Tình Hình Hoạt Động Mua Bán Dâm Trên Thế Giới Và Việt Nam


Sử dụng BCS thường xuyên với khách quen: Sử dụng BCS trong mọi lần

QHTD với khách quen trong vòng 1 tháng trước khi được phỏng vấn.

Sử dụng BCS thường xuyên với chồng/bạn trai: Sử dụng BCS trong mọi lần QHTD với chồng/bạn trai trong vòng 12 tháng trước khi được phỏng vấn.

1.2. Tình hình hoạt động mua bán dâm trên thế giới và Việt nam

Trên thế giới, hoạt động mua bán dâm ở một số nơi được coi là hợp pháp (như Úc, New Zealand, Ấn độ) nhưng ở hầu hết các nước đều bị cho là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc chấm dứt hoạt động này là rất khó. Nhóm người bán dâm là nhóm người bị phân biệt đối xử, kỳ thị và do các hoạt động mua bán dâm là trái với pháp luật nên việc tiếp cận và giám sát họ rất khó khăn [70]. Nhóm PNBD được coi là một trong những nhóm người có nguy cơ cao nhiễm HIV và có ảnh hưởng nhiều đến mô hình đại dịch HIV [110].

PNBD thường được phân làm 2 loại: PNBD trực tiếp và PNBD gián tiếp. PNBD trực tiếp chỉ có thu nhập từ hoạt động bán dâm. PNBD trực tiếp bao gồm các phụ nữ bán dâm trên đường phố, bán dâm trong nhà chứa. Đối với PNBD gián tiếp, hoạt động bán dâm không phải là nguồn thu duy nhất mà chỉ là thu nhập bổ sung của họ, bên cạnh các thu nhập từ các công việc khác làm tại các cơ sở dịch vụ như cắt tóc, mát xa, phục vụ bàn tại các nhà hàng... [61], [70].

Ở Việt nam, mua bán dâm là hoạt động trái pháp luật và được coi là một tệ nạn xã hội. Cảnh sát và chính quyền địa phương tổ chức các chiến dịch phòng chống tệ nạn xã hội nhằm vào PNBD. Nếu bị bắt, họ sẽ được đưa vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm. Tại đây, họ được giáo dục, dạy một số nghề thủ công, được khám, xét nghiệm và điều trị STI [97]. Theo Bộ Lao động thương binh xã hội, cả nước có tới 86.547 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mua bán dâm bao gồm khách sạn, vũ trường, quán


Karaoke, cơ sở mát xa, quán cà phê. Đội kiểm tra liên ngành và các ngành chức năng đã có những đợt kiểm tra, xử phạt các cơ sở dịch vụ có hoạt động bán dâm và phá vỡ nhiều ổ, đường dây bán dâm [5].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

PNBD ở Việt Nam được phân làm 3 cấp: Cấp thấp (là bán dâm trên đường phố, di chuyển ở các khu vực có nhiều khách hàng bằng xe máy, hoặc thuê xe ôm đưa đón và dẫn khách), cấp trung bình (là PNBD làm ở quán cà phê ôm, bia ôm, các nhà hàng nhỏ, chòi câu cá, hiệu cắt tóc gội đầu và một số cơ sở giải trí khác. Họ có thu nhập khá hơn so với BDĐP) và cao cấp (PNBD làm việc trong các sàn nhảy, quán rượu, karaoke, hộp đêm và những cơ sở dịch vụ đắt tiền khác. Họ thường có trình độ học vấn cao hơn, hấp dẫn hơn và có thu nhập cao hơn) [131].


Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 3

1.3. Các căn nguyên của nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Các căn nguyên gây các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả vi khuẩn, vi rút, đơn bào. Đường lây chủ yếu của các tác nhân này là quan hệ tình dục không bảo vệ, nhưng cũng có thể lây từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, chuyển dạ, lây qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc cấy ghép mô [55], [73], [74], [92], [93], [94].

Do vi khuẩn

Neisseria gonorrhoeae (Vi khuẩn lậu): Gây bệnh lậu

Ở người lớn: gây viêm niệu đạo, tiết dịch niệu đạo, viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung, vòi trứng, viêm tiểu khung, vỡ ối non, vô sinh

Ở trẻ sơ sinh: gây viêm kết mạc, sẹo kết mạc, mù

Chlamydia trachomatis: Gây nhiễm Chlamydia sinh dục


Ở người lớn: gây viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung, vòi trứng, viêm tiểu khung. Thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Ở trẻ sơ sinh: gây viêm kết mạc, viêm phổi.

Treponema pallidum (Xoắn khuẩn giang mai): Gây bệnh giang mai

Ở người lớn: gây loét sinh dục, hạch to, ban ngoài da, tổ thương xương,

thần kinh và tim mạch, xảy thai, thai chết lưu, đẻ non. Thai nhi: thai chết lưu, giang mai bẩm sinh.

Hemophilus ducreyi (Trực khuẩn hạ cam): Gây bệnh hạ cam

Biểu hiện lâm sàng là các vết loét đau ở sinh dục, có thể kèm hạch bẹn sưng to và đau.

Klebsiela granulomatis: Gây bệnh Donovan (u hạt bẹn)

Gây tổn thương sưng, loét, đau vùng bẹn và sinh dục.

Do vi rút

Human immunodeficiency virus (HIV)

Gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, gây các biểu hiện do

HIV, AIDS

Herpes simplex virus type 1, 2 (HSV1,2): Gây herpes sinh dục

Ở người lớn: gây mụn nước sau đó loét ở vùng hậu môn sinh dục Ở trẻ em: Gây herpes trẻ sơ sinh, thường gây tử vong

Human papiloma virus (HPV): Gây sùi mào gà sinh dục

Ở người lớn: gây các tổn thương sùi ở sinh dục, có thể dẫn tới ung thư

nhất là ung thư cổ tử cung

Trẻ sơ sinh: gây u nhú thanh quản

Đơn bào


Trichomonas vaginalis (trùng roi âm đạo):

Ở người lớn: viêm niệu đạo (thường không có triệu chứng), viêm âm

đạo, đẻ non, sinh con nhẹ cân

1.4. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm

1.4.1. Thực trạng tình hình nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm

Thực trạng tình hình nhiễm HIV ở PNBD trên thế giới

Đại dịch HIV/AIDS được con người biết đến từ năm 1981 khi tháng 6/1981 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ đã phát hiện 5 người đồng tính nam bị nhiễm Pneumocystis carinii ở Los Angeles. Sau đó nhiều nơi cũng công bố lần lượt những trường hợp suy giảm miễn dịch trên những bệnh nhân bị mắc bệnh ưa chảy máu đã từng truyền máu nhiều lần, hay những người tiêm chích ma túy [40].

Theo ước tính của UNAIDS, toàn thế giới có khoảng 34 triệu người nhiễm HIV [112]. Tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD ở các khu vực trên thế giới khác nhau, nhưng châu Phi vẫn là nơi có tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD rất cao. Trên toàn khu vực châu Phi, 19% PNBD nhiễm HIV. Một số nước có tỷ lệ này rất cao:49,4% ở Guinea-Bissau, > 30% ở các nước Benin, Burundi, Cameroon, Ghana, Mali và Nigeria [109].

Châu Mỹ là nơi có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người bán dâm không đồng đều. Tại Mỹ La tinh, tỷ lệ PNBD bị nhiễm HIV rất thấp, đặc biệt khu vực Andean [51]. Ở khu vực Trung Mỹ, cho thấy tỷ lệ này khá cao ở Honduras (10%), nhưng thấp ở Guatemala (4%) và El Salvador (3%). Guyna là một quốc gia ở nam Mỹ có tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm PNBD khá cao, tới 16,6%. Một số nước ở vùng Caribe có tỷ lệ nhiễm thấp như ở Haiti l 5,3 % và Jamaica 4.9 % [111].


Ở Đông Âu, tỷ lệ nhiễm HIV rất cao ở nhóm PNBD nghiện chích ma túy. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD có tiêm chích ở Uzebekistan là 58%, và không tiêm chích là 5%. Tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD tại St. Peterbur là 48%, Moscow 14%, Latvia 16%, Bungari 2% [113].

Ở khu vực Tây Âu, số liệu về tình hình nhiễm HIV ở PNBD không có nhiều, mặc dù khu vực này có một số nước hoạt động mua bán dâm là hợp pháp và được kiểm soát như Thụy Sỹ, Phần Lan, Đức, Ireland, Áo, Latvia, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD ở Áo (2002) là 4%, London (2003) là 9%, Hà Lan (2003) là 5%. PNBD có tiêm chích có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn nhóm không tiêm chích [113], [118].

Tại Châu Á, dịch HIV tương đối ổn định từ năm 2000. Dịch chủ yếu tập trung vào một số nhóm quần thể đặc biệt như nhóm nghiện chích ma túy, PNBD và bạn tình của họ, nam giới có quan hệ tình dục đồng giới [109]. Ở nhiều quốc gia, nhóm người bán dâm có nguy cơ nhiễm HIV rất cao. Ở Trung Quốc, đường lây truyền HIV chủ yếu là qua nghiện chích ma túy, nhưng con đường lây truyền qua đường tình dục ngày càng đóng một vai trò quan trọng [119]. GSTĐ HIV cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm PNBD đang ngày càng tăng [84]. Nghiên cứu tại Kaiyuan City ở tỉnh Yunnan, một trong những tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất tại Trung Quốc cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV của PNBD ở đây là 10,3% [130].

Thái Lan là một đất nước có dịch HIV lan rộng nhanh chóng vào những năm cuối của 1980 và 1990. Trong thời gian này, có tới 80% các trường hợp mới nhiễm HIV là PNBD và khách hàng của họ [54]. Năm 1991 tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD trong nhà chứa là 15,2%. Tuy nhiên sau nhiều nỗ lực đặc biệt chương trình 100% bao cao su được thực hiện, tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD tại Thái Lan giảm mạnh, còn 2,8% năm 2009 [117].


Ấn Độ là một quốc gia đông dân ở châu Á và cũng là một quốc gia có số người nhiễm HIV cao. Cũng như nhiều quốc gia Châu Á khác, Ấn Độ đang ở trong giai đoạn dịch tập trung và PNBD là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều của đại dịch HIV. Điều tra tại 4 bang của Ấn Độ cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD là 14,5 % [96]. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm PNBD trên toàn quốc là 5%, nhưng ở một số bang tỷ lệ nhiễm HIV của PNBD rất cao, như 18% ở Maharashtra, and 13% ở Manipur [116]. Điều tra về sinh học kết hợp với giám sát hành vi đã được tiến hành năm 2006 và năm 2009 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV giảm đáng kể trong nhóm đối tượng PNBD, từ 17,7% (2006) xuống còn 13,2 % (năm 2009) [95].

Tại Campuchia, tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD rất cao. Năm 2003, tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD trực tiếp là 23,4% và năm 2006 là 14,7%. Tuy nhiên, ở một số thành phố như Kampong Speu, Sihanoukville và Banteay Meanchey tỷ lệ có thể lên tới 26%, 27% và 31% [58]. Tỷ lệ mắc HIV ở PNBD ở đô thị cao hơn khu vực nông thôn. Từ 1992 tới 2003, tỷ lệ nhiễm HIV ở các đô thị lớn trung bình là 60% so với khu vực ngoài đô thị là 19,8%. Campuchia là một đất nước được cho là rất thành công trong công cuộc phòng chống HIV, đã làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng từ 3% năm 2007 xuống còn 0,7% năm 2009. Các thành tựu này được cho là có sự đóng góp rất lớn của chương trình 100% bao cao su ở Campuchia [57].

Thực trạng tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990. Phần lớn các trường hợp nhiễm thuộc nhóm nghiện chích ma túy nhưng lây nhiễm HIV qua đường tình dục ngày càng tăng đặc biệt thông qua hoạt động mua bán dâm. Việt Nam đang ở giai đoạn dịch tập trung, có tỷ lệ nhiễm HIV còn thấp ở nhóm quần thể dân cư và cao trong một số nhóm như nghiện chích ma túy và PNBD [24], [127]. Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, hiện nay


Việt Nam có 201.134 người nhiễm HIV hiện còn sống, trong đó có 57.733 trường hợp AIDS đang sống và 61.579 người đã chết do AIDS. Đường lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường tình dục (45,5%) và sau đó là đường máu (41,9%) [10].

Tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm PNBD trên 10% tại nhiều tỉnh/ thành phố và hiện có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh thành phố khác [8] . Theo kết quả của GSTĐ HIV từ 1994-2011, tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm này trong những năm 1994-1997 dưới 2%. Từ 1998-2002, tỷ lệ nhiễm HIV tăng nhanh, và trong giai đoạn 2003-2011 khá ổn định. Trong giai đoạn 2003-2011, tỷ lệ nhiễm HIV tính chung cho các tỉnh tham gia GSTĐ giao động từ 3%-5% [17].

Tuy nhiên, các tỉnh khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Một số tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD rất cao như Lạng Sơn (17,06%), Cần Thơ (10,67%), Điện Biên (8%) [17]. Tuy nhiên, ở nhiều tỉnh, tỷ lệ này khá thấp như Đà Nẵng (0,6%) [13], Khánh Hòa 1,1 % [34]. Tỷ lệ nhiễm HIV của PNBD ở 5 tỉnh biên giới Việt Nam cũng thấp: ở Lai Châu là 2%, Quảng Trị 1%, Đồng Tháp 4,7%, An Giang 7%, Kiên Giang 4% [12].

Ở Hà Nội, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD tăng nhanh từ 0,09% năm 1996 tới 10% năm 2000. Từ 2001-2004, tỷ lệ nhiễm HIV vẫn tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn, từ 11,5% năm 2001 tới 15,75% năm 2004 [19]. Nghiên cứu của Tran TN (2005) cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD ở Hà Nội là 12 % [107]. Nhiều tỉnh khác cũng có tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD khá cao như Quảng Ninh (12,4%), Cần Thơ (29% ở nhóm BDĐP) [13], Thái Nguyên (14,69%) [2]. PNBD ở miền Bắc Việt Nam năm 2009 có tỷ lệ nhiễm HIV là 11% [31].

Thực trạng tình hình nhiễm STI trên thế giới

WHO tính hàng năm trên thế giới có khoảng 340 triệu người mắc các STI cổ điển gồm lậu, giang mai, Chlamydia và trùng roi. Khu vực chiếm tỷ lệ nhiều nhất là khu vực Nam Á và Đông Nam Á, sau đó là khu vực cận Sahara, Mỹ la tinh và vùng Caribe [122]. Tỷ lệ nhiễm STI thường bị ước lượng thấp do rất


nhiều nhiễm trùng không biểu hiện triệu chứng và hệ thống báo cáo không đầy đủ. PNBD được coi là nhóm có tỷ lệ nhiễm STI cao.

Lậu: là một STI cổ điển. Nhóm tỷ lệ nhiễm lậu của PNBD khác nhau giữa các quốc gia, các khu vực. Tỷ lệ nhiễm lậu của PNBD ở Yunnan (Trung Quốc) là 37,8% [128], ở Quảng Đông là 9,5% [130]. Tại Campuchia, điều tra về STI ở PNBD ở 3 thành phố lớn là Phnom penh, Battambang và Sihanouk Ville năm 1996 cho thấy 35% nhiễm lậu [100], tỷ lệ nhiễm lậu của PNBD trong điều tra năm 2001 là 14,2% [80] và năm 2005 là 12% [72]. Tại Indonesia, tỷ lệ nhiễm

lậu và Chlamydia của PNBD trong những năm 2000 từ 35% - 68% [64], [102]; tỷ lệ nhiễm lậu năm 2005 của PNBD là 28,6% [67].

Giang mai là một STI cổ điển và tỷ lệ nhiễm ngày càng giảm. Tại Trung Quốc, tỷ lệ nhiễm giang mai của PNBD ở Yunnan là 9,5% [128], ở Quảng Đông là 8% [130]. Ở Campuchia, điều tra về tình hình STI năm 1996 ở PNBD cho thấy tỷ lệ có huyết thanh giang mai (+) là 14% [100], năm 2001 là 5,7% [80] và năm 2005 là 2,3% [72].

Chlamydia là một STI rất thường gặp. PNBD là quần thể có tỷ lệ nhiễm khá cao. Ở Trung Quốc, tỷ lệ nhiễm Chlamydia ở PNBD tại Yunnan năm 2000 là 58,6% [128], tại 5 tỉnh khác năm 2001 là 41% [99], tại Quảng Đông 3,9% [130]. Ở Campuchia, điều tra năm 1996 ở 3 thành phố Phnom penh, Battambang và Sihanouk Ville cho thấy tỷ lệ PNBD nhiễm Chlamydia là 22,5% [100], điều tra năm 2001 là 12,1%[80] và năm 2005 là 14% [72].

Thực trạng tình hình nhiễm STI tại Việt Nam

Ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh Viện Da liễu Trung ương, hàng năm có khoảng 300.000 người mắc các STI do các đơn vị da liễu tuyến tỉnh báo cáo [15]. Việt Nam chưa có một hệ thống giám sát các STI hoàn chỉnh nên số lượng cũng như tình hình mắc STI ở các nhóm quần thể trong đó có nhóm PNBD không được đầy đủ. Tuy nhiên, hình nhiễm các STI ở nhóm PNBD cũng được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022