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch, tính khách quan, nguyên tắc hiệu quả và nguyên tắc giáo dục. Các hoạt động trong trường đều là nội dung kiểm tra của CBQL. Khi kiểm tra, người CBQL cần phối kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau để đảm bảo cho việc đánh giá đúng đắn một vấn đề.

Hoàn thành các công việc nêu trên nghĩa là CBQL trường THCS đã hoàn thành chức trách của mình. Đó cũng chính là những yêu cầu NVQL mà CBQL phải thực hiện được khi giữ cương vị là người quản lý nhà trường.

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng NVQL cho CBQL của Phòng giáo dục và đào tạo

Nhận thức của Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, của CBQL các trường THCS về vai trò của công tác bồi dưỡng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên, báo cáo viên trực tiếp bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL các nhà trường: Nếu giảng viên, báo cáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp bồi dưỡng tốt thì sẽ tạo được ấn tượng mạnh với học viên, khắc sâu được những nội dung bồi dưỡng.

Do chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT về công tác bồi dưỡng: Hàng năm, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT có văn bản chỉ đạo về công tác bồi dưỡng một số chuyên đề chuyên môn và bồi dưỡng thường xuyên đối với CBQL và giáo viên các cấp học; Sở GD&ĐT ấn định một số chuyên đề bồi dưỡng về Tin học, Ngoại ngữ, nghiệp vụ quản lý; quản lý thư viện, thiết bị và công tác kiểm tra nội bộ trường học…điều đó tác động đến việc lựa chọn đối tượng và nội dung bồi dưỡng của Phòng GD&ĐT.

Thời gian, địa điểm, CSVC và các trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng: Việc xác định thời gian, địa điểm, CSVC và các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng, nếu tổ chức bồi dưỡng vào thời điểm trong hè hoặc không phải các giai đoạn cao điểm trong học kỳ, năm học thì CBQL các trường không bị ảnh hưởng nhiều tới công việc chuyên môn, nếu lựa chọn các địa điểm bồi dưỡng gần trung tâm huyện, có đủ CSVC, các trang thiết bị cần thiết thì sẽ tạo được sự thuận lợi cho CBQL các nhà trường… các yếu tố ấy giúp cho công tác bồi dưỡng đạt được hiệu quả cao hơn.

Kinh phí để tổ chức bồi dưỡng: chế độ giảng viên, báo cáo viên, kinh phí hỗ trợ cho học viên, trang bị các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng

Việc đánh giá, xếp loại CBQL hàng năm; chế độ đãi ngộ đối với CBQL các cơ sở giáo dục: Việc đánh giá đúng năng lực và có chế độ ưu đãi, tạo điều kiện phát triển cho những cán bộ quản lý giỏi; đồng thời đề xuất miễn nhiệm, luân chuyển, sắp xếp lại vị trí việc làm đối với những CBQL có năng lực chuyên môn, quản lý còn hạn chế là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của CBQL các nhà trường.

1.4. Phòng Giáo dục Đào tạo với công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL trường THCS

1.4.1. Vị trí, chức năng của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Theo Điều 6, Thông tư số 11/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV, ngày 29/5/2015 của liên Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; phòng GD&ĐT có vị trí, chức năng như sau:

Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý

nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo [6, tr. 7].

1.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Tại Nghị định 115/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong đó nêu rõ: Phòng Giáo dục vfa Đào tạo chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo UBND cấp huyện; quyết định phân bổ biên chế sự nghiệp các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện.

Trong Điều 7, Thông tư số 11/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV, ngày 29/5/2015 của liên Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định phòng GD&ĐT có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt [6, tr.7-9].

Như vậy, trong những nhiệm vụ giúp UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo dục, thì nhiệm vụ không thể thiếu đó là việc xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng

lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các nhà trường,

1.4.3. Công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL trường THCS của phòng Giáo dục và Đào tạo

Bác Hồ đã từng nói: Cán bộ là cái gốc của mội công việc, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với tình hình mới, một trong những việc làm cấp thiết hiện nay là đổi mới QLGD. Muốn chấn chỉnh đội ngũ thì đổi mới QLGD cần quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL. Được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị BCH Trung Ương Đảng lần thứ 3, khóa VIII về phát triển giáo dục, đổi mới công tác đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục; Chỉ thị 40/CT - TW của Ban bí thư Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Đặc biệt là bồi dưỡng NVQL cho đội ngũ CBQL, những người trực tiếp quản lý nhà trường. Họ không thể chỉ làm việc bằng kinh nghiệm mà cần phải được bồi dưỡng, cập nhật, bổ xung những kiến thức, kỹ năng quản lý cần thiết để có thể hoàn thành chức trách và nhiệm vụ được giao.

Như vậy, hàng năm phòng giáo dục và đào tạo phải thực hiện đồng thời các nhiệm vụ đề đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục trên địa bàn, đó là: Vừa thực hiện đào tạo, bồi dưỡng các chương trình về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý theo chương trình và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo; các nội dung về bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề theo quy định; đồng thời thực hiện bồi dưỡng về quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, an ninh quốc phòng… theo quy định của ủy ban nhân dân huyện; song song với các nhiệm vụ ấy, phòng giáo dục còn phải tổ chức bồi dưỡng các nội dung về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cụ thể theo từng thời điểm phù hợp với nhu cầu thiết yếu của CBQL các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, phòng giáo dục và đào tạo phải xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng năng lực giảng dạy của giáo viên cũng như NVQL cho CBQL các nhà trường như sau:

+ Lập kế hoạch, quy hoạch, tuyển chọn tạo nguồn để cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý:

- Hàng năm, phòng GD&ĐT chủ trì tổ chức đánh giá cán bộ quản lý và chỉ đạo Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo quy định về xếp loại viên chức.

- Thành lập đoàn công tác của huyện về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu giáo viên ưu tú đưa vào quy hoạch dự nguồn cán bộ quản lý của các đơn vị.

- Tổ chức hội nghị lãnh đạo Phòng GD&ĐT cùng lãnh đạo các nhà trường quyết định danh sách quy hoạch cán bộ quản lý của các đơn vị.

- Lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt danh sách quy hoạch CBQL dự nguồn của các đơn vị trường học.

+ Khảo sát đánh thực trạng năng lực quản lý của CBQL các nhà trường:

Thông qua việc tự đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công tác; tổng hợp ý kiến đánh giá, chấm điểm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Căn cứ kết quả các kỳ kiểm tra về hoạt động quản lý tại các đơn vị rường học, hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà trường, viết sáng kiến kinh nghiệm, ý kiến góp ý của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và địa phương Phòng GD&ĐT đánh giá về năng lực của CBQL các cơ sở giáo dục trên địa bàn trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật, cung cấp tài liệu, kiến thức mới của Nhà nước cũng như của ngành cho đội ngũ CBQL:

Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực, nghiệp vụ quản lý của CBQL các nhà trường, Phòng GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng cho CBQL về những nghiệp vụ, kỹ

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí