Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 5

nổi”. Để cuối cùng khẳng định đầy tin tưởng “tiêu trừ cái thói hèn nhát, cổ vũ cái chí giết thù, việc thiên hạ còn có thể làm được”, qua đó chứng minhh rằng một dân tộc nhỏ bé vẫn có thể thắng được những kẻ thù lớn mạnh với điều kiện có “người điều khiển” tức là có lãnh đạo, có tổ chức.

Không dừng lại ở đó, trong các bài Tâu xin kinh lý miền thượng du (1882), Tâu xin đình hoãn án kiện vàtrù tính thời sự ( 1883), Tâu xin về quê nhà để tập hợp và vỗ về nhân dân (1882), tờ Biểu tạ về việc cha mẹ được phong tặng (1878), các ý kiến xác đáng trên còn được nhắc lại nhiều lần, nhưng trước sau đều vấp phải thái độ bảo thủ của triều đình đớn hèn sẵn sàng quỳ gối trước giặc nước. Cho nên tinh thần yêu nước của ông lúc này đã được bộc lộ kịch liệt ra ngoài bằng một nỗi căm giận đầy uất hận đối với bọn giặc cướp nước, kết hợp chặt chẽ với một lòng khinh bỉ pha lẫn đau xót đối với bè lũ bán nước. Dưới ngọn bút bừng bừng chính nghĩa, mài sắc cảnh giác của ông, bản chất của bọn giặc Pháp hiện rõ với tất cả những âm mưu xảo trá, đê hèn, những hành động gian ác. Và mỗi việc làm, mỗi hành động của ông đều nhằm thẳng vào kẻ thù. Nhân duyệt đoàn dũng ở một địa phương, ông làm thơ gửi bạn ca ngợi nhiệt tình cứu nước của nhân dân, đồng thời cũng vạch trần âm mưu đen tối của kẻ thù:


Xuân nhĩ dương di hám hải quan,

Tư hoàng cộng phấn hãn bang giang

(Vãng hạt nội Mỹ lộc xã duyệt đoàn dũng, giản bang biện cử nhân Võ Bá Liêm)

(Giặc Pháp lăm le cửa biển Đông, Muôn người giữ nước một lòng chung)

(Nhân duyệt quân đoàn dũng ở xã Mỹ lộc, làm gửi cho viên bang biện là ông cử Võ Bá Liêm)

Thái độ của Nguyễn Xuân Ôn với giặc Pháp được bộc lộ một cách kín đáo nhưng không kém phần mạnh mẽ, quyết liệt:

Hòa - lan tiện thị tây phương giáo,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Quỷ loại thiên tòng thử địa đa

(Mạnh đông du Thập tháp ngẫu thuật) (Hòa - lan cùng giáo phương Tây đó,

Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 5

Đất ấy cùng hay lắm quỷ ma)

(Tháng mười chơi Tháp Mười ngẫu nhiên làm ra) Ông chỉ rõ thực dân cướp nước thực chất là bọn “quỷ ma” tàn bạo.

Ngoài ra ông còn gọi chúng là “mấy thằng Tây” (Cảm tác), là “mọi rợ phương tây ngu xuẩn”… Chừng ấy thôi cũng đủ để cho ta thấy được thái độ căm thù giặc sâu sắc của ông.

Lo sợ văn hóa cổ truyền, thuần phong mĩ tục tốt đẹp của dân tộc bị mai một trước sự tấn công hung bạo của văn hóa thực dân nhà thơ họ Nguyễn bày tỏ nỗi lo ngại khôn nguôi:

Khả tích thiên nhiên văn hiến quốc Khước duyên ca vũ phá trừ hưu (Tiếc thay non nước ngàn thu, Mảng vui múa hát cơ đồ nát tan)

(Thu nhật cảm tác)

Và không chỉ dừng lại ở mặt phản ánh tình hình, đề đạt nguyện vọng, mà lúc cần thiết đã có cách xử lý cứng rắn, quyết liệt: ông đã cho bắt về hỏi tội tên giáo sĩ Pháp dám ngang nhiên dùng lọng vàng dành riêng cho nhà vua, lúc đi giảng đạo và buộc hắn phải cam đoan về sau không dám xúc phạm đến lễ nghi phong tục nước Nam nữa. Ngay sự có mặt hàng ngày của kẻ thù với tiếng nói, y phục, lối sống phong tục khác biệt đối với một nhà nho chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trong khuôn khổ lễ giáo Khổng Mạnh cũng là một sự sỉ nhục, một thử thách lớn:

Thanh sam bị phát ngôn nan hiểu,

Tổ phục văn thân tục dị đồng

(Châu trung tác) (Áo xanh tóc xõa lời khôn hiểu, Mặt trắng minh hoa tục khác nhau)

(Làm ở trong thuyền)

Thêm vào đó, bất bình trước tình cảnh thực dân Pháp như bầy rợ tàn bạo phá hoại từ vật chất đến tinh thần, trước những chính sách xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, chứng kiến cảnh đất đai của Tổ quốc bị cắt xé, nhà yêu nước họ Nguyễn đau xót vô vàn. Với ông, tội ác của quân cướp nước đối với nhân dân ta to lớn vô cùng, không thể dung tha:

Thiên lý bang kì thống địa dư,

Bách niên lăng tẩm biến khâu khư. Y thiên lâu lỗ tinh chiên xứ

Phác địa lư diên ối tận dư

(Trường an hoài cổ,1) (Đế đô ngàn dặm nắm dư đồ,

Lăng tẩm trăm năm hóa đống gò. Lầu gác chọc trời nơi lộn mửa, Xóm làng chật đất biến tàn tro)

(Trường An nhớ thuở xưa)

Căm giận sâu sắc bè lũ cướp nước, Nguyễn Xuân Ôn không thể chấp nhận được bất cứ một điều gì nhắc tới hay liên quan đến kẻ thù. Tiếng kèn binh của đội quân chiếm đánh pháp ngày đêm vang lên ngay trong thành cấm cũng khiến nỗi lòng đau xót mất nước của ông tăng lên gấp bội:

Thái vận vị lai ưng sĩ mệnh,

Thành trung nạp muộn thích tiêu già

(Cảm tác) (Vận chưa nay, hãy chờ thời,

Buồn nghe thành cấm nổi bài kèn Tây)

Rồi ngay đến tiếng súng bắn đì dùng dòng dã ngày đêm trong doanh trại giặc, chuyện xe sắt chạy trên các nẻo đường kinh thành cũng làm cho vị nho sĩ yêu nước cảm thấy nhục nhã, đau khổ như bị xúc phạm:

Doanh xá liên triêu oanh hỏa pháo,

Nhai cù tận nhật tẩu kim xa

(Trường an hoài cổ) (Doanh trại súng đồng kêu suốt sáng, Phố phường xe sắt chạy luôn trưa)

(Trường an nhớ thuở xưa)

Với lý tưởng giúp dân cứu nước cùng lòng căm thù giặc sâu sắc của mình, Nguyễn Xuân Ôn đã không ít lần viết tấu sớ dâng lên triều đình. Qua các bài tấu sớ, các bản điều trần với nội dung trình bày những việc cần làm để chống giặc giữ nước, mọi âm mưu thủ đoạn xảo trá của kẻ thù được che đậy dưới bất cứ vỏ bọc nào đều bị bóc trần, mổ xẻ dưới ngòi bút chính nghĩa của ông và tất cả đều được lôi ra phơi bày dưới ánh sáng.

Trong bài Tâu về việc trình bày mọi điều lợi hại thời bấy giờ ông viết: “… Bọn mọi rợ như muông sói, lòng tham của chúng không khi nào

thỏa mãn… Hiện nay, đối với việc giao thiệp với người Pháp, người bàn thường nói rằng sự thế bắt buộc phải như thế, ta phải lo tính từ từ mới được… Ta tính việc chống nó rất chậm mà nó tính việc đánh ta rất gấp, nó phòng ngừa ta rất nghiêm ngặt mà ta phòng ngừa nó rất sơ sài… Phương chi nước ta bây giờ, ta không có quyền làm chủ, hành động gì cũng bị chúng khống chế”.

Ông còn gay gắt, kịch liệt lên án chính sách hòa hảo tai hại của triều đình, vạch rõ âm mưu giặc Pháp đã xảo quyệt lợi dụng chính sách sai lầm ngu muội đó của vua quan phong kiến để hòng phục vụ cho ý đồ xảo trá của chúng:

“Chúng nó vượt muôn dặm biển khơi hiểm trở để đồ mưu cướp nước đất đai của mình, dụng tâm đến mực nào, mà mình lại muốn lấy ý đồ tốt mà đối đãi với nó được! Từ khi ta hòa hảo với chúng nó, Phan Thanh Giản một lần qua mà mất ngay sáu tỉnh, Lê Tuấn chưa về mà bốn tỉnh đã mất. Sau đó xứ thần nhiều lần đi khó nhọc uổng công. Không những mất của vô ích mà còn làm cho nó biết ta không có phương sách gì khác, nên mưu đồ đánh ta lại càng gấp hơn… Giặc Pháp như con ong, con rết có nọc độc, con hùm con sói không thân ai, làm sao mà tin được” (Bài tâu điều trần các việc nên làm)

Ngòi bút của Nguyễn Xuân Ôn không chỉ được sử dụng chủ yếu và rộng rãi vào việc đả kích lên án bè lũ thực dân cướp nước mà còn chĩa mũi nhọn vào bọn quan lại phong kiến triều Nguyễn. Bấy giờ, trước sức tấn công hung bạo của tư sản Pháp, trong nội bộ giai cấp phong kiến thống trị đã diễn ra sự phân hóa, và sự phân hóa này càng về sau càng kịch liệt. Đại bộ phận hàng ngũ phong kiến thống trị kể cả vua Tự Đức, vốn mang nặng tư tưởng thất bại chủ nghĩa ngay từ đầu. Với đầu óc thông tuệ, tỉnh táo, ngay từ đầu ông đã thấy được âm mưu của giặc, do vậy sau khi điều tra nắm rõ tình hình Nguyễn Xuân Ôn đã nhiều lần báo cáo về triều âm mưu của giặc Pháp và tha thiết đề nghị triều đình có biện pháp đối phó tích cực. Nhưng đường lối của triều đình đối với Pháp lúc bấy giờ chủ yếu là thương thuyết cầu hòa, ngu dại tưởng rằng bằng cách đó thì có thể lấy lòng bọn Pháp để chuộc lại sáu tỉnh Nam kì đã bị chúng nuốt trôi từ năm 1867. Nhằm bảo vệ quyền lợi ích kỉ, thiển cận của giai cấp, chúng đã nhanh chóng đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác “ đầu hàng đế quốc, thỏa hiệp với đế quốc, và đến cả câu kết với đế quốc để cứu nước” (Về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam).

Nhưng tất cả những lời đề nghị xuất phát từ một tinh thần cảnh giác yêu nước sâu sắc, từ một tình cảm thương dân nồng nàn ấy của ông đều vấp phải sự lãnh đạm đáng giận của một triều đình đã quá ư mục nát và mang nặng tư tưởng thất bại và sẵn sàng bán mình cho kẻ thù dân tộc:

Dân giáo sao theo bọn ngoại dương, Mười năm binh hỏa hại dân lương Triều đình hòa hảo thên bày chuyện, Biên quận lo toan khéo vẽ tuồng.

Nào sợ giúp đời không Quản, Cát, Ngán thay bán nước có Uông, Hoàng. Đối người còn nói lời gian dối,

Mặt mũi nào mà đối chủ trương.

(Nghe bốn trấn thất thủ cảm tác)

Nước mất nhà tan chúng vẫn dửng dưng thờ ơ vui cười như không hề có chuyện xảy ra:

Khước đắc cung trung ngôn tiếu bảo Đình tiền bồ bặc thị hà vi?

(Cười nói trong cung nghe rả rích, Lom khom sân trước để làm chi)

(Lễ sóc vọng bái)

Để rồi run sợ trước sự phẫn nộ của nhân dân cả nước đang sục sôi quyết tâm đánh giặc cứu nước, bọn quan lại đã cố ngụy trang bằng chủ trương “chủ hòa” tai hại của chúng dưới nhiều chiêu bài khác nhau như “thủ để hòa, duy thủ, trì cứu…”. Tất cả những lập luận, ý kiến đó chỉ nhằm che đậy một thực tế đau xót và đáng trách là bè lũ phong kiến hèn nhát đều sợ giặc và sẵn sàng khuất phục trước giặc. Nguyễn Xuân Ôn đã nhìn thấu mọi hành động giảo hoạt của chúng. Dưới ngòi bút của mình, khi châm biếm sâu cay, khi trực

diện phê phán bừng bừng nghĩa khí thì bẽ lũ bán nước dần hiện nguyên hình xấu xa, đê tiện dưới ánh sáng rực rỡ của chủ nghĩa yêu nước:

Triều đình trù toán phân hòa cục, Biên khổn quy khôi lộng hý trường (Triều đình hòa hảo thêm bày chuyện, Biên quận lo toan khéo vẽ tuồng)

(Làm khi nghe bốn trấn thất thủ)

Không chỉ bóc trần sự ngu dốt đớn hèn mà ông còn vạch rõ đường lối ngoại giao nặng nề “biếu ngọc, dâng lụa” của lũ vua quan thối nát đó tất yếu sẽ dẫn tới những hành động tội lỗi:

Chí đề kim bạch thao qua giáp,

Khởi lự quan thường dịch nhuế vi (Những mưu vàng lụa vùi gươm giáo, Nào tưởng mũ xiêm thành vẩy mai)

(Cảm thuật)

Và ông thẳng thắn lên án, phê phán bọn quan lại triều đình ham sống sợ chết không quan tâm đến sự tồn vong của đất nước. Trước vấn nạn lớn của dân tộc, thực dân Pháp kéo quân ra đánh Bắc Kì lần thứ hai, bọn bán nước vẫn ngu muội dồn hết sức lực vào việc đàn áp nhân dân, mặt khác vẫn ngoan cố bưng tai bịt mắt để tiếp tục cuộc sống xa hoa hưởng lạc trên xương máu của nhân dân cả nước:

Khoát luận cao đàm phụ đế triều, Quận thành xa mã cách hiêu hiêu (Nói khoác bàn rộng luống phụ đời Nghêng ngang xe ngựa ngán cho ai)

(Cảm thuật II)

Không chỉ có ở Ngọc Đường thi tập Ngọc Đường văn tập cũng là nơi tác giả viết nênnhững bản cáo trạng tố cáo tội ác đẫm máu của quan lại phong kiến đã tiếp tay đắc lực cho bè lũ xâm lược tàn sát nhân dân:

Trước đây, những người ra đầu thú ở phủ và tỉnh, nhà tan của hết mới được thoát về, người nghèo khổthì không khỏi chết đói ở ngục. Bọn quan lại thêu dệt yêu sách, trăm hình ngàn trạng, thật dân chúng có tội tình gì mà cực đến thế!... Những người đầu mục hưởng ứng việc nghĩa, bà con phải liên can, gia sản phải tịch thu, cho rằng đó là chiếu luật mà sử án. Cần vương báo quốc mà lại phạm tội chết, tôi thật không biết cái thứ luật ấy có tự bao giờ (Thư gửi các ông quan quen biết ở kinh).

Căm ghét tột cùng trước thái độ cũng như bản chất của bọn tham quan song Nguyễn Xuân Ôn cũng vô cùng đau xót trước những cảnh chướng tai gai mắt khi bọn quan lại phong kiến đua nhau xu nịnh, ôm chân giặc, học đòi nói tiếng Tây, mặc đồ Tây, theo đạo…

Tự cổ thánh thần tư hoạt hạ,

Đương kim hiền tuấn tụng Chỉ - thu

(Thuật hoài II) (Từ trước thánh thần than mọi rợ Mà nay hiền tuấn đọc Giê - xu)

(Thuật lại ý nghĩ của mình)

Trong khi các sĩ phu yêu nước đang cảm thấy đau xót hổ thẹn tột cùng “ngước mắt trông non sông đâu đâu cũng đáng đau lòng”:

Cử mục giang hà tận khả thương,

Thao thao xa mã cánh hà đương

(Thu nhật cảm tác) (Trông vời non nước chạnh lòng thương, Xe ngựa lao xao luống bẽ bàng)

(Ngày thu cảm tác)

thì bọn quan lại triều đình - bọn cầu đầu cả một đất nước lại a dua sẵn sàng từ bỏ phong tục tập quán vốn có lâu đời của dân tộc học để chạy theo Tây hóa, học đòi múa rối, nói tiếng tây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023