Phân Bố Nhiễm Hiv Theo Giới Tính (1999 -2011) (Báo Cáo Tình Hình Dịch Hiv/aids Của Trung Tâm Phòng Chống Hiv/aids Tỉnh Yên Bái)[68]


Nam

Nữ

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

30%

20%

Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 - 8

10%

0%

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ lệ

Theo số liệu giám sát phát hiện năm 2011, tỷ lệ người nhiễm phát hiện cao ở một số nhóm đối tượng: tình dục khác giới chiếm 13,13%, nghiện ma túy chiếm 44,97%, phụ nữ mang thai chiếm 4,4%. Từ năm 2007- 2010 phát hiện mới tăng liên tục trong nhóm tình dục khác giới nhưng giảm vào năm 2011 do có hoạt động của chương trình can thiệp giảm tác hại là phát bao cao su miễn phí và trao đổi bơm kim tiêm sạch cho các đối tượng nguy cơ cao [55] [68].


50+ 40-49 30-39 25-29 20-24 14-19 <=13

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ lệ

Biểu đồ 1.2. Phân bố nhiễm HIV theo giới tính (1999 -2011) (Báo cáo tình hình dịch HIV/AIDS của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái)[68]


Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ các ca nhiễm HIV theo nhóm tuổi theo thời gian (1998 – 2011) (Báo cáo tình hình dịch HIV/AIDS của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái)[68]


Về tình hình mắc các nhiễm trùng STI tại Yên Bái, theo số liệu của Trung tâm Da liễu tỉnh Yên Bái năm 2007, tổng số người được khám các bệnh da, hoa liễu: 3.581 lượt người. Trong đó số người mắc bệnh lậu là 169 người, số người mắc bệnh giang mai là 42 người và số người bị mắc các bệnh hoa liễu khác là 890 người. Theo kết quả của đợt khám, điều tra tình hình mắc giang mai tại cộng đồng người Dao huyện Văn Yên năm 2006, tổng số xã được điều tra là 9 với tổng số người được điều tra là 5.265 người từ 13 - 60 tuổi đạt 66% số đối tượng cần điều tra. Kết quả có 100% đối tượng điều tra đều được khám lâm sàng và xét nghiệm huyết thanh làm phản ứng RPR chẩn đoán giang mai, tất cả những người có phản ứng RPR dương tính đều được kiểm định lại bằng phản ứng TPHA, kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ mắc giang mai tại cộng đồng người Dao huyện Văn Yên là 1,08%, so với tình hình giang mai ở cộng đồng người Dao huyện Văn Chấn (2003) thì có cao hơn một chút , nhưng so với mặt bằng chung của toàn quốc thì đây là cộng đồng có tỷ lệ mắc cao, xấp xỉ 1%.


162

165

61

60 65

42

26 30

16

21 17 24

12

0 4

179

174

169

2


12

53 46

40


17

36

Giang mai Lậu Sùi mào gà Herpes sinh dục


Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007


Biểu đồ 1.4. Phân bố mắc các nhiễm trùng STI tại Yên Bái theo thời gian (2002 – 2007) (Báo cáo của Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội tỉnh Yên Bái)[67]


CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌‌‌‌‌‌

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Nam và nữ từ 15-49 tuổi (Nhóm 15-49 tuổi là độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ và được khuyến cáo sử dụng trong các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của nhóm quần thể dân cư nói chung)

- Dân tộc Dao

- Sống trên địa bàn nghiên cứu một tháng trở lên tại thời điểm nghiên cứu;

- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Nằm ngoài độ tuổi 15-49; có các vấn đề về thần kinh, không đủ minh mẫn hoặc từ chối tham gia nghiên cứu.

2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Tại thời điểm năm 2006, chưa có các thông tin về tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm dân tộc Dao, nên để tìm hiểu thực trạng các vấn đề về HIV/STI trên nhóm này, nhóm nghiên cứu lựa chọn các địa bàn tập trung đông đồng bào Dao sinh sống với các nguy cơ lây nhiễm HIV/STI cao qua các hành vi QHTD và sử dụng BCS. Nghiên cứu được triển khai tại ba xã Nậm Búng, Nậm Lành và Nậm Mười, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái (Dân tộc Dao tại Văn Chấn chiếm 15% tổng số người dân tộc Dao tại Yên Bái).

2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được triển khai từ 9/2006 đến tháng 11/2012 trong đó:

- Nghiên cứu cắt ngang lần 1 mô tả thực trạng trước can thiệp được tiến hành từ tháng 9/2006 đến tháng 12/2006.

- Các hoạt động can thiệp được triển khai từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2012 tại ba xã huyện Văn Chấn.

- Nghiên cứu cắt ngang lần 2 mô tả thực trạng sau can thiệp được thực hiện từ tháng 7/2012 đến tháng 11/2012.


2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU‌‌

Đề tài sử dụng thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng (tự đối chứng có so sánh trước sau):

- Điều tra cắt ngang lần 1 trước can thiệp nhằm mô tả tỷ lệ hiện nhiễm HIV/STI, các nguy cơ lây nhiễm HIV/STI, tiếp cận các dịch vụ can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STI, các yếu tố liên quan năm 2006. Các kết quả được sử dụng để thiết kế các hoạt động can thiệp.

- Điều tra cắt ngang lần 2 sau can thiệp so sánh với kết quả trước can thiệp để đánh giá hiệu quả các hoạt động can thiệp.

2.5. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU

Z

1

2P(1 P) Z P1(1 P1) P2(1 P2) 2

1

Áp dụng phương pháp tính cỡ mẫu cho thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có so sánh trước và sau can thiệp (cho 2 nghiên cứu mô tả cắt ngang) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [112]:



1

Trong đó:

n D *


(P2


P ) 2

n: cỡ mẫu nghiên cứu nhóm dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi D: Hê số ảnh hưởng thiết kế mẫu (D=2)

P1: tỷ lệ ước tính tại thời điểm điều tra trước can thiệp (sử dụng tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm dân tộc Thái từ 15-49 tuổi năm 2007 trong nghiên cứu về thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc Thái 15-49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa là 3,6% [38]).

P2: tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Dao từ 15-49 tuổi mong muốn đạt được sau can thiệp là 0,6%;

P2 - P1: là độ lớn của thay đổi có thể xác định;


P (P1 P2) / 2 ;

Z1-α: hệ số z tương ứng với mức ý nghĩa 5%;

Z1: hệ số z tương ứng với hiệu suất mẫu là 90%


Theo công thức trên, cỡ mẫu được tính là 780 người. Trên thực tế, nghiên cứu đã tiến hành điều tra lần 1 là 807 người và lần 2 là 802 người (do tiến hành điều tra tất cả các trường hợp đủ tiêu chuẩn trong hộ gia đình).‌‌

2.6. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

Chọn chủ đích 03 xã nghiên cứu của huyện Văn Chấn (Nậm Búng, Nậm Lành, Nậm Mười), là nơi tập trung đông người đồng bào dân tộc Dao sinh sống.

Điều tra trước và sau can thiệp được triển khai tại hộ gia đình. Phương pháp lựa chọn hộ gia đình ngẫu nhiên theo phương pháp xác suất tỷ lệ theo cỡ mẫu dựa trên khung mẫu là danh sách các hộ gia đình dân tộc thiểu số có người thuộc nhóm 15-49 tuổi mà Uỷ ban nhân dân xã quản lý bằng sổ hộ khẩu, KT2, KT3. Tổng số hộ gia đình theo danh sách này là 1.223 hộ gia đình, trong đó Nậm Búng có 245 hộ, Nậm Mười có 486 hộ và Nậm Lành có 492 hộ.

Với tổng số 3.589 người từ 15-49 tuổi và trung bình là 3 người 15-49 tuổi/hộ gia đình, số hộ gia đình cần cho nghiên cứu tại 03 xã là 267 hộ gia đình. Số hộ cần nghiên cứu tại một xã được tính là: Nậm Búng 53 hộ, Nậm Mười 106 hộ và Nậm Lành 108 hộ.

Khoảng cách chọn mẫu giữa các hộ được lựa chọn tham gia nghiên cứu được tính là: 5 hộ gia đình cho cả 03 xã điều tra. Chọn ngẫu nhiên một hộ gia đình điều tra đầu tiên sau đó chọn các hộ tiếp theo với khoảng cách 5 hộ trong danh sách. Trong quá trình chọn mẫu, nếu gia đình và thành viên trong gia đình từ chối tham gia, nhóm nghiên cứu tiếp tục chọn hộ gia đình thay thế trong danh sách để đảm bảo đủ cỡ mẫu.

2.7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP

Kết quả điều tra ban đầu năm 2006 cho nhóm DTTS cho thấy kiến thức, thái độ, hành vi và việc tiếp cận các dịch vụ phòng lây nhiễm HIV/STI là rất thấp. Thực trạng này chính là yếu tố nguy cơ trong việc làm lây nhiễm HIV/STI trong nhóm DTTS tại địa bàn nghiên cứu. Với tỷ lệ nhiễm giang mai khá cao cùng với quan điểm thoải mái trong QHTD của đồng bào dân tộc Dao, tại địa phương cần thiết


phải có các hoạt động can thiệp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thay đổi hành vi trong mục tiêu giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/STI.

Hoạt động can thiệp được triển khai thống nhất tại cộng đồng ở 03 xã của huyện Văn Chấn và dựa vào hệ thống y tế sẵn có, tiết kiệm được các nguồn lực, tạo điều kiện duy trì sau khi nghiên cứu kết thúc. Các hoạt động này được xây dựng dựa trên hướng dẫn về nhóm giải pháp “Giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV/AIDS” áp dụng cho các nhóm DTTS. Bên cạnh đó, các hoạt động can thiệp trong nghiên cứu cũng được xây dựng dựa trên một số kết quả phân tích trong điều tra năm 2006 để phù hợp với điều kiện sống, phong tục tập quán tại địa phương. Cụ thể là, các hoạt động can thiệp về truyền thông được lập kế hoạch để đảm bảo tất cả các nhóm đối tượng (cả nam và nữ) có thể tiếp cận được, trong đó chú ý về thời gian tổ chức hoạt động, phương tiện truyền thông và các kênh truyền thông để phù hợp với nhóm nữ giới những người phải dành phần lớn thời gian làm việc nhà và làm việc tại nương rẫy. Bên cạnh đó, với tỷ lệ người tham gia nghiên cứu không được đi học và không thành thạo tiếng phổ thông khá cao, các nội dung và tài liệu truyền thông cần được thiết kế bằng cả tiếng phổ thông và tiếng Dao. Với chương trình BCS, kết quả năm 2006 đã cho thấy việc tăng cường hỗ trợ BCS cũng với các hoạt động can thiệp về truyền thông sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sử dụng BCS của đồng bào Dao. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy nhóm hiện đang độc thân có tỷ lệ sử dụng BCS cao hơn. Đây cũng là nhóm dân số trẻ tập trung chính trong độ tuổi 15-24 và có khả năng có nhiều bạn tình nên bên cạnh nhóm quần thể dân cư nói chung chương trình can thiệp hỗ trợ BCS sẽ tập chung nhiều cho nhóm thanh thiếu niên nói riêng. Cũng giống hoạt động truyền thông, hoạt động can thiệp giảm tác hại sẽ có sự tham gia mạnh mẽ từ chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương.

Mục tiêu thực hiện của chương trình can thiệp là nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của nhóm đồng bào DTTS cũng như lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội về tiếp cận phổ cập trong chăm sóc, hỗ trợ điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/STI. Chương trình can thiệp sẽ tăng cường cung cấp các dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết đảm bảo quyền được tiếp cận


với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/STI của người dân nói chung và nhóm DTTS nói riêng. Thông qua các chương trình này, nghiên cứu sẽ giúp tăng cường sự tham gia của gia đình, xã hội nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.‌

2.7.1. Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý các chương trình can thiệp

Tại tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế Dự phòng và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái có cán bộ dự án chuyên trách về chương trình can thiệp. Cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ tổng hợp đề xuất của tuyến dưới, tham mưu và phối hợp với các cán bộ kỹ thuật để xây dựng kế hoạch chương trình can thiệp hàng năm; giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Huyện Văn Chấn - Yên Bái

Lựa chọn 03 xã:

Nậm Búng, Nậm Lành, Nậm Mười

Đánh giá trước can thiệp

807 người dân tộc Dao

Can thiệp cộng đồng trên địa bàn 03 xã huyện Văn Chấn

Đánh giá sau can thiệp

802 người dân tộc Dao

2006

Xét nghiệm HIV

Xét nghiệm giang mai

Xét nghiệm giang mai

2012

Xét nghiệm HIV

Hình 2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu


Tại tuyến huyện, cán bộ chuyên trách chương trình phòng chống HIV/AIDS huyện tham gia làm điều phối viên tuyến huyện, chịu trách nhiệm chính cho việc giám sát và hỗ trợ hoạt động nhóm cộng tác viên, tuyên truyền viên thôn bản/xã phường.

Tại tuyến xã, thôn bản có mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên là cán bộ y tế xã, y tế thôn bản và ưu tiên là người dân tộc Dao được lựa chọn và được đào tạo về kiến thức và tổ chức thực hiện chương trình can thiệp. Trưởng trạm y tế xã là cộng tác viên của dự án, chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên tại xã và thôn bản.

Các cộng tác viên, tuyên truyền viên được mời tham gia chương trình được đào tạo bài bản hàng năm các kiến thức cơ bản về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS/STI, tình dục và tiêm chích an toàn, các kỹ năng tiếp cận đối tượng, kỹ năng truyền thông, kỹ năng tư vấn phòng lây nhiễm HIV/AIDS và cách tổ chức triển khai truyền thông nhóm nhỏ. Các cộng tác viên, tuyên truyền viên được cung cấp đầy đủ tài liệu truyền thông và được phân công tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền về phòng lây nhiễm HIV/STI, phân phát tài liệu truyền thông, BCS hay BKT.

2.7.1.1. Các hoạt động tổ chức quản lý và chỉ đạo

Để tăng cường phối hợp, triển khai hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS, các hoạt động của chương trình can thiệp được phối hợp với hoạt động chung của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS và được sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái và Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS huyện Văn Chấn với sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp và các ban nghành đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên.

Đối với việc xây dựng kế hoạch hằng năm, điều phối viên huyện tổng hợp nhu cầu và gửi đề xuất kế hoạch hoạt động tại huyện cho cán bộ chuyên trách chương trình tại tỉnh. Căn cứ vào kế hoạch được duyệt, Trung tâm Y tế huyện phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai và hỗ trợ cán bộ tuyến dưới triển khai thực hiện.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí