Khách hoạn tam thiên lí, Hùng châu đệ nhất quan. Giang sơn tiêu thắng tích, Vận thủy hiếm kì quan.
Thập cấp cao cao hạ, Trùng phong khứ khứ hoàn,
Bách tuyền thiên thượng tạc. Nhất kính thạch trung toàn, Đạp cước thanh vân lý
Thê thê bích hán gian
(Đồ quá Hải Vân quan, ngẫu thành)
(Đường khách ba ngàn dặm, Hùng quan nhất cõi trời.
Non sông nêu cảnh đẹp, Mây nước đậm màu tươi. Núi dốc lên lên xuống Đèo quanh lại lại đi.
Lưng trời trăm suối chảy Giữa đá một đường xoi Chân đạp từng mây xanh
Mình nương giữa khoảng không)
(Đi đường qua cửa ải Hải Vân ngẫu thành)
Có thể bạn quan tâm!
- Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 4
- Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 5
- Ý Chí Và Hành Động Quyết Tâm Cứu Nước
- Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 8
Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.
Nhắc đến đèo Hải Vân người ta đều khiếp sợ bởi những vách núi cheo leo hiểm trở cao ngút ngàn, vậy mà bước vào trang thơ Ngọc Đường tiên sinh cảnh trí hiện lên đẹp đến lạ lùng. Vừa có nét hoang sơ hùng vĩ lại chứa nét nên thơ hữu tình. Phong cảnh phóng khoáng hùng vĩ không khỏi khiến người ta liên tưởng đến thi phẩm nổi tiếng Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi. Hay
cảnh “lưng trời trăm suối chảy” ta cũng bắt gặp mạch cảm hứng tương tự trong Vọng Lư Sơn bộc bố (Xa ngắm núi thác Lư) của Lý Bạch:
Phi lực trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà tuột khỏi mây
(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây)
(Xa ngắm núi thác Lư)
Đứng trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ là thế nhưng Ngọc Đường vẫn có cái nhíu mày trăn trở:
Ta dư đa bạt thiệp, Quá thử độc bàn hoàn (Ta nhiều phen lặn lội
Băn khoăn riêng chốn này)
Sự nghiệp cứu nước giúp đời dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tâm can của Nguyễn Xuân Ôn. Ngắm nhìn cảnh núi Võ Kì hùng tráng nơi quê nhà ông lại liên tưởng ngay đến cảnh trống trận giương cờ đổ hồi:
Cẩm phong đặc địa phô la đái. Văn thạch liên thiên thụ phái tinh Cốc ủng phong hồi minh cổ hưởng,
Tuyền phi thủy kích tác kim thanh
(Võ Kỳ Sơn I) (Đỉnh gấm chênh vênh phơi dải lụa, Đá vằn chót vót dựng cờ mây.
Khe vùng ngọn núi hồi chuông giục Gió xoáy bên hang nhịp trống bay)
(Vịnh núi Võ Kỳ I)
Viết về thiên nhiên, thơ Nguyễn Xuân Ôn rất mực vui say hào sảng, từ đó khiến ông thêm tin tưởng vào công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc:
Giang sơn chỉ cố qui nho tướng,
Khán thủ chiêu huy nhất lộ bình
(Võ Kỳ Sơn II)
Non sông phút chốc trao Nho tướng,
Trông nẻo cờ bay sẽ dẹp bình
(Vịnh núi Võ Kì II)
Bản thân là một chiến sĩ, một lãnh tụ cách mạng nhiệt thành, trên con đường rong ruổi vì nghĩa lớn bao khó khăn mệt nhọc bế tắc Nguyễn Xuân Ôn đều gửi gắm vào thiên nhiên. Với ông, thiên nhiên trở thành người bạn tâm tình tri kỉ xoa dịu đi mọi muộn phiền trăn trở chốn quan trường đầy rẫy những thị phi. Trong bài thơ Cảm tác ông viết:
Tú phong kì thạch phi bình chướng Bích thảo phương châu nhập hòa đồ. Sơn thụy nguyệt minh khan nhiễu thước Giang phong sương mãn thích đề ô (Non xinh đá lạ dăng bình chướng,
Cỏ biếc cồn thơm rạng họa đồ. Nguyệt rọi cây rừng xem lũ thước, Sương đầy bến nước lắng bầy ô)
(Cảm tác)
Hòa mình vào thiên nhiên thật đấy nhưng tấm lòng thi nhân đâu được thảnh thơi đến thế. Ta vẫn thấy phảng phất một nỗi buồn thời cuộc hay nói đúng hơn đó là một sự chua xót trước hiện thực:
Sầu nhân ỷ các tứ vô đoan,
Nhất phiến thu quang thập dạ hàn. Thanh nữ giáng đình sương lệnh túc, Tố nga hạ điện nguyệt quang lan
(Người sầu tựa triện tứ chơi vơi, Lạnh lẽo đem thu một mảnh trời. Thanh nữ xuống thềm sương giá ngắt, Tố nga ngó mặt nguyệt bừng soi)
(Thu tứ)
“Tình đời”, “sự đời” ngao ngán, ta còn thấy tâm trạng của ông được kín đáo bộc lộ qua từng lớp từ ngũ trong một số bài thơ khác như “Xuân nhật” (Ngày xuân), “Đông nhật” (Ngày mùa đông thuật hoài)…
Hơn bao giờ hết, ta thấy thiên nhiên trong thơ ông đẹp nhưng đượm một nỗi buồn sâu lắng, một nỗi niềm lo toan trăn trở khôn nguôi. Thiên nhiên chính là con thuyền vô hình chở bao tâm sự, nối liền bao cảm xúc của tác giả. Dốc hết tâm sức với sự nghiệp kháng chiến, với xứ mệnh đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân, song nhà yêu nước xứ Nghệ vẫn không quên thả hồn mình vào thiên nhiên. Viết về công cuộc kháng chiến đầy sắc sảo nhạy bén nhưng những vần thơ dành cho thiên nhiên đất nước cũng không kém phần mĩ lệ hùng vĩ. Nguyễn Xuân Ôn xứng đáng là nhà văn - chiến sĩ tiêu biểu thời bấy giờ.
2.2. Một số bút pháp nghệ thuật thể hiện cảm hứng yêu nước trong
Ngọc Đường thi văn tập
Tác phẩm văn học là chỉnh thể nghệ thuật thống nhất giữa nội dung và hình thức. Theo Hê - ghen thì “Nội dung chẳng phải là cái gì khác, mà chính là sự chuyển hóa của hình thức vào nội dung, và hình thức cũng chẳng gì khác hơn là sự chuyển hóa của nội dung vào hình thức”. Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn ngoài nội dung sâu sắc thì bên cạnh đó hình thức nghệ thuật cũng khá độc đáo. Điều này được thể hiện ở việc tác giả sử dụng rất thành công các bút pháp nghệ thuật góp phần không nhỏ trong việc làm nổi bật nội dung. Song trong khóa luận này chúng tôi chỉ xin phép phác thảo sơ lược về bút pháp nghệ thuật của Ngọc Đường thi văn tập
2.2.1. Bút pháp hiện thực
Trong tâm niệm của mình, cũng như phần lớn các sĩ phu yêu nước khác cùng thời, Nguyễn Xuân Ôn không hề có ý định làm thơ văn để lưu lại đời sau. Nhưng với tâm hồn thi sĩ bẩm sinh dễ rung cảm trước cái đẹp, cái bi tráng kết hợp với đó là ý thức sôi sục nhiệt huyết, luôn gắn bó với thời cuộc nên Nguyễn Xuân Ôn không thể dửng dưng ngó lơ trước những sự việc xảy ra xung quanh mình cũng như không thể không nói lên tư tưởng tình cảm của mình trước những sự việc đó. Là một nhà yêu nước nhiệt thành, trước tình cảnh đất nước mất chủ quyền, ngòi bút của Nguyễn Xuân Ôn không gửi vào mây gió hay lên tiên thoát tục mà thơ ông hướng thẳng vào hiện thực tối tăm thối nát của xã hội đương thời. Chính vì vậy trong quá trình sáng tác, bút pháp ông sử dụng chủ yếu là hiện thực tố cáo.
Đọc thơ văn Nguyễn Xuân Ôn người đọc cảm nhận được một sự chân thực, chất phác và dường như mọi điều mắt thấy tai nghe đều được ông hạ bút trực tiếp, không cầu kì đẽo gọt hay trạm trổ công phu. Thêm vào đó ý thơ ý chữ dùng rất tự nhiên song đôi khi cũng rất độc đáo và bất ngờ. Đây chính là đặc điểm nổi bật trong thơ văn Nguyễn Xuân Ôn.
Bằng tài năng của mình, chỉ với vài chữ lựa chọn tinh tế, chữ tuy ít mà ý giàu, giản dị mà sâu cay, ông đã lột trần được cái “thần thái” hèn hạ, nhu nhược của bè lũ quan lại tay sai vô dụng bất tài:
Ngũ kinh thánh đạo phì nang thác, Tam truyện nho khoa điếm hốt hà (Năm kinh đạo thánh gầy nang túi, Ba truyện khoa nho nhớp hốt hài)
(Cảm thuật II)
Cả cách so sánh của ông cũng hết sức chân chất, mộc mạc. Bị bắt vào tù, bị giam hãm mất tự do, ông tự ví mình như một người vào hàng cá ươn lâu
nên không còn biết mùi tanh hôi là gì. Trong ngục giam, nhất là khi ốm đau tác giả lại có cách ví von vô cùng táo bạo để bệnh hóa sự đời. Bản thân ốm nặng vậy mà ông vẫn liên tưởng đến việc đời điên đảo. Phải chăng trong con mắt của ông cái xã hội ngoài kia cũng đang “ốm” đang thối nát tanh hôi đến ghê rợn:
Thế sự điên nguy như đại thũng,
Nhân tâm chứng tế tự trầm hàn
(Bệnh trung tác)
(Sự thế tưởng như thân thũng chướng, Lòng người giống tựa chứng hàn suy)
(Làm trong khi ốm)
Ngay cả trong những bài thơ chữ Hán ta cũng bắt gặp những lời lẽ rất đỗi giản dị gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của dân gian, ngôn ngữ đại chúng, bình dị:
Bình dương khuyển dị năng khi hổ,
Thiên thủy hà lương dục kí long
(Hải Dương cấm trung tác I) (Đồng bằng chó nhãi khinh lờn cọp, Nước cạn tôm con chế giễu rồng)
(Làm trong nhà giam tỉnh Hải Dương I)
Rồi trong những bài thơ Nôm ít ỏi ta cũng bắt gặp những mẫu người, những hình dáng thuần phác bình dân không lẫn vào đâu được:
Những phường trở đậu trơ đôi mắt,
Mấy lũ can thành đứng chắp tay
(Cảm tác I)
Ngoài ra, ông còn sử dụng cả cách nói lấp lửng, nửa vời để cho người đọc tự suy xét về những ý tứ kín đáo mà ông gửi gắm trong đó.
Với tài sử dụng hình thức thức thơ ca Đường luật, việc đối ý đối hình cũng rất điêu luyện:
Viễn tái mã cầu mang bạc phát,
Cao lâu càn quắc ký thanh nga
(Xuân nhật) (Hú hí mày ngài buôn đứa nhát, Dãi dầu tóc bạc xót người xa)
(Ngày xuân)
Chỉ chừng ấy thôi ta cũng thấy nổi bật lên sự đối lập sâu sắc giữa cảnh ngộ và tâm trạng xót xa của con người. Ý thơ gây nên ấn tượng độc đáo, hồn thơ cũng vì thế mà trở nên sâu sắc hơn.
Trong các bài tấu sớ dâng lên vua, tính chất chân thực chất phác cũng biểu hiện rõ ràng. Trong bài “Tâu xin kinh lý miền thượng du” tâu về việc xin đem mọi việc nên làm, mật dâng lên chờ bên trên định đoạt ông viết “… Ôi! Nó dòm ngó vùng thượng du của ta đã lâu rồi. Vùng thượng du của các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa bọn cố đạo đã qua truyền giáo rồi, vùng An Khê ở Bình Định dân giáo đã đến ở rồi. Nghe đâu chúng có đơn xin mang theo khí giới để phòng người”. Có thể thấy tất cả đều chân thực đến nỗi dù ở bất cứ thời đại nào khi đọc thơ văn Nguyễn Xuân Ôn cũng đều có thể dễ dàng hình dung ra mọi việc mà ông đang nhắc đến.
Tóm lại, với việc sử dụng chủ yếu bút pháp hiện thực, Nguyễn Xuân Ôn đã dựng được hiện thực xã hội đúng với bản chất thật và những gì vốn đã là của nó đang tồn tại một cách khách quan. Qua đó ta thấy được phần nào tấm lòng yêu nước của tác giả.
2.2.2. Bút pháp châm biếm, trào phúng
Bên cạnh thành công trong việc sử dụng bút pháp hiện thực, Nguyễn Xuân Ôn còn sử dụng triệt để bút pháp châm biếm. Yêu nước bao nhiêu,
Nguyễn Xuân Ôn càng căm ghét, uất hận bè lũ cướp nước và bán nước bấy nhiêu. Và để diễn tả được hết lòng căm thù sâu sắc ấy thì ngòi bút châm biếm đả kích được sử dụng một cách đắc lực hơn bao giờ hết
Nói đến châm biếm người ta nghĩ ngay tới sự đả kích và nó tồn tại như một lưỡi dao sắc bén, lợi hại của văn chương. Nguyễn Xuân Ôn đã lợi dụng điểm mạnh đó để sáng tác văn chương. Mỗi vần thơ, câu văn của ông là một thứ vũ khí tấn công trực diện vào kẻ thù:
Thiên đắc lân bang đa hảo ý,
Biệt vỗ nhĩ trá dữ ngô ngu
(Trường An hoài cổ, II) (Cũng may xóm bạn nhiều lòng tốt, Chẳng ngại chi chi chuyện dối lừa)
(Trường An nhớ thuở xưa, II)
Thoáng đọc hai câu thơ trên ta tưởng chừng như nhẹ nhàng song càng đọc kĩ ta mới lại thấm thía được những ẩn ý sâu cay trong đó. Hai câu thơ đã vạch trần bản chất trơ tráo, lật lọng của kẻ thù một cách kín đáo tưởng chừng như tác giả đang “khen” mà lại đầy sâu cay:
Phàm tường đáo xứ giai dương chủ,
Thủy tín khai thương ước khả thuyền
(Chu quá Thuận An cảm tác)
(Tàu bè đâu đấy Tây làm chủ,
Mới biết thông thương được giữ lời)
(Cảm tác khi thuyền qua bến Thuận An)
Nguyễn Xuân Ôn mỉa mai châm chọc bọn quan lại triều đình ngu dốt dùng chính sách nhượng bộ hòa bình hòng mong thực dân Pháp thực hiện lời hứa. Nhưng việc thất hứa, bội tín đối với bọn Tây dương như một lẽ thường tình trong tính cách của chúng. Ông đã quật thẳng vào mặt chúng