Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 4

đất, không phụ ý trời, sẵn sàng xả thân vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, hạnh phúc nhân dân. Trước Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Công Trứ từng ngạo nghễ “Vũ trụ phận sự phi nội mạc” (Mọi việc trong trời đất này chẳng có việc gì không phải phận sự của ta). Và nếu như Nguyễn Công Trứ ý thức về vai trò cá nhân mình là sự hiện diện của một con người có tài một cách kiêu ngạo, danh vọng thì Nguyễn Xuân Ôn lại khiêm nhường rất mực. Ông ý thức được tài đức của mình với một niềm tin vào bản thân sẽ có đủ bản lĩnh trước thời cuộc để đảm nhận những nhiệm vụ mà thời thế định sẵn cho mình một cách xứng đáng:

Quân tử thân danh đơn bút duyên Nam nhi phận sự nhất tang hồ.

Ngã niên tuy thiếu tâm nhưng tráng,

Phú quý nan dân đại trượng phu

(Bột hứng) (Thân danh quân tử riêng cậy bút Phận sự nam nhi một cánh cung Tuổi dẫu còn non hăng hái sẵn, Giàu sang khôn đắm dạ hào hùng)

(Cảm hứng bột phát)

Vượt qua tất cả để hướng tới sự hoàn thiện, thơ văn Nguyễn Xuân Ôn không ngạo nghễ ngang tàng mà có cái khảng khái của con người có chí khí và tâm tình, của con người mơ ước được giãi bày. Mọi suy nghĩ, nỗi lòng của ông đều vì nhân, vì nghĩa nên dường như hai chữ “kiên trung” luôn bám sát và ăn sâu vào trong tiềm thức của ông. Có thể nói đó là điều suy nghĩ lớn, thường trực trong tâm trí của Nguyễn Xuân Ôn suốt trong thời kì còn ở nhà. Nó luôn luôn canh cánh, theo đuổi ông như hình với bóng, trực chờ trong cả nhứng đêm ngủ không yên giấc. Thật hiếm thấy có người thanh niên trẻ nào

lại có được tấm lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm vì dân vì nước luôn rạo rực như Nguyễn Xuân Ôn:

Thử tâm na đắc như tùng bách Tự phụ phong trần nại đắc kiên

(Trung dạ khởi tư)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

(Lòng ta mong sánh bách tùng, Phong trần vẹn chữ kiên trung chẳng sờn)

(Nửa đêm nảy ra ý nghĩ)

Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 4

Xưa nay, các nhà thơ trung đại, các bậc hiền nhân quân tử luôn lấy hình ảnh cây bách, cây tùng để biểu tượng cho cốt cách ngay thẳng, khí phách hiên ngang bất khuất của mình. Ta từng bắt gặp hình ảnh cây tùng mang bóng dáng kẻ sĩ trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…Và ở đây, Nguyễn Xuân Ôn cũng sánh lòng mình như cây bách, cây tùng để khẳng định phẩm chất kiên trung và bản lĩnh quật cường, ngang tàng của người quân tử, đồng thời qua đó kín đáo gửi gắm những nỗi niềm tâm sự của riêng mình: muốn trọn nghĩa kiên trung,một lòng dốc sức mang hết tài đức, tâm sức ra phục vụ cho dân cho nước. Trong bài Tửu hứng ông viết:

Nhân tu tự tín bình sinh sự, Hủy dự hoàn tha bất động tâm (Mọi việc bình sinh ta tự tín,

Khen chê mặc quách dạ như không)

(Tửu hứng)

Ý thức trách nhiệm và tấm lòng đau đáu vì dân vì nước ấy cũng hòa vào chén rượu với ông bạn thân cùng uống. Nguyễn Xuân Ôn khẳng định người ta phải tự tin về việc làm bình sinh cứu nước cứu đời của mình, còn việc khen chê bình phẩm của người đời không cần quan tâm, cũng chẳng nên động lòng. Việc trách bạn đối với ông cũng là dịp để bày tỏ ý thức trách nhiệm của mình đồng thời cũng để khẳng định chí khí của bản thân mình:

Nam tử hào hùng ưng đáo để,

Ná tương tâm sự loạn phù vân

(Tiễu hữu nhân) (Sao cho vẹn tiếng hào hùng,

Phù vân đâu để loạn lòng nam nhi)

(Trách bạn)

Nguyễn Xuân Ôn cho rằng đã là đấng nam nhi, là bậc quân tử trong thiên hạ phải hào hùng, tu thân dưỡng tín chất, phải có đủ cả đức lẫn tài, kiên định hiên ngang đứng giữa trời đất chứ không được để vướng lòng bởi những phù phiếm. Chưa bao giờ ông để những gì thuộc về cá nhân riêng tư cản trở bước đường thực hiện chí nam nhi. Chỉ có tấc lòng yêu nước thiết tha nên Nguyễn Xuân Ôn mới ý thức được vai trò trách nhiệm của mình với xã hội như việc nhất thiết phải làm. Cùng thời với ông, Nguyễn Quang Bích cũng tự xác định nhiệm vụ cho mình:

Kì khu mạc phụ lộ hành nan Đồ báo dư sinh thệ thốn đan

Đầu thượng quân thân thiên nhật chiếu Giang sơn đáo sứ hộ bình an

(Gập ghềnh nào sợ bước gian nan Cứu nước thân già dạ sắt son Trung hiếu trên đầu trời chiếu rọi Giang sơn che chở được bình an)

(Đi rừng núi,tự an ủi)

Không phải ai cũng có được những suy tư trăn trở ấy mà chỉ có được từ những người có tâm trong sáng. Tấc lòng yêu nước thương dân lo lắng ngày đêm chúng ta cũng bắt gặp trong thơ Nguyễn Trãi:

Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng

(Thuật hứng V)

Song không cùng thời cuộc với Nguyễn Trãi, trong cái xã hội tù túng ngột ngạt của chế độ phong kiến Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đang khủng hoảng suy vong trầm trọng, một con người có đủ cả tài năng đức độ như Nguyễn Xuân Ôn đâu dễ có được điều kiện để thực hiện hoài bão của đời mình. Những cái nhỏ nhặt tầm thường như nghèo đói, bệnh tật không sá kể chi đối với người có tu dưỡng, được rèn luyện. Cái đáng nói, đáng lên án ở đây lại chính là triều đình nhà Nguyễn mục ruỗng cùng cực với bao thể chế tàn khốc nhằm tỏa chiết tài năng, phẩm giá con người. Nguyễn Xuân Ôn nhận được từ cái xã hội ấy chính là những ngày tháng thấm thoắt trôi qua, tuổi tráng niên đã tới mà trên con đường lý tưởng vẫn chưa hề dấn bước. Chính điều đó đã khiến Nguyễn Xuân Ôn sót ruột, băn khoăn nhưng nỗi sót ruột, niềm băn khoăn ở đây không hề dẫn tới tâm trạng bi quan tiêu cực hay chán nản rũ bỏ mà ngược lại ông thể hiện một sự mong muốn chính đáng được hành động và phục vụ nhân dân, đất nước:

Tráng tuế phương lai hiềm dĩ thệ, Thiếu niên nhất khứ hận nan phùng. Thử sinh vị liễu công danh trái Khủng phụ đương sơ lục xạ bồng

(Đông nhật cảm hoài) (Trai tơ mấy lúc thành ông,

Tuổi thơ đi khỏi sao mong trở về Công danh chưa trọn lời thề

Tên bồng e phụ những gì mới sinh)

(Ngày mùa đông cảm hoài)

“Công danh trái” (nợ công danh) hay nam nhi chí (chí làm trai) đều là những hoài bão, những nhiệm vụ hiển nhiên tồn tại trong tư tưởng của kẽ sĩ xưa nhưng hành động của mỗi người lại chứng tỏ những chữ ấy được hiểu theo những cách khác nhau. Ở nước ta, không ít kẻ có học thậm chí đỗ đạt cao, hết lòng phục vụ triều đình trong những cuộc đàn áp khởi nghĩa nông dân, hoặc theo gương triều đình cung phụng ngoại bang, giúp chúng giày xéo giang sơn mà vẫn lấy làm thanh thản, còn dùng cả văn chương để mỹ hóa hành động của mình, và hiển nhiên họ coi đó là chí làm trai, là cách trả món nợ công danh. Song đó là một cách hiểu mù quáng đầy sai lầm của những kẻ hèn nhát, bạc nhược ngu muội. Ngược lại, Nguyễn Xuân Ôn với tâm tuệ thông tỏ, ông đã dành cả cuộc đời và văn thơ để thể hiện chí làm trai của mình đó là hướng vào giải quyết những vấn đề trọng đại của đất nước đương thời. Tâm sự mộc mạc, chân chính trên của Nguyễn Xuân Ôn ta bắt gặp một nỗi lòng tương tự trong Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão:

Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu (Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)

Thực tế xã hội và thực tế cuộc sống càng về sau càng cay nghiệt tất không khỏi có lúc làm cho con người ta cảm thấy thất vọng, chán nản nhưng nỗi thất vọng đó chỉ thoáng qua để rồi sau đó là cả một ước mơ sôi nổi:


Quân tử hữu cùng bi phiếm lạm, Anh hùng vô dụng hối trần ai.

Tiêu dao vị giải Trang sinh ý,

Vạn lí bằng phong phụ tráng hoài

(Độc Trang Chu Dưỡng sinh thiên cảm hoài)

(Vận cùng quân tử lỡ làng,

Trần ai tiếc nỗi dở dang anh hùng. Tiêu dao chưa hiểu thấu cùng.

Cánh bằng vạn dặm phụ lòng nam nhi)

(Cảm hoài khi đọc thiên Dưỡng sinh

của ông Trang Tử)

Cho nên chúng ta cũng không lấy gì làm lạ và dễ dàng thông cảm với nỗi hân hoan, sự vui mừng khi ông đỗ đạt ra làm quan, bước đầu thực hiện ước mơ hoài bão cứu nước giúp đời của mình. Năm 1873, khi được bổ đi giữ chức tri phủ Quảng Ninh, một chức vụ tuy nhỏ bé trong bộ máy quan liêu nặng nề triều Nguyễn, nhưng dù sao theo ông vẫn là chỗ để thi thố tài năng, miễn là có quyết tâm và chí khí:

Thử gian thượng hữu phu thi xứ Nguyện giá trường phong phá hải đào

(Đắc chỉ bổ Quảng Ninh tri phủ, hậu bản bộ đường quan hồi tác).

(Từ đây có chốn vươn đôi cánh Cưỡi gió tung bay đạp sóng trào)

(Làm lúc được chỉ vua bổ chức tri phủ Quảng Ninh, hầu quan bản bộ về)

Như vậy, sau bao năm dùi mài kinh sử mong mỏi chờ đợi lận đận trong vòng trường ốc nay đỗ đạt làm quan,dải gấm về làng Nguyễn Xuân Ôn hăm hở, vui sướng khi từ nay được đem hết tâm sức, năng lực, những điều sở đắc của mình ra giúp nước cứu dân trong cơn nước nhà đang nguy ngập trước sức tấn công ngày càng hung bạo của kẻ thù. Ông coi chốn quan trường là nơi để ông vẫy vùng “vươn đôi cánh” ra để “cưỡi gió tung bay” lấn lướt kẻ cướp nước và bè lũ tham quan bán nước bạc nhược.

Có thể khẳng định rằng Nguyễn Xuân Ôn là một sĩ phu yêu nước nhiệt thành, luôn ý thức được trách nhiệm của cá nhân đối với vận mệnh của quốc gia dân tộc.

2.1.2. Nỗi căm giận với kẻ thù

Xưa nay, tinh thần yêu nước không chỉ được thể hiện ở việc ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân đối với đất nước mà yêu nước còn là tiếng nói đầy căm giận, uất hận đối với kẻ thù và cụ thể ở đây là với bọn đề quốc và phong kiến tay sai. Nguyễn Xuân Ôn với lý tưởng thi cử đỗ đạt ra làm quan nay đã được thỏa mong ước dù mãi tới lúc đã bốn mươi tám tuổi ông mới đỗ Tiến sĩ khoa Tân vị (1871). Bước chân vào quan trường lúc tuổi đã luống, lúc này tình hình nước nhà rối ren, đảo lộn làm cho những người quan tâm đến thời cuộc như ông phải băn khoăn lo ngại. Giặc Pháp tham lam và hung bạo ngày càng lấn lướt, sau khi nuốt gọn sáu tỉnh Nam Kì nay lại đang ráo riết xúc tiến âm mưu tìm cách chiếm luôn cả hai miền Trung - Bắc để biến toàn bộ nước ta thành một thuộc địa độc chiếm. Vận mệnh Tổ quốc đang như “trứng để đầu đẳng”, trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn hèn nhát, bạc nhược chỉ sau một giai đoạn chống cự ngắn ngủi ban đầu đã nhanh chóng đi từ nhượng bộ này tới nhượng bộ khác đối với kẻ thù của dân tộc. Song song với đó là ngoan cố thi hành chính sách cầu hòa không điều kiện bất chấp làn sóng phản kháng ngày một dâng cao trong các tầng lớp nhân dân, kể cả một bộ phận của giai cấp phong kiến quý tộc. Trong hoàn cảnh phức tạp, rối ren đó, niềm hi vọng sẽ có thể thi thố để có được “chí tang bồng” của Nguyễn Xuân Ôn không có điều kiện để thực hiện. Với bản tính cương trực không chịu cúi mình chiều chuộng bọn quan trên, lại được chứng kiến cảnh bọn quan lại bất tài và tham nhũng chỉ lo tranh giành quyền vị, bóc lột bòn rút của dân nghèo ông đã liên tiếp gửi về triều đình một loạt các bài sớ, điều trần đề cập tới những vấn đề cấp bách trước mắt cần làm để chống giặc xâm lược cướp nước và bại trừ quan tham bán nước hại dân.

Trong bài Tâu về việc trình bày mọi điều lợi hại thời bấy giờ (1879), ông đã có những lời đề nghị thiết thực về cách dùng người, chọn người làm trụ cột cho đất nước: “Trong triều thì dùng những người cương quyết để làm rường cột, bên ngoài thì chọn những người tài lược để vững giậu phên. Đừng cho người chăm việc giấy mực, nhỏ nhen là tận tâm, đừng cho người luật lệ tinh thông là đắc lực, đừng cho người cẩn nguyệt là hay, đừng cho những người khắc nghiệt là giỏi”. Về cách cai trị, ông viết: “Tiết kiệm của cải để quân nhu được dồi dào, bớt sưu thuế để sức dân được thư thái, đừng chỉ chăm bóc lột sức dân mà làm yếu sức bảo vệ, đừng chỉ cậy vàng lụa mà trễ nải việc giáp binh. Bao nhiêu phương pháp tự cường, tự trị đều phải làm gấp”. Có thể thấy dù mới làm quan không được bao lâu nhưng nhận thấy tình hình đất nước đang khủng hoảng về mọi mặt, nhất là đường lối chiến đấu, Nguyễn Xuân Ôn đã ngay lập tức trình lên những bài tấu sớ với lời lẽ vô cùng thống thiết, lý luận vô cùng xác đáng nhằm khắc phục kịp thời tình trạng rối ren đó của đất nước. Không chỉ dừng lại ở việc trình bày mọi điều lợi hại của thời cuộc lúc bấy giờ mà ngay từ đầu năm Kỷ Mão ông đã nói rõ ý kiến của mình về âm mưu của giặc và các công việc cần làm. Trong Tâu điều trần việc nên làm (1883), sau khi nêu lên bốn đề nghị cụ thể là “hợp các tỉnh nhỏ làm thành trấn lớn”, “dời các tỉnh thành”, “bớt tiêu dùng để xung vào quân nhu”, “dứt việc hòa hảo để khích lệ lòng người”, nhằm tăng cường lực lượng quốc phòng, ông đã dùng ngòi bút của mình để kịch liệt đả phá tâm lý sợ giặc, phục giặc lúc đó đang trên đà phát triển trong triều đình nhà Nguyễn cũng như trong giới quan lại phong kiến. Với truyền thống giết giặc cứu nước, bảo vệ đất nước anh hùng bất khuất của dân tộc và căn cứ vào thực tiễn lịch sử hồi đó, ông rút ra một kết luận đầy chí lí và có ý nghĩa tích cực đối với phong trào chống Pháp đương thời: sở dĩ ta thua Pháp là vì “chỗ yếu của ta bị chúng lợi dụng, chớ không phải hoàn toàn là do chỗ mạnh của chúng mà ta không địch

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí