Ý Chí Và Hành Động Quyết Tâm Cứu Nước

Liệt thành dĩ tác thù ly vực,

Cách bích do văn khối lỗi trường

(Thu nhật cảm tác II) (Bên vách rập rình trò múa rối’

Đầu thành bập bẹ tiếng Tây dương)

(Ngày mùa thu cảm hoài, II)

Đứng trước sự sa đọa tinh thần của bọn quan lại triều đình, sự dửng dưng trước cảnh nước mất nhà tan, kẻ thù đè đầu cưỡi cổ nhân dân, đua đòi hám Tây lố lăng ông băn khoăn tự hỏi:

Khả quái y quan văn vật địa, Nhi kim Hồ phục dĩ thành quần (Ngán nỗi đất này xiêm áo cũ, Mà nay lũ lượt diện đồ Tây)

(Cảm tác V)

Nhưng đâu chỉ dừng lại ở đó, tệ hại và đáng lên án hơn nữa là chúng còn trâng tráo tìm cách lấy lòng quân cướp nước, nịnh bợ, ngày tết nguyên đán còn lũ lượt kéo nhau đi mừng tuổi vợ giặc - một hành động ngu xuẩn và nhục nhã:

Pháp tục bất tri thiên tuế hạ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Không lao quan cái hướng cô bà

(Mậu tí niên nguyên đán cảm tác, II) (Mừng tuổi, Pháp nào hay tục ấy,

Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 6

Hoài công mũ lọng tới cô bà)

(Ngày nguyên đán năm Mậu tí, cảm tác II) Không chỉ kịch liệt lên án, phê phán những hành động ngu muội, những chính sách dốt nát của chúng mà ông còn thống thiết trách móc chúng, đối với kẻ thù thì xu nịnh, luồn cúi nhưng đối với đồng bào cùng nước lại lên

mặt vênh váo ra sức đè nén, bóc lột:

Cân quắc dĩ an vi thiếp phụ,

Như bà bạch nhật hướng nhân kiêu

(Cảm thuật II)

(Đã cam khăn yếm thân tỳ thiếp, Sao lại ban ngày vác mặt kiêu)

Với bản tính cương trực ngay thẳng và tấm lòng yêu nước sâu sắc nay lại phải chứng kiến cảnh nước nhà rơi vào tay giặc, bọn quan lại bán nước cầu vinh, Nguyễn Xuân Ôn dũng cảm ném thẳng vào mặt bọn bán nước những lời mắng chửi đầy thống khoái. Châm biếm không xong, trách móc cũng không chuyển rồi lòng đầy phẫn nộ, ông đã lột trần chân tướng phản bội đầy gian ngoan xảo quyệt của chúng một cách bất ngờ và đích đáng. Dưới ngòi bút của ông, những lời đả kích thật sâu cay:

Nhung xa đáo xứ ưng gia tế,

Mạc bả hầu quan đối phụ nhân

(Văn duyệt binh)

(Đến đâu xe cộ nên che kín, Mặt khỉ phô chi gái họ cười)

(Nghe nói duyệt binh)

Nguyễn Xuân Ôn gọi chúng là lũ “mặt khỉ” thẳng thừng không e sợ. Song không chỉ dừng lại ở đó ông còn tiếp tục dùng ngòi bút sắc sảo tấn công trực tiếp vào bản chất khốn nạn của chúng:

Kịch liên kim tử hoàng hoàng giả Khước tự my sang kĩ nhất ban (Vàng tía loẹt lòe thương những kẻ, Khác gì con đĩ mắc giang mai)

(Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ)

Bên cạnh việc sử dụng ngòi bút sắc sảo của mình để tố cáo tội ác của triều đình nhà Nguyễn hèn yếu lỗi thời hay để phê phán đả kích bọn quan lại

đầu hàng phản phúc nói chung mà còn dũng cảm tấn công tên đầu sỏ bấy giờ là vua bù nhìn Tự Đức. Không trực diện, thẳng thừng mà ở đây lời lẽ phê phán được sử dụng rất khôn khéo, kín đáo gửi gắm qua những tâm tư lắng đọng oán trách đau buồn song không phải vì thế mà kém phần sâu cay chua chát,vẫn kich liệt gay gắt:

Lương tướng vị ưng hiềm điểu tận, Anh quân hà tất giới cầm hoang (Tướng giỏi hiềm gì câu điểu tận, Vua hiền khôn sợ tiếng cầm hoang)

(Cảm tác II)

Giặc Pháp sau khi nuốt gọn sáu tỉnh Nam kì đang ráo riết nhòm ngó hai miền Trung Bắc còn lại của Tổ quốc, vận mệnh đất nước đang nguy khốn, thế mà Tự Đức vẫn ngày tháng mải miết săn bắn, dong chơi không màng đến quốc gia xã tắc. Và với tấm lòng ưu thời mẫn thế, gắn bó suốt đời với thời cuộc, Nguyễn Xuân Ôn đau xót để rồi cuối cùng không nén được lòng, ông đứng lên phản cáo, giáng những đòn chí tử xé toạc bộ mã vàng son lộng lẫy. Ông vạch trần thực chất cái cốt cách bù nhìn xấu xa ti tiện của chúng không những người người đều căm giận mà cả đến loài vật cũng khinh bỉ:

Dương kham xưng chủy dân hà lạc,

Tượng khả đầu bôi cảnh vật bi

(Sóc vọng bái,1) (Voi còn biết giận nên gieo chén, Dân có gì vui bảo giết dê)

(Lễ sóc vọng bái,1)

Như vậy, có thể thấy bên cạnh một ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước còn sục sôi một lòng căm thù giặc đầy uất hận, sâu sắc và mãnh liệt đối với kẻ thù mà chỉ ở trong những con người hết lòng vì dân vì nước

như Nguyễn Xuân Ôn mới có được. Yêu nước thương dân là thế song cái triều đình đớn hèn nhu nhược không dám trụ chung với một khí phách cương trực cứng cỏi khảng khái nên đã ra dụ cách chức cho ông về quê. Tưởng rằng như vậy ông sẽ nản lòng nhụt chí từ và an phận thủ thường nhưng ngược lại, với lòng căm thù giặc đến tột cùng, ông đã giương cao ngọn cờ chính nghĩa ngay trên mảnh đất quê hương và lần này không chỉ dừng lại ở việc dùng ngòi bút để đấu tranh đả kích mà đó còn là cả một ý chí và quyết tâm cứu nước đến cùng. Càng nặng lòng với quê hương bao nhiêu thì trái tim thi sĩ lại càng căm giận bấy nhiêu. Là người có nhân cách lớn, Nguyễn Xuân Ôn đã vượt qua hạn chế giai cấp và thời đại mình để đứng về chính nghĩa. Ông xứng đáng là nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị yêu nước vĩ đại và nhiệt thành.

2.1.3. Ý chí và hành động quyết tâm cứu nước

Mặc dù bị cách chức phải lui về quê song Nguyễn Xuân Ôn chưa bao giờ thôi từ bỏ ước nguyện thực hiện chí nam nhi của mình. Nhà yêu nước họ Nguyễn vẫn luôn luôn chú tâm đến công cuộc cứu dân cứu nước bởi tiếng nói yêu nước là ý thức chung của mỗi con người Việt Nam, nhất là ở “Cuối thế kỉ XIX sự tham gia vào các cuộc đấu tranh để giành lại độc lập dân tộc chiếm hết quảng đại năng lực của quần chúng nhân dân”. Nguyễn Xuân Ôn tiếp tục bộc lộ lòng yêu nước của mình bằng một quyết tâm hành động đến cùng. Ông đã sáng suốt đặt “ái quốc” lên trên “trung quân” và dứt khoát đứng về phía kháng chiến cùng nhân dân giành lại đất nước. Mặc dù đã tuổi cao sức yếu nhưng ý chí của Ngọc Đường tiên sinh cũng phải khiến cho lớp tráng niên lúc bấy giờ kiêng nể, ông luôn đi đầu trong hàng chiến đấu:

Lạc nhật huy qua chí khí cao,

Tam niên bách chiến bất tằng lao

(Cảm thuật IV) (Vẫy giáo trời chiều chí khí cao,

Ba năm trăm trận chịu gian lao)

(Cảm khái mà thuật ra IV)

Cái chí khí cao vút trời chiều đất Nam đó được xây dựng trên một nền móng tư tưởng nhận thức sâu sắc về tính chất chính nghĩa của công việc mình làm. Chẳng thế mà Nguyễn Xuân Ôn đã từng tâm sự với người bạn thân cùng uống rượu về ý thức làm những việc “bình sinh” của mình. Với ông được hành động, được xả thân giúp nước cứu đời mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân thì điều đó không bao giờ phi nghĩa:

Nhất phiến cô trung thiên địa bạch,

Lưỡng gian chính khí nhạc hà lưu

(Cảm thuật IV) (Một mảnh lòng chung trời đất tỏ, Đôi vừng chính khí núi sông bao)

(Cảm khái mà thuật ra IV)

“Mảnh lòng chung” sáng rực “chính khí” ấy chính là ngọn đèn chỉ lối, là cơ sở giúp Nguyễn Xuân Ôn luôn tỉnh táo thông tuệ trước kẻ thù. Ông ra lời kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên cứu lấy vận mệnh đất nước và hành động quyết liệt cao quý đó của ông đã được sự ủng hộ nhiệt thành của nhân dân quần chúng: “… muôn chúng đồng lòng, tuy người nông dân ở nơi thảo dã, kẻ sĩ ở chốn bồng môn, không một ai có lời nào khác” (Thư gửi các ông quan quen biết ở kinh)

Với quyết tâm giết giặc đến cùng, Nguyễn Xuân Ôn thề không đội trời chung với thực dân Pháp. Ông luôn mong ước:

Đầu bút hữu hoài không khẳng khái,

Giang sơn hà nhật đổ thanh di

(Thuật hoài III) (Vứt bút luống ôm lòng khẳng khái, Non sông yên lặng ngóng trông hoài)

(Thuật lại nỗi lòng III)

Cùng chung tư tưởng nhân nghĩa cũng như quan điểm sáng tác với Nguyễn Đình Chiểu dùng văn chương làm vũ khí đấu tranh với kẻ thù “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, hay thế hệ sau này là Sóng Hồng cũng kế thừa quan điểm ấy:

Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ, Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền

Hình ảnh “ngọn bút” ở đây có thể hiểu là sự nghiệp văn chương, sự nghiệp sáng tác thơ văn. Dẫu ngòi bút bừng bừng chính nghĩa của ông đã từng bao phen chĩa thẳng mũi nhọn vào thực dân và phong kiến tay sai khiến chúng khiếp sợ nhưng đứng trước vận nước nguy vong, Ngọc Đường muốn từ bỏ tất cả, sẵn sàng “vứt bút” để theo nghiệp “binh đao”, toàn tâm toàn sức hướng vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ thì đó là một quyết định, một sự lựa chọn đúng đắn và hợp thời.

Là con người chính nghĩa suốt đời gắn vận mình với sự nghiệp đất nước nên tâm can nhà thơ họ Nguyễn luôn cháy bỏng một tinh thần yêu nước trung trinh. Mặc dù cuộc kháng chiến ngày càng khó khăn, khi sa cơ lỡ vận bị quân thù bắt, ông không khỏi có lúc hoài nghi kém tin tưởng vào vận mệnh tương lai của đất nước:

Man man trường dạ hà thờ đán,

Triển chuyển vi hàn thấu cát y

(Đông dạ bất mị cảm tác)

(Đêm dài đằng đẵng bao giờ tỏ, Lành lạnh hơi sương ngấm áo xồng)

(Đêm mùa đông không ngủ được)

Nhưng đó chỉ là những giây phút thoáng qua để rối tiếp sau đó là một niềm tin tưởng, hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn:

Đông chí dương sinh xuân hựu đáo, Sơn mai ngạn liễu ám phùng nghinh

(Đông nhật thuật hoài)

(Đông chí dương sinh xuân lại đến, Đón chào mai nở liễu buông cành)

(Gặp mùa đông thuật lại ý nghĩ của mình)

Ông luôn củng cố niềm tin của mình:

Bang giao ưng hữu hồi xuân nhật,

Mạc tá phù trầm phụ thử sinh

(Hữu sở tư II) (Non nước xuân về đành có lúc, Nổi chìm chi phụ kiếp thân mình)

(Lòng thương nhớ II)

Và từ niềm tin tưởng, hi vọng sâu lắng bất diệt vào một vận nước tốt đẹp ấy, cuối cùng tác giả mạnh mẽ, tự tin khẳng định tấm lòng trung kiên một lòng với nước với dân của mình:

Thử nhân vinh nhục hà tu quải,

Địch khái đan thầm tử bất suy

(Thuật hoài)

(Vinh nhục thân này chi sá kể, Lòng son giết giặc chết không phai)

(Thuật nỗi lòng)

Nỗi lòng này dường như đã phảng phất trong thơ xưa với quan niệm “Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao” (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn), hay đó còn là sự đồng điệu của cả một thế hệ lúc bấy giờ. Giống như một lời tuyên hệ cảm tử nhẹ nhàng, cả đội ngũ sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ cùng nhau gánh vác vận mệnh Tổ quốc và đối diện với sự xoay vần của tạo hóa:

Vũ trụ trong khi có việc,

Giamg sơn đâu đấy không người.

Quyết ra tay vận đất xoay trời

(Lưỡng tấn)

Có thể nói ý chí và hành động quyết tâm cứu nước của Nguyễn Xuân Ôn là một sự phát triển biện chứng từ tư duy để dẫn tới hành động và đó là một hành động vô cùng cao cả đáng khâm phục. Không tìm lối sống ẩn dật chốn sơn tuyền mơ mộng hão huyền về quá khứ đã qua, không lảng tránh sự thật về nỗi đau nước mất nhà tan, cũng không chỉ biết khoanh tay đứng nhìn, đau xót đơn thuần mà cái được, cái đáng ngợi ca ở Nguyễn Xuân Ôn là việc xác định và quyết tâm hành động cứu nước đến cùng. Đó là biểu hiện của một con người xuất chúng, quảng đại, chính nghĩa.

2.1.4. Tình yêu thiên nhiên đất nước

Từ xưa đến nay, thiên nhiên luôn là người bạn tâm giao của các bậc thi sĩ. Các nhà thơ luôn mượn cảnh thiên nhiên để gửi gắm những nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mình. Nguyễn Xuân Ôn cũng không phải là ngoại lệ. Xuất thân là một nho sinh giàu lòng yêu nước, chịu ảnh hưởng triệt để của tư tưởng nho gia nên mọi tâm tư tình cảm của ông đều tập trung chủ yếu vào những vấn đề lớn lao mang tính thời đại của xã hội đương thời. Nhưng không phải vì vậy tâm hồn thi nhân của Ngọc Đường tiên sinh lại dửng dưng vô cảm trước thiên nhiên tươi đẹp, trước cảnh núi sông hùng vĩ thơ mộng của đất nước. Yêu thiên nhiên là phương diện biểu hiện đầu tiên của lòng yêu nước, là sự rung cảm của trái tim thi sĩ trước cái đẹp. Tuy nhiên, viết về thiên nhiên, về cảnh núi sông diễm lệ chỉ là cái cớ, là bức bình phong để ông tự nhắc nhở về nhiệm vụ cứu nước chưa được hoàn thành và cũng là thú vui tinh thần để ông củng cố thêm lòng tin tưởng của mình vào vận mệnh và tương lai của đất nước.

Yêu nước nồng nàn, điều này được biểu hiện từ ý thức trách nhiệm, lòng căm thù giặc đến ý chí hành động quyết tâm cứu nước đến cùng. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Xuân Ôn còn huy động cả thiên nhiên vào công cuộc cứu nước. Dưới ngòi bút của thi sĩ Ngọc Đường cảnh sắc thiên nhiên hiện lên hùng vĩ tươi đẹp:

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí