DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Việt
AIDS Acquired Immuno-Deficiency Syndrome Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
BCS Bao cao su
BDĐP Bán dâm đường phố
BDNH Bán dâm nhà hàng
BKT Bơm kim tiêm
CSHQ Chỉ số hiệu quả
Có thể bạn quan tâm!
- Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 1
- Tình Hình Hoạt Động Mua Bán Dâm Trên Thế Giới Và Việt Nam
- Đặc Điểm Và Các Hành Vi Nguy Cơ Của Phụ Nữ Bán Dâm
- Các Can Thiệp Dự Phòng Lây Nhiễm Hiv/sti Ở Pnbd Trên Thế Giới
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
CT Can thiệp
GSTĐ Giám sát trọng điểm
HIV Human Immunodeficiency Virus
Vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
PCR Polymerase Chain Reaction
Phản ứng khuếch đại chuỗi polyme
PNBD Phụ nữ bán dâm
QHTD Quan hệ tình dục
RPR Rapid Plasma Reagin Phản ứng RPR
SDMT Sử dụng ma túy
STI Sexually Transmitted Infection
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
TCMT Tiêm chích ma túy
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TPHA Treponema Pallidum Haemagglutination Assay Phản ứng TPHA
TTVCĐ Tuyên truyền viên cộng đồng
UNAIDS The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS
VCT Voluntary Counselling and Testing
Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
XN Xét nghiệm
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số thông tin về các quận Hà nội 30
Bảng 3.1.Một số đặc trưng cá nhân của PNBD trước can thiệp 55
Bảng 3.2.Thu nhập của PNBD khi tiếp khách trước can thiệp (VNĐ) 56
Bảng 3.3.Phân bố tỷ lệ nhiễm STI theo tình trạng nhiễm HIV trước CT 61
Bảng 3.4.Tuổi bán dâm, thời gian hành nghề và số lượng bạn tình 62
Bảng 3.5.Kiến thức cơ bản về HIV của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006 63
Bảng 3.6.Tỷ lệ PNBD làm xét nghiệm HIV 64
Bảng 3.7.Tỷ lệ PNBD nhận biết được các triệu chứng STI trước CT 65
Bảng 3.8.Thái độ xử trí khi có các biểu hiện STI trong lần gần đây nhất 66
Bảng 3.9.Tính sẵn có của bao cao su năm 2005-2006 67
Bảng 3.10. Tỷ lệ PNBD biết các địa điểm cung cấp BCS 67
Bảng 3.11. Hành vi tiêm chích ma túy trong số PNBD có SDMT 69
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tuổi, số tiền nhận được khi bán dâm, số lượng khách hàng và tình trạng nhiễm HIV của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006 70
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các đặc trưng về nhóm đối tượng, nhóm tuổi,
trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tình trạng nhiễm HIV ... 71
Bảng 3.14. Một số hành vi SDMT và nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm PNBD trước can thiệp 72
Bảng 3.15. Hành vi SDMT của khách hàng và nguy cơ nhiễm HIV của PNBD
................................................................................................................... 73
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa sử dụng BCS, tiền sử STI và nhiễm HIV trong nhóm PNBD trước can thiệp (n=499) 74
Bảng 3.17. Phân tích đa biến các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV trong
nhóm PNBD ở Hà Nội năm 2005 – 2006 75
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa một số đặc trưng của PNBD và nhiễm Chlamydia (n=499) 76
Bảng 3.19. Tuổi, số tiền thu được khi bán dâm, số lượng khách hàng và nguy
cơ nhiễm Chlamydia của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006 77
Bảng 3.20. Hiểu biết về STI, tiền sử mắc STI, thái độ xử trí khi nhiễm STI và nguy cơ nhiễm Chlamydia 78
Bảng 3.21. Hành vi sử dụng BCS và nguy cơ nhiễm Chlamydia của PNBD ở
Hà Nội năm 2005-2006 (n=499) 79
Bảng 3.22. Phân tích đa biến nguy cơ nhiễm Chlamydia 79
Bảng 3.23. Tỷ lệ tiếp cận với chương trình can thiệp của BDĐP 80
Bảng 3.24. Tỷ lệ tiếp cận với chương trình can thiệp của BDNH 81
Bảng 3.25. Sự thay đổi hiểu biết cơ bản về HIV/STI của nhóm BDĐP 81
Bảng 3.26. Sự thay đổi hiểu biết cơ bản về HIV/STI của nhóm BDNH 82
Bảng 3.27. Thái độ xử trí khi nhiễm STI của BDĐP 82
Bảng 3.28. Thái độ xử trí khi nhiễm STI của BDNH 83
Bảng 3.29. Sự thay đổi về hành vi sử dụng ma túy của nhóm BDĐP 84
Bảng 3.30. Sự thay đổi về hành vi sử dụng ma túy của nhóm BDNH 84
Bảng 3.31. Sự sẵn có BCS trước và sau can thiệp đối với nhóm BDĐP 85
Bảng 3.32. Sự sẵn có BCS trước và sau can thiệp đối với nhóm BDNH 86
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD trước can thiệp 57
Biểu đồ 3.2.Tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm tuổi của PNBD (n=499) 57
Biểu đồ 3.3.Phân bố nhiễm HIV theo tình trạng hôn nhân của PNBD 58
Biểu đồ 3.4.Tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm đối tượng và hành vi SDMT của PNBD trước can thiệp 58
Biểu đồ 3.5.Tỷ lệ nhiễm STI trong PNBD ở Hà Nội trước can thiệp 59
Biểu đồ 3.6.Phân bố nhiễm Chlamydia theo nhóm tuổi trước can thiệp 60
Biểu đồ 3.7.Phân bố nhiễm Chlamydia theo tình trạng hôn nhân trước can
thiệp (n=499) 60
Biểu đồ 3.8.Tiền sử nhiễm STI của PNBD ở Hà Nội trước can thiệp 65
Biểu đồ 3.9.Tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên của PNBD năm 2005-2006 .. 68 Biểu đồ 3.10.Tỷ lệ sử dụng ma túy trong PNBD trước can thiệp 68
Biểu đồ 3.11.Tỷ lệ sử dụng BCS của BDĐP trước và sau can thiệp 86
Biểu đồ 3.12.Tỷ lệ sử dụng BCS của nhóm BDNH 87
Biểu đồ 3.13.Sự thay đổi về tỷ lệ nhiễm HIV/STI sau CT 87
Biểu đồ 3.14.Sự thay đổi tỷ lệ nhiễm HIV và Chlamydia trong BDNH 88
Biểu đồ 3.15.Sự thay đổi tỷ lệ nhiễm HIV và Chlamydia trong BDĐP 88
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) trong đó có HIV là một trong các vấn đề quan trọng của y tế công cộng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hiện có trên 34 triệu người nhiễm HIV còn sống và hàng năm toàn cầu có khoảng 340 triệu trường hợp mắc các STI bao gồm lậu, giang mai, Chlamydia và trùng roi [126]. Tất cả các nhiễm trùng lây qua đường tình dục bao gồm cả nhiễm trùng có loét hoặc chỉ có viêm đều làm tăng lây nhiễm HIV. Các STI có loét có nguy cơ làm tăng lây nhiễm HIV tới 300 lần nếu có quan hệ tình dục không an toàn [71].
Cho đến nay, đại dịch HIV đã lan rộng ra toàn thế giới trong đó khu vực cận Sahara chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nhiễm HIV/AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới trong số các bệnh truyền nhiễm, là căn nguyên gây tử vong nhiều nhất cho phụ nữ tuổi từ 15-49. Đại dịch HIV là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững của toàn thế giới. Các nhiễm trùng lây qua đường tình dục là gánh nặng lớn về kinh tế cũng như về vấn đề sức khoẻ trên toàn cầu, làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia cũng như kinh tế của từng gia đình. Ở các nước đang phát triển, các bệnh này và biến chứng của chúng là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu khiến người dân đi khám bệnh [83]. Để có thể đối phó với dịch HIV và STI, cần có sự kết hợp chặt chẽ của mọi quốc gia, mọi cộng đồng, mọi cá nhân và mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó ngành y tế đóng vai trò chủ chốt [123].
Hoạt động mua bán dâm đóng một vai trò rất to lớn trong lây truyền HIV/STI và phòng chống HIV/STI hiệu quả cho nhóm này là một chiến lược then chốt trong cuộc chiến chống lại đại dịch HIV [114].
Ở Việt Nam, đại dịch HIV đang lan rộng. Thủ tướng chính phủ đã có quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, trong đó chương trình quản lý và điều trị các nhiễm trùng lây qua đường tình dục là một trong các chương trình hành động của chiến lược. Chiến lược cũng nêu rõ cần tăng cường việc quản lý và tư vấn về các STI cho các đối tượng có nguy cơ cao [44]. Để giúp cho việc lập kế hoạch can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/STI, các nghiên cứu về dịch tễ học HIV/STI cũng như các can thiệp trong nhóm phụ nữ bán dâm là rất cần thiết. Tại Hà Nội, có một số nghiên cứu về tình hình nhiễm HIV/STI trên đối tượng phụ nữ bán dâm đã được thực hiện, nhưng chưa có nghiên cứu có can thiệp nào được tiến hành trong nhóm phụ nữ bán dâm tại cộng đồng. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp”.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm chứng minh cho giả thiết: “tỷ lệ nhiễm HIV và STI trên phụ nữ bán dâm tại cộng đồng ở 4 quận nội thành Hà Nội khá cao” và “Các biện pháp can thiệp giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/STI, tăng hiểu biết về HIV/ STI và giảm các hành vi nguy cơ cao của phụ nữ bán dâm tại 4 quận nội thành Hà Nội”
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả tình trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà nội năm 2005- 2006.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại Hà nội giai đoạn 2005-2010.
CHƯƠNG 1
1.1. Một số khái niệm
TỔNG QUAN
Phụ nữ bán dâm: là những phụ nữ dùng quan hệ tình dục qua đường âm đạo
hoặc hậu môn để đổi lấy tiền hoặc vật chất, quyền lợi.
Phụ nữ bán dâm đường phố (bán dâm đường phố): đón khách ở đường phố,
công viên hoặc những nơi công cộng.
Phụ nữ bán dâm nhà hàng (bán dâm nhà hàng): Đón khách tại quán bar, nhà hàng, khách sạn, sàn nhảy, cơ sở xông hơi mát xa hoặc các cơ sở dịch vụ giải trí [70].
Hành vi nguy cơ cao: là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi khác dễ làm lây nhiễm HIV [6].
Hiểu biết cơ bản đầy đủ về HIV: cho rằng chung thủy với bạn tình, luôn sử dụng BCS khi QHTD làm giảm nguy cơ nhiễm HIV, dùng chung BKT làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, muỗi hoặc côn trùng đốt và sử dụng nhà vệ sinh công cộng không làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
Địa điểm làm xét nghiệm HIV bí mật tự nguyện: Là nơi khách hàng tự nguyện đến làm xét nghiệm HIV và các thông tin cá nhân của khách hàng được giữ bí mật.
HIV: là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh [6].
STI (Sexually Transmitted Infection): là các nhiễm khuẩn lây truyền qua quan
hệ tình dục không bảo vệ.
Sử dụng BCS thường xuyên với khách lạ: Sử dụng BCS trong mọi lần QHTD
với khách lạ trong vòng 1 tháng trước khi được phỏng vấn.