Phòng Chống Lây Nhiễm Qua Đường Tình Dục: Là Ưu Tiên Số 1 Vì Nó Là Nguyên Nhân Chính Lây Lan Hiv Trên Thế Giới.

5.2. Xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng nguyên P24

5.3. Nuôi cấy HIV

5.4. Xét nghiệm về miễn dịch

- Đếm tế bào CD4 (bình thường là 450 – 1280 tế bào/ml)

- Đếm tế bào CD8 (bình thường là 258 – 800 tế bào/ml)

- Tỷ lệ CD4/CD8 (bình thường là 1,4 - 2,2 tế bào/ml)

6. Điều trị

Điều trị HIV/AIDS nhằm các mục tiêu:

- Điều trị trực tiếp với HIV

- Điều trị suy giảm miễn dịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

- Điều trị nhiễm trùng cơ hội và khối u

* Điều trị trực tiếp với HIV

Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 19

a) Zidovudin (azidothymidine hay AZT) liều 600mg.24/h chia 3 lần

b) Dideoxycytidin (DDC) viêm 0,375 mg liều dùng 3 viên/24/h chia 3 lần

c) Didanosine (DDI)

Liều lượng tính theo cân nặng của bệnh nhân.

> 75 kg: liều 300 mg x 2 lần/ 24h 50 – 74kg: 200 mg x 2 lần/24h

35 – 49kg: 100 mg x 2 lần/24h

7. Các biện pháp phòng chống

7.1. Phòng chống lây nhiễm qua đường tình dục: là ưu tiên số 1 vì nó là nguyên nhân chính lây lan HIV trên thế giới.

- Giáo dục tình dục lành mạnh, tình yêu chung thuỷ

- Giáo dục tình dục an toàn, khuyến khích dùng bao cao su

- Khống chế nạn mãi dâm, xử lý nghiêm khắc các chủ chứa.

- Có chương trình điều trị và dự phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục kết hợp với chương trình chống lây nhiễm HIV/AIDS.

7.2. Phòng chống lây qua đường máu

+ Qua máu:

- Kiểm tra HIV tất cả các mẫu máu truyền

- Kiểm tra HIV ở những người hiến máu tự nguyện.

- Phát hiện HIV ở các mẫu máu bằng kỹ thuật tin cậy nhất.

+ Qua các sản phẩm của máu.

- Các sản phẩm của máu phải kiểm tra HIV chặt chẽ

- Các tổ chức bán các sản phẩm của máu phải có giấy xác nhận là đã kiểm tra HIV.

7.3. Phòng lây lan qua tiêm chích và các dụng cụ y tế dùng trong chữa bệnh phải xuyên qua da

- Ngăn chặn buôn bán ma tuý, đặc biệt là dùng bơm, kim tiêm chung trong tiêm chích ma tuý.

- Cai nghiện và tạo việc làm cho người nghiệm ma tuý.

- Tuân thủ các nguyên tắc tiệt trùng.

- Tiến tới chỉ dùng bơm, kim tiêm 1 lần.

- Giáo dục và quy định nguyên tắc tiệt trùng các dụng cụ chuyên gia như xăm mình, bấm lỗ tai.

7.4. Phòng chống lây lan qua tinh dịch và ghép cơ quan

7.5. Ngăn chặn lây nhiễm chu sinh từ mẹ sang con

7.6. Làm giảm các tác động tiêu cực của người nhiễm HIV trên cá nhân và cộng đồng

7.7. Phòng nhiễm HIV trong nhân viên y tế

- Rửa tay xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, nếu da bị tổn thương thì không được trực tiếp săn sóc bệnh nhân.

- Đeo găng tay khi tiếp xúc với bệnh phẩm, là máu hoặc dịch cơ thể.

- Kim tiêm, dao mổ nhỏ và các thiết bị sắc nhọn khác phải được cầm cẩn thận để tránh làm bị thương.

- Mặc quần áo, tạp dề phải bảo vệ khi làm các phẫn thuật, thủ thuật và phải thay đổi sau mỗi lần dùng.

- Dùng kính, khẩu trang khi làm thủ thuật....

- Tránh hồi sức miệng – miệng.

- Tất cả các tử thi phải được coi như có khả năng lây nhiễm ở tất cả các bề mặt và thiết bị lây nhiễm trong quá trình mổ xác.


LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày định nghĩa, nguyên nhân, đường lây truyền của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ?

2. Trình bày triệu chứng lâm sàng của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải?

3. Trình bày biện pháp phòng chống hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải?

4. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Cho đến nay, người ta đã khẳng định HIV có trong: A.................

B.................

C. Nước bọt, nước mắt, nước não tuỷ, nước tiểu. D.................

Câu 2. Các đường lây truyền của HIV A.................

B.................

C.................

Câu 3. Điều trị hội chứng suy giảm miễn dịch nhằm các mục tiêu: A.................

B.................

C.................

Bài 39

BỆNH GIUN ĐŨA


MỤC TIÊU

1. Trình bày được chu kỳ sinh sản, phát triển của giun đũa.

2. Mô tả được triệu chứng, các biến chứng của bệnh giun đũa.

3. Trình bày được chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun đũa.


NỘI DUNG

1. Đại cương

Bệnh giun đũa là một bệnh phổ biến ở người, với Việt Nam thì bệnh giun đũa đứng hàng đầu trong các bệnh giun sán cả về mức độ phổ biến cũng như về tác hại.

2. Chu kỳ sinh sản, phát triển và dịch tễ học

2.1. Chu kỳ sinh sản, phát triển

Giun đũa có thân hình ống dài, 2 đầu thon, màu trắng sữa hoặc hồng nhạt, con cái trưởng thành dài 20 – 30 cm, con đực trưởng thành dài 15 – 20 cm, chúng sống ở ruột non của người. Sau khi con đực và con cái giao hợp, con cái đẻ trứng (mỗi ngày đẻ 23 – 24 vạn trứng) trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm) sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng, người ăn phải trứng có ấu trùng, ấu trùng khi qua dạ dày: dưới tác dụng của dịch vị thì ấu trùng thoát vỏ, chúng xuyên qua thành ruột vào tĩnh mạch cửa gan theo tĩnh mạch chủ vào tim phải theo động mạch phổi vào phổi. Tại phổi qua 2 lần thoát vỏ, ấu trùng chui qua thành phế nang

phế quản quản khí ngã ba hầu thực quản dạ dày ruột non để phát triển thành con giun đũa trưởng thành; chu kỳ được thực hiện trong vòng 60 – 75 ngày, đời sống trung bình của 1 con giun đũa là 13 tháng.

2.2. Dịch tễ học

Do điều kiện khí hậu ở Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của trứng giun đũa ở ngoại cảnh và tình hình vệ sinh môi trường, nhất là vấn đề quản lý phân, nên hiện nay tình hình nhiễm giun đũa ở Việt Nam ở mức độ cao với tỷ lệ chung là 80% (trong đó vùng đồng bằng 90 – 97%; vùng rừng núi là 54,6%)

3. Triệu chứng lâm sàng – biến chứng

Do mức độ nhiễm giun khác nhau, do thể trạng của mỗi người khác nhau nên triệu chứng lâm sàng thường không ổn định và phức tạp.

3.1. Tiêu hoá

Triệu chứng cơ quan tiêu hoá xuất hiện khi nhiễm > 10 con giun

- Đầy bụng

- Đau đột ngột ở điểm dạ dày hoặc quanh rốn

- Ỉa chảy, có thể ỉa ra giun

- Buồn nôn và nôn, có thể nôn ra giun.

- Tắc ruột, thủng ruột, VRT cấp, 6 con.

3.2. Ngoài da

- Nổi mề đay hoặc ban dị ứng do giun tiết ra chất gây dị ứng.

3.3. Phổi – màng phổi

- Biểu hiện bằng hội chứng Loffler: biểu hiện người mệt, sốt, đau ngực, gõ phổi chỗ trong chỗ đục, nghe có Ralles ẩm vừa và nhỏ hạt rải rác 2 bên phổi

- Abces phổi, viêm màng phổi do giun lạc chỗ.

3.4. Thần kinh và màng não

- Kích thích, mất ngủ.

- Một số trường hợp xuất hiện cơn co giật giống động kinh.

- Một số trường hợp biểu hiện giống viêm màng não.

4. Chẩn đoán

- Lâm sàng

- Xét nghiệm: Xét nghiệm phân bằng phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp tập trung trứng.

5. Điều trị

5.1. Nguyên tắc điều trị

- Phân biệt rõ điều trị cá thể và điều trị hàng loạt, khi điều trị hàng loạt thì cần lựa chọn thuốc ít độc, liều lượng vừa phải.

- Các loại thuốc tẩy giun nói chung đều độc vì vậy phải hết sức chú ý chống độc, chủ động phương tiện sử lý ngộ độc.

- Sử dụng các loại thuốc đa năng để đồng thời có tác dụng với giun đũa và giun phối hợp.

5.2. Thuốc điều trị

+ Piperazin viên 0,3g, 0,5g

- Người lớn liều từ 3-4g, chia 3-4 lần uống/1 –2 ngày

- Trẻ em: uống liều sau đây chia 3-4 lần/ 1-2 ngày. 1 tuổi : 0,4g 10-12 tuổi : 2g

2-3 tuổi : 0,6g 13-15 tuổi : 2,5g

4-6 tuổi : 1g > 15 tuổi : 3-4g

+ Levamisol viên 30mg

- Người lớn: uống liều duy nhất 5 viên

- Trẻ em: liều 1 viên/ 10 kg

+ Albendasol:

- Người lớn: 400mg (liều duy nhất)

- Trẻ em: 200mg (liều duy nhất)

6. Phòng bệnh

- Quản lý phân, xử lý phân

- Vệ sinh ngoại cảnh

- Vệ sinh ăn uống

- Điều trị hàng loạt

- Giáo dục sức khoẻ về các biện pháp phòng chống.

LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày triệu chứng lâm sàng, biến chứng và đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa ?

2. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Các căn cứ để chẩn đoán bệnh giun đũa.

A.................

B.................

Câu 2. Biện pháp phòng bệnh giun đũa.

A.................

B.................

C.................

D................

E. Giáo dục sức khoẻ về các biện pháp phòng chống.

Bài 40

BỆNH GIUN MÓC


MỤC TIÊU

1. Trình bày được chu kỳ sinh sản, phát triển của giun móc

2. Trình bày được triệu chứng và biện pháp chẩn đoán bệnh giun móc.

3. Trình bày được biện pháp điều trị và phòng bệnh giun móc.


NỘI DUNG

1. Chu kỳ sinh sản, phát triển – dịch tễ học

1.1. Chu kỳ sinh sản, phát triển

Giun móc trưởng thành màu trắng sữa hoặc hơi hồng con cái dài 10 - 13 mm, con đực dài 8-11 mm bộ phận miệng có 4 móc, chúng sống ở tá tràng.

Sau khi con cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh ấu trùng, ấu trùng phát triển một thời gian ở ngoại cảnh sau 3 lần thay vỏ (trở thành ấu trùng giai đoạn III ), ấu trùng vào cơ thể theo 2 đường:

- Xuyên qua da tĩnh mạch phổi

- Ăn uống xuyên qua thực quản phổi. Sau một thời gian phát triển tại phổi

ngã ba hầu dạ dày tá tràng giun trưởng thành chu kỳ được thực hiện trong 4-5 tuần, đời sống trung bình của giun móc 10 – 15 năm.

1.2. Dịch tễ học

- Bệnh giun móc gặp chủ yếu ở các vùng trồng rau màu có tiếp xúc với phân tươi.

2. Triệu chứng học

2.1. Da: do tổn thương do ấu trùng chui qua da cho nên có biểu hiện ngứa nhẹ và hơi đỏ.

2.2. Tiêu hoá (giun hút máu làm tổn thương niêm mạc và gây chảy máu tại chỗ, tiết độc tố và gây nhiễm trùng).

- Đau bụng vùng thượng vị, đau tự nhiên và không theo giờ giấc nhất định.

- Đi ngoài phân có lẫn ít máu đen hoặc phân giống lỵ.

2.3. Máu

- Da xanh, niêm mạc nhợt, phù nhẹ, tim có tiếng thổi tâm thu cơ năng

- Xét nghiệm: số lượng hồng cầu giảm, tỷ lệ huyết sắc tố giảm.

2.4. Các biểu hiện khác

- Trẻ em: chậm lớn, chậm phát triển tinh thần.

- Phụ nữ: có thể ảnh hưởng tới kinh nguyệt.

3. Chẩn đoán

- Lâm sàng: gợi ý

- Xét nghiệm phân tìm trứng giun móc bằng phương pháp phong phú

4. Điều trị

4.1. Nguyên tắc điều trị

- Tiến hành song song với việc nâng cao thể trạng

- Điều trị giun đũa trước khi điều trị giun móc

4.2. Thuốc

+ Etylentetraclorua

- Người lớn uống 3ml buổi sáng lúc đói, sau 1giờ thì tẩy bằng 30g MgSO4

- Trẻ em < 15 tuổi : 0,2 ml/ tuổi.

+ Pyrantel : 10mg/kg/24h x 2 – 3ngày

+ Thiabendazol : 50 mg/kg (liều duy nhất)

+ Mebendazol : 200 mg/24h x 3ngày (CCĐ : PNCT, trẻ < 24tháng)

+ Albendazol : 400 mg (liều duy nhất)

(CCĐ: phụ nữ có thai và trẻ < 24 tháng tuổi)

5. Phòng bệnh

+ Tránh nhiễm ấu trùng:

- Quản lý phân, ủ phân tại chỗ

- Vệ sinh cá nhân: tránh đi chân đất vào chỗ đất ẩm gần phân, thợ mỏ phải đeo giày, ủng khi làm việc.

+ Diệt trứng ở ngoại cảnh: bằng cách dùng hoá chất (vôi, nước muối) đổ vào các thùng phân ở thành phố hoặc các chậu ỉa của trẻ em.

+ Phát hiện và điều trị hàng loạt.


LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày triệu chứng học và biện pháp phòng bệnh giun móc?

2. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Căn cứ chẩn đoán bệnh giun móc.

A.................

B.................

Câu 2. Nguyên tắc điều trị bệnh giun móc A.................

B.................

Câu 3. Biện pháp phòng bệnh giun móc A.................

B.................

C.................

Bài 41

BỆNH GIUN KIM


MỤC TIÊU

1. Mô tả được chu kỳ sinh sản, phát triển của giun kim

2. Trình bày được các triệu chứng, biến chứng của bệnh giun kim

3. Trình bày được các biện pháp điều trị và phòng bệnh giun kim.

NỘI DUNG

1. Chu kỳ sinh sản, phát triển – dịch tễ học

1.1. Chu kỳ sinh sản, phát triển

Giun kim trưởng thành là loại giun tròn nhỏ, màu trắng đọc, con con cái dài 9 – 12mm, con đực dài 3 - 4mm, sống ở manh tràng, sau khi con đực và con cái giao hợp thì con cái di chuyển xuống trực tràng. Ban đêm, nó chui qua hậu môn và đẻ trứng ở vùng quanh hậu môn rồi chết. Ngay ở hậu môn trứng phát triển thành trứng có ấu trùng, trứng giun xâm nhập vào cơ thể theo 2 đường:

+ Tự tái nhiễm (ấu trùng chui ngược từ hậu môn)

+ Người cầm thức ăn mà không rửa tay, trứng nở ra ấu trùng ở tá tràng di chuyển xuống manh tràng và phát triển thành giun kim trưởng thành sau 2- 4 tuần lễ. Đời sống trung bình của giun kim 2 tháng.

1.2. Dịch tễ học

Bệnh giun kim phân bố rộng rãi khắp thế giới, tỷ lệ nhiễm cao thường là nơi tập trung (trường học, nhà trẻ) tỷ lệ nhiễm không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa lý mà chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng vệ sinh cá nhân, thường mắc ở lứa tuổi trẻ em, tỷ lệ mắc ở Việt Nam là 18,5 – 47%.

Các phương thức lây nhiễm là:

- Gãi hậu môn rồi đưa chúng vào miệng.

- Hít trứng lơ lửng trong không khí sau đó nuốt vào.

- Trứng giun khuếch tán ở mọi chỗ (chăn, chiếu, bàn, ghế, sàn nhà vv...) rồi từ đó xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc đường miệng.

2. Triệu chứng lâm sàng, biến chứng

2.1. Triệu chứng lâm sàng

+ Với người lớn: nhiễm giun kim thường không có biểu hiện gì hoặc biểu hiện

rất ít.


+ Triệu chứng liên quan đến giun trong ruột.

- Ngứa hậu môn: thường xuất hiện vào buổi lúc đi ngủ.

- Quan sát: rìa hậu môn thấy xung huyết đỏ trực tràng có các nốt kích thích

xung huyết, có thể thấy vết trầy, xước và có thể có ứ mủ vùng da xung quanh hậu môn.

- Bệnh nhi chán ăn, sụt cân, buồn nôn, đau bụng âm ỉ, ỉa chảy (đôi khi có máu hoặc chất nhày, đái dầm, nghiến răng).

2.2. Biến chứng

+ Rối loạn sinh dục:

- Trẻ gái: giun kim chui vào âm đạo gây viêm âm đạo.

- Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, viêm âm đạo

- Trẻ nam: cương dương

+ Viêm ruột thừa cấp do giun kim.

+ Rối loạn thần kinh.

3. Chẩn đoán

3.1. Lâm sàng: - Ngứa hậu môn vào ban đêm

- Thấy giun quanh hậu môn.

3.2. Xét nghiệm: tìm trứng giun bằng phương pháp giấy bóng kính (giấy bóng kính có kích thước 22 x 32 mm)

4. Điều trị

4.1. Nguyên tắc

- Điều trị hàng loạt

- Điều trị kết hợp chặt chẽ với phòng bệnh.

4.2. Thuốc tẩy giun

+ Piperazin : 50mg /kg/ 24h x 2 liều

+ Mebendazol : 10mg/ kg/ liều duy nhất

+ Pyrantel Pamoate 10mg/kg/ liều duy nhất.

5. Phòng bệnh

- Điều trị hàng loạt kết hợp với vệ sinh nhà cửa.

- Giáo dục vệ sinh cá nhân: cắt móng chân, móng ta, rửa tay trước khi ăn, không cắn mút móng tay, vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sinh dục.

- Không cho trẻ em mặc quần thủng đáy.

- Phơi quần áo, chăn chiếu ngoài trời nắng.


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày triệu chứng lâm sàng và các biến chứng của bệnh giun kim?

2. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Các phương thức lây nhiễm bệnh giun kim.

A.................

B.................

C. Trứng giun khoếch tán mọi chỗ rồi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc đường miệng.

Câu 2. Căn cứ chẩn đoán bệnh giun kim.

A.................

B.................

Câu 3. Nguyên tắc điều trị bệnh giun kim.

A.................

B.................

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2024