2.2.1. Kết hợp từ ngữ trong sự đăng đối hài hòa
Việt Nam có một nền văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều này được thể hiện rất rõ qua kho tàng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao mà cha ông ta để lại. Như vậy có thể nói ngôn ngữ dân gian được lưu truyền lại trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao đều bắt nguồn từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Trên cơ sở kho tàng ngôn từ dân tộc, Nguyễn Trãi đã khai thác và vận dụng khéo léo, tài tình nguồn ngữ liệu này để diễn đạt những tình ý, những suy ngẫm của mình về cuộc sống, về con người, về bản thân, về sự nghiệp mà ông phụng sự.
Những từ ngữ được ông chọn lựa và kết hợp với nhau tạo nên chỉnh thể cân đối hài hòa. Hay nói cách khác sự kết hợp các từ với nhau tạo nên các cụm từ cân đối hài hòa. "Cụm từ cân đối hài hòa là cách gọi tên của ngữ có cấu trúc cân đối gồm hai vế. Mỗi vế ngoài số chữ bằng nhau (có thể là 4 chữ, có thể là 6 chữ), còn yêu cầu phải "đối", đối về thanh điệu và đối về từ loại" [41, tr.75].
a. Dựa vào số lượng chữ trong mỗi vế
Dựa vào số lượng chữ trong mỗi vế của cụm từ cân đối, chúng tôi chia các cụm từ cân đối thành hai loại: Cụm từ cân đối 4 chữ và cụm từ cân đối 6 chữ. Qua thống kê và phân loại 254 bài thơ Nôm thì có 131 trường hợp cụm từ cân đối gồm 4 chữ và 26 trường hợp cụm từ cân đối gồm 6 chữ. Chẳng hạn như:
Cụm từ cân đối 4 chữ Cụm từ cân đối 6 chữ
"Chè mai đêm nguyệt" (3/3) "No nước uống thiếu cơm ăn" (1/2) "Hài gai khăn gốc" (33/2) "Thơ đầy túi, rượu đầy bình" (86/ 8) "Khướu hót chim khôn" (127/ 6) "Trời nghi ngút nước mênh mông" (213/1)
Các cụm từ cân đối được Nguyễn Trãi tạo ra bằng những lối kết hợp khác nhau. Chẳng hạn như trong việc tạo ra cụm từ cân đối 4 chữ, Nguyễn Trãi đã mượn thi liệu từ văn liệu Trung Quốc nhưng diễn đạt theo cách của mình. Chẳng hạn như: cụm từ "Cày ăn đào uống" (102/ 8) được lấy từ Tề thư "Tạc ẩm canh thực" hay "Tường đào ngõ mận" lấy từ câu "Thiên hạ đào lý tất tại công môn" (= Đào lí trong thiên hạ ắt ở trong cửa nhà ông)... Có những cụm từ được tạo ra bằng cách kết hợp chéo cân đối.. Đó là cách tách các tiếng kép thành 4 từ tự do rồi lồng chéo 4 từ vừa
tách được vào với nhau tạo ra một cụm mới. Chẳng hạn như cụm, "Cày ruộng cuốc vườn" (43/ 7) được tạo ra từ việc tách và kết hợp 2 tiếng kép "cày cuốc" và "ruộng vườn" hay như cụm từ "Đường danh lối lợi" (172/8) được tạo ra rừ việc tách và kết hợp 2 tiếng kép "đường lối" và "danh lợi"...
b. Dựa vào cấu tạo đối trong các cụm từ
Dựa vào cấu tạo đối trong các cụm từ có thể chia thành đối từ loại và đối thanh.
- Đối từ loại: Theo khảo sát và phân loại thì có các kiểu kết hợp từ ngữ như sau:
Chẳng hạn như: | + Cuốc cùn ước xáo | (7/3) |
+ Hùm oai muông mạnh. | (127/ 5) | |
Cụm từ được tạo ra do sự kết hợp: Động từ + danh từ đối động từ + danh từ. | ||
Chẳng hạn như: | + Tìm mai đạp nguyệt | (60/4) |
+ Phát cỏ ương sen | ( 69/ 4) | |
Cụm từ được tạo ra do sự kết hợp: số từ + danh từ đối số từ + danh từ. | ||
Chẳng hạn như: | + Một cơm hai việc | (173/ 5) |
+ Hai thớ ba dòng | (173/ 6) |
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thuyết Về Vấn Đề Nghiên Cứu
- Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - 4
- Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - 5
- Sử Dụng Biện Pháp Ẩn Dụ, Hoán Dụ
- Thể Hiện Con Người Cá Nhân Của Nhà Thơ
- Nguồn Gốc Cách Sử Dụng Từ Ngữ Mang Tính Khẩu Ngữ Trong Thơ Nôm Nguyễn Trãi
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
- Về đối thanh: Qua khảo sát và phân loại các cụm từ cân đối hài hòa có các kiểu đối thanh sau: Cụm từ cân đối có chữ thứ nhất ở vế thứ nhất đối với chữ thứ nhất ở vế thứ hai và chữ thứ hai ở vế thứ nhất đối với chữ thứ hai ở vế thứ hai; Cụm từ cân đối có các chữ ở mỗi vế cùng thanh với nhau nhưng hai vế lại đối thanh với nhau; Cụm từ có ba chữ cùng thanh với nhau nhưng chữ cuối của hai vế nhất thiết phải đối nhau... Chẳng hạn như:
(3/ 3) | |
+ Sân mai tuyết bạc | (164/ 4) |
+ Chẳng cằn chẳng cỗi | (215/ 2) |
Các cụm từ cân đối trên được tạo ra bằng nhiều cách thức khác nhau nhưng có thể nhận thấy các cụm từ trên được tạo ra từ những nguồn gốc khác nhau. Một số cụm từ được tạo ra từ việc mượn và cải biến từ văn liệu Trung quốc. Tuy nhiên phần lớn các cụm từ cân đối trong Quốc âm thi tập đều có gốc từ vốn ngôn ngữ
quen dùng của nhân dân - đặc biệt là từ những thành ngữ, tục ngữ, ca dao của dân gian. Trên cơ sỏ thi liệu từ dân gian, Nguyễn Trãi đã dụng công nhào nặn để làm thành thứ ngôn ngữ trau chuốt từ nhịp điệu, âm thanh cho đến nội dung ý nghĩa. Chẳng hạn như, từ câu tục ngữ: "Con sâu bỏ rầu nồi canh"
Nguyễn Trãi đã tạo ra câu thơ có cụm từ cân đối 6 chữ:
"Nẻo có sâu thì bỏ canh" (136/ 6)
Việc tạo ra các cụm từ cân đối hài hòa với nhiều cách thức khác nhau đã làm cho cách diễn đạt của Nguyễn Trãi trở nên đa dạng, phong phú và ý thơ được thể hiện một cách sinh động, rõ ràng, gần gũi hơn. Nói bằng ngôn từ dân tộc, thể hiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc của con người Việt cho nên tho Nguyễn Trãi trở nên gần gũi, quen thuộc và dễ dàng tiếp cận đối với người dân chứ không cầu kì, kiểu cách và khó hiểu như thơ bác học.
Lí giải điều này có lẽ do Nguyễn Trãi là một nhà thơ luôn hướng lòng mình về nhân dân, hết lòng vì nhân dân và đồng thời có điều kiện sống gần gũi với đời sống của nhân dân ở mức độ nhất định. Cho nên Nguyễn Trãi có được vốn sống rộng rãi và đặc biệt có được vốn ngôn ngữ từ nhân dân khá dồi dào. Điều này được thể hiện trong thơ qua sự tiếp thu và cải biến các thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Hay nói cách khác, tiếng nói nhân dân được Nguyễn Trãi lựa chọn, gọt giũa và cách điệu hóa từ trong ngôn ngữ văn học dân gian mà tục ngữ, ca dao là tinh chất để đưa vào trong tác phẩm. Có thể khẳng định nhờ tiếp thu và sử dụng một cách sáng tạo các thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã đem đến cho thơ Nôm Nguyễn Trãi màu sắc riêng.
2.2.2. Sử dụng các kiểu câu cảm thán, câu nghi vấn
Bên cạnh việc đưa vào một số lượng lớn các từ láy và tạo ra các cụm từ cân đối hài hòa, một trong những đặc điểm trong sử dụng cú pháp là sử dụng các câu trong Quốc âm thị tập. Hầu hết các bài thơ Nôm Nguyễn Trãi là lời tâm sự chân thành bộc lộ ra một cách thoải mái, hồn nhiên. Cho nên có rất nhiều những câu nói lên tâm sự, suy tư. Đó là lí do chúng tôi nhận thấy có rất nhiều những câu cảm thán và câu nghi vấn có mặt trong Quốc âm.
a. Sử dụng câu cảm thán
Trong tiếng Việt, câu phân loại theo mục đích nói được chia thành bốn loại: câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu mệnh lệnh. Theo đó thì câu cảm thán là những câu được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định trong những tính chất khác nhau, thái độ đánh giá, trạng thái tinh thần khác thường của người đối với sự vật hoặc sự vật mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ.
Trên cơ sở lí thuyết trên, chúng tôi nhận thấy trong Quốc âm thi tập có rất nhiều câu phù hợp với lý thuyết trên. Chủ yếu chúng tôi nhận biết được dựa trên những dấu hiệu hình thức của câu cảm thán. Chẳng hạn như:
Bể hiểm nhân gian ai kẻ biết
Ghê thay thế nước vị qua mềm. (115/ 7- 8)
Đây là câu cảm thán có tiểu từ "thay" được cấu tạo theo lối, vị từ đứng trước danh từ chủ thể. Lối kết cấu này nhằm nhấn mạnh đến thái độ mỉa mai, như một lời khẳng định.
Ngoài ra có rất nhiều câu cảm thán được câu tạo bởi kế cấu, tiểu từ "thay" đứng sau một vị từ như:
- Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết
Bui một lòng người cực hiểm thay. (26/7- 8)
- Kỳ ký no thai đà có đấy
Kẻ nhìn cho biết lại khôn thay. (112/78) Kết cấu này mang giá trị biểu đạt là lời khẳng định với thái đội mỉa mai, xác định.
Cũng theo lý thuyết ngôn ngữ học thì những tiểu từ tình thái (đặc biệt là những tiểu từ tình thái cuối câu) là những từ tuy không có nghĩa từ vựng nhưng lại có nghĩa ngữ pháp rất quan trọng. Nó là một trong những điều kiện để phát ngôn trở thành câu và biểu thị thái độ đi kèm. Vì vậy, chúng tôi xác định những câu thơ trong Quốc âm thi tập chứa tiểu từ tình thái và đại từ nhân xưng đều được coi là câu cảm thán. Chẳng hạn như:
- Ta còn lẳng đẳng làm chi nữa
Tượng có trời bày đặt vay. (45/ 7- 8)
- Lan, huệ chẳng thơm thì chớ
Nỡ chi lại phải chốn tanh tao. (167/ 7- 8)
Bên cạnh những kết cấu câu cảm thán có thể nhận bết được thì có những câu trung gian. Nghĩa là có thể xác định câu đó là câu tường thuật hàm chỉ sự chú ý hay có thể xác định là câu cảm thán. Bởi để xác định được mức độ tình cảm, tâm trạng để xác định có phải là câu cảm thán hay không là điều rất khó. Ở luận văn này chúng tôi chỉ chú ý đến những câu có dấu hiệu hình thức khá xác định để chỉ ra một trong những đặc điểm cú pháp trong Quốc âm thi tập là sử dụng câu cảm thán.
b. Sử dụng câu nghi vấn
Qua khảo sát Quốc âm thi tập, chúng tôi thấy Nguyễn Trãi sử dụng những câu nghi vấn. Theo lý thuyết thì những câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó. Theo đó thì có một số dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn như,sử dụng các đại từ nghi vấn, kết từ hay (với ý nghĩa lựa chọn), các phụ từ nghi vấn, các tiểu từ chuyên dụng. Theo thống kê sơ bộ thì trong Quốc âm thi tập có 96 câu được xác định là câu nghi vấn. Những câu nghi vấn có đại từ nghi vấn trong Quốc âm thi tập như:
- Thân nhàn dầu tới dầu lui
Thua được bằng cờ ai kẻ đòi. (13/1- 2)
- Quê chợ bao nhiêu khách để xe. (73/ 2)
Mỗi đại từ nghi vấn trên đều được sử dụng với nội dung hỏi khá rõ, kèm theo những sắc thái tế nhị và hướng tới một đối tượng, một đích cụ thể. Tuy nhiên đối với những trường hợp có hai khả năng xảy ra và cần đưa ra quyết định lựa chọn thì sử dụng câu nghi vấn với kết cấu "hay". Trong Quốc âm thi tập, chúng tôi nhận thấy có một số câu được tổ chức theo cấu trúc này như:
- Ai ai đà biết được hay chưa. (179/ 2)
- Ướm xem dầu nguyệt tiểu hay đài. (194/ 8)
Mở rộng kết cấu câu nghi vấn sử dụng từ "hay" thì có rất nhiều câu nghi vấn được kết cấu "hay chăng" dùng để hỏi đoán.
- Thiên hạ đổi được hay chăng. (16/ 8)
- Nghìn vàng ước đổi được hay chăng (77/ 8)
Ngoài ra trong Quốc âm có nhiều câu nghi vấn được tạo ra bằng việc sử dụng các tiểu từ chuyên dụng , chi (gì), ấy chớ. Chẳng hạn:
- Tổn hại tinh thần sự ích chi (190/ 6)
Phu phụ đạo thường chăng được chớ. (190/ 7)
Có thể thấy những câu nghi vấn trong Quốc âm thi tập thường không đòi hỏi câu trả lời. Nhiều khi hỏi về cả những điều đã biết và có lẽ nhằm để thu hút sự quan tâm và làm cho thế văn trở nên linh hoạt, hoạt bát hơn.
Với mỗi kết cấu nghi vấn đều mang lại những giá trị nội dung khác nhau và sắc thái khác nhau. Việc sử dụng những kết cấu nghi vấn khác nhau đã giúp Nguyễn Trãi diễn tả những suy nghĩ, tâm trạng một cách rõ nét. Với tâm trạng băn khoăn, mâu thuẫn, giằng xé không nguôi giữa việc xuất thế và nhập thế thì những câu nghi vấn và cảm thán đã phát huy hiệu lực cao.
Như vậy, với việc sử dụng những câu cảm thán với nhiều kiểu kết hợp khác nhau đã giúp Nguyễn Trãi diễn tả được nhiều trạng thái tâm lý, tình cảm, những suy tư của tác giả. Đồng thời với việc sử dụng những cấu trúc cảm thán và nghi vấn có sự góp mặt của các kết cấu gần với lời nói thường đã tạo ra nhưng câu thơ hết sức dễ hiểu, gần gũi không câu kì, kiểu cách.
2.2.3. Sử dụng kết cấu của lối nói khẩu ngữ.
Trong giao tiếp, người nói luôn bị hai hiệu lực chi phối, một là, quy tắc tổ chức câu, hai là, hoàn cảnh và tính huống quyết định sự lựa chọn kiểu diễn đạt này hay kiểu khác. Chính vì vậy, mỗi tình huống khác nhau tạo ra những kiểu nói đặc thù mà có thể dễ nhận ra. Thơ Nôm Nguyễn Trãi bộc lộ tâm tình của nhà thơ với cảm xúc đa dạng gắn liền với nhiều cảnh ngộ khác nhau trong cuộc đời. Bên cạnh việc bộc lộ tâm tình thơ Nôm Nguyễn Trãi còn thể hiện ý thức dân tộc. Đặc biệt là trong việc sử dụng ngôn từ dân tộc. Với việc sử dụng những từ ngữ Việt, tạo ra những kết hợp hài hòa trên cơ sở kho tư liệu phong phú là tục ngữ, ca dao thì Nguyễn Trãi còn vận dụng cả những cách nói mang tính khẩu ngữ từ dân gian. Điều
này được thể hiện qua một số kết cấu để cấu tạo nên một số lượng lớn những câu thơ trong Quốc âm. Sau đây là một số kết cấu điển hình như:
a. Sử dụng kết cấu "thì", "là"
Xét về mặt ngôn ngữ thể hiện thì thơ Nôm Nguyễn Trãi trở nên gần gũi như lời ăn tiếng nói của nhân dân một phần do sự lựa chọn từ, phần khác do sự kết hợp các từ đó theo cách nói dân gian. Khảo sát Quốc âm thi tập, chúng tôi nhận thấy có 103 câu sử dụng kết cấu chữ "thì", "là". Những kết cấu này vốn rất ít xuất hiện trong thơ Đường luật nói riêng và trong thơ trung đại nói chung. Xét từ phương diện lí thuyết thì các các cấu trên là kết cấu đặc trưng của phong cách khẩu ngữ.
Các kết cấu này có nhiều chức năng, có thể phân tách hoặc liên kết các thành phần của một câu, hai câu hay là tiền giả định của một câu. Tuy nhiên mỗi kết cấu này lại biểu đạt những nội dung và có giá trị riêng khác khi sử dụng. Kết cấu "thì" mang chức năng ngăn phần chủ ngữ và phần vị ngữ. Tùy thuộc vào những trường hợp khác nhau mà kết cấu này nhấn mạnh nét nghĩa "tất yếu" hoặc "tương phản". Tuy nhiên nói chung "thì" thường dùng trong lối liệt kê sự vật. Theo thống kê sơ bộ trong Quốc âm thi tập có 73 câu sử dụng kết cấu "thì" vói các chức năng như, nối kết câu, nhấn mạnh một nét nghĩa nào đó hoặc là tiền giả định cho câu. Chẳng hạn để nhấn mạnh chủ thể "tôi", Nguyễn Trãi sử dụng kết cấu "thì" có một hàm ngôn so sánh với người khác như:
Tôi người một lòng trung hiếu. (93/ 7) Chính vì có một tiền giả định (Ai chứ tôi thì... ) đã nhấn mạnh chủ ngữ "tôi".
Từ đó làm cho câu thơ tăng hiệu lực khẳng định.
Hay Nguyễn Trãi nhiều lần sử dụng kết cấu chữ "thì" để liệt kê như:
- Có thì ăn mặc chớ lo toan. (134/ 2)
- Ăn thì canh cá chớ khô khan. (134/ 6)
Tuy nhiên trong 73 câu có sử dụng kết cấu chữ "thì" thì phần lớn dùng để thể hiện nét nghĩa "tất yếu". Chẳng hạn:
- Nẻo có ăn thì có lo. (20/ 1)
- Khó thì hay khốn khéo hay hanh. (131/ 2)
Bên cạnh đó cũng có những câu mang nét nghĩa "tương phản" như:
- Hoa càng khoe tốt, tốt thì rữa. (85/ 5)
- Chẳng thấp thì cao ắt được dùng. (132/ 8) Với việc sử dụng kết cấu "thì", Nguyễn Trãi có thể diễn tả một cách giản dị,
dễ dàng những trạng huống, suy nghĩ và điều mà cá nhân tác giả muốn nói. Quốc âm thi tập là tập thơ thể hiện những suy tư, tình cảm của cá nhân tác giả cho nên đây cũng là điều lý giải tại sao kết cấu "thì" mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh việc sử dụng kết cấu "thì", Quốc âm thi tập còn có 33 câu được cấu trúc kết cấu chữ "là". Trong câu "là" cũng là một dấu hiệu dùng để ngắt câu hoặc thành phần câu. Và khi đó "là" có thể thay thế được cho "thì". Chẳng hạn trong Quốc âm thi tập có những câu thơ mang hai cấu trúc "thì", "là" khác nhau nhưng đều có chức năng giống nhau. Chẳng hạn như:
"Nẻo có ăn thì có lo" (20/ 1)
"Lòng chẳng mắc tham là của cải" (74/ 5)
Tuy nhiên kết cấu "là" lại khác kết cấu "thì" ở chỗ: "Là" có chức năng của hệ từ (động từ). Như vậy đã tạo ra sự khác nhau về sắc thái khi sử dụng hai kết cấu này. Sắc thái của kết cấu "là" ở mức độ bắt buộc nhẹ hơn "thì". Chẳng hạn như, trong câu: "Nhịn xong thì vạn sự qua" (191/ 8) thì kết cấu "thì" thể hiện nét nghĩa "tất yếu", điều hiển nhiên. Tuy nhiên trong câu "Lòng chẳng mắc tham là của cải" (74/ 5) thì kết cấu "là" thể hiện nét nghĩa một nhận định nhưng nhận định này là tất yếu nhưng không có hiệu lực bắt buộc phải phụ tùng tuyệt đối như với kết cấu "thì" ở cấu trên.
Ngoài ra còn có rất nhiều các câu có kết cấu chữ "là" thể hiện một quan niệm, nhận định được đưa ra như:
- Nào đâu là chẳng đất nhà quan. (17/ 8)
- Sắc là giặc, đam làm chi. (190/ 1)
Như vậy, với các cấu trúc này, Nguyễn Trãi có khả năng diễn tả, bộc lộ nhiều trạng huống, nhận định của cá nhân mình và đặc biệt là tăng ngữ điệu nhấn mạnh vào một vài nét nghĩa nào đó. Từ đó có thể hàm ý khẳng định hoặc phủ định,