Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ,
Một phen liễu rủ, một phen mềm. (Bài 205) Nguyễn Trãi tiếc xuân bởi đã bỏ lỡ những cơ hội tốt lành để thể hiện khát vọng riêng tư không dễ nói thành lời của mình.
Với thơ Nôm, Nguyễn Trãi đã sống thực với những khát khao bỏng cháy của mình và bộc lộ những trạng huống tâm lí sâu kín nhất của con người ông. Không chỉ là một Nguyễn Trãi đại trí, đại dũng - một vĩ nhân mà Nguyễn Trãi còn là một con người đời thường nhất - một con người với những ước vọng bình thường nhất, tự nhiên nhất. Những thái cực tồn tại trong con người Nguyễn Trãi đó tưởng chừng như mâu thuân, đối nghịch với nhau nhưng ngược lại chúng lại rất thống nhất với nhau để cùng tồn tại và đó cũng chính là sự thể hiện của con người có nhiều tâm trạng và sự suy tư nhất. Và có thể nói những trạng thái, tình cảm mâu thuẫn giằng xé trong con người Nguyễn Trãi đã được thể hiện khá trọn vẹn qua tập thơ Nôm- Quốc âm thi tập. Và có thể khẳng định để làm nên sự thành công này là sự vận dụng, sáng tạo ngôn ngữ thơ nói chung và những ngôn từ khẩu ngữ nói riêng nhằm diễn tả những tâm tư, tình cảm, những trạng huống tâm lí một cách chân thật nhất, sâu sắc nhất.
Khi nói lên tiếng nói cá nhân, Nguyễn Trãi đã sử dụng rất nhiều những đại từ nhân xưng để đưa những nỗi niềm của mình vào thơ một cách trực tiếp và dùng nhiều cảm thán từ, để bày tỏ thái độ đồng thời sử dụng các danh từ chỉ sự vật, các động từ hành động, tính từ chỉ tính chất, trạng thái tài tình để cụ thể hóa tâm trạng của mình. Như vậy, việc đưa khẩu ngữ vào trong Quốc âm thi tập không chỉ đáp ứng nhu cầu biển hiện, phản ánh mọi khía cạnh đa dạng của cuộc sống, từ thế giới khách quan đến con người cá nhân của Nguyễn Trãi mà còn tạo nên sức sống lâu bền của thơ Nôm Nguyễn Trãi.
3.1.2. Sức sống lâu bền của thơ Nôm Nguyễn Trãi
Nói đến văn học trung đại, ta thường nghĩ ngay đến một hệ thống ngôn ngữ bác học mang tính công thức, ước lệ, tượng trưng nhưng với thơ Nôm Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên phá vỡ những khuôn thước đó. Và làm nên sức sống lâu bền của thơ
Nôm - Nguyễn Trãi trước hết chính là việc lựa chọn chữ nôm, cách diễn đạt nôm na của ngôn ngữ đời sống hàng ngày để thể hiện tâm tư, tình cảm của người Việt.
Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi là người đầu tiên giải phóng thơ ca dân tộc khỏi những sáng tác mang tính bác học. Văn học Việt Nam trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của ngôn ngữ Hán, văn học Hán cho nên rất ít các tác phẩm viết bằng ngôn ngữ thơ Nôm. Tiếng Việt, chữ Việt dưới cái nhìn của giai cấp phong kiến là thứ tiếng, thứ chữ "mách qué". Việc sử dụng những từ ngữ, cách diễn đạt mang tính khẩu ngữ đã thể hiện sự quan tâm và ý thức sử dụng ngôn từ dân tộc trong tác phẩm văn chương. Tiếp thu vốn từ ngữ của dân gian, của những người dân nơi "thôn cùng ngõ vắng", lời ăn tiếng nói của những người lao động như "thằng chài", "mấy đứa ngư tiều",... Nguyễn Trãi đưa vào trong sáng tác của mình. Việc tiếp thu vốn ngôn từ, cách biểu hiện của dân gian và tiếp thu những thành tựu thơ văn Nôm thời Trần đã làm tăng giá trị biểu đạt, đáp ứng mục đích và khát vọng nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên, với Quốc âm thi tập thì ngôn từ dân tộc lần đầu tiên được đưa vào trong sáng tác với một cách hệ thống, có chủ đích. Và Quốc âm thi tập trở thành kho tư liệu về vốn ngôn từ dân tộc được bảo tồn và lưu giữ một cách có ý thức. Những lời ăn tiếng nói của người Việt thời trung đại được ghi lại và thế hệ con cháu sau này có điều kiện học hỏi và lí giải nguồn gốc ngôn từ dân tộc mình một cách dễ dàng. Đó là những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên như mùa hạ có tiếng ve kêu, quyên gọi hè, có hoa hòe nở như:
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Hợp Từ Ngữ Trong Sự Đăng Đối Hài Hòa
- Sử Dụng Biện Pháp Ẩn Dụ, Hoán Dụ
- Thể Hiện Con Người Cá Nhân Của Nhà Thơ
- Ảnh Hưởng Của Văn Thơ Nôm Đời Trần
- Ý Thức Xây Dựng Nền Văn Hóa Việt.
- Đặng Thai Mai (1999), "sự Nghiệp Văn Chương Của Nguyễn Trãi", Nguyễn Trãi Về Tác Gia Và Tác Phẩm, Nguyễn Hữu Sơn Tuyển Chọn Và Giới Thiệu, Nxb
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
Vì ai cho cái đỗ quyên kêu,
Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu. Lại có hòe hoa chen bóng lục,
Thức xuân một điển não lòng nhau. (Bài 197)
Hay đó là những câu thơ viết về cỏ cây, vạn vật cụ thể, giản dị đã được thuần hóa để phục vụ con người: vật chất và tinh thần, qua những câu thơ hết sức thuần phác nhưng rung động tâm tư cảm xúc nhiều thế hệ con người Việt Nam như:
Tưởng nhớ vuờn nhà ba rặng cúc, Hồn về đêm vẫn gửi chiêm bao.
Hay với những hình tượng "cây mía", "cây chuối", "cây đa già"...bên cạnh tùng, cúc, trúc, mai... luôn đan cài với nhau tạo nên vẻ đẹp nhiều chiều cạnh. Với việc tiếp thu những tục ngữ, ca dao đã cho thấy Nguyễn Trãi đã phát hiện được mối quan hệ giàu giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và đời sống lao động sản xuất của con người như:
- Một cày một cuốc thú nhà quê
Áng cúc lan chen vãi đậu kê. (48/ 1 - 2) Và đặc biệt qua cách sử dụng ngôn từ để thể hiện những trạng huống tâm lí,
tình cảm của cá nhân sâu sắc thì bạn đọc thế hệ sau còn cảm nhận được những đặc điểm tâm lí, những lối sống của người Việt trung đại. Đó là vấn đề giữ vững tiết nghĩa trong sạch:
Phú quý chăng tham thanh tựa nước,
Lòng nào vày vọ hơi hơi. (22/ 7 - 8)
Hay đó là những lời kết luận đượuc rút ra từ thế thái nhân tình ở đời nhiều hiểm trở như:
- Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay. (26/ 7 - 8)
Và rất nhiều những trạng huống tâm lí khác nhau được thể hiện rất tài tình qua thơ Nôm Nguyễn Trãi. Việc tiếp thu những thành tựu và đưa ngôn từ dân tộc vào trong tác phẩm đã tạo nên những kết quả hết sức to lớn.
Bên cạnh việc tiếp thu những ngôn từ trong đời sống hàng ngày cũng như cách diễn đạt của những người lao động vào trong thơ, Nguyễn Trãi đã tạo nên một kho tư liệu vô cùng quý báu cho ngàn đời sau. Việc tiếp thu những ngôn từ từ giai đoạn trước, làm giàu cho giai đoạn văn học mà ông sinh sống đã là nền tảng cho những nhà văn, nhà thơ giai đoạn sau học tập, tiếp thu, gìn giữ và phát triển ngôn từ dân tộc. Chẳng hạn trong việc sử dụng từ láy. Qua khảo sát, tìm hiểu chúng tôi đồng quan điểm với nhận định của Tiến sĩ, Phạm Thị Phương Thái : Từ láy trong Quốc âm thi tập không kém là bao so với Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tuy nhiên điều ghi nhận đóng góp của
Nguyễn Trãi chính là thời điểm ông sử dụng từ láy như một phương tiện nghệ thuật
- Nguyễn Trãi là người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Và vượt lên trên hết, Nguyễn Trãi đã là người đầu tiên khẳng định lớp từ mang hồn cốt dân tộc - từ láy có giá trị thẩm mĩ cao trong diễn đạt những hình ảnh thơ mang đậm màu sắc của ngôn ngữ nói như:
- Ao bởi hẹp hơi khôn thả cá,
Nhà quen thú thứa, ngại nuôi vằn. (1/ 5 - 6)
- Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh,
Áo bô quen cật vận xênh xang. (126/5 - 6)
Có rất nhiều những từ láy được Nguyễn Trãi sử dụng trong Quốc âm thi tập được các nhà thơ, nhà văn sử dụng ở giai đoạn sau. Chẳng hạn như từ láy "thung thăng" được dùng để miêu tả dáng vẻ:
Quốc âm thi tập:
Ngày tháng kê khoai những sản hằng
Tường đào ngõ mận ngại thung thăng. (23, 1 - 2)
Hồng Đức Quốc âm thi tập:
Vườn hoa chấp chới tin ong dạo, Dặm liễu thung thăng xứ điệp truyền.
(Lại vịnh cảnh mùa xuân)
Với việc sử dụng từ láy và tạo ra những tổ hợp từ mới với từ láy, Nguyễn Du đã tạo ra sự mới mẻ trong thơ Nôm. Những tổ hợp từ này sau này được các nhà thơ sử dụng rất nhiều. Điều này đã khẳng định đây là một phần đóng góp không nhỏ của Nguyễn Trãi đối với sức sống của thơ Nôm.
Bên cạnh việc sử dụng từ láy và đem lại những hiệu quả cao thì một đóng góp không nhỏ làm nên sự thành công về mặt ngôn từ trong Quốc âm thi tập chính là sử dụng các hư từ. Những hư từ trong Quốc âm thi tập một mặt phản ánh những trạng huống tâm lí của con người giai đoạn đó. Mặt khác, chúng cũng phản ánh cách nói, cách nghĩ của nhân dân của một giai đoạn lịch sử. Có thể thấy những hư từ trong Quốc âm thi tập được sử dụng rất thành công để rồi hơn sáu thế kỷ sau những câu thơ vẫn luôn giữ được vẻ tươi mới, hiện đại. Đó là những câu thơ như:
- Trọng thì nên ngõ, nhờn thì dại,
Mất chẳng hề âu, được chẳng mừng. (161/ 3 - 4)
Với việc sử dụng hư từ như một đặc trưng của thơ Nôm, Nguyễn Trãi đã tạo ra những câu thơ "hoàn toàn Nôm thực sự". Và những câu thơ giản dị, tự nhiên như lời ăn tiếng nói thông thường đó chẳng khác là bao so với những câu thơ ở năm thế kỉ sau của "Bà chúa thơ Nôm" - Hồ Xuân Hương:
"Cả nể cho nên sự dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng
(...) Cái nghĩa trăm năm chằng nhớ chửa Mảnh tình một khối thiếp xin mang"
(Không chồng mà chửa)
Theo chiều dài phát triển của lịch sử văn học, Quốc âm thi tập mặc dù xuất hiện ở chặng đầu của thơ tiếng Việt, song ngôn ngữ thơ Nôm - Nguyễn Trãi đã sớm hình thành dấu ấn riêng. Và có thể khẳng định Quốc âm thi tập được coi là "chùm hoa rực rỡ đầu mùa" của thơ ca viết bằng chữ Nôm. Điều này đã được minh chứng bằng việc tác giả sử dụng khá triệt để vốn từ Việt và nhất là việc đưa các yếu tố khẩu ngữ vào trong thơ. Theo đó ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi giản dị, tự nhiên, trong sáng và thuần tính dân tộc.
Sau Quốc âm thi tập, các tập thơ ngày càng nhiều từ thuần Việt hơn, ít những điển cố, thi liệu Hán học, sử dụng nhiều từ láy hơn. Nhưng có thể nói ngôn ngữ cũng như cách biểu đạt trong thơ Nôm Nguyễn Trãi nhìn chung so với ngày nay không khác là bao, cho dù đã trải mấy trăm năm. Đặc biệt trong sự phát triển của thơ Nôm, nếu Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho sự phát triển của thơ Nôm thì người khẳng định sự phát triển mạnh nhất, rực rỡ nhất của thơ Nôm chính là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương. Xét về mặt sử dụng ngôn từ khẩu ngữ thì Hồ Xuân Hương xứng đáng với danh hiệu Bà chúa thơ Nôm mà Xuân Diệu đã phong cho bà. Chúng tôi có thể khẳng định điều này bởi khi xem xét thơ Nôm Hồ Xuân Hương chúng tôi nhận thấy thơ Nôm của bà gần gũi, gắn bó mật thiết với ngôn ngữ đời sống thường ngày giản dị, mộc mạc. Điều đó tạo nên những khả năng diễn đạt mới cho thơ.
Sự phát triển của thơ Nôm là một quá trình có tính lịch sử mà "nguồn mạch dân gian chảy qua vùng thượng nguồn là Quốc âm thi tập, Hồng Đức Quốc Âm thi tập, tha thiết trăn trở qua Bạch Vân Quốc Ngữ thi tập, dữ dội mạnh mẽ qua thơ Nôm - Hồ Xuân Hương, thâm trầm nhưng có sóng ngầm qua thơ Nguyễn Khuyến rồi lại trào nên sôi nổi qua thơ Tú Xương.
Như vậy có thể nói bằng việc đưa khẩu ngữ vào trong thơ, Nguyễn Trãi không những khẳng định được tài năng nghệ sĩ, ý thức sử dụng ngôn từ dân tộc mà qua đó còn góp phần thúc hoàn chỉnh, thúc đẩy sự phát triển của thơ Nôm, làm giàu thêm vốn ngôn ngữ của dân tộc, tạo ra được cách diễn đạt mới mẻ trong thơ và đặc biệt tạo ra sức sống lâu bền cho thơ Nôm Nguyễn Trãi.
Tóm lại, Việc sử dụng khá triệt để vốn từ Việt và nhất là đưa các yếu tố khẩu ngữ vào trong thơ đã làm cho ngôn ngữ thơ Nguyễn Trãi giản dị, tự nhiên hơn. Điều này đã thực sự đem lại lợi thế để Nguyễn Trãi diễn tả những trạng huống tâm lí, con người cá nhân tác giả. Qua Quốc âm thi tập, con người cá nhân hiện diện trong Quốc âm thi tập thuộc mẫu hình riêng, vừa có ý nghĩa bao quát, điển hình vừa bao gồm nhiều kiểu người khác nữa. Trong ông có cả tư tưởng nhập thế và lánh đời hướng đến tự do tuyệt đối. Trong ông có cả Nho, cả Phật, cả Đạo, cả cái cao cả lẫn cái đời thường trần tục, cả uyên bác lẫn bình dân. Tất cả những con người đó tưởng như mâu thuẫn nhưng lại hết sức thống nhất, hòa quyện vào nhau để làm thành mẫu hình con người cá nhân Nguyễn Trãi. Và chính ở đó, Nguyễn Trãi đã tạo nên những vần thơ Nôm có sức lay động lạ thường. Điều đó đã làm nên sức sống lâu bền của thơ Nôm Nguyễn Trãi. Và làm nên thành công đó chính là việc sử dụng những ngôn từ dân tộc và đặc biệt là đưa khẩu ngữ vào trong thơ. Như vậy có thể khẳng định việc sử dụng khẩu ngữ trong thơ Nguyễn Trãi đã đem lại giá trị thẩm mĩ cao trong việc thể hiện con người cá nhân tác giả và tạo nên sức sống lâu bền của thơ Nôm Nguyễn Trãi.
3.2. Nguồn gốc cách sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi
Thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi sử dụng vốn từ ngữ phong phú. Với sự phong phú của vốn từ ngữ đó đã đáp ứng nhu cầu biểu đạt của nhà thơ. Đồng thời cũng là đóng góp không nhỏ của Nguyễn Trãi đối với nền thơ viết bằng tiếng Việt vào thời điểm mà vốn từ ngữ tiếng Việt chưa được dồi dào. Chỉ riêng điều này cũng đã khẳng định, Nguyễn Trãi là một trong những người đặt cột mốc cho đại lộ thơ Tiếng Việt. Vốn từ ngữ ấy được tạo nên từ các cách thức khác nhau hay đó chính là những nhân tố. Và hình thành nên cách sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Đó là các nhân tố: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
3.2.1. Nhân tố khách quan
3.2.1.1. Ảnh hưởng văn học dân gian
Trên phương diện ngôn ngữ văn học dân tộc, ngôn ngữ văn học dân gian đã cố định hóa và làm giàu ngôn ngữ văn học dân tộc bằng chính sự kết tinh và gọt giũa từ đời sống ngôn ngữ. Văn học viết trung đại Việt Nam là một nền văn học chịu ảnh hưởng của văn học và ngôn ngữ Hán học rất mạnh mẽ. Tuy nhiên trong sự ảnh hưởng chi phối đó cũng không ngừng có sự khắc phục ảnh hưởng và dần dần đến một mức độ nào đó thì những yếu tố ngoại lai đó mất dần địa vị bởi đòi hỏi độc lập của một dân tộc. Tất cả những sự khắc phục đó đều dựa trên nền tảng của văn học dân gian nói chung và ngôn ngữ văn học dân gian nói riêng.
Sử dụng tiếng mẹ đẻ, nhất là vận dụng ngôn ngữ văn học dân gian vào trong sáng tác văn học đã chứng tỏ sự lớn mạnh, giàu có của ngôn ngữ dân tộc, đồng thời chứng tỏ vai trò to lớn của nó trong tiến trình dân tộc hóa và đại chúng hóa nền văn học dân tộc. Trên thế giới đã có rất nhiều những đại văn hào lấy ngôn ngữ văn học dân gian làm chất liệu và thành công rực rỡ. Ở nước ta nói đến việc lấy ngôn ngữ văn học dân gian là chất liệu và có được những thành công rực rỡ người ta luôn nhắc đến Nguyễn Trãi - "Nguyễn Trãi ông tổ của nền văn học cổ điển, là ông tổ của nghệ thuật dân tộc..." và là người có vai trò "khai sinh một nghệ thuật dùng ngôn ngữ dân gian của Nguyễn Trãi" [22, tr.805]. Vì dùng ngôn ngữ của nhân dân cho
nên chúng ta có thể bắt gặp tiếng nói trong Quốc âm thi tập là tiếng nói của nhân dân. Qua khảo sát các lớp từ được sử dụng trong Quốc âm thi tập, chúng tôi nhận thấy, lớp từ Việt xuất hiện đa dạng và phong phú ở tất cả các đơn vị từ loại. Và đặc điểm từ loại tiếng Việt giai đoạn trung đại phần lớn là các từ đơn tiết. Vì vậy sự có mặt của các từ đơn tiết Việt trong Quốc âm thi tập xuất hiện với số lượng lớn như:, cuốc, cày, cấy, phát, ương, bén,... đã đưa lời thơ bớt tính hàm súc, bác học và tăng tính chất dân dã, giản dị trong thơ Nôm. Qua sự có mặt của lớp từ này trong thơ Nôm đã khẳng định, Nguyễn Trãi đã tiếp thu triệt để và khai thác có hiệu quả lớp ngôn từ dân gian để làm nên thành công cho Quốc âm thi tập.
Ngoài những từ đơn mang tính chất biểu hiện sự vật, hiện tượng mang tính chính xác thì trong Quốc âm thi tập có một số lượng lớn các từ láy và hư từ được sử dụng mang nguồn gốc khẩu ngữ. Như đã trình bày ở chương 2 thì từ láy là một tiểu loại từ mà người Việt rất ưa dùng. Trong kho tàng ngôn ngữ dân gian Việt có rất nhiều những từ láy khác khác nhau nhằm biểu đạt nội dung mà tác phẩm muốn truyền tải. Việc sử dụng những từ láy một phần giúp nhà thơ thể hiện, trải lòng mình mặt khác nó góp phần tạo cho những vần thơ trở nên giản dị, gần gũi, dễ hiểu phù hợp với nếp cảm và nghĩ của người bình dân. Bên cạnh các từ láy, Nguyễn Trãi còn sử dụng các hư từ, đặc biệt là các hư từ khẩu ngữ với số lượng nhiều và tần số sử dụng lớn. Đây có thể nói là lớp từ mang tính dân tộc khá rõ nét bởi mỗi dân tộc đều có hệ thống các từ thể hiện những trạng huống, thái độ của con người một cách đặc thù. Những hư từ khẩu ngữ là lớp từ sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày và nó hoàn toàn phù hợp với cách vừa nói, vừa nghĩ của sinh hoạt hàng ngày của người dân. Lớp từ này được biểu hiện rất phong phú trong Quốc âm thi tập.
Cùng với việc sử dụng những từ trong đời sống hàng ngày thì Nguyễn Trãi còn sử dụng các yếu tố thành ngữ, tục ngữ, ca dao từ ngôn ngữ văn học dân gian vào trong Quốc âm thi tập. Theo thống kê của GS. Bùi Văn Nguyên trong 1908 câu thơ của Quốc âm thi tập thì có khảng 50 câu thơ chứa yếu tố tục ngữ, ca dao (chiếm 2,5%). Với tỉ lệ này có thể nói những yếu tố tục ngữ, ca dao có thể trải khắp tập thơ.