Ngôn Ngữ Và Biểu Tượng Trong Thơ Nguyễn Trọng Tạo


CHƯƠNG 3 : NGÔN NGỮ VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO


3.1. Giới thuyết về ngôn ngữ trong thơ

Ngôn ngữ là phương tiện trực tiếp của tư duy, là cái vỏ của vật chất. Ngôn ngữ gắn liền với đời sống, với hoạt động tư duy của con người. Ngôn ngữ chính là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Trong lĩnh vực văn chương nói chung, thơ ca nói riêng, ngôn ngữ có vai trò cực kỳ quan trọng. M. Goorki khẳng định “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”, ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. Khác với điêu khắc, hội họa, kiến trúc, văn học được xem là loại hình nghệ thuật bằng ngôn từ. Trong văn học ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng hình tượng, thông qua hình tượng để phản ánh hiện thực, đời sống khách quan.

So với những hình thái của hoạt động ngôn ngữ khác thì ngôn ngữ văn học mang đậm tính chất thẩm mỹ. "Nó được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ trung tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật". Điều đó tạo cho ngôn ngữ có tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu cảm cao, góp phần thể hiện rõ phong cách , tài năng và sự sáng tạo của mỗi nhà văn, nhà thơ. Nhìn chung những thuộc tính này được biểu hiện qua từng thể loại văn học với các sắc thái và mật độ khác nhau

Bằng chất liệu đặc biệt là ngôn từ nghệ thuật, văn học có điều kiện thuận lợi nhất trong việc tái hiện quá trình tư duy của con người một cách cụ thể và trực tiếp. Thông qua ngôn ngữ, quá trình tư duy được tái hiện, văn học có thể khắc họa được chân dung tư tưởng của con người, phản ánh bất kỳ một phương diện nào của đời sống hiện thực, có khẳ năng giúp con người nhận thức và biểu hiện tư tưởng một cách trực tiếp nhất. Bằng phương tiện ngôn ngữ, văn học trở thành kho tri thức vô giá cung cấp cho con người nhiều bài


học kinh nghiệm được đúc kết từ trong đời sống, trở thành phương tiện giao tiếp tình cảm, tư tưởng thẩm mĩ thông dụng nhất của con người.

Đối với thơ, "ngôn ngữ đã tìm thấy trong thơ phương tiện tối ưu để lưu giữ truyền đạt thông tin về bảo vệ môi trường giao tế. Nhân loại biết đến từ đấy, ngoài ngôn ngữ giao tế ra còn một mã nghệ thuật nữa có khả năng lưu giữ an toàn và truyền đi không bị méo mó những tham số mà mã giao tế phải duy trì. Điều đó giải thích vì sao không có nền văn học nào không biết đến thơ, đồng thời cũng giải thích vì sao sinh tồn thơ ca thăng trầm không kém gì sinh tồn dân tộc".[31,tr268] Ngoài ra, Nguyễn Phan Cảnh còn nhấn mạnh "sức mạnh của cơ cấu lặp lại của kiến trúc song song chính là ở chỗ đã tạo ra sự lặp lại song song trong tư tưởng. Việc chức năng mỹ học chiếm ưu thế trong các thông báo thơ trong khi không loại trừ chức năng giao tế như thế đã làm cho thông báo thành ra đa nghĩa, có tính chất nước đôi thành ra nhập nhằng theo nghĩa tốt của từ này Và đấy là điều cốt tử của thơ".[31,tr60]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Tư duy thơ được biểu hiện bằng ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ là một loại hình ngôn ngữ đặc biệt, là sự kết hợp một cách khác lạ cầu kỳ của các lớp ngôn từ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ sáng tạo đặc biệt, người nghệ sĩ giống như con ong miệt mài cần mẫn đi kiêm nhụy hoa để làm nên mật ngọt cho đời. Ngôn ngữ văn chương chính là những vỉa quặng của ngôn ngữ đời sống, mỗi nhà thơ có tài thường tự nhắc nhủ mình phải chú ý học tập sựu phong phú của ngôn ngữ đời sống nhân dân. Trong hàng tấn vỉa quặng với nhiều tạp chất ấy, người nghệ sĩ phải chọn lọc, phân loại tìm ra những “hạt minh châu”, những vàng mười, tìm ra năng lượng kỳ diệu của ngôn ngữ để có cách thể hiện tinh tế nhất.

Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tác đã không ngừng tiếp thu nguồn ngôn ngữ trong nhân dân, chọn lọc và rèn giũa làm phong phú thêm ngôn ngữ của bản thân. Vì vậy ngôn ngữ văn học vừa có nét chung, vừa có nét riêng,

Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 13


vừa mang dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ, vừa có đặc trưng chung của ngôn ngữ nhân dân. Ngôn ngữ là một trong những yếu tố hang đầu, quan trọng trong việc thể hiện bản lĩnh nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn, là phương tiện quan trọng bộc lộ rõ cái tôi trữ tình “ngôn ngữ đối với nhà thơ như búa rìu đối với người thơ”. Nhà thơ sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những sản phẩm cũng bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ đối với nhà thơ vừa có ý nghĩa phương tiện, vừa có ý nghĩa mục đích. Lao động của nhà thơ là một quá trình lao động đầy sáng tạo, nhà thơ vừa là người thiết kế, vừa là người thi công cho chính ngôi nhà nghệ thuật của mình.

Nói đến tư duy thơ, là chúng ta nói đến kiểu tư duy nghệ thuật bằng ngôn từ. Nhà thơ lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng thơ, thông qua đó hình tượng thơ lại tác động trở lại vào tâm trí, tư duy của người nghệ sĩ, gợi lên sự liên tưởng, tưởng tượng, tái hiện trong tâm trí người đọc những cảm xúc, cảm giác. Nhờ có ngôn ngữ mà thơ có thể biểu hiện được nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội dung cụ thể và trực tiếp. Với chất liệu là ngôn từ nhà thơ tái tạo được đời sống hiện thực cả những cái hữu hình và vô hình, những điều mong manh và mơ hồ…mà các loại hình nghệ thuật khác phải bó tay.

Ngôn từ nghệ thuật là một chất liệu phi vật thể, nhờ đó người nghệ sĩ không chỉ tái hiện được đời sống đa dạng, phong phú mang tính tạo hình mà còn mở ra chân trời tưởng tượng vô cùng phong phú của tác giả về thế giới tâm hồn tư tưởng, tình cảm của con người, từ đó tác động đến người đọc, đem đến những rung động sâu xa, những liên tưởng, tượng tưởng phong phú. Ngôn ngữ là phương tiện đắc lực của người nghệ sĩ, là thứ vũ khí vô cùng lợi hại. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, từng căn dặn các nhà văn, nhà thơ: “Trong tác phẩm văn học, văn có hay, tác phẩm mới có giá trị”. Tức là nhắc nhở nhà văn làm thế nào trau dồi ngôn ngữ cho thật có hình ảnh, thật có sức diễn cảm


và trong sáng mẫu mực, làm thế nào phát huy cho hết sự huyền diệu của tiếng nói dân tộc ta”.[2,tr34].

Mục đích của thơ không chỉ là nhận thức và phản ánh hiện thực, mà là để bộc lộ ý chí và tình cảm của con người. Cố nhân quan niệm: “Thi dĩ ngôn chí”, thơ bộc lộ cái chí của người cầm bút, thơ là phương tiện truyền cảm, và giao tiếp rất cao sang của những tầng lớp tài tử văn nhân được ăn học. Thơ cũng là công cụ giáo hóa nhân tâm, khuyến điều thiện, răn điều ác, giữ gìn văn hóa, di dưỡng tinh thần, phép làm thơ trước hết phải lập ý, sau mới tìm lời. Để bộc lộ quan điểm trên nhà thơ phải lựa chon ngôn ngữ sao cho việc thể hiện nội dung tư tưởng đạt hiệu quả nhất.

Như vậy, đối với nhà thơ thì ngôn ngữ mang tính mục đích, có khá năng biểu hiện rất phong phú, đáp ứng được yêu cầu phản ánh cuộc sống một cách đa dạng. Sự vận động của ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tư duy. Trong thơ “liên tưởng, tưởng tượng là quy luật của nhận thức, cũng là quy luật của cảm xúc [7, tr 146] và hành trình của trí tưởng tượng mang tính chất ngẫu nhiên bao nhiêu về mặt hình ảnh trực quan thì lại mang tính tất yếu bấy nhiêu về mục đích biểu hiện. Chúng được lựa chon theo những tiêu chí nhất định, đáp ứng nh cầu bộc lộ của nhà thơ, thỏa mãn tư tưởng chủ đề, hợp với phong cách và phương pháp sáng tác”[7,tr146].

Sự vận động ngôn ngữ trong tư duy thơ tuân theo truyền thống thể loại, ngay cả thơ tự do thì yêu cầu hình thức văn bản là vô cùng quan trọng. Tư duy thơ thường được biểu hiện bằng những dòng phát ngôn trên văn bản và từng khoảng tĩnh lặng trong khi đọc. Như vậy, sự tồn tai của dòng thơ làm ảnh hưởng tới tư duy thơ. Tư duy thơ bị chi phối bởi nhiều yếu tố như cảm xúc, hình ảnh, nhạc điệu…Sự chi phối đó đã làm cho câu văn gắn bó với nhau, liên kết với nhau thành một chuỗi thống nhất, liên kết các ý riêng rẽ thành một trật tự hình thức nhất định. Đó chính là yêu cầu liên kết của ngôn


ngữ. Ngôn ngữ trong tư duy thơ mang tính loại hình, giàu hình tượng, giàu sức biểu hiện cá tính, hàm súc và cô đọng.

Hữu Đạt qua tác phẩm "Ngôn ngữ thơ Việt Nam" khẳng định một số tính chất và đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ là: tính tương xứng, tính nhạc và đặc điểm phong cách của nhà thơ.

Trong "Lý luận văn học", Phương Lựu lại tập trung hai vấn đề chính khi bàn đến ngôn ngữ thơ trữ tình là: ngôn ngữ bão hòa cảm xúc và ngôn ngữ giàu tính nhạc. Thật ra khi nói đến một ngôn ngữ nào, chúng ta cũng phải đề cập trên ba phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Riêng với thơ, với ngôn ngữ thơ, những điều ấy vẫn chưa đủ.

Nếu nhìn nhận một cách tổng quan thông qua lời nhận định của các nhà nghiên cứu văn học về ngôn ngữ thơ ta có thể thấy "ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu hết sức cô đọng, hàm súc và đặc biệt gợi cảm" [31,tr186]

3.2. Ngôn ngữ trong tư duy thơ Nguyễn Trọng Tạo

Thơ Nguyễn Trọng Tạo đa dạng, phong phú về thể loại. Bao gồm thể thơ lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ bảy chữ… Mỗi thể loại đã để lại dấu ấn riêng độc đáo trên cơ sở những thể thơ truyền thống, quen thuộc. Nhưng trước hết, thể thơ lục bát vẫn là nơi sở trường để ông thoả sức sáng tạo. Lục bát là thể thơ mang trong mình những đặc trưng dân tộc về văn hoá đã dồn nén, tích tụ lại qua thời gian mà tồn tại. Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ rất “có duyên” với thể thơ này, và ông đã tìm được những nét riêng so với các nhà thơ Việt Nam hiện đại. Lục bát Nguyễn Trọng Tạo là sự phiêu diêu của cảm xúc, ma lực của âm nhạc và sự kĩ lưỡng nghiêng về phía sang trọng của chữ nghĩa.

Nguyễn Trọng Tạo trong quá trình sáng tạo đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để làm mới cho ngôn ngữ : phương thức “thơ hoá” ngôn ngữ


đời thường, phương thức so sánh ẩn dụ, phương thức láy…M. Goorki nhận xét: “Mỗi ngày gặp một người – họ là một mảnh của thiên tài nhân loại. Máu và mồ hôi của người đúc nên bao hình ảnh ngôn ngữ. Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi. Tất cả mỗi người dù lạ hay quen đều viết cho thơ anh một chữ. Hãy nhặt những chữ ở đời mà góp nên trang”[2,tr30]. Sức hút trong việc sử dụng ngôn ngữ qua thơ Nguyễn Trọng Tạo thể hiện chủ yếu ở nét giản dị, chan hòa, lại rất mộc mạc, mới lạ và tính nhạc nổi bật.

3.2.1. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ "hòa giải" giữa cái mới và cái cũ

3.2.1.1- Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ thơ chân thành, giản dị.

Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ Việt Nam đương đại, ông đã từng sống và đi nhiều nơi nên không thể phủ nhận rằng vốn sống của ông khá phong phú. Điều đó cũng dẫn đến khả năng sử dụng và phát huy ngôn ngữ một cách nhuần nhị và linh hoạt trong thơ ông. Thơ Nguyễn Trọng Tạo rất mới. Song ông là một nhà thơ cách tân thận trọng, khôn ngoan, biết sử dụng khéo léo những thành tựu thơ phương Tây lại không bao giờ đoạn tuyệt với thơ truyền thống Việt Nam. Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ luôn có ý thức xây dựng một cách đúng đắn mối quan hê giữa thơ với đời, giữa người làm thơ và người đọc thơ. Cho nên có thể nói ngôn ngữ trong thơ nguyễn Trọng Tạo luôn là ngôn ngữ "hòa giải" các mối quan hệ đó.

Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ đã phát huy một cách sâu sắc và toàn diện vào thơ cả tình cảm, hiểu biết, khả năng của các giác quan khiến thơ là tiếng nói của đời sống, biểu đạt những suy nghĩ tự nhiên của con người. Ngôn ngữ trong thơ ông là ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ của tiếng nói chân thực hàng ngày:


có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi có con người sống mà như qua đời

(Đồng dao cho người lớn)

Cách nói của Nguyễn Trọng Tạo bình thường, giản dị và dung hòa với đời sống nhưng cũng đồng thời biết khai thác những tiềm năng ngôn ngữ thơ ở các cấp độ: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp. Nguyễn Đăng Điệp đã từng nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ thơ của ông rằng: "là thi sĩ có ý thức đổi mới, Nguyễn Trọng Tạo thấu hiểu một cách sâu sắc rằng sự sống của người viết phải nương thân vào chữ nghĩa. Nơi ấy hồn nằm trong xác, xác ngụ trong hồn, không còn cách nào khác,tư cách của nhà thơ chỉ có thể đo nắn bằng sự tỏa sáng của chữ nghĩa".[61,tr6].Có lúc nhà thơ như thủ thỉ:

một lần trao nhau rồi biền biệt

em hươu sao ngoan hiền bên suối diêm sinh đừng trách chiến tranh

trách anh vô tình

bỏ em yếu mềm bị thương bên suối cạn (Hương Sơn)

Nguyễn Trọng Tạo làm thơ không chỉ sau những cuộc vui tràn cung mây mà cơ bản nhất là ông làm thơ bằng chính vùng u uẩn nằm sâu trong "cõi Tâm" nên ngôn ngữ thơ ông có khi trầm mặc đến khó hiểu. Câu thơ mở ra một ấn tượng nhạt nhòa, như một lời đồng vọng, một tiếng gọi thầm:

một thân cây một thân cây biết nói bằng tự cháy

không thề nguyền không huyễn hoặc

(Cây ánh sáng)


Nhưng đằng sau cái trầm mặc khó hiểu ấy thật ra là những suy nghĩ dung dị, đời thường. Cái dung dị và đời thường của Nguyễn Trọng Tạo có khi thể hiện chính trong cách lựa chọn từ loại, đặc biệt là từ láy. Thơ Nguyễn Trọng Tạo mọi kiểu tràn ngập từ láy khác nhau, vừa gợi hình, gợi thanh, cũng đồng thời thể hiện tính chất nói ít gợi nhiều như trong thơ Đường:

mướn niềm vui kẻ khác có gì như tham lam mướn nổi buồn kẻ khác có gì như nhàm nhàm

(Tự vấn)

Từ láy trong thơ Nguyễn Trọng Tạo như là hình thức "quen hóa" với người đọc:

chúm chím môi hoa lim dim mắt lá cái ngủ à ơi màn trời buông thả áo xiêm lơi lả đường cong ảo mờ

(Ru hoa)

Phương Lựu cho rằng: "Ngôn ngữ thơ là sư kết tụ của chất thơ, kết tụ mối quan hệ thơ với đời sống được tích lũy từ lâu đời".[39,tr366] "Ngôn ngữ thơ không bao giờ là ngôn ngữ khách quan" vì "lời thơ trữ tình là lời đánh dấu sự tồn tại của những chủ thể trên cõi đời này" nên ngôn ngữ thơ của Nguyễn Trọng Tạo dung dị, đời thường, giản dị và "hiền" cũng là điều dễ hiểu. Đơn giản vì tôi cho rằng con người Nguyễn Trọng Tạo cũng không khác với cách thể hiện con người trong thơ ông là mấy. Tuy là người từng trải, đã từng là kẻ lưu lạc, song Nguyễn Trọng Tạo không hề cầu kỳ mà luôn "mã hóa" ngôn ngữ bằng trái tim và cảm nhận của một con người đời thường. Ông luôn cố gắng giữ nguyên hay bão hòa cảm xúc trong ngôn ngữ thơ của mình:

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí