Ngôn Ngữ Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Bính

Song ông vẫn có sự biến hóa linh hoạt trong nhịp thơ. Việc ngắt nhịp ở chữ thứ 3 trong câu 6 và 3 hoặc 4 trong câu 8 đã trở thành dấu hiệu đặc trưng:

Hương Giang ơi!/dòng sông êm Quả tim ta/ vẫn ngày đêm tự tình

(Bài ca quê hương) Một ngôi sao /chẳng sáng đêm

Một bông lúa chín/ chẳng nên mùa vàng Một người- /đâu phải nhân gian

Sống chăng/, một đốm lửa tàn mà thôi.


Trong bài Tiếng hát sông Hương, Tố Hữu với sự xóa nhịp câu bát, ta thấy được sự đau đớn, tủi hổ triền miên của người kỹ nữ khi nhìn về số phận mình:

Trăng lên,/trăng đứng/ trăng tàn Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng

Em đi /với chiếc/ thuyền không Khi mô vô bến rời dòng dâm ô

Hoặc với nhịp 1-5 thì nhịp điệu câu thơ như nói lên những khó khăn của cách mạng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Thác/ bao nhiêu thác cũng qua Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

Tóm lại, cả Nguyễn Bính và Tố Hữu, bên cạnh việc tiếp thu truyền thống, hai nhà thơ đã có sự sáng tạo riêng của mình, sao cho phù hợp với nội dung phản ánh, tạo nên nét riêng cho từng tác giả.

Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 12


3.2. Ngôn ngữ


Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện mà còn là công cụ, là chất liệu của văn học. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn

học, cũng là yếu tố đầu tiên trong quá trình tiếp xúc của người đọc với tác phẩm. Ngôn ngữ có một vị trí đặc biệt trong thơ ca.

Ngôn ngữ thơ là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kì, là tiếng nói của con tim đang xúc động. Thơ chỉ có thể đến với người đọc thông qua ngôn ngữ. Khác với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ có tác dụng gợi cảm đặc biệt. Ngôn ngữ thơ đã được hiện thực hóa mang phong cách sáng tạo và bút pháp riêng của từng nhà thơ. Có thể xem ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ tiêu biểu cho ngôn ngữ văn học, tất cả các đặc điểm từ hàm súc, cô đọng, gợi cảm, chính xác, hình tượng đều được tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ ca.

Ngôn ngữ thơ đã biến đổi không ngừng, có kế thừa, có biến hóa cho phù hợp với nội dung, với thị hiếu thẩm mỹ của thời đại, sát thực tế hơn, hình tượng hơn, phong phú hơn.[24,327]


3.2.1. Ngôn ngữ trong thơ lục bát Nguyễn Bính


Lục bát được khơi nguồn từ đời sống vì vậy nó mộc mạc, dân dã, gần với khẩu ngữ đời thường nhưng lại có sức biểu đạt cao. Là một người luôn coi trọng cội nguồn và những giá trị bền vững của đời sống, tác giả đã tìm thấy trong thơ ca dân gian vốn từ ngữ phong phú và ông đã biết khai thác nó, luôn làm mới ca dao bằng những ngôn từ, những lối kết hợp và phép tu từ mới lạ rất thú vị. Tài hoa của Nguyễn Bính được thể hiện khá rò trong việc sử dụng ngôn ngữ. Đến với thơ Nguyễn Bính là đến với mạch nguồn của ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu màu sắc dân gian, dân tộc. Ta thấy bóng dáng của những bài hát ru, hát ví, ca dao, những từ ngữ thông dụng của đời sống hàng ngày trong những câu thơ mộc mạc đó:

Ai làm cả giá đắt cau


Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non


(Chờ nhau)


Với ngôn ngữ của đời sống dân dã “cả gió đắt cau”, “sương muối”, “giầu đổ non” bài thơ vượt khỏi ranh giới là lời hẹn ước cho tình yêu đẹp mới chớm nở mà thể hiện cái lỡ làng của mối tình non tơ.

Hay trong bài Anh về quê cũ, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ của người dân lao động khi miêu tả cảnh sắc làng quê với những rung động sâu xa của tâm hồn những người chân quê hồn hậu, khao khát một đời sống yên bình, chan hòa giữa cảnh và người:

Từ nay lại tắm ao đào


Rượu dâu nhà cất, thuôc lào nhà phơi


Một không gian yên bình, trong trẻo và tràn đầy nhựa sống:


Quả lành trĩu ngọt từng cây Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen.

Những cảnh quê thôn dã bình dị, gần gũi mà thân quen qua tình quê Nguyễn Bính đã tác động vào trái tim người đọc. Nó không chỉ làm sống dậy cái đẹp nguyên thể của nó mà còn là một phương thức để ông biểu hiện những tình ý mới mẻ của xã hôi đương thời[36,79]. Đáng chú ý trong thơ lục bát Nguyễn Bính, nhà thơ đã sử dụng những đại từ phiếm chỉ ai, người, mình ta…rất tế nhị, mang dáng dấp của ca dao xưa:

Nón mềm ai ghé qua đây Áo kia ai tím, môi này ai tươi

(Một chiều say) Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê


(Chân quê)


Đây là những đại từ rất chung, khó xác định đối tượng, rất dễ vận vào bất cứ người nào. Vì thế nó tăng khả năng khái quát tâm trạng nhiều người, tăng khả năng đồng cảm giữa những con người với nhau.

Cũng như ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ thơ lục bát Nguyễn Bính rất giàu hình ảnh, màu sắc, nhạc điệu. Nhà thơ đã chọn cho mình cách biểu hiện thế giới tình cảm trừu tượng thông qua những sự vật, hiện tượng cụ thể xung quanh, tác động trực tiếp vào giác quan người đọc, vào những cảnh quan bình dị, dân dã, thân quen. Có những

câu thơ hàm ẩn bao cảm nghĩ chua chát về thế thái nhân tình, nhưng ý tứ ấy cũng hiển hiện toàn bằng màu sắc:

Người yêu má đỏ môi hồng Tóc xanh mắt biếc mà lòng bạc đen

(Lại đi)


Nguyễn Bính còn được mến mộ bởi ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, đó là nhạc điệu bên trong của nội tâm:

Đấy là tình duyên đôi ta Đến đây là…đến đây là…là thôi

(Rượu xuân)


Nguyễn Bính còn tăng sức biểu hiện của ngôn ngữ bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa…, đặc biệt là ẩn dụ - biện pháp tu từ mà thơ ca xưa hay dùng. Nói đến tình yêu lứa đôi, tác giả nhắc đến: hoa- bướm, trầu- cau, bến-đò, nhắc tới người con gai đi lấy chồng mà không có hạnh phúc, tác giả gọi lỡ bước sang ngang…

Ngôn ngữ là phương tiện hình thức để biểu đạt văn hóa. Đọc thơ Nguyễn Bính ta cảm thấy được tình quê của ông. Chịu ảnh hưởng của tình quê sâu đậm, ngôn ngữ thơ ông tiêu biểu cho ngôn ngữ của đồng bằng Bắc Bộ:

Sáng giăng chia nửa vườn chè Một gian nhà cỏ đi về có nhau…

…Đêm nay mới thật là đêm Ai đem trăng giãi lên trên vườn chè

(Thời trước) Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thày u mình với chúng mình chân quê".


(Chân quê)

Đồn rằng đám cưới có to


Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu"


(Giấc mơ anh lái đò)


Nguyễn Bính sử dụng ngôn ngữ đặc trưng của quê hương mình, ngay cả trong những sáng tác khi tha hương, điều đó chứng tỏ vùng quê Nam Định luôn thường trực trong trái tim nhà thơ. Một tình quê đậm đà!


3.2.2. Ngôn ngữ trong thơ lục bát Tố Hữu


“Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của con người trước cuộc đời” và cái hồn nhiên ấy phải được biểu hiện bằng những hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ thật “hồn nhiên”. Tố Hữu đòi hỏi ngôn ngữ trước hết phải là ngôn ngữ của quần chúng, cái ngôn ngữ sống động nhất của đời sống. Hay nói cách khác, Tố Hữu đã đưa lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động vào trong thơ làm cho ngôn ngữ thơ ca hàm súc, sâu sắc nhưng mộc mạc, giản dị, dễ nghe, dễ hiểu, bay bổng mà không cao siêu, thanh tao mà không đơn điệu, mô phỏng mà không sáo mòn.

Cũng giống như Nguyễn Bính, ngôn ngữ thơ Tố Hữu nói chung, ngôn ngữ thơ lục bát Tố Hữu nói riêng thuộc ngôn ngữ thơ trữ tình dân dã, đậm tính dân tộc.

Đặc biệt, ông đã đưa tiếng nói cách mạng vào trong thơ, nâng tiếng nói tâm tình đời tư vào tiếng nói chính luận, hùng biện, cho phép nhà thơ bộc lộ tư tưởng, thái độ, lập trường của mình một cách dứt khoát. Vì vậy, thơ thời kỳ này chú trọng đến cái tôi cá nhân.

Tố Hữu là người mở đầu cho thơ trữ tình điệu nói cách mạng hiện đại. Đây là thành tựu xuất sắc của Tố Hữu cũng như của thơ ca Việt Nam hiện đại, và có lẽ bắt đầu từ Thơ mới lãng mạn. Thơ trữ tình điệu nói khác thơ cổ điển là thơ trữ tình điệu ngâm ở chỗ: “Thơ trữ tình điệu nói mang hình thức lời nói, các dòng thơ có liên hệ cú pháp, sử dụng hư từ, khẩu ngữ[14,550], những tái hiện lời đối thoại, độc thoại đầy ắp giọng điệu cảm xúc. Những câu hỏi của cậu bé và câu trả lời của người mẹ trong bài Chuyện em nghe thật giản dị nhưng gieo vào lòng chúng ta những cảm xúc khó quên, thật xúc động biết bao:

Đêm nằm hỏi mẹ: Cha đâu?

Mẹ rằng: Mau lớn năm sau cha về… Nằn nì xin mẹ: Mẹ ơi

Lên xanh chị đã đi rồi còn con? Mẹ ôm em, mẹ cười giòn:

Mi đồ con nít, trứng khôn hơn vịt à?

Thơ điệu nói của ông kết hợp hài hòa giữa chất dân gian và cổ điển. Trong Việt Bắc với lối xưng hô mình - ta - ai…của ca dao nhưng chuyển tải nội dung mới - nội dung cách mạng. “Nhà thơ đã chuyển cái nhiệt huyết nóng bỏng thiết tha của thơ ca yêu nước truyền thống thành tiếng nói mới khỏe khoắn, âm vang”. [14,558]. Tố Hữu tạo ra thơ điệu nói cách mạng, mang âm vang, giòn giã của quần chúng, đưa suy nghĩ và tiếng nói chính trị vào thơ. Ông đã vận dụng rộng rãi và nhuần nhuyễn đến mức tự nhiên các hư từ, các cách lập luận, các khẩu hiệu chính trị vào thơ.[14,550]

Thơ điệu nói là thơ của người Việt Nam hiện đại, thơ dân tộc hiện đại…Nó mở cửa cho những tiếng lòng gần gũi, mang cái hổn hển dào dạt của đời vào thơ. Nó mở cửa cho tiếng nói hàng ngày, chất văn xuôi đủ các cung bậc, lĩnh vực có thể vào thơ. Nó mở cửa thông sang truyền thống dân gian, vì thơ ca dân gian căn bản là thơ trữ tình điệu nói. Nó mở ra cho các hình thức tư duy mới mẻ, cho phép sử dụng các ẩn dụ, liên tưởng đầy nghịch lý bất ngờ…và nó cho phép cá tính nhà thơ bộc lộ sắc nét hơn bao giờ hết, ngay trong hình thức thơ.[14,551]

Tóm lại, đặc sắc của thơ Tố Hữu là ngôn từ điệu nói trong lĩnh vực tình cảm, tư tưởng chính trị, kết hợp chất thơ vào hình thức thơ truyền thống. Ngôn ngữ thơ đa dạng, phong phú. Vừa có giọng rắn rỏi, dòng dạc, khúc triết của nhà tuyên truyền, có giọng nói của người chiến sĩ trẻ tuổi tâm huyết, say mê lý tưởng cách mạng, có tiếng nói đồng chí, bạn bè ấm áp, chân thành, có tiếng nói mến thương ruột thịt. Ngôn ngữ thơ lục bát Tố Hữu đã góp phần tạo nên tính đại chúng mà không hề dễ dãi, dân tộc mà hiện đại, nói lên được những tư tưởng lớn của thời đại, những cái rất mới trong đời sống và con người Việt Nam. Từ cách nói quen thuộc, xưa cũ, nhưng ở thơ lục bát Tố Hữu vẫn có được một sức sống mới.

Điều đáng chú ý về việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ lục bát Tố Hữu, ông sử dụng phương ngữ của cả ba miền: Bắc (chửa/ chưa,…), Trung (ni, tê, răng, rứa,..), Nam (ghe, kênh,…), rất thành công và điều này góp phần làm nên phong cách riêng cho nhà thơ. Tố Hữu đã sử dụng ngôn ngữ gắn liền với những đặc điểm văn hóa truyền thống, thói quen tập quán riêng của từng vùng miền tạo nên sắc thái đa dạng của từng địa phương nhưng cũng là nét văn hóa chung của người Việt. Trong đó từ địa phương ở khu vực Bắc Bộ chiếm lượng nhỏ mà tập trung chủ yếu đặc biệt là ngôn ngữ của vùng Nam, Trung Bộ. Tác giả dùng các từ như: bay, coi, chi bay,… trong đoạn thơ sau:

Bay coi Tây- Nhật là cha Sướng chi bay hại nước nhà bà con?

Liệu hồn bỏ thói du côn


Bằng không đòn lại trả đòn cho coi!


(Tiếng hát trên đê)


Cách nói mộc mạc chân chất của người Trung, Nam Bộ cho ta thấy được tình cảm, nét tâm hồn của con người nơi đây. Trong chúng ta không ai quên được dáng hình, công việc và lời kể của mẹ Suốt qua cái tài và cái tình của nhà thơ:

Tàu bay hắn bắn sớm trưa Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò

Ghé tai mẹ hỏi tò mò


Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo


(Mẹ Suốt)


Trong bài Nước non ngàn dặm, từ địa phương là một cuộc hành trình khắp vùng đất miền Nam. Trước hết là miền Trung mảnh đất của nhiều đau thương, nơi có con sông Bến Hải- ranh giới của hai miền Nam- Bắc:

Cách ngăn mấy chục năm trường Khi mới được nối dường vô ra

Tiếp theo là Quảng Trị:


Tả tơi mấy ấp khu đồn Phất phơ rào kẽm, bót đồn chơ

Tuy nhiên là một người Huế, nên thơ ông vẫn giữ lối nói của người dân Huế, chiếm nhiều âm hưởng của đất Huế: chất dân ca, ca dao xứ Huế, sự lắng đọng của hò Huế…:

Em đi với chiếc thuyền không Khi mô vô bến rời dòng dâm ô

Trời ơi em biết khi


Thân em hết nhục dày vò năm canh


(Tiếng hát sông Hương)


Nỗi buồn choáng ngợp. Cô gái khóc than cho thân phận mình, cô khao khát làm lại cuộc đời. Với sự bắt vần của các từ “mô-vô-ô” không chỉ diễn tả được tình cảnh, nỗi lòng của cô gái mà còn thể hiện được tình cảm của chính nhà thơ. Tiếng Huế thể hiện rò âm sắc quê hương ông:

Mẹ ơi súng đẹp quá chừng Con đi đánh giặc mẹ đừng lo chi

Mẹ cười: Thiệt giống cha mi Chẳng ăn chi cả cứ đi đánh hoài

(Chuyện em) Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên


(Nước non ngàn dặm)


Chỉ hai tiếng “chi rứa” của tiếng Huế cũng đậm nét Huế trong bức tranh thiên nhiên này

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022