Tinh Thấn Nhập Thế Yêu Nước Trong Tác Phẩm Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh


“Nhất là tinh chất, không tạp, hợp tất cả muôn việc trong thiên hạ lại làm một. Ý nghĩa ấy bao gồm rất rộng. Thái cực tóm âm dương lại làm một. Âm dương tóm ngũ hành lại làm một. Đạo lý vần xoay, đi đâu chẳng phải là một (Nhất). Nhà Nho nói: ‘lý không có hai bên cùng phải’ không có hai phải tức là Nhất ( một ). Thích có bất nhị pháp môn, bất nhị cũng là Nhất (một). Nho có cái gọi là nhất cá lý, Thích có cái gọi là nhất thiết pháp, nhất nọ với nhất kia đều là Nhất cả. Vì vậy cho nên làm Hoàng đế, làm Vương bá, cũng là một Nho ấy, làm Thánh Thần, làm Ma Quỷ cũng là một Thích ấy, làm Nho hay làm Thích cũng là một đạo ấy. Đạo ở trong trời đất, chia ra thì có muôn cạnh khác nhau, tóm lại thì không có hai khía. Chương này đem Nho và Thích đúc lại làm một, đó là chỗ tâm đắc và nhất quán của đại thiền sư, phát huy nó ra làm một trong hai mươi bốn thanh, là một áng văn chương cao cả, một pho nghị luận lớn lao, nào phải lấy ống hóp mà nhìn, lấy vỏ hến mà đong được… trời được cái nhất cho nên trong, đất được cái nhất cho nên an, Thánh nhân được cái nhất mà thiên hạ hoà bình.” [169,tr.187-188]

2.2.3. Dĩ Nho giải Phật

Như tiêu đề tác phẩm, tông chỉ của tác phẩm luận thuyết triết lý Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là sự kế thừa, xiển dương tinh thần vô ngã, nhập thế cứu đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Tuy vẫn kế thừa tinh thần hoà hợp Tam giáo của Thiền phái Trúc Lâm, nhưng theo xu hướng “dĩ Nho giải Phật” (dùng triết lý nhà Nho để lý giải tư tưởng Phật giáo). Đây cũng là một trong những đặc điểm tạo nên nét rất riêng của tư tưởng tác phẩm.

Từ giữa thế kỷ XIV đến thế kỷ XV, Nho gia dần dần chiếm vị trí quan trọng trên chính trường, Nho giáo ngày càng có ảnh hưởng lớn trong xã hội. Đến nửa cuối thế kỷ XVIII, tình cảnh nước ta vô cùng đen tối, các thế lực phong kiến xâu xé lẫn nhau, nội chiến liên miên giữa các thế lực Lê Trịnh - Nguyễn, rồi phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại các thế lực phong kiến, đã làm cho nhân dân khốn khổ, cơ cực không bút mực nào tả xiết. Lúc này “cư Nho mộ Phật” vẫn là quan niệm sống được tầng lớp trí thức chọn lựa, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội. Nếu ở đời Trần, tư tưởng Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm là tư tưởng chính thống, thì thời kỳ này luân lý Nho giáo chiếm vị trí chủ đạo. Phải chăng, chính sự khinh hay trọng tư tưởng Phật hoặc Nho là một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ quả của sự hưng thịnh hay suy vong của dân tộc ta?


Hải Hoà Nguyễn Đăng Sở lý giải về sự nhất trí của Phật và Nho bằng cách dùng học thuyết Nho gia để giải thích những triết lý uyên áo của nhà Phật:

叩明理奧,開示心局.禪家第一事也,必把儒家說為說者誠以道一而已.

家玄妙處便是禪,禪家作用處便是儒,捨伎倆文辭尋常戒行之處而求所謂道可以一貫之矣. [tr.116] Khấu minh lý áo, khai thị tâm cục, Thiền gia chi

đệ nhất sự dã, tất bả Nho gia thuyết vi thuyết giả thành dĩ đạo nhất nhi dĩ. Nho gia huyền diệu xứ tiện thị Thiền, Thiền gia tác dụng xứ tiện thị Nho, xả kỹ lưỡng văn tự tầm thường giới hạnh chi xứ nhi cầu sở vị đạo khả dĩ nhất quán chi hỹ. (Vạch ra cái lý huyền diệu, mở cái tâm sâu kín để trỏ cho người ta, ấy là công việc thứ nhất của thiền gia. Thế mà phải dùng luận thuyết của nhà Nho để luận thuyết điều đó, đó là chỉ vì đạo chỉ có một mà thôi. Chỗ huyền diệu của nhà Nho tức là Thiền, chỗ tác dụng của Thiền tức là Nho. Gạt bỏ văn từ kỹ xảo (Nho) và giới hạnh tầm thường (Phật) mà tìm cái gọi là Đạo, thì Nho và Phật có thể nhất quán được.) [169,tr.149]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Hải Lượng dùng lý luận nhà Nho giải thích thuyết Luân hồi của nhà Phật nhằm giúp mọi người dễ hiểu hơn:

“Luân (cái bánh xe) cho nên Hồi (xoay vòng), cũng như nhà Nho nói Tuần hoàn, vì Hoàn (cái vòng) cho nên Tuần (ven theo), không phải cái vòng thì không xoay. Nhà Phật nói Luân (cái bánh xe), nhà Nho nói Hoàn (cái vòng). Luân và Hoàn là đạo trời vậy… Tròn là cái thể của trời, nhật, nguyệt, ngũ tinh đều tròn, cho nên chu lưu, vận hành được. Thích Ca Mâu Ni chuyển cái bánh xe Vô ngại, Khổng Tử đi xe vòng quanh các nước. Đi xe vòng quanh tức cũng là luân hồi... nhà Nho có chữ Biến thông, Cảm thông, Hội thông; nhà Phật có chữ Thần thông, cùng một nghĩa như nhau.” [169,tr.217]

Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 14

Càng đọc kỹ Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, chúng ta càng thấy rất rõ ràng rằng nội dung chủ đạo xuyên suốt tác phẩm chính là tư tưởng “dĩ Nho thích Phật”, hiểu rõ vì sao trong giai đoạn lịch sử này, Hải Lượng và các pháp hữu phải làm như vậy? Vì trong thời điểm này, Nho sĩ rất thịnh, chiếm vị trí quan trọng trong chính trường, có một bộ phận lớn Nho sĩ, do không thông hiểu tư tưởng triết lý nhà Phật, lại mang sẵn thành kiến cố chấp, nên kịch liệt đả kích Phật giáo, đến nỗi một Nho sĩ bác học như Lê Quý Đôn phải lên tiếng ngăn cản. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho nguyên khí quốc gia suy yếu, dẫn đến nội chiến loạn lạc trong một thời gian dài.


Có thể nói rằng, với tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam và lịch sử văn học Việt Nam, Ngô Thì Nhậm đã truyền tải tài tình những phạm trù triết lý uyên áo và khô khan của hai hệ tư tưởng cổ đại phương Đông nói chung, xu hướng dĩ Nho giải Phật nói riêng, một cách trí tuệ, có hệ thống lý luận. Từ đó, mới thấy hết được vai trò và giá trị không thể thay thế được của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam ở cuối thế kỷ XVIII này.

2.3. TINH THẤN NHẬP THẾ YÊU NƯỚC TRONG TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH

Yêu nước vốn là truyền thống có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam, ăn sâu vào tâm khảm, trở thành huyết nhục trong mỗi con người Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước được kết tinh trong thơ văn của tất cả các thời đại, hiển hiện trong tâm thức của các tác gia. Yêu nước cũng chính là một trong những nội dung tư tưởng chủ đạo và xuyên suốt của văn học Việt Nam từ khi hình thành cho đến hôm nay, và sẽ miên viễn về sau. Tinh thần yêu nước cũng là động cơ, là cảm hứng của các tác giả khi sáng tác tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh.

Bài thơ 國 祚 Quốc tộ (Vận nước) của Thiền sư Pháp Thuận đã khơi nguồn cho

cảm hứng yêu nước trong văn học viết của dân tộc:

國祚如藤絡,南天理泰平.無爲居殿閣,處處息刀兵.

Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lý thái bình.

Vô vi cư điện các, Xứ xứ tức đao binh.

(Vận nước như mây quấn, Trời Nam mở thái bình.

Vô vi trên điện gác, Chốn chốn dứt đao binh.) [2295,tr.204]

Quốc tộ không chỉ là bài thơ đầu tiên của của nền văn học viết Đại Việt, mà còn có vai trò định hướng cho cả tiến trình văn học về sau. Đó là tiến trình của một nền văn học mang trong mình nội dung yêu nước, lo nghĩ cho vận mệnh của đất nước.

Tinh thần nhập thế yêu nước có thể xem là một nét rất riêng của truyền thống Phật giáo Việt Nam. Tinh thần này đã có từ thời Phật giáo mới vào Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, trải qua các đời Ngô, Đinh, Tiền Lê… giành độc lập tự chủ, rồi phát triển mạnh ở các triều đại sau. Ngay từ đời Lý, chính vua Lý Nhân Tông từng bày tỏ với thiền sư Mãn Giác về mối quan hệ giữa tu hành và giúp nước: “Chí nhân thị hiện, tất vụ tế sinh, vô hạnh bất cụ, vô sự bất tu, phi duy định tuệ chi lực, diệc hữu tán dương chi công, thả kính nhậm chi.”


(Bậc chí nhân thị hiện tất phải tận lực cứu giúp chúng sinh, không hạnh nào không đủ, không việc gì không làm, chẳng những đắc lực về Thiền định lại có công giúp ích nước nhà.) [310]. Vị vua anh minh thời Lý này bộc bạch với Mãn Giác như vậy, cũng là tự nhắc nhở bản thân thời thời khắc khắc không lơ là trách nhiệm và bổn phận cứu giúp chúng sinh, chăm lo bá tánh, siêng tu định tuệ, hộ quốc an dân.

Tinh thần này được kế thừa và phát huy cao độ bởi các vị thánh đế minh quân thời thịnh Trần, thời mà các nhà nghiên cứu đều công nhận là “thời đại thuần từ nhất trong lịch sử Việt Nam” [Hoàng Xuân Hãn]. Khi vua Trần Thái Tông muốn bỏ ngôi vua vào núi tu hành, mong thành Phật quả, thì Quốc sư Viên Chứng khuyên rằng:

山本無佛,惟存乎心,心寂而知,是名真佛.今陛下若悟此心.則立地成佛,

苦外求也. Sơn bổn vô Phật, duy tồn hồ tâm, tâm tịch nhi tri, thị danh chân Phật. Kim bệ hạ nhược ngộ thử tâm, tắc lập địa thành Phật, vô khổ ngoại

cầu dã. [296,tr.25] (Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng lẽ mà hiểu đó chính là Phật thật. Nay nếu bệ hạ giác ngộ được tâm này thì lập tức thành Phật, không cần khổ công tìm cầu bên ngoài).

Vị Quốc sư đầu đời Trần này đã khéo léo hướng dẫn cho Trần Thái Tông ứng dụng tinh thần quên mình vì người của hạnh Bồ tát vào trong đời sống thực tế trên cương vị một ông vua là phải tận tâm tận lực vì dân vì nước. Trần Thái Tông đã tâm đắc được pháp vô ngã vị tha này, chẳng những bản thân thực hành, mà còn truyền lại con cháu đời sau kế thừa và phát huy. Dù tư tưởng yêu nước ở mỗi thời, mỗi giai đoạn, mỗi con người có biểu hiện khác nhau, nhưng tựu trung vẫn quy về một mối là tận tâm tận lực vì dân vì nước. Tinh thần này đã được các tác gia ở Thiền viện Trúc Lâm ở Thăng Long kế thừa. Qua tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, người đọc có thể thấy được tấm lòng của Ngô Thì Nhậm và các pháp hữu đối với dân, với nước.

Động cơ sáng tác của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là lòng yêu nước thương dân, ưu tư cho vận mệnh của đất nước. Mục đích cứu cánh mà tác phẩm nhắm đến cũng là giải quyết những loạn lạc bất ổn của xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XVIII, với mục đích đoàn kết để tạo nên sức mạnh toàn dân tộc nhằm phục hưng đất nước. Nội dung chủ đạo của tác phẩm là khôi phục, xiển dương tư tưởng nhập thế yêu nước trên tinh thần vô ngã của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần, lấy đó làm cơ sở lý luận về mặt tư tưởng nhằm hoá giải những chống trái của các tầng lớp xã hội mà cụ thể là Phật tử, Nho sĩ và Đạo sĩ.


Các tác giả của tác phẩm mà đại diện là Hải Lượng Ngô Thì Nhậm đã nhận thức được những nguyên nhân sâu xa gây nên nội chiến loạn lạc là do những Nho sĩ có địa vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo đất nước có đầu óc hẹp hòi, cố chấp, kịch liệt chê bai đả kích Phật giáo, làm cho nguyên khí quốc gia bị hao tổn, không tập trung được sức mạnh của toàn dân tộc. Thêm vào đó, hầu hết những người lãnh đạo trong bộ máy nhà nước trong thời này, phân chia phe cánh, tranh quyền đoạt lợi, hưởng thụ dục lạc. Không thể so được với những vị vua quan có tinh thần khoan giản nhân thứ, tấm lòng từ bi rộng mở, khí thế hào hùng trong sáng đời Trần như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Nhân Tông, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Khắc Chung, Trần Nguyên Đán…

Ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, cả đời Ngô Thì Nhậm là sự cống hiến hết mình cho lý tưởng vì dân vì nước. Dù cho thời cuộc có thăng trầm biến đổi; hoạn lộ có lúc hanh thông, trắc trở, nhưng trái tim của ông luôn đau đáu cho vận mệnh của dân tộc. Tấm lòng yêu nước, hoài bão được cống hiến cho nhân dân là mục

đích, lý tưởng nhất quán của ông. Tập sách 春秋管見 Xuân Thu quản kiến được ông

viết ra không ngoài tinh thần trung quân ái quốc, ưu tư thời cuộc:

故其微辭奥義定之于一一者,不可遷易,不滛於富貴有簒逆者乎?不移於貧賤有攘奪者乎?不屈於威武有鄙倍者乎?是之謂撥亂世反之正.學者苟能講貫乎,是體認乎,是及其出而應世可以斷國,是可以立治法博而約之.

Cố kỳ vi từ áo nghĩa định chi vu nhất nhất giả, bất khả thiên dịch, bất dâm ư phú quý hữu soán nghịch giả hồ? Bất di ư bần tiện hữu nhương đoạt giả hồ? Bất khuất ư uy vũ hữu bỉ bội giả hồ? Thị chi vị bát loạn thế phản chi chính. Học giả cẩu năng giảng quán hồ, thị nhận thức hồ, thị cập kỳ xuất nhi ứng thế khả dĩ đoạn quốc, thị khả dĩ lập trị pháp bác nhi ước chi. (Về lời mầu nhiệm, nghĩa sâu xa của sách Xuân Thu đã chỉ định rõ ràng không thể thay đổi. Không mê đắm giàu sang, thì làm gì có sự giết vua cướp nước. Biết an với phận nghèo thì làm gì có sự tranh giành cướp đoạt; không chịu luồn cúi trước quyền thế, thì làm gì có sự phản bội thô bỉ. Đó mới gọi là kéo đời suy loạn cho trở lại nghiêm chỉnh. Người học, nếu biết giảng cứu về lẽ ấy, nhận rõ về lẽ ấy, đến khi ra giúp đời, có thể cầm cân nẩy mực trong nước, có thể xây dựng pháp độ.) [170,tr.73]

Xét một cách tổng quát trên tất cả các tác phẩm của Ngô Thì Nhậm, thì văn chương của ông thuộc loại “văn dĩ tải đạo”, phục vụ cho lý tưởng vì dân vì nước của


ông. Bài thơ Tảo triều Trung Hoà điện tứ nhập nội thị độc chiến thủ tấu nghi cung ký

trong tập Thu cận dương ngôn là một thí dụ:宸謨廟算傳天語, 國計邊籌演誥章.誰是平淮裴晉國, 憂勤機畧贊吾皇.

Thần mô miếu toán truyền thiên ngữ, Quốc kế biên trù diễn cáo chương.

Thuỳ thị bình Hoài, Bùi Tấn quốc,

Ưu cần cơ lược tán ngô hoàng.

(Phép hay giữ nước: truyền quân mệnh,

Kế lớn ngoài biên: đọc cáo chương. Tấn quốc bình Hoài, ai đó tá,

Mẹo cao vì chúa, những lo lường.) [168,tr.259]

Tinh thần vô ngã vị tha, nhập thế yêu nước, chăm lo cho bá tánh thiên hạ, theo tôn chỉ của Phật giáo Trúc Lâm được Nguyễn Đăng Sở phân tích:

無量力大菩薩,大勢至菩薩皆是以大力大勢臨涖天下,澤及當時恩垂萬後

.能度無數眾生者,博施濟衆之義也.以無數衆生爲家者,天下一家之義也.放毫光照世界者,深居九重之中,而化行禅海之外也.[175,tr.219]

Vô Lượng Lực Đại Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát giai thị dĩ đại lực đại thế lâm lị thiên hạ, trạch cập đương thời ân thuỳ vạn hậu thế. Năng độ vô số chúng sinh giả, bác thi tế chúng chi nghĩa dã. Dĩ vô số chúng sinh vi gia giả, thiên hạ nhất gia chi nghĩa dã. Phóng hào quang chiếu thế giới giả, thâm cư cửu trùng chi trung, nhi hoá hành thiền hải chi ngoại dã. (Vô Lượng Lực Đại Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát đều là dùng lực lớn, thế lớn để ngự trị thiên hạ, ra ơn cho đương thời, cứu giúp cho muôn đời. Có thể tế độ vô số chúng sinh có nghĩa là cứu vớt rộng khắp vậy. Coi vô số chúng sinh là nhà có nghĩa là thiên hạ một nhà vậy. Phóng hào quang rọi vào thế giới là ở sâu trong cửu trùng mà giáo hoá lan khắp bốn bể.) [175,tr.225]

Hạnh Bồ tát theo tinh thần Phật giáo là đem tâm từ bi rộng lớn cứu vớt, giúp đỡ, chịu khổ thay cho tất cả mọi loài chúng sinh không tiếc thân mạng. Nếu đem tinh thần này áp dụng vào phạm vi cụ thể hơn là đất nước Đại Việt chúng ta, thì ước nguyện lớn nhất của các tác giả của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, họ mong muốn những người lãnh đạo đất nước là những vị Bồ tát tại gia, có trí tuệ lớn, có lòng nhân lớn, tận tâm, tận lực chăm lo cho muôn dân có cuộc sống ấm no đầy đủ; giáo hoá cho muôn dân có đời sống tâm linh tích cực hướng thiện trên tinh thần bình đẳng và rộng


khắp. Muốn làm được điều này, thì nhũng người đứng đầu nhà nước phải học theo tâm lượng bao la của Bồ tát Đại Thế Chí, coi vô số chúng sinh là nhà, tức là coi thiên hạ là một nhà vậy. Chỉ có coi thiên hạ là một nhà thì mới tận tâm tận lực vì dân vì nước được.

Ông còn luận rõ về tinh thần từ bi, nhập thế cứu đời với dụng tâm sâu sắc qua việc xuất gia của vua Trần Nhân Tông rằng:

人見調御第一祖,居華煙寺,說是出家,豈知我祖當時能以天下爲公.國内

無事,獨強鄰在北,未可忘情,此意又不好明言,恐人心榣動.占得安子最高峰,東顧安廣,北瞰二諒,建為寺院,時遊幸瞻動靜,尤使外侮不能為之憂.真箇是無量力大勢至菩薩.當時惟玄光尊者,識得此意.捨狀元之貴與之朝夕以成之,真箇是無量見識大菩薩. Nhân kiến Điều Ngự đệ nhất tổ, cư Hoa

Yên tự, thuyết thị xuất gia, khởi tri ngã Tổ đương thời năng dĩ thiên hạ vi công. Quốc nội vô sự, độc cường lân tại Bắc, vị khả vong tình, thử ý hựu bất hảo minh ngôn, khủng nhân tâm dao động. Chiếm đắc Yên Tử tối cao phong, Đông cố An Quảng, Bắc hám nhị Lạng, kiến vi tự viện, thời du hạnh chiêm động tĩnh, vưu sử ngoại vụ bất năng vi chi ưu. Chân cá thị vô lượng lực Đại Thế Chí Bồ tát. Đương thời duy Huyền Quang tôn giả, thức đắc thử ý. Xả Trạng nguyên chi quý dữ chi triêu tịch dĩ thành chi, chân cá thị Vô Lượng Kiến Thức Đại Bồ tát. [175,tr.222-223] (Người ta thấy Điều Ngự Đệ nhất Tổ, đến ở chùa Hoa Yên, thì bảo là ngài xuất gia, nào hay Tổ ta lúc bấy giờ coi thiên hạ là công. Trong nước vô sự, nhưng ở phía Bắc vẫn có nước láng giềng lớn mạnh, chưa được an tâm. Cái ý ấy không tiện nói rõ, sợ lòng người dao động. Cho nên nhắm được ngọn núi Yên Tử là ngọn núi cao nhất, phía Đông nhìn về Yên Quảng, phía Bắc liếc sang Nhị Lạng (Lạng Giang, Lạng Sơn) dựng lên ngôi chùa, thời thường dạo chơi để xem động tĩnh, cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm, Thật là một vị Vô Lượng Lực Đại Thế Chí Bồ tát. Lúc bấy giờ chỉ có Huyền Quang tôn giả biết được cái ý ấy, bỏ cái cao sang của một vị Trạng nguyên sớm chiều đi theo để hoàn thành cái ý nguyện của ngài.) [175,tr.226]

Nguyễn Đăng Sở cho rằng, dụng tâm thật sự của Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông khi lên núi Yên Tử xuất gia tu hành cũng là do ngài biết xem thiên hạ là công, nghĩa là vì luôn lo lắng cho vận mệnh của dân tộc, phòng ngừa đại địch phương Bắc xâm phạm biên cương, nên mới làm như vậy. Không những thế, mà cả Tam Tổ


Huyền Quang từ bỏ vinh hoa phú quý, theo Điều ngự giác hoàng tu hành cũng là kế di chí, hoàn thành tâm nguyện vì dân vì nước của Tổ.

Tuy vua Trần Nhân Tông thân ở chốn cửu trùng mà xem ngôi vua như đôi dép cỏ không một ý niệm tham đắm, vinh hoa phú quý tột bực nhưng không bị dính mắc, hằng ngày đi giày cỏ nằm chiếu rơm ăn uống chay tịnh đạm bạc. Cả cuộc đời của vị Sơ Tổ Trúc Lâm này là minh chứng xác thực cho tinh thần “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, “lấy ý muốn của muôn dân thiên hạ làm ý muốn của mình”:

調御覺皇捨萬乘而行單身,茹痛六十拳,而身不知痛,是故有而能捨為難.

Điều Ngự Giác hoàng xả vạn thặng nhi hành đơn thân, như thống lục thập quyền, nhi thân bất tri thống, thị cố hữu nhi năng xả vi nan. [158,tr.256] (Điều Ngự Giác Hoàng bỏ ngôi vua mà đi bộ một mình, bị sáu mươi cái đấm mà thân không biết đau. Cho nên có của mà bỏ được mới thực là khó.) [175,tr.260]

Tấm lòng đại nhân đại nghĩa này của Điều Ngự Giác Hoàng thể hiện rõ qua lời tự bạch trong bài phú Cư trần lạc đạo:

Ăn rau ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay;

Vận giấy vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc.

Nhược chỉn vui bề đạo đức, nửa gian lều quý nửa thiên cung;

Dầu hay mến thửa nhân nghì, ba phiến dấu yêu hơn lầu gác. [296,tr.505]

Làm sao có thể trị quốc an bang? Làm sao cho đất nước được thái bình thịnh trị? Làm sao cho muôn dân được an cư lạc nghiệp? là điều mà các tác giả của tác phẩm vô cùng ưu tư, Hải Lượng cho rằng:

佛貴持國,不貴治國,大抵國能持,便不須治而自治,然非大力量如釋迦牟

尼佛卻持不得,還須把治治去. Phật quý trì quốc, bất quý trị quốc, đại để

quốc năng trì, tiện bất tu trị nhi tự trị. Nhiên phi Đại lực lượng như Thích Ca Mâu Ni Phật khước trì bất đắc, hoàn tu bả trị trị khứ. [175,tr.296] (Phật quý trọng việc nắm giữ đất nước (trì quốc), chứ không quý trọng việc điều hành đất nước (trị quốc). Đại để, nếu biết nắm giữ đất nước thì không cần phải điều hành mà tự nó khắc điều hành. Nhưng nếu không phải là Đại lực lượng như Phật Thích Ca Mâu Ni thì không nắm giữ nổi nước mà cần phải điều hành thì nước mới được bình trị.) [175,tr.299]

Rõ ràng là Hải Lượng Ngô Thì Nhậm đã rất đề cao việc đem tâm từ bi giáo hoá chúng sinh theo tôn chỉ nhà Phật, khiến cho tâm từ bi của tất cả chúng sinh được phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023