thường thường có xu hướng bán lại cổ phần của mình cho người khác, khiến cho mục tiêu kỳ vọng về “cổ đông – người lao động” thường không đạt được. Tính chất khép kín, thiếu công khai rộng rãi cũng khiến cho những người mua gom được các cổ phiếu từ những người lao động bình thường thường là các lãnh đạo cũ của doanh nghiệp, có quan hệ gần gũi và có lợi thế thông tin. Tất cả những điều này khiến cho việc hình thành cấu trúc sở hữu của DNCPH có thể chệch khỏi hướng hiệu quả như đã phân tích.
Các văn bản chính sách quy định và hướng dẫn cách xác định giá trị doanh nghiệp (phương pháp tính giá trị quyền sử dụng đất, giá trị lợi thế vị trí địa lý, giá trị thương hiệu…), giải quyết dư nợ, phương pháp tính toán giá khởi điểm chào bán cổ phần lần đầu, bố trí việc làm cho người lao động… thể hiện thiếu rò ràng, dẫn đến sự hiểu và vận dụng không thống nhất, có thể bị lạm dụng. Chẳng hạn, theo quy định hiện hành của nhà nước, người ta có thể áp dụng 3 phương pháp để xác định giá trị các DNNN để CPH gồm: Phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) và phương pháp xác định giá trị lợi thế kinh doanh. Theo phương pháp tài sản, người ta cần xác định chính xác giá trị các tài sản hữu hình cũng như vô hình của doanh nghiệp. Đối với các tài sản như máy móc, thiết bị, giá trị của tài sản được đánh giá trên cơ sở ước lượng giá trị ban đầu (“nguyên giá tính theo giá thị trường”) của tài sản và phần trăm chất lượng còn lại của tài sản. Việc ước lượng “nguyên giá” thị trường ở thời điểm xác định giá đối với các tài sản là dây chuyền sản xuất rất lạc hậu về công nghệ, hiện tại không còn được sản xuất, lưu thông trên thị trường và cũng không có tài sản so sánh tương đương là rất khó khăn. Điều đó cũng đúng với các tài sản “chuyên biệt” mà nhà nước thường đầu tư cho các doanh nghiệp công ích (quản lý đường bộ, đường song, quản lý môi trường đô thị…). Để khắc phục điều đó, người ta cho phép các tài sản loại này được xác định nguyên giá theo giá tài sản ghi trên sổ kế toán. Vấn đề là trong một số trường hợp, giá trị tài sản trên sổ kế toán có thể rất cao
(một cách bất hợp lý), do tài sản đã được đánh giá lại nhiều lần theo sự thay đổi của chế độ tỷ giá như quy định của Nhà nước trong chế độ kế toán trước đây. Việc xác định giá trị của các tài sản vô hình (chẳng hạn như thương hiệu, lợi thế kinh doanh…) của DNNN được cổ phần hóa cũng gặp nhiều trở ngại khi các thị trường dịch vụ, hay thị trường của các hàng hóa vô hình chưa phát triển. Những bất cập tương tự cũng có thể xảy ra khi áp dụng phương pháp DCF (dòng tiền chiết khấu) hay phương pháp xác định giá trị lợi thế kinh doanh khi xác định giá trị doanh nghiệp.
- Các văn bản pháp quy cũng như các chính sách hỗ trợ DN trong quá trình CPH của nhà nước chưa được ban hành kịp thời và được điều chỉnh phù hợp khi xuất hiện những vấn đề mới phát sinh trong thực tế. Thậm chí có những văn bản hướng dẫn về CPH được ban hành quá chậm khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi thực hiện.
- Tỉnh cũng chưa chủ động trong việc nghiên cứu, và cụ thể hóa các văn bản pháp quy này phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của địa phương.
3.4.2. Công tác quản lý nhà nước về CPH DNNN trên địa bàn tỉnh chưa theo kịp với yêu cầu
- Chương trình và kế hoạch CPH DNNN chưa được thiết kế chu đáo, bài bản: Điều này được thể hiện ở chỗ: trong nhiều năm qua, kế hoạch CPH DNNN không được thiết kế như một bộ phận của tiến trình hoàn thiện và phát triển các thể chế thị trường, định vị lại vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, tái cấu trúc lại toàn bộ khu vực DNNN cũng như cả nền kinh tế. Các tiêu chí để phân loại các DNNN thành những DN mà nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, DN thuộc diện cổ phần hóa song nhà nước vẫn nắm giữ trên 50% vốn hoặc giữ cổ phần ở mức chi phối, DN thuộc diện cổ phần hóa song nhà nước không cần trở thành cổ đông chi phối hay có thể thoái vốn hoàn toàn không được xác định rò ràng. Những DNNN được xem là nhà nước cần nắm giữ thường gắn liền với quy mô (các DN lớn), tầm quan trọng (các DN hoạt
động trong các ngành “chiến lược” - đây cũng là một thuật ngữ không rò ràng) hoặc có khả năng đem lại nguồn thu lớn cho nhà nước hơn là dựa trên sự định vị đúng đắn vai trò và tương quan của khu vực công – tư trong nền kinh tế thị trường. Các phương án CPH nhiều khi không được chuẩn bị chi tiết gắn với cách thức tổ chức và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, phương thức bán cổ phần, lịch trình và tiến độ, sự phối hợp giữa các bên có liên quan và sự phân công trách nhiệm, thời hạn hoàn thành cụ thể…, trong đó các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh sớm được dự liệu và được đảm bảo nguồn lực để xử lý [xem thêm phần phụ lục]. Trách nhiệm của người lãnh đạo DNNN thuộc diện CPH không được quy định rò ràng. Việc giao cho chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm quyết định số lượng cổ phần, thời gian, phương thức tổ chức bán, quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn bán cổ phần, thậm chí quyết định giá khởi điểm đấu giá chứ không phải một cơ quan chuyên trách có thẩm quyền đã tạo ra gánh nặng và áp lực không đáng có đối với người đứng đầu UBND tỉnh, cũng như có thể nảy sinh những hệ lụy khác khi quyền quyết định đối với những khâu quan trọng của quá trình CPH một DNNN lại được thiết kế một cách quá tập trung.
- Quy trình cổ phần hóa vẫn còn phức tạp gắn với nhiều thủ tục phiền hà, chậm được đổi mới, cải tiến. Công tác chỉ đạo, thực hiện công tác CPH còn chồng chéo, liên quan đến hầu hết các sở, ban, ngành, địa phương song sự phối hợp giữa các tổ chức, cơ quan này còn thiếu hiệu quả. Công tác triển khai, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các đề án CPH đã được phê duyệt còn chậm trễ, lúng túng. Việc xử lý các vướng mắc nảy sinh thường bị kéo dài do các thủ tục hành chính phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận chức năng. Tính năng động nói chung của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Tỉnh không được đánh giá cao (Theo “Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2014” chỉ số về tính năng động của Thanh Hóa năm 2014 chỉ đạt 5,58 điểm, không được cải thiện so với năm 2013 và thấp hơn so với
nhiều chỉ số thành phần khác. [75]) cũng phần nào phản ánh vai trò của các cơ quan này đối với việc xử lý các vấn đề của CPH. Các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa chưa chủ động xử lý những vướng mắc về tài chính, các khoản nợ phải thu hồi, các khoản nợ phải trả…
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình, Kết Quả Thực Hiện Cph Dnnn Ở Thanh Hóa.
- Vấn Đề Sắp Xếp Lại Lực Lượng Lao Động Và Giải Quyết Lao Động “Dôi Dư” Trong Các Dncph
- Vấn Đề Quản Lý Nhà Nước Và Sự Phân Biệt Đối Xử Đối Với Dn Sau Cph (So Với Dnnn).
- Chủ Trương Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Và Mục Tiêu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Của Tỉnh Thanh Hóa
- Giải Quyết Những Vấn Đề Kinh Tế Xã Hội Nảy Sinh Trên Cơ Sở Tăng Cường Tính Công Khai, Minh Bạch Và Xác Lập Nguyên Tắc Hài Hòa Hóa Lợi Ích.
- Minh Bạch Hóa Vấn Đề Tài Chính Và Quyền Sở Hữu Của Nhà Nước Trong Doanh Nghiệp Sau Cph
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
- Việc đấu giá cổ phần cũng nảy sinh một số vấn đề dễ phát sinh tiêu cực. Đó là, hiện tượng thao túng bán đấu giá cổ phiếu của một số cá nhân, tổ chức bằng cách nâng đấu giá lên cao, nhằm loại bỏ ngay lập tức những người có nhu cầu mua cổ phiếu thực sự. Sau khi kết thúc phiên bán đấu giá, những người này từ chối không mua số cổ phần đã đấu giá, chấp nhận mất tiền đặt cọc và theo quy định, người chào giá mua cao thứ hai sẽ được xét để mua số cổ phiếu đó. Khi có sự thông đồng với nhau giữa những người này, giá cổ phiếu sẽ bị thao túng và tài sản của nhà nước dễ bị thất thoát.
- Một số doanh nghiệp đã thực hiện sai chính sách của Nhà nước trong đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp, dẫn đến việc không thể quyết toán thuế, không xác định được giá trị doanh nghiệp, tạo ra việc khiếu kiện kéo dài. Việc điều tra, xử lý các vi phạm gặp rất nhiều khó khăn, do có sự thay đổi về chính sách, về cán bộ, hoặc những vi phạm chưa được giải quyết xong thì doanh nghiệp lại tiến hành các bước tiếp theo.
3.4.3. Các thiết chế hỗ trợ tiến trình CPH DNNN còn kém phát triển.
Trong một môi trường mà các thị trường liên quan đến các dịch vụ cao cấp gắn liền các tài sản tài chính, trí tuệ…như thị trường chứng khoán, thị trường dịch vụ tư vấn, thị trường dịch vụ khoa học công nghệ… hầu như mới chỉ manh nha hình thành, hay thị trường đất đai phát triển một cách lệch lạc, méo mó (do các quy định về sở hữu đất đai), việc định giá hay xử lý nợ của doanh nghiệp trở nên khó khăn và dễ bị lạm dụng. Việc thiếu vắng hoặc kém hoàn thiện của các thể chế thị trường có khả năng cho phép đánh giá một cách khách quan giá trị của các sản phẩm hay hàng hóa khó đánh giá (đất đai, cổ phiếu, thương hiệu, lợi thế kinh doanh, mua bán nợ…) cũng như các tổ chức
cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp, các chuyên gia tư vấn có trình độ cao và đạo đức nghề nghiệp đáng tin cậy là những khó khăn khách quan chung, gây trở ngại cho việc xử lý các vấn đề liên quan đến việc định giá tài sản doanh nghiệp CPH cũng như xử lý một số tồn đọng khác của doanh nghiệp, tạo ra những kẽ hở cho các nhóm lợi ích có thể lợi dụng.
3.4.4. Nhận thức xã hội và công tác tuyên truyền về CPH còn hạn chế
Ở Thanh Hóa, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động trong doanh nghiệp chưa hiểu thấu đáo thực chất lợi ích của quá trình chuyển DNNN thành công ty cổ phần, sợ bị xáo trộn việc làm, cương vị công tác nên thiếu ủng hộ quá trình CPH.
Thói quen sống và làm việc trong chế độ quan liêu, bao cấp trước đây, đã làm cho người lao động sợ cổ phần hóa. Họ cho rằng cổ phần hóa sẽ làm cho họ mất việc làm, do không có tiền mua cổ phiếu, tuổi cao sức yếu không thích nghi với cơ chế thị trường. Một bộ phận công chức, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước hay cơ quan chủ quản của doanh nghiệp vốn được hưởng lợi từ vị trí đặc quyền cũ cũng e ngại và thiếu chủ động đón nhận chủ trương CPH do lo sợ bị mất vị trí và thua thiệt về lợi ích. Kế hoạch CPH, vì thế, mà có thể bị thiết kế một cách thiếu chu đáo, bài bản, bị triển khai chậm chễ, thiếu quyết liệt. Trong quá trình thực thi, những vấn đề nảy sinh không được nhận biết sớm và có giải pháp xử lý kịp thời, thích hợp.
Sự hạn chế trong nhận thức chung của toàn xã hội cũng như của cán bộ, đảng viên ở Thanh Hóa về vấn đề CPH DNNN có liên quan đến những vấn đề gốc rễ hơn như: quan niệm khoa học và thực tiễn về nền kinh tế thị trường hiện đại, về mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Cách nhìn định kiến, thiếu cơ sở thực tiễn về những vấn đề này khiến cho trong xã hội, vẫn chưa có sự thống nhất nhận thức thực sự về vai trò của sở hữu tư nhân và khu vực tư nhân cũng như vai trò của nhà nước và các DNNN trong nền kinh tế thị trường. Tâm lý e ngại CPH sẽ dẫn đến tư nhân hóa hay không chấp nhận CPH là tư nhân hóa, bất
chấp sự CPH nửa vời mà theo đó, ở các DN sau CPH, nhà nước vẫn là cổ đông lớn chi phối số phận DN, không tạo ra sự cải thiện đáng kể đối với hiệu quả hoạt động của DN, khiến cho chủ trương CPH không biến thành một kế hoạch hành động chi tiết, được thực thi một cách quyết liệt và nhất quán. Sự chần chừ, ngập ngừng trong trường hợp này là khó tránh khỏi.
Vướng mắc về vấn đề tư tưởng, nhận thức tồn tại thậm chí cả ở cấp cao nhất khiến cho chủ trương CPH không trở thành quyết tâm chính trị ưu tiên cao của các cấp ủy và chính quyền. Nó cũng làm cho các nội dung tuyên truyền về chủ trương CPH trở nên thiếu sâu sắc, và không được triển khai sâu rộng. Ở Thanh Hóa, một số cấp ủy Đảng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt chưa chủ động nghiên cứu, phổ biến rộng rãi để đảng viên, quần chúng hiểu rò yêu cầu cần thiết, lợi ích của việc cổ phần hóa, tháo gỡ những khúc mắc của họ về tư tưởng. Việc phổ biến chủ trương CPH của Đảng và Nhà nước thường được tập trung chủ yếu ở những DNNN thuộc diện CPH mà không được tuyền truyền rộng rãi trong mọi nhóm xã hội khiến cho quá trình này không thu hút được sự quan tâm, ủng hộ và giám sát của toàn xã hội. Điều đó phần nào cũng làm giảm tính công khai, minh bạch của tiến trình CPH, cho phép cách thực hiện CPH theo kiểu khép kín, nội bộ hóa có điều kiện diễn ra, tiến độ CPH diễn ra chậm chễ mà không có ai thực sự bị trừng phạt. Từ đó, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội sẽ nảy sinh.
Công tác tuyên truyền, giáo dục và đấu tranh với tư tưởng bảo thủ chưa được đặt ra một cách nghiêm túc và chưa có biện pháp hữu hiệu, đủ mạnh để khắc phục. Đồng thời, những lãnh đạo doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có sai phạm, đặc biệt là đối với những người gây khó khăn, cản trở, chống đối chỉ đạo của cấp trên, vi phạm các quy định về cổ phần hóa và sắp xếp doanh nghiệp, cán bộ quản lý gây thua lỗ, nợ đọng, thất thoát tài sản nhà nước chưa được xử lý kiên quyết, nghiêm minh. Những điều này khiến việc triển khai quá trình CPH nói chung trở nên khó khăn.
Kết luận Chương 3
Chương 3 đã tập trung nghiên cứu tình hình và kết quả CPH DNNN ở tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở đó đã chỉ rò các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình CPH các DNNN của tỉnh.
Thực tiễn chỉ rò quá trình CPH các DNNN tại Thanh Hóa đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực tại các DN này. Tuy nhiên nó cũng cho thấy: Các công ty mà ở đó, nhà nước giữ tỷ lệ cổ phần thấp, nhất là những CTCP mà Nhà nước không còn nắm cổ phần đã thực sự chủ động trong SXKD nên hiệu quả SXKD cao hơn, tạo được nhiều việc làm hơn so với trước CPH. Ngược lại, ở các CTCP mà Nhà nước giữ tỷ lệ cổ phần cao thuờng ít có sự thay đổi trong quản trị doanh nghiệp, trong nhân sự, tính tự chủ, chủ động của DN trong SXKD thấp, nhất là ở những CTCP mà các thành viên trong HĐQT chỉ nắm giữ tỷ lệ vốn cổ phần thấp, chỉ có một số ít cán bộ công nhân là cổ đông. Trong số này, sau CPH công ty vẫn hoạt động kinh doanh với hiệu quả thấp, thậm chí còn đứng trước nguy cơ bị phá sản.
Bên cạnh đó, quá trình CPH cũng như sự vận hành của các DN sau CPH nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn. Toàn bộ quá trình này vẫn đã và đang đối diện với nhiều vấn đề bất cập, cần tháo gỡ: Các lực cản kinh tế -xã hội nảy sinh trong quá trình chuẩn bị CPH các DNNN; những khó khăn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp để CPH; vấn đề bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong các doanh nghiệp CPH, vấn đề cổ đông Nhà Nước, cổ đông chiến lược; vấn đề xử lý công nợ của các doanh nghiệp; vấn đề quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình CPH, vấn đề cần giải quyết đối với các doanh nghiệp sau CPH...Giải quyết tốt các vấn đề này là nền tảng để thúc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả của quá trình CPH các DNNN ở Thanh Hóa trong thời gian tới.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ
- XÃ HỘI NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở TỈNH THANH HÓA
4.1. Quan điểm giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hóa những năm tới
4.1.1. Bối cảnh của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hóa những năm tới
4.1.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội chung
Sau hơn 20 năm thực hiện quá trình sắp xếp, đổi mới khu vực DNNN, trong đó có quá trình CPH các DNNN, cùng với tiến trình Đổi mới chung, diện mạo nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi rò rệt. Khu vực tư nhân đã lớn mạnh không ngừng và trở thành khu vực đóng góp lớn nhất trong việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ, tạo công ăn, việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với hàng ngàn doanh nghiệp đã được cổ phần hóa, khu vực DNNN đã được thu hẹp một bước và thích nghi tốt hơn với nền kinh tế thị trường. Những thay đổi về mặt cấu trúc như vậy là một nội dung quan trọng của tiến trình Đổi mới, của việc chuyển một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế thị trường, góp phần làm nên những thành tựu tăng trưởng đầy ấn tượng của Việt Nam thời kỳ Đổi mới.
Tuy vậy, nhìn tổng thể, so với các DN thuộc khu vực tư nhân trong nước cũng như các doanh nghiệp FDI, khu vực DNNN vẫn được xem là khu vực hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nhất, mặc dù đây vẫn là khu vực đang chiếm giữ phần lớn lượng vốn và tài sản của toàn xã hội. Đóng góp vào GDP cũng như vào việc giải quyết việc làm của khu vực DNNN hoàn toàn không tương xứng với tỷ trọng tài sản xã hội mà nó nắm giữ. Hiệu quả thấp, năng lực cạnh tranh hạn chế, tình trạng tham nhũng dễ xảy ra, tỷ lệ thua lỗ