Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng số lượng CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, học kỳ I, năm học 2015-2016 37

Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 38

Bảng 2.3. Ý kiến của tự đánh giá của CBQL trường THCS về năng lực quản lý của mình 40

Bảng 2.4. Ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT về năng lực quản lý của CBQL trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy 41

Bảng 2.5. Những khó khăn mà CBQL các trường THCS thường gặp trong quản lý nhà trường 42

Bảng 2.6. Nguyên nhân của những khó khăn trong quản lý nhà trường của CBQL trường THCS 43

Bảng 2.7. Nhận thức của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT về việc bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS 45

Bảng 2.8. Nhận thức của CBQL về việc bồi dưỡng NVQL 46

Bảng 2.9. Đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT về các biện pháp bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy 47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL trường THCS về các biện pháp bồi dưỡng NVQL mà phòng GD&ĐT huyện Thanh Thủy đã thực hiện 50

Bảng 2.11. Nhu cầu hình thức bồi dưỡng NVQL của CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 52

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ - 2

Bảng 2.12. Nhu cầu về thời điểm bồi dưỡng của CBQL trường THCS 53

Bảng 2.13. Nhu cầu về địa điểm đặt lớp BD của CBQL trường THCS 54

Bảng 2.14. Nhu cầu về kinh phí tổ chức bồi dưỡng của CBQL trường THCS 54 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS 78

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Nhận thức của lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT về việc bồi dưỡng NVQL 45

Biểu đồ 2.2. Nhận thức của CBQL về việc bồi dưỡng NVQL 46

Biểu đồ 2.3. Nhu cầu hình thức bồi dưỡng NVQL của CBQL trường THCS .. 52 Biểu đồ 2.4. Nhu cầu thời điểm bồi dưỡng NVQL của CBQL trường THCS.. 53

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2020 là: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”, “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL là khâu then chốt”.

Mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hoá đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Trong thời gian qua, ngành GD&ĐT đã đạt được những thành tựu quan trọng về mọi mặt rất đáng ghi nhận. Hệ thống giáo dục quốc dân ngày một hoàn chỉnh hơn, mạng lưới trường học các cấp từ Mầm non đến Đại học ngày càng được mở rộng, đội ngũ nhà giáo đang được tăng cường về số lượng, chất lượng.

Đối với hệ thống giáo dục Quốc dân của nước ta, cấp THCS có vai trò hết sức quan trọng, Điều 27 luật giáo dục ghi rõ: "Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, có hiểu biết ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao

động”. Quá trình thực hiện nhiệm vụ của cấp THCS, đội ngũ CBQL có một vai trò quan trọng. Luật Giáo dục 2005 đã ghi rõ: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục”. Vì vậy, nâng cao chất lượng CBQL nói chung và chất lượng CBQL trường THCS nói riêng là góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT.

Hơn nữa, ngành giáo dục huyện Thanh Thủy nhiều năm nay đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ: Quy mô trường lớp được phát triển ổn định và từng bước mở rộng theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá; công tác xã hội hóa giáo dục được coi trọng và đẩy mạnh; chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL không ngừng được cải thiện, đội ngũ CBQL ngày càng đông đảo, phẩm chất đạo đức, nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển KT - XH của địa phương.

Tuy vậy, giáo dục và đào tạo huyện Thanh Thủy vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm. Cơ sở vật chất trường học chưa đồng bộ, trang thiết bị dạy học còn thiếu, đội ngũ CBQL các cấp nói chung và CBQL cấp THCS còn bộc lộ một số hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ; đặc biệt là các kiến thức về nghiệp vụ quản lý nhà trường; trong khi đó, các biện pháp tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS chưa được quan tâm đúng mức và chưa được thực hiện hiệu quả, do vậy còn nhiều CBQL chưa đáp ứng được những yêu cầu quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ CBQL đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực tốt. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường

THCS trên địa bàn huyện chưa được tác giả nào quan tâm nghiên cứu. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường THCS huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ” làm luận văn cao học của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường THCS của Phòng GD&ĐT Thanh Thủy, đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường THCS nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Thủy, Tỉnh Phú Thọ.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo cho CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ tiến hành khảo sát nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý của Phòng GD&ĐT cho CBQL của các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.

4.2. Giới hạn khách thể điều tra

Lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.

Cán bộ quản lý, giáo viên 12 trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu đánh giá đúng thực trạng về nghiệp vụ quản lý của CBQL, xác định được nhu cầu bồi dưỡng của họ và đề xuất được những biện pháp bồi dưỡng có nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng có tính khoa học, phù hợp thực tiễn và khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng CBQL các trường THCS ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường THCS.

6.2. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường THCS huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ đã áp dụng.

6.3. Đề xuất những biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Khái quát, hệ thống những kiến thức liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THCS thuộc địa bàn nghiên cứu.

+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT.

+ Phương pháp điều tra, khảo sát…

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

7.3. Sử dụng thống kê toán học để xử lí các số liệu thực trạng.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường THCS.

- Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường THCS huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

- Chương 3: Biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu tìm ra các biện pháp nâng cao năng lực quản lý cho CBQL các trường THCS không những góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung mà còn đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới giáo dục hội nhập của nước nhà hiện nay. Đây là một vấn đề luôn mang tính thời sự và không đơn giản. Bởi vậy, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, đặc biệt là vấn đề phát triển, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý. Điều này thể hiện rất rõ: Đảng và Nhà nước đã tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, ngày 09/7/2001 Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 18/2001/CT-TTg nêu ra các biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống GD quốc dân; Ban Bí thư TW có Chỉ thị 40 về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Từ chỉ thị này, ngày 11/01/2005 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”; Ngành giáo dục đã có những dự án, chương trình hành động nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lý giáo cho các cơ sở giáo dục từ trung ương tới địa phương như: Dự án SREM - Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục được ký kết giữa Cộng đồng Châu Âu và Chính phủ nước Việt Nam ngày 01/9/2005 với mục đích nâng cao năng lực quản lý giáo dục ở cấp Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT và các trường học. Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã xác định rõ mục tiêu, lộ trình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023