Các Can Thiệp Dự Phòng Lây Nhiễm Hiv/sti Ở Pnbd Trên Thế Giới


sử dụng BCS không thường xuyên, và hành nghề ở khu vực gần biên giới. PNBD dưới 30 tuổi từng nhiễm STI nhiều hơn [88].

Nghiên cứu tại Hải Phòng về các yếu tố liên quan đến mắc STI cho thấy trình độ học vấn thấp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Có kiến thức tốt về STI là một yếu tố bảo vệ làm giảm nguy cơ mắc bệnh, kiến thức về sử dụng BCS kém có nguy cơ mắc STI cao hơn. Một số hành vi làm tăng nguy cơ nhiễm STI khác như có nhiều hơn 4 khách hàng/ tuần và tự chữa bệnh khi nhiễm STI [26].

Một nghiên cứu khác ở các cơ sở dịch vụ giải trí tại Huế năm 2008 cũng tìm ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm STI gồm trình độ học vấn thấp, sử dụng BCS không đúng cách. Những người đã từng có chồng, góa chồng hay li dị có tỷ lệ nhiễm cao nhất (53,4%), rồi đến những người chưa từng kết hôn (42,8%) và những người có chồng (33,3%) [38].

Nghiên cứu của Tran T N (2005) phát hiện được một số yếu tố hành vi có liên quan đến nhiễm HIV. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV bao gồm tuổi trẻ, trình độ học vấn thấp dưới lớp 7, thuộc nhóm BDĐP, có thu nhập cao hơn, cho rằng bản thân có nguy cơ nhiễm HIV thấp, kiến thức về HIV thấp và dùng chung BKT khi tiêm chích ma túy [107]. Nghiên cứu tại 5 tỉnh biên giới của Nguyen VT (2005) cũng cho thấy các yếu tố nguy cơ làm tăng lây nhiễm HIV là thu nhập thấp, tuổi QHTD lần đầu tiên < 15 tuổi và có nhiều khách hàng (> 9 khách hàng/tuần) [90].

1.5. Các biện pháp can thiệp làm giảm nhiễm HIV/STI

1.5.1. Các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI ở PNBD trên thế giới

Các giải pháp nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm STI ở PNBD tập trung vào 3 lĩnh vực: tăng cường sử dụng BCS trong hoạt động mua bán dâm, cải thiện việc chẩn đoán và điều trị các STI và giảm nhu cầu về hoạt động mua bán dâm thông qua các thông điệp nhắm tới khách làng chơi [98].

Chương trình 100% bao cao su


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Chương trình 100% BCS đã được chứng tỏ là một chương trình can thiệp hiệu quả trong phòng chống HIV/STI. Mục tiêu đặt ra là BCS được sử dụng trong tất cả các lần QHTD, trong tất cả các mối quan hệ có nguy cơ và trong tất cả các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí có hoạt động mua bán dâm. Nếu tỷ lệ sử dụng BCS trên 90% thì có thể coi đã đạt được mục tiêu. Chương trình này không thể tồn tại độc lập mà cần phải phối hợp với nhiều hoạt động của chương trình phòng chống AIDS như các chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng, hệ thống giám sát HIV/STI, chương trình quản lý STI [121].

Chương trình 100% BCS được thực hiện đầu tiên ở Thái Lan năm 1990. Thái Lan cho rằng ngành công nghiệp tình dục đã góp phần rất quan trọng làm dịch HIV lan rộng, và quyết định thực hiện một can thiệp thử nghiệm, đó là chương trình 100% BCS. Chương trình đã mang lại hiệu quả rõ rệt: tỷ lệ sử dụng BCS tăng và tỷ lệ nhiễm STI của PNBD giảm [121].

Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 5

Sự thành công của chương trình tại Thái Lan giúp cho Campuchia cũng quyết định thực hiện can thiệp theo mô hình này. Số liệu điều tra năm 1998 của Campuchia cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV rất cao ở nhóm PNBD. Chính phủ Campuchia quyết định thực hiện chương trình 100% BCS ở Sihanoukville năm 1998. Sau 18 tháng can thiệp, tỷ lệ sử dụng BCS trong nhóm khách làng chơi tăng đáng kể và tỷ lệ nhiễm HIV giảm xuống còn 40%. Sau thử nghiệm thành công ở Sihanoukville, chính phủ Campuchia mở rộng chương trình ra toàn quốc. Can thiệp đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm HIV/STI cùng với tăng tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên liên tục trong nhóm PNBD và khách làng chơi [121].

Ngoài ra, chương trình 100% BCS cũng đã thành công và đạt được kết quả tốt, làm tăng tỷ lệ sử dụng BCS trong nhóm PNBD và khách làng chơi và làm giảm tỷ lệ nhiễm STI trong nhóm PNBD tại một số nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Myanmar, Phillipines, Mongolia, Lào và Việt Nam.


Các can thiệp thay đổi hành vi, cung cấp dịch vụ STI và cung cấp BCS

Thái Lan đã có nhiều thành công trong việc áp dụng các nguyên tắc phòng chống HIV/STI từ đầu những năm 1990. Thông qua hoạt động truyền thông, tăng cường sử dụng BCS và can thiệp trong quản lý các STI, tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên của PNBD tăng từ 14% tới 80% và tỷ lệ nhiễm STI giảm tới 95% trong vòng 1 thập kỷ. Cùng thời gian đó, tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng ổn định và cuối cùng có giảm [60]. Những can thiệp tương tự cũng cho các chiều hướng tương tự tại Campuchia, Nairobi, Abidjan và Contonou [49], [80]. Một can thiệp toàn diện bao gồm khuyến khích PNBD sử dụng BCS và đi khám tự nguyện tại phòng khám STI đã được tiến hành tại Zaire. Can thiệp cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS tăng lên, tỷ lệ nhiễm STI và tỷ lệ mới nhiễm HIV giảm một cách có ý nghĩa [79].

Trung Quốc là một quốc gia chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của HIV trong 2 thập kỷ qua. Trong những năm đầu của dịch HIV, đường lây truyền chủ yếu là qua tiêm chích là truyền máu, nhưng những năm gần đây, đường lây HIV qua quan hệ tình dục tăng rất nhanh [62]. Nhiều nghiên cứu can thiệp về HIV đã được thực hiện. Can thiệp tại Wuhan bao gồm tăng cường tính sẵn có của bao cao su, tư vấn, giáo dục về STI cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS trong lần quan hệ cuối cùng tăng từ 60% tới 88,5%. Sau chương trình 100% BCS ở Jiangsu từ 2001-2003, tỷ lệ nhiễm STI ở PNBD giảm từ 25% xuống còn 14%, tỷ lệ sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất tăng từ 74,9% tới 92,2%. Ở Guangxi tỷ lệ nhiễm STI giảm từ 44% tới 29% [129].

Năm 2003, Ấn Độ đã tiến hành can thiệp trên nhóm PNBD ở bang Karnataka. Can thiệp này bao gồm các hoạt động như sử dụng đồng đẳng viên để tiếp cận được PNBD, truyền thông thay đổi hành vi, tăng sử dụng BCS, sàng lọc STI thường xuyên, chẩn đoán và điều trị STI theo hội chứng, khám STI định kỳ. Kết quả cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS của PNBD với khách quen trong


lần QHTD gần nhất tăng lên rõ rệt (66% so với 84%), nhưng tỷ lệ sử dụng BCS lần QHTD gần nhất với khách lạ không tăng (82,9% so với 88%, p=0,2) và trong quan hệ với người yêu/ chồng vẫn thấp (32% so với 34%). Tỷ lệ nhiễm HIV và một số STI cũng giảm một cách có ý nghĩa: HIV (19,6% so với 16,4%, p=0,04), giang mai (5,9% so với 3,4%, p=0,001), lậu (3,5% so với 2,5%, p=0,03), nhiễm Chlamydia và / hoặc lậu (8,9% so với 7%, p=0,02) [96].

Maryam Shahmanesh đã đánh giá hiệu quả của các can thiệp làm giảm HIV và các STI thông qua tìm hiểu một loạt các nghiên cứu đã được tiến hành ở các nước nghèo. Đánh giá này cho thấy các hoạt động can thiệp về hành vi và bao cao su đã làm tăng tỷ lệ sử dụng BCS và giảm tỷ lệ mới nhiễm HIV và STI [82]. Ở Madagascar, can thiệp đã làm giảm tỷ lệ nhiễm STI đồng thời tỷ lệ sử dụng BCS tăng lên [66]. Một số can thiệp điều trị giả định định kỳ cũng đã được Maryam đánh giá. Nghiên cứu ở Nairobi cho thấy điều trị giả định định kỳ làm giảm đáng kể các STI do vi khuẩn [77], nhưng nghiên cứu ở Benin và Ghana không chứng tỏ được hiệu quả của biện pháp can thiệp này [78]. Nghiên cứu ở Nicaragua cấp các phiếu điều trị STI ở các phòng khám có chất lượng kết hợp với điều trị giả định định kỳ cũng cho thấy làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm STI ở PNBD [53]. Một số nghiên cứu về hiệu quả của việc sàng lọc STI thường xuyên, giáo dục đồng đẳng và khuyến khích sử dụng BCS làm giảm tỷ lệ mới nhiễm HIV đã được tiến hành ở Zaire [79] và giảm tỷ lệ nhiễm STI tại Peru

[101] và Trung Quốc [81].

Can thiệp tại Kenya cho nhóm PNBD được tiến hành từ 2000 tới 2005 bao gồm truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức về HIV/STI, kỹ năng đàm phán và khuyến khích sử dụng, cung cấp BCS thông qua mạng lưới đồng đẳng. Sau can thiệp, tỷ lệ luôn dùng BCS với khách hàng tăng từ 28,8% lên 70,4%. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với chồng hoặc bạn trai không tăng (20,3% so với 20,1%). Một số kiến thức về HIV cũng được cải


thiện. Tuy nhiên một số hiểu biết về STI lại kém đi. Sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm giang mai và lậu không giảm, tỷ lệ người bị loét sinh dục tăng lên từ 11 % lên 19,6%. Như vậy, can thiệp có thể thay đổi hành vi tình dục ở PNBD, nhưng không làm giảm tỷ lệ nhiễm STI [103].

Wariki cùng cộng sự cũng đã nghiên cứu hiệu quả của can thiệp hành vi và chương trình BCS được tiến hành ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Thống kê của Wariki đã chỉ ra rằng các can thiệp hành vi kết hợp với việc khuyến khích sử dụng BCS đã làm giảm tỷ lệ nhiễm STI đáng kể, nhưng các can thiệp hành vi không làm giảm tỷ lệ mới nhiễm HIV [120].


1.5.2. Các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI ở PNBD tại Việt Nam

Chính phủ Việt Nam đã đề ra chiến lược phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Chiến lược nêu rõ trong giai đoạn hiện nay, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang là giai đoạn dịch tập trung trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao như TCMT và PNBD. Vì vậy ngăn chặn lây nhiễm HIV từ nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng và cơ bản sẽ khống chế được tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. Đối với nhóm người có nguy cơ cao như TCMT và PNBD thì các hoạt động cần thiết bao gồm thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi, chương trình 100% BCS, chương trình BKT, đảm bảo tính sẵn có của các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện, thành lập các điểm khám cố định và nhóm khám lưu động để điều trị các STI cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao [45]. Bộ Y tế cũng đã xây dựng chương trình hành động phòng chống STI, trong đó PNBD là một trong các đối tượng của can thiệp. Các giải pháp kỹ thuật cần thiết gồm đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông, cung cấp và hướng dẫn sử dụng BCS, phát hiện và điều trị sớm các STI, tổ chức các đợt khám chữa bệnh tại các cơ sở


vui chơi giải trí, khám và xét nghiệm định kỳ HIV/STI 6 tháng 1 lần cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao [14].

Việt Nam cũng đã có nhiều biện pháp can thiệp dự phòng HIV/STI cho nhóm người có nguy cơ cao trong đó có nhóm PNBD, bao gồm chương trình truyền thông thay đổi hành vi, chương trình tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, chương trình BKT và chương trình BCS.

Chương trình truyền thông thay đổi hành vi

Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, các hoạt động truyền thông được tổ chức rộng rãi trên toàn quốc bởi nhiều ban ngành, tổ chức dưới nhiều hình thức và nhiều kênh truyền thông như ti vi, báo, đài, tờ rơi, pa nô, áp phích. Bên cạnh đó, các hoạt động đào tạo, giáo dục đồng đẳng, tư vấn cho nhóm người có hành vi nguy cơ cao được chú trọng. Năm 2006, chỉ có 35,4% PNBD và 37,6% nam nghiện chích ma túy, 54,9% nam giới quan hệ đồng tính biết chính xác được các cách phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục và các quan niệm sai lầm về cách lây truyền HIV. Năm 2009, tỷ lệ nay tăng lên: ở nhóm PNBD là 51,5%, nam giới nghiện chích là 49,2% và tình dục đồng giới nam là 60,3% [46].

Chương trình bao cao su

Chương trình 100% BCS ở Việt Nam lần đầu tiên được thực hiện tại Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh năm 2000 [121]. Cho đến năm 2009, chương trình BCS đã được thực hiện trên 2110 xã của 363 huyện trên 57 tỉnh thành phố. Năm 2009, đã có 24,8 triệu BCS được phân phát miễn phí cho nhóm nguy cơ cao. Hệ thống cộng tác viên bao gồm các chủ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải trí, các PNBD hoàn lương đã phân phối 65% số BCS được phân phát [16].

Chương trình BCS cố gắng để BCS luôn có sẵn trong khách sạn, nhà nghỉ và các cơ sở dịch vụ giải trí. Nhiều tỉnh đã có sự hợp tác chặt chẽ giữa lực lượng cảnh sát và y tế trong việc thực hiện chương trình như An Giang, Cần


Thơ, Thanh Hóa. Năm 2006, chỉ có 30% PNBD được nhận BCS từ chương trình, tỷ lệ này tăng lên 47,3% năm 2009. Tỷ lệ sử dụng BCS của PNBD với khách hàng gần đây nhất khá cao: 95% năm 2008 và 77,7% năm 2009 [46].

Chương trình bơm kim tiêm (BKT)

Mục tiêu của chương trình BKT là làm giảm nguy cơ lây truyền HIV qua đường máu do sử dụng chung BKT khi TCMT. Các hoạt động chủ yếu của chương trình này là phát BKT sạch hoặc trao đổi BKT. Việc thu gom và phân phát BKT chủ yếu do hệ thống tư vấn viên đồng đẳng thực hiện.

Theo báo cáo của Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm, với sự hỗ trợ ở một loạt các cấp hành chính và sử dụng các cơ cấu dịch vụ y tế và tuyển dụng các tuyên truyền viên đồng đẳng, chương trình trao đổi bơm kim tiêm được mở rộng. Phân phát BKT miễn phí được duy trì ở mức khoảng 30 triệu chiếc vào năm 2011, và mở rộng tiếp cận thông qua hiệu thuốc cộng đồng và hộp tự phục vụ tại các trạm y tế xã và các điểm nóng trong cộng đồng [43].

Chương trình giáo dục đồng đẳng -tiếp cận cộng đồng

Chương trình giáo dục đồng đẳng là việc tổ chức một nhóm người có thể là PNBD, người SDMT để giáo dục cho các đối tượng cùng cảnh ngộ về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/STI [23].

Theo báo cáo của Bộ Y tế, cho đến 31/3/2012, chương trình giáo dục đồng đẳng bao gồm 5.276 đồng đẳng viên [18]. Hệ thống giáo dục viên đồng đẳng đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động can thiệp cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao khó tiếp cận. Số BKT mà các giáo giục viên đồng đẳng phát ra chiếm 83,4% tổng số BKT được phát và hoạt động thu gom BKT cũng chủ yếu thực hiện qua mạng lưới đồng đẳng viên (chiếm 93% số thu gom). Nhóm giáo dục viên đồng đẳng cũng tham gia tích cực chương trình BCS. Số


BCS họ phát cho nhóm đối tượng nguy cơ cao chiếm 78% tổng số bao cao su

phát ra [18].

Các nghiên cứu can thiệp gồm các hoạt động tư vấn thay đổi hành vi, cung cấp dịch vụ STI và cung cấp BCS

Một nghiên cứu đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp trên nhóm PNBD tại An Giang và Kiên Giang được thực hiện năm 2000-2002. Nội dung can thiệp gồm giáo dục đồng đẳng, truyền thông về HIV/STI và tăng cường quản lý STI cho nhóm PNBD. Sau 2 năm can thiệp, tỷ lệ hiểu biết của PNBD ở Kiên Giang có cải thiện ở một số bệnh như giang mai, nhưng không thay đổi đối với bệnh lậu, loét sinh dục. Tỷ lệ PNBD biết vai trò BCS trong phòng ngừa STI khá cao (90,8% vòng 1 và 91,3% vòng 2). Ở An Giang, hiểu biết về STI ở cả 2 vòng không có sự khác biệt, nhưng tỷ lệ hiểu về vai trò dự phòng của BCS tăng lên. Tỷ lệ sử dụng BCS liên tục với bạn tình thường xuyên không được cải thiện nhưng tỷ lệ sử dụng BCS với khách hàng tăng từ 28,1% lên 38,1% (p< 0,01). Hiểu biết của PNBD về các cách dự phòng HIV được cải thiện rõ ràng: dùng BCS (91,9% so với 95,6%, p< 0,01), giảm số khách làng chơi (25,1% so với 48,4%, p<0,01), làm xét nghiệm HIV (từ 50,8% lên 63,8%, p< 0,01) [33].

Một nghiên cứu khác ở Việt Nam đã được thực hiện tại 5 tỉnh biên giới là Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm STI và HIV cho PNBD. Các hoạt động can thiệp bao gồm truyền thông thay đổi hành vi, khuyến khích hành vi tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc STI; khuyến khích sử dụng BCS; chăm sóc và quản lý STI hiệu quả bằng việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, lập các đội khám chữa bệnh lưu động cho PNBD. Sau 2 năm can thiệp, tỷ lệ nhiễm lậu và/hoặc Chlamydia giảm từ 19,9% xuống 11,3%, lậu giảm từ 10,7 % xuống 2,9%. Tỷ lệ nhiễm HIV không thay đổi một cách có ý nghĩa. Tỷ lệ nhiễm giang mai tăng từ 10,7% tới 12,9% [91].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022