Vị Trí Của Nguyễn Xuân Ôn Trong Dòng Văn Học Yêu Nước Nửa Cuối Thế Kỉ Xix

nghị với thực dân Pháp nên đã đổi ông vào làm đốc học tỉnh Bình Định (nay thuộc tỉnh Nghĩa Bình). Ở Bình Định một thời gian, ông vào Huế giữ chức ngự sử. Chứng kiến cảnh bọn quan lại bất tài ở kinh, chỉ lo chuyện tham nhũng, lo tranh giành quyền vị vào lúc vận mệnh Tổ quốc đang như “trứng để đầu đẳng”, thực dân Pháp sau khi đã nuốt trôi sáu tỉnh Nam Kì đang ráo riết xúc tiến âm mưu đánh chiếm miền Bắc nước ta, ông lại lên tiếng kịch liệt phê phán, chỉ trích khiến bọn chúng đem lòng thù ghét, cuối cùng chúng đã tìm cách đẩy ông vào làm án sát ở tỉnh Bình Thuận (nay thuộc tỉnh Thuận Hải) cực nam Trung kì hồi đó là nơi tiếp giáp với đất Nam kì, khi ấy đã bị thực dân Pháp chiếm đóng nên có nhiều khó khăn trong việc giao thiệp với bọn thực dân Pháp đang ngày đêm cố tình khiêu khích kiếm chuyện. Vào đến đây, sau khi điều tra nắm rõ tình hình, Nguyễn Xuân Ôn đã nhiều lần báo cáo về triều đình âm mưu của Pháp và liên tục vạch mặt lên án chúng. Nhưng đường lối của triều đình lúc bấy giờ với Pháp chủ yếu là thương thuyết cầu hòa nên để tránh chuyện lôi thôi xảy ra, triều đình vội điều ông ra Quảng Bình. Năm Kỷ Mão (1879), Nguyễn Xuân Ôn lại gửi tấu sớ về kinh trình bày mọi điều lợi hại bấy giờ (nhấn mạnh việc nên chọn những người có dũng lược để làm rường cột). Năm Nhâm Ngọ, Tự Đức thứ 35 (1882), ông lại gửi tấu sớ xin được đi kinh kí miền thượng du, để chọn nơi lập đồn điền và sơn phòng. Năm 1882, nghe tin thành Hà Nội thất thủ lần thứ 2, khi này Nguyễn Xuân Ôn đã đổi về làm Án sát Quảng Bình, liền bài tâu xin được về quê để tập hợp tráng đinh chống Pháp và động viên tinh thần của nhân dân… Nhìn chung, đa phần các tấu sớ của ông đều phản đối chủ trương hòa nghị và trình bày những phương cách như: lựa chọn người hiền tài giao phó việc chấn chỉnh võ bị, lập đồn điền và sơn phòng, khuyến khích việc cày cấy, bớt tiêu dùng sa sỉ… Buồn vì các tấu sớ của mình bị triều đình làm ngơ, bản thân lại bị cách chức (1883) nên khi về đến quê nhà, Nguyễn Xuân Ôn liền tự mình tổ chức việc kháng Pháp.

Thứ hai, giai đoạn về quê kháng Pháp. Tháng Năm năm Ất Dậu (Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885), kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn rồi hạ dụ Cần Vương, ông được phụ chính Tôn Thất Thuyết (thay mặt vua) cử làm An Tĩnh hiệp thống quân vụ đại thần có nhiệm vụ thống lĩnh nghĩa quân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh giúp vua cứu nước. Ông cùng Nguyễn Nguyên Thành, Lê Doãn Nhạ, Đinh Nhật Tân lập chiến khu ở xã Đông Thành thuộc huyện Yên Thành (Nghệ An). Ở vùng núi đó, Nguyễn Xuân Ôn chọn một thung lũng làm nơi xây dựng Đại đồn Đồng Thông. Đại đồn rộng khoảng 30 ha chung quanh có núi non bao bọc. Từ đây có thể đi ngược lên phía Tây vào sâu đến núi Trọc cao gần 500m, hoặc có thể vượt qua dốc Lội đi về phía Tây Bắc vào vùng Động Đình, Nhà Đũa, nơi mà chủ soái Lê Lợi và tướng Đinh Lễ ém quân vào cuối năm 1424 để tám tháng sau kéo về xuôi đánh thắng Thành Trài và bị quân Minh chiếm đóng vào tháng 6 năm 1425, giải phóng Nghệ An. Buổi đầu khởi nghĩa, nghĩa quân lên đến khoảng hai ngàn người, hầu hết là nông dân trai tráng, có nhiều người chỉ huy quân giỏi như Đề Kiều, Đề Mậu, Đề Nhục, Lãnh Tư, Đốc Nhạn… Ở đây, nghĩa quân ngày đêm luyện tập võ nghệ, rèn vũ khí và sản xuất lương thực. Kể từ đó, căn cứ Đông Thông đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ. Trong chiến đấu, Nguyễn Xuân Ôn mặc dù tuổi cao sức yếu song ông vẫn nêu cao gương dũng cảm, luôn luôn xung phong đi trước làm cho khí thế nghĩa quân vô cùng phấn chấn. Ông đã nhiều lần bị thương nặng nhưng vẫn giữ vững quyết tâm chiến đấu đến cùng. Kết hợp vào đó, ông lại nhiều lần cương quyết cự tuyệt sự dụ dỗ mua chuộc của Pháp và tay sai. Những việc đó khiến người đương thời rất cảm mến ông, uy tín của ông trong văn thân sĩ phu cũng như trong nhân dân ngày càng lớn. Cũng chính bởi lí do ấy mà thực dân Pháp đã đày ông đi thật xa, hoàn toàn cách li với những bạn chiến đấu cũ, hoàn toàn cách biệt ra khỏi môi trường hoạt động cách mạng. Nhưng không lâu sau ngày 20 tháng 5 năm Mậu Tí (1888) ông bị bắt giải về kinh thành Huế.

Giai đoạn thứ ba, là thời gian ông bị bắt giam và mất. Sau khi Nguyễn Xuân Ôn bị bắt giam, giặc Pháp và tay sai đẩy mạnh khủng bố, quê hương ông bị đốt phá tan tành, gia đình ông tan nát, mỗi người chốn chánh một nơi. Ngày 2 tháng 4 năm Đinh Hợi (25 tháng 7 năm 1887), nhờ chỉ điểm, quân Pháp bất ngờ tập kích Đồng Nhân (nay là thôn Đông Đức, xã Mã Thành, huyện Yên Thành) nơi ông đang nằm dưỡng thương sau trận Xóm Hổ. Bị đột kích bất ngờ, không kịp tự sát, ông bị đối phương bắt được rồi lần lượt trải qua các nhà lao ở Diễn Châu (Nghệ An), Vinh, Hải Dương, Huế. Dù đã bắt được ông, các chỉ huy Pháp vẫn xua quân đi bắt bớ các nghĩa quân nhằm dập tắt cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo. Trong thời gian bị cầm cố khổ sở, năm Mậu Tí (1888) thời vua Đồng Khánh, ông có gửi Lời Trình về Bộ kêu oan về việc ông tuân theo dụ Cần Vương của vua Hàm Nghi, mà bị kết án là đã tham gia “đảng ngụy”, đồng thời gửi thư cho các bạn đồng liêu của ông ở kinh nhờ có lời bênh vực cho mình. Tuy vậy, đến khi vua Thành Thái lên thay (1889), Nguyễn Xuân Ôn mới được ân xá nhưng không cho về quê vì sợ ông lại tổ chức kháng Pháp. Bị quản thúc ở Huế, chẳng bao lâu sau năm 1889 ông lâm bệnh nặng rồi mất, thọ 64 tuổi.

1.2.2. Sự nghiệp văn chương

Sáng tác trong suốt thời gian dài từ khi còn là một anh học trò nghèo, trải qua một thời gian làm quan đầy biến cố, tiếp theo là một thời kì oanh liệt giương cao cờ chống Pháp và cuối cùng là tới những ngày thất bại bị giam giữ trong nhà tù của đế quốc phong kiến và tay sai. Sự nghiệp thơ văn của ông để lại cho chúng ta ngày bao gồm các sáng tác bằng chữ Hán:

- Ngọc Đường thi tập, gồm 311 bài thơ.

- Ngọc Đường văn tập, gồm 22 bài văn xuôi cùng một số câu đối.

Ngoài ra còn có một số ít bài thơ Nôm không có trong hai tập trên, nhưng từ trước đến nay vẫn được nhân dân yêu thích truyền tụng

Thơ Nguyễn Xuân Ôn, lúc ông còn đèn sách thường thể hiện ý chí, hoài bão của một người đầy tráng khí muốn được giúp nước, cứu đời. Tiêu biểu là bài Bột hứng (Cảm hứng bột phát), Trung dạ khởi tư (Nửa đêm nảy ra ý nghĩ),Tiểu hữu nhân (Trách bạn), Độc Trang Chu dưỡng sinh thiên cảm hoài (Cảm hoài khi đọc Thiên Dưỡng sinh của Trang Tử)…

Đến khi ra làm quan, dù là chức quan nhỏ, ông vẫn “nguyện giá trường phong phá hải đào” (nguyện cưỡi gió lớn phá tam sóng biển). Tiêu biểu là bài: Đắc chỉ bổ Quảng Ninh tri phủ, hậu bản độ đường quan hồi tác (Làm lúc đượcchỉ vua bố cức Tri Phủ Quảng Ninh), Thuật hoài (Thuật ý nghĩ của mình)…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Gặp buổi thực dân Pháp xâm lược, ông dùng ngòi bút của mình để châm biếm, đả kích những tiêu cựu, nói lên nỗi phẫn uất của mình vì đất nước cứ mất dần vào tay ngoại bang, ca ngợi khí phách dũng cảm và hi sinh của quân dân, khẳng định chỗ yếu mạnh của cả hai bên, tỏ rõ một tinh thần quyết đánh và tin tưởng vào chiến thắng. Tiêu biểu là bài: Nhân duyệt quán đoàn dũng ở xã Mỹ Lộc, giản Bang biện cử nhân Võ Bá Liêm, Trường An hoài cổ (Nhớ cảnh cũ Trường An), Cảm thuật (Cảm khái thuật ra)…

Nhìn chung, thơ văn ông thường theo sát những vấn đề thời sự, chính trị, biểu hiện rõ tình cảm, ý chí của ông. Đó là tiếng nói chân thành, là tấm lòng thiết tha của một con người yêu nước, suốt đời gắn bó với vận mệnh Tổ quốc và độc lập của dân tộc. Về mặt nghệ thuật, thơ văn ông đều mộc mạc, chân chất không chạm trổ hay đẽo gọt mĩ miều.

Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 3

1.3. Vị trí của Nguyễn Xuân Ôn trong dòng văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX

Nhân dân ta nói chung và nhân dân Nam Bộ nói riêng luôn có truyền thống yêu nước, được tôi luyện qua nhiều cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm suốt hàng nghìn năm lịch sử nên rất nhạy bén về cảm quan yêu nước,

không sợ hi sinh, không tiếc xương máu, sẵn sàng đứng lên đánh giặc cứu nước. Cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX là những trang sử rực rỡ về lòng yêu nước của nhân dân ta mà nhất là của người dân Nam Bộ. Trong phong trào ấy chúng ta phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của các sĩ phu yêu nước, tiêu biểu ở đây là Nguyễn Xuân Ôn.

Thực dân Pháp xâm lăng đã làm cho hàng ngũ phong kiến bị phá vỡ tan rã thành nhiều mảnh. Ngoài triều đình Huế mê muội, bọn địa chủ phong kiến hám lợi cầu vinh thì vẫn còn một số đông các trí thức phong kiến ý thức được trách nhiệm của mình với dân với nước. Tuy nhiên, mặc dù cùng đứng trong hàng ngũ sĩ phu yêu nước nhưng thái độ và hành động với thời cuộc của mỗi người mỗi khác. Mâu thuẫn dân tộc cấp bách đang cần được giải quyết thì một bộ phận trí thức vẫn tự mê hoặc mình bằng lí trí trung thời và trung hiếu với chế độ quân thần đã mục nát, an nhiên lãnh cảm trước sự lâm nguy của đất nước. Tuy ý thức hệ phong kiến đã lỗi thời nhưng nó vẫn còn cố hữu và có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ trong tư tưởng của họ. Triều đình nhà Nguyễn cũng không còn đủ bản lĩnh và tư cách để lãnh đạo nhân dân. Bởi vậy, một số sĩ phu khác thiếu nghị lực, ý chí đã chọn lối sống ẩn dật, trốn tránh sự đời, không màng thế sự hoặc mơ mộng hão huyền về một xã hội phong kiến Nghiêu Thuấn đã từng tồn tại nay lùi sâu vào quá khứ. Có người cũng bày tỏ thái độ bất mãn trước hiện thực đất nước nhưng lại chỉ khoanh tay đứng nhìn mà không hành động.

Trái lại, khác với biểu hiện của các sĩ phu trên, Nguyễn Xuân Ôn - một trí thức phong kiến yêu nước thấy rõ quyền lợi của phong kiến cũng chỉ là quyền lợi làm cho tay sai đế quốc. Và luôn ý thức được trách nhiệm của mình, ông tiếp thu và kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, sống gần gũi, tin tưởng vào nhân dân, hăng hái cùng nhân dân chống giặc cứu nước. Cả cuộc đời mình ông đã chiến đấu hết mình bằng cả nhiệt thành yêu nước và tấm lòng trung trinh trong sáng

Cũng chung bầu không khí u ám dưới ách thống trị hà khắc của thực dân Pháp, giống như phần đông các nhà Nho lúc bấy giờ, Nguyễn Xuân Ôn cũng dùng ngòi bút của mình để “chở đạo, tải đạo” quyết liệt đấu tranh trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Tấc lòng riêng tư của Nguyễn Đình Chiểu:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

(Than đạo)

cũng trở thành tư tưởng chung của hầu hết các nhà Nho đương thời. Tư tưởng ấy đã tạo thành một dòng chảy xuyên suốt trong văn chương nửa cuối thế kỉ XIX với các sáng tác của hàng loạt các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Quang Bích và Nguyễn Xuân Ôn cũng là một tên tuổi lớn với các tập thơ không nằm ngoài dòng chảy ấy. Là một sĩ phu tiêu biểu đất Trung kì, Nguyễn Xuân Ôn xứng đáng là tấm gương sáng về một con người dám hi sinh vì Tổ quốc, chiến đấu ngoan cường, anh hùng bất khuất, sẵn sàng xả thân vì nghĩa.

Có thể nói, trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Nam bộ cuối thế kỉ XIX lúc bấy giờ, Nguyễn Xuân Ôn có vai trò hết sức to lớn. Trước hết, bản thân ông chính là một lãnh tụ trực tiếp của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX xuất thân từ tầng lớp phong kiến. Song ông đã kịp thời bắt rễ được với phong trào yêu nước của các sĩ phu trên khắp đất nước không chịu khom lưng quỳ gối đầu hàng mà dũng cảm đứng lên chống lại tư tưởng thỏa hiệp đầu hàng của triều đình và lãnh đạo nhân dân kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc. Ông đã lấy phương châm “Xã tắc lâm nguy, thất phu hữu trách” làm phương châm hành động của mình. Ông chính là linh hồn của cao trào chống Pháp Nam bộ cuối thế kỉ XIX.

Tóm lại, lịch sử dân tộc đã ghi nhận vai trò to lớn của ông. Mặc dù phong trào do ông lãnh đạo cuối cùng vẫn đi đến thất bại nhưng tấm gương tiết liệt, nhất là thơ văn đầy tinh thần chiến đấu của ông sẽ còn sống mãi trong đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Nam bộ nói riêng.

CHƯƠNG 2. NGỌC ĐƯỜNG THI VĂN TẬP - KHÚC CA THẤM ĐƯỢM TINH THẦN YÊU NƯỚC

2.1. Biểu hiện của tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập

Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn là tiếng nói chân thành, là tấm lòng thiết tha của một con người suốt đời gắn bó với vận mệnh của Tổ quốc, với độc lập của dân tộc từ tuổi tráng niên đầy mơ ước cao đẹp đến lúc tuổi già sức yếu vẫn không ngừng phấn đấu, cả đến lúc sa cơ lọt vào nanh vuốt của bè lũ cướp nước và bán nước vẫn không thôi tin tưởng vào một ngày nào đó kẻ thù bị tiêu diệt, đất nước lại sáng tươi,vẫn mong đợi vào “tấm lòng cứu nước” của đồng bào đồng chí. Chính vì vậy mà từ toàn bộ thơ văn của ông toát lên một tinh thần yêu nước mãnh liệt. Tinh thần yêu nước mãnh liệt đó đã được biểu hiện sâu sắc và phong phú qua nhiều mặt, cụ thể:

2.1.1. Ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước

Trước tiên đó là niềm hoài bão lớn lao của một người luôn luôn có ý thức sâu sắc về tài đức của mình và thiết tha mong muốn được đem tài đức đó ra phục vụ nhân dân, đất nước. Ngay từ khi còn là một thư sinh dùi mài kinh sử chờ ngày phong vân gặp hội, những nhân tố lịch sử đó đã thể hiện rõ qua các sáng tác đầu tiên của ông. Khác với nhiều bạn cùng tuổi và cùng thời chỉ lo cặm cui học tập một mai thi đỗ ra làm quan để được vinh thân phì gia, người thanh niên họ Nguyễn đã từng bao phen băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở về vai trò của mình trong xã hội, nghĩa vụ với dân với nước:

Thiên địa sinh ngô hữu ý vô,

Sinh ngô chung tất hậu ư ngô

(Bột hứng) (Sinh ta trời có ý chi không, Hậu đãi vì ta chắc sẵn lòng)

Ông cho rằng việc mình được sinh ra và có mặt trong vũ trụ này là duyên số là ý trời sắp đặt, do vậy phải sống làm sao cho xứng đáng với trời

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí