Một Số Yếu Tố Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv Và Một Số Nhiễm Trùng Lây Qua Đường Tình Dục.


lệ có QHTD qua đường hậu môn với khách hàng nam cũng thấp hơn so với các

nghiên cứu khác.

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NBDĐG tại một số quốc gia trên thế giới dao động từ 3,6% - 33,0% [21], [36], [57], [62], [71]. Nghiên cứu tại Jakarta, Indonexia đưa ra tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 3,6% [57] trong khi tại Mumbai, Ấn Độ đưa ra tỷ lệ hiện nhiễm HIV lên tới 33,0% [62]. Sự khác biệt về tỷ lệ hiện nhiễm HIV so với nghiên cứu của chúng tôi có thể là do sự khác nhau về cỡ mẫu, về hành vi tình dục của đối tượng trong đó có hành vi QHTD qua đường hậu môn và số lượng khách hàng, về độ tuổi và khuynh hướng tình dục. Trong đó nghiên cứu tại Jakarta, Indonexia trên nhóm NBDĐG tỷ lệ đối tượng đã QHTD qua đường hậu môn trong một tháng trước điều tra là 76,8% và không sử dụng biện pháp bảo vệ là 64,8%. Nghiên cứu tại Mumbai, Ấn Độ chỉ được tiến hành điều tra trên 75 NBDĐG, cỡ mẫu là tương đối nhỏ nên không mang tính đại diện cao cho cả một cộng đồng, không thể đưa ra nguyên nhân, mối liên hệ, hơn 80,0% khai báo QHTD qua đường hậu môn là người nhận trong đó 66,7% QHTD không bảo vệ trong 6 tháng qua, tỷ lệ nam bán dâm có từ 2 khách hàng trong 1 đêm chiếm tới 84,0%

Tại Việt Nam, với đặc điểm tương đồng về độ tuổi đối tượng, địa điểm thu nhận cũng như các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng, kết quả về tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nghiên cứu của chúng tôi và nghiên của Lê Minh Giang và cộng sự là tương tự như nhau [10].

So với nghiên cứu IBBS năm 2006 và 2009 và nghiên cứu HAIVN tại TP HCM năm 2010 thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn đáng kể. Nghiên cứu IBBS năm 2006 và 2009 đưa ra tỷ lệ hiện nhiễm HIV tại Hà Nội trong nhóm NBDĐG lần lượt là 8,8% và 14,3% [3], [9]. Sự khác biệt này có thể do khác nhau về:


- Đặc điểm hành vi của quần thể này (nghiên cứu IBBS tiếp cận với nhóm NTDĐG và hỏi các câu hỏi về hành vi bán dâm nam).

- Sử dụng phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát

(Responding Driven Sampling-RDS).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

- Tuổi trung bình của các đối tượng cao hơn 25,1 tuổi

- Tỷ lệ đã từng QHTD qua đường hậu môn với khách hàng nam là 91,0%.

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009 - 2010 - 14

Nghiên cứu HAIVN tại TP HCM năm 2010 trên 300 NBDĐG cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 6,3%. Điều này được lý giải, trong nhóm NBDĐG tại TP HCM, 1/2 có khuynh hướng tình dục đồng tính, 1/3 có khuynh hướng tình dục lưỡng tính. Như đã phân tích những đối tượng có khuynh hướng tình dục đồng tính và lưỡng tính thì tỷ lệ có QHTD đường hậu môn cao hơn so với nhóm dị tính và tỷ lệ có QHTD qua đường hậu môn là 78,0% [30].

Về một số STI khác

STIs do nhiều căn nguyên khác nhau có xu hướng ngày một gia tăng. Một điều đặc biệt nghiêm trọng là sự gia tăng STIs luôn phối hợp và đồng hành cùng sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS. STIs làm tăng sự lây truyền HIV theo cả hai hướng, người chưa bị nhiễm HIV dễ bị nhiễm HIV hơn nếu họ đang bị nhiễm STIs, đặc biệt khi có loét, người nhiễm HIV cũng dễ truyền HIV cho người khác khi nếu họ đang nhiễm STIs. Nhiễm STIs không những gây nên nhiều biến chứng mà còn làm gia tăng khả năng nhiễm HIV lên đến 2-9 lần, đặc biệt nếu bị các bệnh loét sinh dục có khả năng làm tăng lây nhiễm HIV lên hơn 20 lần. Hậu quả về y tế và xã hội do các bệnh này gây nên đã trở thành gánh nặng cho ngành y và cho cộng đồng [8].

Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm HIV tương đối thấp nhưng có tới 19,2% đối tượng xét nghiệm HPV có kết quả dương tính (xét nghiệm dương tính nếu một trong 3 vị trí hầu họng, hậu môn và bộ phận sinh dục có kết quả dương tính). HPV là virus hiện nay rất được quan tâm vì nó được coi là đóng vai trò quan trọng trong gây ung thư cổ tử cung. HPV có 40 týp gây bệnh cho đường sinh dục


và trong đó có 15 týp gây khối u. Bên cạnh nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, HPV đóng vai trò quan trọng trong ung thư dương vật và âm đạo [4]. Tuy nhiên để kết luận về tính hợp của số liệu, nghiên cứu của chúng tôi cần bổ xung khám lâm sàng các đối tượng nghiên cứu vì không phải tất cả các trường hợp xét nghiệm HPV dương tính đều có thể gây bệnh, hầu hết đều tự sạch nhiễm.

Tỷ lệ đối tượng có kết quả xét nghiệm lậu dương tính trong nghiên cứu của chúng tôi là 12,8% (trong đó lậu hầu họng là 8,0%, lậu sinh dục là 3,6% và lậu trực tràng là 2,8%), cao hơn so với nghiên cứu của Lê Minh Giang tại Hà Nội năm 2007, tính chung nhiễm lậu, giang mai và chlamydia thì tỷ lệ này là 7,3% [10] và nghiên cứu HAIVN tại TP HCM, tỷ lệ nhiễm lậu là 2,7% [30]. So với nghiên cứu IBBS năm 2009 tại Hà Nội, nếu chỉ xét về nhiễm lậu mà không quan tâm tới vị trí thì nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, nếu xét theo vị trí nhiễm bệnh thì nghiên cứu IBBS năm 2009 có tới 8,8% nhiễm lậu trực tràng, 3,3% nhiễm lậu sinh dục [9]. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì trong nghiên cứu IBBS năm 2009 tại Hà Nội, tỷ lệ đối tượng có QHTD qua đường hậu môn lên tới 91,0%. Bệnh lậu là một chỉ báo đáng tin cậy vì hầu hết những người bị mắc lậu là do lây nhiễm qua QHTD [8]. Tỷ lệ tương tự 12,0% đối tượng có xét nghiệm chlamydia dương tính, chlamydia cũng lây nhiễm chủ yếu qua QHTD. Biến chứng của lậu và chlamydia trên nam giới có thể gặp phải là viêm mào tinh hoàn, tiền liệt tuyến, túi tinh và ống dẫn tinh, nếu không được chữa trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến vô sinh.

Khi so sánh với tỷ lệ đối tượng tự khai báo đã từng mắc ít nhất một STI với kết quả xét nghiệm chúng ta có thể thấy sự chênh lệch lớn (7,6% và 48,8%, p<0,05), đối với HIV, HCV hoặc giang mai thì chưa đối tượng nào biết là mình đã bị nhiễm trước đây. Không phát hiện sớm và điều trị muộn STIs làm tăng nguy cơ ảnh hưởng của bệnh đối với cá nhân đối tượng nghiên cứu và tăng nguy cơ lây nhiễm thứ phát đến bạn tình của họ và cộng đồng.


Nhận xét chung, tỷ lệ nhiễm ít nhất một STI trong nghiên cứu của chúng tôi (48,8%) cao hơn so với tỷ lệ nhiễm ít nhất một STI của các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Lê Minh Giang đã đưa ra tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI trên nhóm đối tượng NBDĐG ở Hà Nội năm 2007 là 26,0%, mặc dù các đặc điểm về đối tượng cũng như các loại hành vi nguy cơ khá tương đồng trong hai nghiên cứu [10]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả Lê Minh Giang đã đề cập, các xét nghiệm lậu, giang mai, HPV chỉ được làm từ bệnh phẩm là nước tiểu của đối tượng, khi chỉ lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm ở vị trí này sẽ bỏ sót các trường hợp nhiễm bệnh ở vị trí hầu họng và hậu môn. Trong khi, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm STIs ở các bộ phận có QHTD xâm nhập thì hầu họng và hậu môn có tỷ lệ nhiễm cao hơn, đặc biệt lậu hầu họng (8,0%) và HPV hậu môn (14,4%).

Theo kết quả điều tra IBBS năm 2006 và năm 2009 trên nhóm NTDĐG có QHTD bán dâm nam, tỷ lệ nhiễm ít nhất một STI lần lượt là 34,0% và 19,0% cũng thấp hơn nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu chúng tôi [3], [9]. Có hai lý do cho sự khác biệt này là: trong điều tra IBBS mặc dù có quan tâm tới việc nhiễm hay không nhiễm STI ở hậu môn nhưng lại không xét nghiệm bệnh phẩm lấy từ hầu họng, trong khi nghiên cứu của chúng tôi có 15,6% đối tượng nhiễm ít nhất một STI và là vị trí có tỷ lệ nhiễm lậu cao hơn các vị trí sinh dục và hậu môn. Thứ hai là điều tra IBBS chỉ xét nghiệm việc nhiễm hay không nhiễm giang mai và chlamydia nhưng không có xét nghiệm HPV, là một trong STIs phổ biến hiện nay và đây cũng là tỷ lệ nhiễm cao trong 3 loại STI mà chúng tôi xét nghiệm.


4.4. Một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục.

4.4.1. Một số yếu tố liên quan đến hành vi QHTD qua đường hậu môn lần

gần đây nhất không sử dụng BCS

Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng yếu tố đối tượng nghiên cứu là người ngoại tỉnh và yếu tố thu nhập dưới 2 triệu đồng liên quan đến hành vi QHTD qua đường hậu môn lần gần đây nhất không sử dụng BCS. Kết quả này tượng tự với nghiên cứu tại Thẩm Quyến, Trung Quốc. NBDĐG khi chuyển từ nông thôn lên thành phố đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề để có thể hòa nhập, như khó khăn về tài chính, áp lực tâm lí... Điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến việc sử dụng BCS khi QHTD và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs cho các nhóm sinh sống tại làng quê của họ [43], [49].

Một yếu tố liên quan đến QHTD qua đường hậu môn lần gần đây nhất không sử dụng BCS là đối tượng nghiên cứu có khuynh hướng tình dục đồng tính. Nghiên cứu HAIVN tại TP HCM năm 2010 cũng cho kết quả tương tự, khuynh hướng tình dục dị tính có tác dụng làm giảm hành vi nguy cơ QHTD qua đường hậu môn không bảo vệ [30]. Những người có khuynh hướng tình dục dị tính tham gia bán dâm vì tiền, hành vi tình dục họ chấp nhận thường là QHTD đường miệng-sinh dục với khách hàng, QHTD qua đường hậu môn không phổ biến mặc dù họ QHTD vì tiền, trong nghiên cứu của chúng tôi 100% đối tượng đã QHTD qua đường miệng với khách hàng nhưng chỉ có khoảng 50,0%-60,0% đối tượng QHTD qua đường hậu môn trong lần đầu và lần gần đây nhất.

4.4.2. Một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục.

Kết quả cho thấy, những đối tượng có trình độ học vấn từ cấp tiểu học trở xuống có nguy cơ nhiễm ít nhất 1 STI lớn hơn 2,6 lần những đối tượng có


trình độ học vấn cao hơn với 95% CI=1,2 - 5,7. Điều này có thể được giải thích, những đối tượng có trình độ học vấn cao sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn những đối tượng có trình độ thấp và họ có điều kiện và kiến thức để thực hiện hành vi QHTD an toàn.

Trong hoạt động bán dâm đồng giới nam, những đối tượng có trung bình từ 10 khách hàng nam trở lên nhiễm ít nhất 1 STI hơn 2,6 lần so với những đối tượng có trung bình dưới 10 khách hàng trong 30 ngày qua với OR=2,6; 95%CI=1,3 - 5,0. Những đối tượng QHTD từ 10 lần trở lên nhiễm ít nhất 1 STI hơn 2,4 lần so với những đối tượng có dưới 10 khách hàng trong 30 ngày qua với OR=2,4; 95%CI=1,2 - 4,3. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi mỗi khách mua dâm hay mỗi lần bán dâm là một lần đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV và STIs. Vì vậy, những đối tượng càng nhiều khách mua dâm hoặc càng nhiều lần bán dâm thì nguy cơ nhiễm HIV và STIs của họ lại càng cao. Trong các chương trình can thiệp cần nhấn mạnh điều này, để các đối tượng có nhiều khách mua dâm hoặc nhiều lần bán dâm cần quan tâm nhiều hơn đến hành vi QHTD của mình.

Những yếu tố khác chúng tôi chưa thấy có sự liên quan tới nhiễm HIV và STI ở nhóm NBDĐG trong nghiên cứu này như: quê quán, đã từng sử dụng ít nhất một loại ma túy, tiêm chích heroin, thời gian bán dâm, QHTD với PNBD, QHTD qua đường hậu môn không an toàn, thời gian bán dâm...

4.5. Hạn chế nghiên cứu

Nghiên cứu đã cố gắng để giảm thiểu các sai số do tự báo cáo. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được tiến hành ở địa điểm riêng biệt, họ tên và thông tin nhận dạng người tham gia không được thu thập khi phỏng vấn để khuyến khích họ cung cấp thông tin chính xác. Tuy nhiên do sự kỳ thị ở mức độ cao với đối với cả hai loại hành vi là quan hệ đồng giới và bán dâm nên nhóm đối tượng tham gia phỏng vấn có thể che dấu hành vi không an toàn hoặc dùng chung BKT.


Tại các địa điểm các ĐTV tiếp cận được, các ĐTV thường có mặt tại các địa điểm từ 20 giờ đến 22 giờ nhưng một số NBDĐG thường xuất hiện sau 22 giờ do vậy đã bỏ qua số NBDĐG đó. Mặt khác, một số địa điểm tuy được xác định song điều tra viên không thể tiếp cận được, do đó những NBDĐG tại các địa điểm này cũng không được đưa vào danh sách chọn mẫu. Ngoài ra ĐTV chỉ có thể tiếp cận chủ yếu với những nhóm đối tượng NBDĐG ở những địa điểm công cộng (công viên, hồ...), những địa điểm cung cấp dịch vụ dành riêng cho nam giới (quán tẩm quất, xông hơi...). Khó khăn trong việc tiếp cận với những quần thể ẩn (qua mạng internet...). Tất cả những vấn đề trên đều có thể ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu nghiên cứu.

Hạn chế tiếp theo là thiết kế bộ câu hỏi thiếu phần khai thác thông tin về mức độ sử dụng BCS trong tháng qua (thường xuyên, không thường xuyên và không sử dụng), lý do không sử dụng BCS và sử dụng chất bôi trơn.

Thiết kế nghiên cứu ngang nên không đủ mạnh để có thể kết luận các yếu tố nguy cơ tìm thấy là nguyên nhân dẫn đến nhiễm ít nhất 1 STI.


KẾT LUẬN


1. Các đặc trưng nhân khẩu cơ bản của nhóm nghiên cứu: Đa số là nam giới trẻ (78,4% dưới 25 tuổi), là người ngoại tỉnh (78,0%) và có trình độ học vấn (87,2% có trình độ từ THPT trở lên). Hầu hết đối tượng đang độc thân (94,4%).

2. Nhận dạng tình dục, kiến thức về HIV/STIs, hành vi tình dục, sử dụng chất gây nghiện và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm nghiên cứu.

Về nhận dạng tình dục: Tỷ lệ cao đối tượng tự nhận thích QHTD

với nữ giới và nam giới (56,0% và 31,6%).

Về kiến thức về HIV/STIs Tỷ lệ đối tượng hiểu sai về đường lây nhiễm HIV tương đối cao (20,8%). Tỷ lệ đối tượng biết sử dụng dầu bôi trơn trong QHTD qua đường hậu môn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV tương đối thấp (25,2%).

Về hành vi tình dục: Tỷ lệ sử dụng BCS qua đường hậu môn với khách hàng nam trong lần gần đây nhất tương đối thấp (30,0%). Số lượng khách hàng nam trung bình trong 30 ngày qua là khá cao: 9,5 khách hàng nam. Số lần QHTD với khách hàng nam trung bình trong 30 ngày qua là 11,7 lần

Về đặc điểm hoạt động bán dâm: Tỷ lệ tương đối cao đối tượng bán dâm nam lần đầu tiên ở nhóm tuổi 20 - 24 (52,8%) và có thâm niên bán dâm từ 1 đến dưới 5 năm (54,0%). Tỷ lệ các đối tượng bán dâm vì tiền rất cao (86,8%). Khách hàng bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài.

Về sử dụng chất gây nghiện: Tỷ lệ đối tượng đã từng sử dụng rượu/bia rất cao (97,6%). Tỷ lệ cao các đối tượng đã từng sử dụng ít nhất 1 loại ma túy (52,0%) và sử dụng ma túy tổng hợp (42,4%). Tỷ lệ tiêm chích heroin thấp (8,4%).

Về sử dụng dịch vụ y tế: Sử dụng dịch vụ y tế và tiếp cận các chương trình can thiệp phòng chống HIV/AIDS ở mức độ trung bình (dưới 50,0%).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022