Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 2

những tình cảm cao đẹp đã được hình thành và phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc” [74;5].

Tiếp theo có thể kể đến tác giả Hà Minh Đức trong cuốn “Thơ ca hiện đại Việt Nam”, (1998) ông khẳng định: “Nhà thơ yêu nước Nguyễn Xuân Ôn vừa là nhà thơ yêu nước, vừa là người chiến sĩ với tấm lòng sắt đá kiên trung một lòng giữ nước diệt thù:

Vinh nhục thân này đâu dám kể Lòng son giết giặc chết không phai

Có thể thấy đó là lời nhận xét vô cùng xác đáng về tài năng và nhân cách Nguyễn Xuân Ôn. Khi đi sâu vào phân tích thơ văn Nguyễn Xuân Ôn ta mới thấy hết điều đó.

Ngoài ra, các tác giả cuốn “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh”, (2003) đã viết: “Từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX, phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ…Nguyễn Xuân Ôn mang tư tưởng yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sục sôi” [23;2].

Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã phần nào nhìn nhận ở góc độ này hay góc độ khác con người Nguyễn Xuân Ôn và Ngọc Đường thi văn tập của ông. Tuy nhiên các tác giả chưa có sự nhìn nhận một cách tổng thể hệ thống về con người và thơ văn Nguyễn Xuân Ôn. Điều đó cũng là dễ hiểu, bởi đó là những công trình luận bàn về lịch sử của cả một giai đoạn hoặc bàn về một khuynh hướng văn học.

Kế thừa những khám phá tìm tòi của những người đi trước, coi đó là định hướng quan trọng, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về con người và giá trị thơ văn Nguyễn Xuân Ôn”. Với tấm lòng yêu kính các bậc tiền nhân và yêu quý thơ văn của họ, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những kiến giải của mình, hi vọng góp được một tiếng nói nhằm hiểu sâu sắc hơn Nguyễn Xuân Ôn và sáng tác thơ văn của ông.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, khóa luận hướng tới ba nhiệm vụ sau:

- Thấy được tư tưởng yêu nước trong thơ văn Nguyễn Xuân Ôn nói riêng cũng như có cái nhìn toàn diện về thơ văn Nguyễn Xuân Ôn nói chung qua Ngọc Đường thi văn tập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

- Góp phần hiểu thêm về tầng lớp sĩ phu chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX và thơ văn của họ

- Làm phong phú thêm vốn tri thức về thơ văn yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX và văn học chống ngoại xâm củadân tộc, góp phần tích cực cho giảng dạy văn học sau này.

Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Khóa luận tập trung vào tập Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn. Chúng tôi sử dụng và trích dẫn thơ văn Nguyễn Xuân Ôn chủ yếu lấy từ cuốn “Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn” do Đinh Xuân Lâm giới thiệu, Nxb. Văn học, Hà Nội, (1977).

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn

5. Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp chính sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích, so sánh

- Phương pháp tổng hợp

6. Cấu trúc khóa luận

Khóa luận được triển khai theo 2 chương Chương 1. Những vấn đề chung

Chương 2. Ngọc Đường thi văn tập - khúc ca thấm đượm tinh thần yêu nước

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội và tư tưởng thời đại

1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội

Dân tộc Việt Nam từ xưa vốn đã có truyền thống lịch sử của bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Và khi nói về Việt Nam bạn bè quốc tế từng đánh giá: “Việt Nam là một dân tộc làm thơ và đánh giặc. Tổ quốc Việt Nam nhỏ bé nhưng đã phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh xâm lược anh hùng mà hào hùng. Chính những năm tháng lịch sử đầy biến động ấy người Việt Nam càng trở nên đẹp hơn bao giờ hết”.

Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng chấm dứt thời kì nghìn năm Bắc thuộc. Tiếp sau đó, cha ông ta đã đánh thắng giặc phương Bắc với những chiến công hiển hách. Đến giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển lên chủ nghĩa thực dân, mở rộng phạm vi thuộc địa sang các nước trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự kiện đó. Ngày 31/8/1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng mở màn cho cuộc chiến tranh phi nghĩa và báo hiệu hàng loạt những thay đổi lớn trong đời sống dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Pháp trở thành một sự kiện nổi bật trong lịch sử dân tộc.

Kế thừa những truyền thống yêu nước bất khuất từ ngàn năm, con người Việt Nam đứng lên đấu tranh với tư cách một người dân mất nước quyết chiến với kẻ thù để giữ gìn độc lập dân tộc. Trong khí thế đấu tranh sôi nổi của nhân dân thì triều đình Huế phản động và mục nát đến tận xương tủy. Chúng hoàn toàn không dựa vào sức của nhân dân để chống giặc nên chỉ kháng cự một cách yếu ớt rồi quay lại làm tay sai cho giặc. Vua tôi nhà Nguyễn thỏa hiệp bán nước cầu vinh. Chúng đẩy nhân dân vào cuộc sống khốn khó, lầm than để đổi lấy hư danh.

Một lần nữa, nhân dân ta lại phải cầm gươm giáo đứng lên chống lũ xâm lăng. Cuộc kháng chiến chống Pháp trong thời đại mới không những đấu tranh chống thực dân cướp nước mà còn chống cả triều đình phong kiến mục ruỗng không còn đủ sức lãnh đạo và cầm quyền. Lúc này người dân chính thức lại bước lên vũ đài chính trị. Mặc dù vẫn “chưa phải nhân dân nắm quyền lãnh đạo tất cả các cuộc kháng Pháp nhưng tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bền bỉ gan dạ, tinh thần anh dũng bất khuất, tinh thần chịu thương chịu khó của dân tộc thì đúng là nhân dân lao động Việt Nam”. Nếu thời xa xưa, tầng lớp người nông dân có Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, sau đó có anh hùng áo vải Lê Lợi, Nguyễn Huệ sẵn sàng đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm thì đến hôm nay, trước nguy cơ mất nước họ đã đứng lên kháng chiến kháng Pháp cùng những sĩ phu yêu nước - bộ phận ưu tú nhất của giai cấp phong kiến trong quá trình phân hóa.

Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp đánh vào Đà Nẵng, trong khi triều đình còn đang lúng túng chưa biết xử trí ra sao thì lòng dân đã sôi sục như dầu trong chảo nóng, nhất là nhân dân Nam bộ. Bằng chứng là hàng loạt các cuộc nổi dậy nổi lên như nấm mọc sau mưa. Thực dân Pháp đánh ra ngoài Bắc và miền Trung thì phong trào chống giặc ở Trung và Bắc cũng không kém gì Nam bộ. Cả nước hừng hực khí thế kháng Pháp. Từ Bắc chí Nam, các sĩ phu yêu nước lãnh đạo nhân dân đứng lên nổi dậy khởi nghĩa. Ngoài Bắc có đốc học Phạm Văn Nghị chiêu mộ quân sĩ trợ chiến cho Quảng Nam, Sơn Tây có phong trào của Lãnh Cồ, Lê Quán Chí, Bắc Ninh có phong trào của Dương Khải…Trong Nam ở Gia Định, Gò Công, Tân An có cuộc nổi dậy của Trương Định, Đồng Tháp Mười có Thiên Lộ Dương, Bến Tre, Sa Đéc, Trà Vinh…

Phong trào chống thực dân Pháp sôi nổi rầm rộ khắp nước khi kinh thành Huế thất thủ. Vua Hàm Nghi ra sơn phòng xuống chiếu Cần Vương.

Phong trào Cần Vương nổ ra mạnh mẽ với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Bùi Điền ở Bình Định; Trần Văn Dự, Nguyễn Huy Hiệu ở Quảng Nam; Phan Đình Phùng, Lê Ninh ở Hà Tĩnh; Phạm Bành, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa và ở Nghệ An có Lên Doãn Nhạ, Nguyễn Xuân Ôn… Nhân dân ta chiến đấu anh dũng, quật cường nhưng thế nước không cứu vãn nổi khi thực dân Pháp thực hiện chiến dịch tằm ăn dâu. Dù cuộc chiến tranh của nhân dân ta là chính nghĩa nhưng do nhiều nguyên nhân cuối cùng đều dẫn đến thất bại. Đặc biệt triều đình nhà Nguyễn lại liên tục nhún nhường khi kí với Pháp hàng loạt các hiệp ước, thương ước xác lập sự có mặt hợp pháp của chúng trên đất nước ta. Tiêu biểu phải kể đến hai hiệp ước năm 1883 và 1884 chính thức công nhận nền đô hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Sau đó, thực dân Pháp tiến hành củng cố bộ máy chính quyền, tiến hành chương trình khai thác thuộc địa. Hệ quả tất yếu là một xã hội thực dân nửa phong kiến hình thành thay thế cho hình thái xã hội phong kiến.

1.1.2. Tư tưởng thời đại

Giai đoạn cuối thế kỉ XIX là giai đoạn lịch sử đất nước Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lược, biến nước ta thành một nước xã hội thực dân nửa phong kiến nửa thuộc địa. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống giặc ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc

Lúc này, ở Việt Nam diễn ra sự va chạm giữa hai nền văn minh Á - Âu, giữa văn hóa Nho giáo và văn hóa Kitô giáo, giữa tư tưởng Nho giáo với các triết thuyết và khoa học phương Tây. Trước sự va chạm đó, đời sống tư tưởng của Việt Nam nhiều đặc trưng riêng so với tư tưởng của các giai đoạn trước đó, đồng thời nó tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Triều đại nhà Nguyễn lên ngôi đã đưa Nho giáo lên vị trí là hệ tư tưởng thống trị độc tôn trong đời sống tinh thần dân tộc. Triều Nguyễn đã xác lập

nền tảng tư tưởng quan trọng nhất cho triều đại mình. Cùng với sự triển khai, củng cố hệ tư tưởng Nho giáo và mọi thiết chế chính trị, xã hội, các giá trị Nho học được củng cố trở lại thành rường cột đạo đức xã hội và đời sống xã hội được sắp đặt theo trật tự Nho giáo ngày càng vững chắc.

Nho giáo được củng cố mạnh mẽ trong xã hội, Phật giáo, Đạo giáo ngày càng suy giảm và đi vào đời sống dân chúng trên phương diện tôn giáo. Điều đó khiến cho đời sống tư tưởng chính thống có phần nghèo nàn hơn so với thế kỉ trước. Và đến cuối thế kỉ XIX, cuộc xâm chiếm bành trướng của thực dân Pháp vào Việt Nam đã khiến cho bức tường thành ý thức hệ Nho giáo bị lung lay tận gốc rễ. Nho giáo tỏ ra bất lực trong vai trò là đường lối dẫn dắt dân tộc bảo vệ đất nước trước một kẻ thù hoàn toàn mới về ý thức hệ và nền văn hóa

Do tác động của bối cảnh lịch sử, những vấn đề được đặt ra là vấn đề về chính trị tôn giáo với xã hội mới, giữa đường lối bảo thủ với canh tân…

Đặc biệt, cuối thế kỉ XIX, hệ tư tưởng Nho học suy vi cực độ. Biểu hiện qua những chủ trương chính sách phản động của triều đình nhà Nguyễn mục nát không thể cứu vãn nổi. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ hệ tư tưởng Nho giáo chính thống có sự rạn nứt nghiêm trọng. Một bên là tư tưởng đầu hàng, một bên là tư tưởng chiến đấu giữ nước. Phong kiến Việt Nam đã yếu đuối lại không dám dựa vào sức dân nên đã thất bại thảm hại. Khuynh hướng tích cực cũng lại chưa thoát khỏi hệ tư tưởng phong kiến nên cuối cùng cũng thất bại.

Như vậy, rõ ràng biến cố lịch sử trong nửa cuối thế kỉ XIX đã làm phân hóa hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam. Điều này đã tác động không nhỏ đến quan điểm sáng tác cũng như nội dung phản ánh trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Và Nguyễn Xuân Ôn tất nhiên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của tư tưởng thời đại ấy.

1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương

1.2.1. Cuộc đời

Nguyễn Xuân Ôn sinh ngày 23 tháng 3 năm Ất Dậu (10 tháng 5 năm 1825) tại làng Quần Phương, xã Lương Điền, tổng Thái Xá, huyện Đông Thành, (nay thuộc xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)

Từ nhỏ, vốn thông minh, ham học, ngay từ hồi còn thanh niên ông đã nổi tiếng hay chữ, học rộng nhớ nhiều, nhưng vì ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, cha là học trò không đỗ đạt gì, mẹ mất sớm, phải đến ở với bà nội, mãi đến khi tuổi đã lớn mới có điều kiện đi học. Năm Giáp Thìn (1844), ông đỗ tú tài lúc 18 tuổi, nhưng rồi lận đận mãi đến năm 42 tuổi, ông mới đỗ Cử nhân khoa Đinh Mão (1867), và bốn năm sau ông mới đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi (1871) cùng khoa với Nguyễn Khuyến và Phó bảng Lê Doãn Nhã, người bạn đồng hương sau này cộng tác đắc lực với ông trong cuộc khởi nghĩa. Cuộc đời Nguyễn Xuân Ôn có thể chia làm 3 giai đoạn :

Thứ nhất, đó là giai đoạn ra làm quan cho nhà Nguyễn. Bước chân vào quan lộ lúc tuổi đã luống, những tưởng đường mây từ nay rộng mở, ông hăm hở có dịp được đem những điều sở đắc của mình ra giúp nước cứu dân trong cơn nước nhà đang nguy ngập trước sức tấn công ngày càng hung bạo của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Nhưng ngay từ đầu ông đã thất vọng. Với bản tính cương trực không chịu cúi mình chiều chuộng bọn quan trên, ông bị chúng bắt kéo dài thời gian tập sự ba năm tại kinh đô Huế (nay là thành phố Huế) rồi mới được bổ đi làm tri phủ Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình (nay là huyện Quảng Ninh, tỉnh Bình - Trị - Thiên), ở đấy, biết có lệ bắt dân phải nạp gạo củi hàng tháng, ông liền gửi sớ về kinh hạch tội khiến các viên quan cai trị địa phương phải vội vàng bỏ lệ đó và xin ông thôi gửi sớ về triều. Sau đó, một lần vì bắt tội một giáo sĩ người Pháp (ông này dùng lọng vàng, màu chỉ dành riêng cho vua, trong lúc đi giảng đạo, ông bị vua Tự Đức khi ấy đang có chủ trương hòa

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí